b0y_b0m

New Member

Download miễn phí Tiểu luận Một số vấn đề pháp lý trong việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước





Tại Nghị định 44 của Chính phủ ngày 29-06-1998 đã quy định mức ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa, người lao động đang làm việc trong doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa mỗi năm làm việc được mua tối đa 10 cổ phần theo giá ưu đãi, là giá được giảm 30% so với các đối tượng khác. Nhà nước đã cho phép dành ra 20% vốn nhà nước để làm việc này. Đó là theo quy định hiện hành. Do mức đầu tư vốn của Nhà nước vào doanh nghiệp và số lượng lao động ở các doanh nghiệp khác nhau nên khi áp dụng Nghị định 44 thực tế có sự chênh lệch khá lớn về mức ưu đãi cho người lao động.

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


a, một nội dung quan trọng của công cuộc đổi mới và cũng là một đòi hỏi khách quan để chuyển sang nền kinh tế thị trường dựa trên các động lực của thị trường và vai trò định hướng của Nhà nước.
Thứ hai, do tình trạng hoạt động thiếu hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước. Các doanh nghiệp nhà nước hoạt động kém hiệu quả do nhiều nguyên nhân:
+ Do hệ thống kế hoạch hóa và tài chính cứng nhắc không có tính chất thích ứng với cơ chế thị trường vì được quản lý theo hệ thống hành chính từ trên xuống với nhiều cấp trung gian.
+ Tính tự chủ trong quản lý và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước bị hạn chế vì nhiều quy chế liên quan đến quyền sở hữu của Nhà nước, do đó gây ra những yếu tố làm cản trở đến hoạt động có hiệu quả của doanh nghiệp.
+ Tình trạng độc quyền của doanh nghiệp nhà nước trên thị trường được pháp luật nhà nước củng cố đã đánh mất những động lực cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
+ Các doanh nghiệp được thành lập với vốn của Nhà nước, không được phép phá sản và được che chắn bằng các khoản trợ cấp từ ngân sách nhà nước hay được sử dụng nguồn vốn nội bộ với lãi suất thấp hay được ưu tiên tiếp cận với các nguồn tài chính nước ngoài. Vì vậy các doanh nghiệp nhà nước không có các yếu tố kích thích phải nâng cao hiệu quả để tồn tại trong cạnh tranh với các doanh nghiệp tư nhân.
Thứ ba, do thâm hụt ngân sách và nợ nước ngoài, đây là một nguyên nhân quan trọng thúc đẩy nước ta phải tiến hành cổ phần hóa vì các khoản nợ cấp ngày càng lớn cho khu vực kinh tế quốc doanh để đảm bảo nhà nước kiểm soát giá cả sản phẩm hay để trang trải chi phí về giá vốn được duy trì thấp để ổn định sản xuất ở một số ngành. Kết quả tài chính cùng kiệt nàn làm tăng sự phụ thuộc của chúng vào ngân sách Nhà nước. Trên thực tế các nguồn tài chính có thể được Chính phủ huy động và vay nợ để trang trải thâm hụt ngân sách Nhà nước ngày càng suy giảm đã làm bộc lộ nghiêm trọng sự yếu kém của doanh nghiệp nhà nước.
Thứ tư, là do sự thay đổi nhận thức về vai trò điều tiết của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường. Vấn đề đa dạng hóa sở hữu được đặt ra và thực hiện do sự thay đổi nhận thức từ chỗ nhấn mạnh vai trò của khu vực kinh tế Nhà nước đến chỗ tôn trọng nhiều hơn vào khu vực kinh tế tư nhân và vai trò điều tiết của cơ chế thị trường.
Do vậy ta có thể nói, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là một xu hướng tất yếu, là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế đất nước, tạo những động lực đáng kể để doanh nghiệp vươn lên, phát triển.
Phần II
Thực trạng cổ phần hóa thời gian qua
I. Các giai đoạn cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.
Chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước lần đầu tiên được nêu ra tại Nghị định hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành từ khóa VII (11/1999) và tiếp tục được cụ thể hóa tại Nghị quyết hội nghị giữ nhiệm khóa 11(1/1994), Nghị định 10/NQ-TW của Bộ Chính trị ngày 17/03/1995, thông báo số 63/TB-TW ngày 04/04/1997 và đã được khẳng định rõ hơn tại Nghị quyết Đại hội VII vừa qua. Nhìn chung quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước được chia làm 2 giai đoạn:
