daigai

Well-Known Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI
TÓM TẮT
Bẫy thu nhập trung bình được đưa ra trong các nghiên cứu về trạng thái phát triển kinh tế của các quốc gia, là thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng “mắc kẹt” của nhiều quốc gia đã đạt được mức thu nhập trung bình, trung bình thấp trong thời gian dài không thể trở thành nước có mức thu nhập cao. Năm 2008, Việt Nam đạt ngưỡng thu nhập trung bình thấp (1.052 USD/năm), thoát khỏi trạng thái các nước kém phát triển. Trong giai đoạn 2008 - 2014 tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt mức bình quân 5,5 - 6%/năm. Tuy nhiên, nền kinh tế đang ngày càng bộc lộ sự tăng trưởng chậm, năng suất chưa cao, đồng vốn bỏ ra lớn nhưng hiệu quả thấp, khả năng chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm... Theo lời thông báo của một số chuyên gia kinh tế, hiện nay nền kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với vấn đề sập “bẫy thu nhập trung bình”.
Bài viết này trình bày một cách rõ nét về bẫy thu nhập trung bình, nguy cơ Việt Nam có thể rơi vào bẫy thu nhập trong phát triển kinh tế. Và đề xuất một số giải pháp để Việt Nam có thể tránh, vượt qua bẫy thu nhập trung bình và phát triển kinh tế bền vững.
Từ khóa: Nguy cơ, bẫy thu nhập trung bình, phát triển kinh tế. ABSTRACT
The concept of middle income trap has been introduced in a plenty of research on a nation’s economic development status which refers to the fact that many nations after attaining a certain income will get stuck at that level. Vietnam got rid of the list of least developed countries to join the lower middle- income countries with an annual GDP per capita of 1,052 USD in 2008. Vietnam enjoyed a steady GDP growth of 5.5 – 6% per year in the period between 2008 and 2014. However, the Vietnam’s economy shows signs of slowdown, low productivity, low return on investment, and low economic transition. Vietnam is also warned to be under the threat of falling into the middle income trap. This paper aims to provide a clear picture of the middle income trap and the threat that Vietnam may fall into the middle income trap, thereby proposing some solutions for Vietnam to circumvent it and sustainably develop the economy.
Key words: Threat, middle income trap, economic development.
Trang 68

1. GIỚI THIỆU
Trạng thái bẫy thu nhập trung bình là một phạm trù của phát triển kinh tế. Đây là môt tình huống mang tính “tiến thoái lưỡng nan” trong xây dựng và thực hiện các chính sách phát triển kinh tế. Sự tồn tại của nó mang tính chất khách quan và có khả năng làm giảm hiệu quả những nỗ lực nhằm phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Có không ít quốc gia gặp phải tình trạng này và là sự thông báo đối với các quốc gia khác trong điều hành và phát triển kinh tế.
Việt Nam trở thành quốc gia có thu nhập trung bình thấp và có những dấu hiệu rơi vào trạng thái bẫy thu nhập trung bình, có khả năng gây ra những tác động tiêu cực đến việc thực hiện các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 để Việt Nam cơ bản thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Cho đến nay, có nhiều nghiên cứu về tình trạng này ở nhiều quốc gia và các nghiên cứu đó là những nguồn tư liệu quan trọng để Việt Nam có thể tham chiếu. Tuy nhiên, các nghiên cứu về Việt Nam còn rất hạn chế và chưa nhận được sự quan tâm của các nhà hoạch định chính sách cũng như cộng đồng các doanh nghiệp và dân cư. Việc nhận thức bẫy thu nhập trung bình như là một căn cứ thông báo quan trọng đối với quá trình hoạch định chính sách và đầu tư phát triển kinh tế của Việt Nam đang đặt ra trong bối cảnh có nhiều thách thức đối với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ BẪY THU NHẬP TRUNG BÌNH
Khái niệm “bẫy thu nhập trung bình” được đưa ra trong các nghiên cứu về trạng thái phát triển kinh tế của các quốc gia. Những tác giả đưa ra khái niệm này là Gill và Kharas (2007) để chỉ ra tình trạng các nước đạt được mức thu nhập trung bình/người nhưng trong thời gian
dài rơi vào tình trạng trì trệ, không chuyển sang nhóm các nước có thu nhập cao. Tiếp theo, xuất hiện các nghiên cứu của Yusuf, Ohno, Kumar và của WB. Khái niệm này có những điểm khác nhất định so với lý thuyết vòng luẩn quẩn hay lý thuyết về các giai đoạn phát triển kinh tế của W. Rostow được đưa ra vào năm 1960. Nếu nhìn nhận trong quá trình vận động của tư duy kinh tế thì có thể thấy khái niệm “bẫy thu nhập trung bình” chỉ là sự biểu hiện của trạng thái xuất hiện trong một khoảng thời gian nhất định trong tiến trình phát triển lâu dài của một quốc gia. Trong khi đó, việc nhận thức “bẫy thu nhập trung bình” lại ở một trạng thái cao hơn về thu nhập và không dẫn đến tình trạng cùng kiệt khổ, nhưng việc thoát ra khỏi vùng đó đòi hỏi có những đột phá quan trọng. Lý thuyết của W. Rostow, nhận thức “bẫy thu nhập trung bình” chỉ xảy ra trong một giai đoạn nhất định, nghĩa là nó chỉ phản ánh một giai đoạn trong một khoản thời gian phát triển dài. Nói cách khác, nhận thức “bẫy thu nhập trung bình” nằm ở trình độ phát triển cao hơn của quốc gia so với vòng luẩn quẩn nhưng lại ngắn hạn hơn so với cách tiếp cận các giai đoạn phát triển kinh tế, vì trong đó có cả giai đoạn thu nhập thấp, thu nhập trung bình thấp, thu nhập trung bình cao và tiêu thụ hàng loạt hàng hóa tinh xảo - sự thể hiện trình độ phát triển cao của nền kinh tế có thu nhập cao.
Theo quan điểm của Kenichi Ohno (2009)[5], bẫy thu nhập trung bình là trạng thái phát triển kinh tế của một quốc gia khi một nước bị mắc kẹt tại mức thu nhập đạt được nhờ có nguồn tài nguyên và một số lợi thế nhất định mà không thể tiến lên để đạt mức cao nhất. Đây là trạng thái quốc gia chỉ dựa vào nguồn tài nguyên mà không có sự nỗ lực cần thiết. Bẫy này xảy ra tại các nước có mức thu nhập trung bình phụ thuộc đáng kể vào nguồn tài nguyên và lợi thế của nước đó. Nếu quốc gia có nhiều tài nguyên thì có khả năng đạt được thu nhập
Trang 69
TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH & CN, TẬP 18, SỐ Q2 - 2015

