tctuvan

New Member
Chia sẻ cho các bạn tiểu luận Marketing-Mix linh hoạt và sáng tạo – Mấu chốt thành công của MASAN FOOD trên thương hiệu mì ăn liền OMACHI

PHẦN 1: MỞ ĐẦU:
1.Lý do chọn đề tài:
Cuộc sống ngày càng phát triển, con người ngày nay thường dành nhiều thời gian cho công việc. Do đó, người tiêu dùng xu hướng sử dụng các sản phẩm mang tính tiện lợi ngày càng cao . Hiểu được nhu cầu này của khách hàng các doanh nghiệp đã sản xuất ra hàng loạt sản phẩm ăn liền như: mì, cháo, phở …Điển hình là dòng sản phẩm mì ăn liền đã tạo ra một thị trường cạnh tranh sôi nổi với các doanh nghiệp lớn như: Vina Acecook, Macsan, Asia food, Vifon… Tuy du nhập vào Việt Nam muộn hơn các doanh nghiệp khác nhưng nhãn hàng Omachi của Masan đã nhanh chóng được người tiêu dùng biết đến. Sự thành công bước đầu của Omachi hẳn cũng để lại ít nhiều quan tâm cho các nhà làm marketing.
2. Mục tiêu của đề tài:
• Tổng quan thị trường mì ăn liền ở Việt Nam.
• Sơ lược về tiểu sử và thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Masan.
• Phân tích chiến lược Marketing-Mix cho sản phẩm Omachi.
• Đánh giá việc vận dụng chiến lược Marketing-Mix của Masan trong giai đoạn :2007-2010
• Phân tích ma trận SWOT.
• Biện pháp nhằm hoàn thiện chiến lược Marketing-Mix của Masan.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu:
• Đối tượng: chiến lược Marketing-Mix của công ty cổng phần hàng tiêu dùng Masan.
• Phạm vi: sản phẩm mì ăn liền Omachi của công ty Masan tại Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu:
• Nghiên cứu dữ liệu thứ cấp: nghiên cứu tại bàn nhằm thu thập những thông tin từ các nguồn như: báo, tạp chí, web,….
• Nghiên cứu dữ liệu sơ cấp: dựa vào phương pháp phỏng vấn trực tiếp người tiêu dùng. Sau đó sử dụng phương pháp thống kê xử lý và phân tích dữ liệu phục vụ cho bài nghiên cứu.










PHẦN 2: NỘI DUNG CHI TIẾT ĐỀ TÀI.

Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
Chính sách marketing cho một sản phẩm mới Sau khi dự án sản phẩm mới được thông qua, doanh nghiệp cần soạn chiến lược marketing cho sản phẩm mới. Marketing có vị trí quan trọng trong sự thành công của phát triển sản phẩm mới.
Marketing hỗn hợp (marketing mix) là tập hợp các công cụ tiếp thị được doanh nghiệp sử dụng để đạt được trọng tâm tiếp thị trong thị trường mục tiêu. Thuật ngữ lần lần đầu tiên được sử dụng vào năm 1953 khi Neil Borden, là chủ tịch của hiệp hội Marketing Hoa Kỳ lấy ý tưởng công thức thêm một bước nữa và đặt ra thuật ngữ Marketing hỗn hợp. Một nhà tiếp thị nổi tiếng, E. Jerome McCarthy, đề nghị phân loại theo 4P năm 1960, mà nay đã được sử dụng rộng rãi. Khái niệm 4P được giải thích phần lớn trong sách giáo khoa về marketing và trong các lớp học.

Tiếp thị hỗn hợp (Marketing Mix) là tập hợp các công cụ tiếp thị được doanh nghiệp sử dụng để đạt được trọng tâm tiếp thị trong thị trường mục tiêu. Tập hợp bốn biến số chính (sản phẩm, giá, phân phối và hỗ trợ bán hàng) cấu thành kế hoạch marketing của doanh nghiệp được gọi là marketing hỗn hợp (marketing mix). Bốn yếu tố của marketing mix tác động tương hỗ, quyết định về yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của ba yếu tố còn lại.

 Product (Sản phẩm): Là thành phần cơ bản nhất trong Marketing mix. Đó có thể là sản phẩm hữu hình của công ty đưa ra thị trường, bao gồm chất lượng sản phẩm, hình dáng thiết kế, đặc tính, bao bì và nhãn hiệu. Sản phẩm cũng bao gồm khía cạnh vô hình như các hình thức dịch vụ giao hàng, sửa chữa, huấn luyện,…
 Price (Giá cả): Giá bán là chi phí khách hàng phải bỏ ra để đổi lấy sản phẩm hay dịch vụ của nhà cung cấp. Nó được xác định bởi một số yếu tố trong đó có thị phần, cạnh tranh, chi phí nguyên liệu, nhận dạng sản phẩm và giá trị cảm nhận của khách hàng với sản phẩm. Việc định giá trong một môi trường cạnh tranh không những vô cùng quan trọng mà còn mang tính thách thức. Nếu đặt giá quá thấp, nhà cung cấp sẽ phải tăng số lượng bán trên đơn vị sản phẩm theo chi phí để có lợi nhuận. Nếu đặt giá quá cao, khách hàng sẽ dần chuyển sang đối thủ cạnh tranh. Quyết định về giá bao gồm điểm giá, giá niêm yết, chiết khấu, thời kỳ thanh toán,...
 Place (Phân phối): thay mặt cho các địa điểm mà một sản phẩm có thể được mua. Nó thường được gọi là các kênh phân phối. Nó có thể bao gồm bất kỳ cửa hàng vật lý cũng như các cửa hàng ảo trên Internet. Việc cung cấp sản phẩm đến nơi và vào thời điểm mà khách hàng yêu cầu là một trong những khía cạnh quan trọng nhất của bất kỳ kế hoạch marketing nào.
 Promotions (xúc tiến thương mại hay hỗ trợ bán hàng): hỗ trợ bán hàng là tất cả các hoạt động nhằm đảm bảo rằng khách hàng nhận biết về sản phẩm hay dịch vụ của bạn, có ấn tượng tốt về chúng và thực hiện giao dịch mua bán thật sự. Những hoạt động này bao gồm quảng cáo, catalog, quan hệ công chúng và bán lẻ, cụ thể là quảng cáo trên truyền hình, đài phát thanh, báo chí, các bảng thông báo, đưa sản phẩm vào phim ảnh, tài trợ cho các chương trình truyền hình và các kênh phát thanh được đông đảo công chúng theo dõi, tài trợ cho các chương trình dành cho khách hàng thân thiết, bán hàng qua điện thoại, bán hàng qua thư trực tiếp, giới thiệu sản phẩm tận nhà, gởi catalog cho khách hàng, quan hệ công chúng..

1. CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM
Sản phẩm: là bất cứ thứ gì có thể đưa vào một thị trường để đạt được sự chú ý, sự chấp nhận, sử dụng hay tiêu thụ, có khả năng thỏa mãn được một ước muốn hay một nhu cầu.
Như vậy, sản phẩm có thể tồn tại dưới dạng vật chất hay phi vật chất, bao gồm hàng hóa, dịch vụ, con người, nơi chốn, tổ chức, hoạt động, tư tưởng hay sự hứa hẹn thỏa mãn một hay nhiều nhu cầu của thị trường ở một thời điểm cụ thể.
Một sản phẩm được cấu thành bởi 3 cấp độ sau:
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:



Marketing mix của Công ty cà phê Trung Nguyên
 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top