1. Giai đoạn thí điểm (1992-1995): trong giai đoạn này Chủ tịch HĐBT đã ban hành các văn bản như: Quyết định số 202/CT ngày 8/06/1992, chỉ thị số 84.
2. Giai đoạn mở rộng (từ 1996 - nay): Trong giai đoạn này, cổ phần đã ban hành Nghị định 28/CP ngày 07/05/1996.
II. Đánh giá chung kết quả và những các hạn chế.
Để khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa, pháp luật hiện hành đã quy định doanh nghiệp được sử dụng một phần số tiền bán cổ phần thuộc vốn Nhà nước để đào tạo, đào tạo lại nhằm giải quyết việc làm mới cho người lao động, đồng thời trợ cấp cho người lao động dôi dư. Tuy nhiên, có một bất cập nảy sinh trong thực tế, đó là các doanh nghiệp cổ phần hóa (nhưng giữ nguyên phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, chỉ phát hành thêm cổ phiếu để thu hút vốn) không biết "bám vào đâu" để trang trải cho các khoản chi phí nói trên?
Theo Nghị định số 44/1998/NĐ-CP của Chính phủ về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần, có 4 hình thức để cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Hình thức thứ nhất là giữ nguyên giá trị vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành thêm cổ phiếu thu hút vốn, thứ hai là bán một phần giá trị vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; thứ ba là tách một bộ phận của doanh nghiệp để cổ phần hóa và hình thức thứ tư là bán toàn bộ giá trị hiện có thuộc vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
Trong 4 hình thức nêu trên, hình thức đầu tiên được coi là có ý nghĩa nhất trong việc huy động vốn của xã hội cho phát triển doanh nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh và thay đổi cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước. Hơn nữa, việc cổ phần hóa theo hình thức thứ nhất sẽ nâng cao chất lượng cổ phần hóa, vì theo hình thức này, vốn điều lệ của doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa sẽ được nâng lên cao hơn. Do vậy, có thể thấy, những đơn vị lựa chọn cổ phần hóa theo hình thức này là những đối tượng thực sự có tư tưởng tích cực đối với công tác cổ phần hóa, thực sự có nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh sau khi doanh nghiệp được chuyển đổi thành công ty cổ phần, chứ không phải cổ phần hóa để "đối phó", lấy số lượng thay vì chất lượng.
Trong khi đáng lẽ phải được khuyến khích, thì một số doanh nghiệp cổ phần hóa theo hình thức này lại phàn nàn rằng, họ rất lúng túng không biết mình sẽ được dùng nguồn vốn nào để trợ cấp cho số lao động dôi dư, hay đào tạo lại cán bộ. Đại diện của công ty cổ phần dịch vụ kỹ thuật viễn thông tâm sự với phóng viên báo Đầu tư Chứng khoán rằng, họ rất e sợ không biết có được dùng vốn nhà nước như quy định hay không, vì chi phí cho những vấn đề phát sinh trong quá trình cổ phần hóa là rất lớn. Về phần mình, ông Nguyễn Quốc Gia, Thường trực cổ phần hóa thuộc Tổng công ty Bưu chính Viễn thông cho rằng, sẽ rất thiệt thòi cho các doanh nghiệp cổ phần hóa theo hình thức huy động thêm vốn, nếu họ không được trợ giúp của Nhà nước cho đào tạo cán bộ và trợ cấp cho lao động dôi dư.
Giải thích về vấn đề trên, ông Lê Hoàng Hải, Trưởng ban cổ phần hóa thuộc Bộ Tài chính cho biết, các doanh nghiệp cổ phần hóa theo hình thức này thì chi phí cổ phần hóa sẽ được trừ vào phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo Thông tư số 104/1998/TT-BTC hướng dẫn những vấn đề về tài chính khi chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần thì chi phí cổ phần hóa chỉ là những khoản chi cho lập phương án cổ phần hóa, xây dựng điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty cổ phần, thuê kiểm toán… tuyệt nhiên không có chi phí cho trợ cấp cho lao động dôi dư và đào tạo cán bộ. Thông tư 104 quy định rõ ràng những chi phí về đào tạo và đào tạo lại cán bộ, cũng như trợ cấp cho lao động dôi dư được trích từ số tiền bán cổ phần thuộc vốn nhà nước. Đến đây, có thể hiểu, những lo ngại của các doanh nghiệp cổ phần hóa...

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top