Science & Technology Development, Vol 18, No Q2 - 2015
cao. Thực tế cho thấy, các nước giàu có về dầu mỏ là quốc gia có thu nhập cao nhưng cơ cấu kinhtếvẫnlạchậuvàdođó,dễbịthụtlùikhi nguồn tài nguyên cạn kiệt. Cách giải thích này phản ánh khá cụ thể thực trạng và nguyên nhân của trạng thái “bẫy thu nhập trung bình”, đó là “trần thủy tinh” khó nhận dạng cụ thể chuyển từ giai đoạn hấp thụ công nghệ sang sáng tạo công nghệ. Để vượt qua “trần thủy tinh” này cần tuyệt đối tránh tư duy “trung bình” trong phát triển. [6]
Theo quan điểm của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB, 2011), một quốc gia rơi vào bẫy thu nhập trung bình là trường hợp quốc gia đó không có khả năng cạnh tranh với các nền kinh tế có tiền lương thấp, thu nhập thấp trong xuất khẩu hàng chế tạo và với các nền kinh tế phát triển dựa trên những thay đổi và đổi mới công nghệ, kỹ năng cao của người lao động. Các quốc gia đó không thể chuyển dịch đúng thời hạn từ mô hình tăng trưởng dựa vào nguồn lực, tiền lương và vồn sang tăng trưởng cao dựa vào năng suất các yếu tố tổng hợp - TFP.
Anna J. Arne J.N., José R.P (2012) [1] khi nghiên cứu so sánh kinh nghiệm tránh bẫy thu nhập trung bình của các nước/vùng lãnh thổ Đông Á và các nước Mỹ La tinh đã chỉ ra một số nền kinh tế mới công nghiệp hóa (NIEs) như Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc và Singapore thành công trong việc chuyển sang nhóm các nước có thu nhập cao trong khi các nước Mỹ Latinh vẫn ở trong trạng thái thu nhập trung bình. Nghiên cứu này chỉ ra NIEs Đông Á thành công nhờ theo đuổi tăng trưởng dựa vào xuất khẩu bằng cách tập trung đầu tư lớn và hiệu quả vào các ngành công nghiệp chiến lược (chẳng hạn Hàn Quốc có các ngành luyện thép, cơ khí và điện tử) tạo điều kiện để đa dạng hóa từng bước và chuyển sang phát triển các loại sản phẩm mới sử dụng công nghệ cao. Khi so sánh với các nước Mỹ La tinh, nghiên cứu chỉ ra thành công trong đa dạng hóa và tái cấu trúc


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
T khi kiểm toán cho công ty cũ, mà có xung đột trước đó dẫn đến nguy cơ nàò dẫn đến nguy cơ vi phạm Sinh viên chia sẻ 0
D Xây dựng mô hình tích hợp viễn thám và GIS xác định nguy cơ tai biến lũ quét lưu vực sông năng, tỉnh Khoa học Tự nhiên 1
D Một số yếu tố nguy cơ và tác hại nghề nghiệp ở công nhân ngành may công nghiệp tại một số tỉnh phía Y dược 0
C Thực trạng nguy cơ và các giải pháp đối với rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
P Nêu và phân tích cơ hội – Nguy cơ của doanh nghiệp lắp rắp ô tô Việt Nam trong điều kiện hiện nay kh Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá nguy cơ suy dinh dưỡng theo phương pháp tổng thể chủ quan (SGA) và một số yếu tố liên quan Y dược 0
C Điều tra, đánh giá và cảnh báo biến động của các yếu tố khí tượng thủy văn có nguy cơ gây tổn thương Luận văn Sư phạm 0
H Nghiên cứu các đặc tính sinh học của một số loài cây quý hiếm có nguy cơ bị tiêu diệt ở Việt Nam làm Luận văn Sư phạm 0
N Nghiên cứu, đánh giá nguy cơ tai biến lũ lụt khu vực thành phố Hà Nội Luận văn Sư phạm 0
D Thiết kế và thực hiện hệ thống hỗ trợ cảnh báo nguy cơ sạt lở bờ sông Công nghệ thông tin 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top