Download miễn phí Đề tài Xây dựng và triển khai Chiến lược xây dựng gia đình Việt Nam





LỜI MỞ ĐẦU 2

A. THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY 3

1: Sự tác động của toàn cầu hóa đối với gia đình và văn hóa gia đình 3

a) Sự tác động 3

b) Biến đổi trong cơ cấu gia đình 5

c) Biến đổi về chức năng gia đình 5

d) biến đổi về quyền bình đẳng 5

e) Những giá trị truyền thống tốt đẹp 6

f) Nguy cơ và thách thức 7

1. Trình trạng đổ vỡ gia đình 8

a. Trình trạng 8

b. Hậu quả: Hậu quả thực trạng đỗ vỡ nơi các gia đình hiện nay 9

2. Tuổi kết hôn cao: 10

3. Hàng triệu cuộc hôn nhân không đăng ký 11

4. Tỷ lệ ly hôn tăng cao 11

5. Bạo lực trong gia đình 16

6. Tệ nạn xã hội: 21

B. GIẢI PHÁP XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY 23

1. Sự quan tâm của nhà nước đối với công tác xây dựng gia đình 23

2. Một số giải pháp nâng cao công tác phòng, chống bạo lực gia đình 29

3. Đẩy mạnh phong trào xây dựng gia đình văn hóa là học tập và làm theo tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh 34

TỔNG KẾT 40

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


óa họ tên cha trong khai sinh trẻ, đổi từ họ cha sang họ mẹ để mong sao “nó” mất gốc luôn.
Đổ lỗi, kể tội “đối phương”: Nhiều người sau khi ly hôn vẫn còn thù hằn hay cay cú người đã gây đau khổ cho mình nên thường đổ lỗi, kể tội “đối phương” cho con nghe. hay là họ nói “cho bõ ghét” vô tình tác động xấu đến trẻ.
Có người còn gieo vào tâm trí trẻ hình ảnh xấu xa, lệch lạc về người cha, người mẹ đã sinh ra chúng, họ cố tình làm cho con quên đi hình ảnh của người kia.
Giành nuôi con chỉ là hình thức: Khi ra tòa ly hôn, ai cũng tỏ ra mình là người tốt, quan tâm, lo lắng, chăm sóc cho con, tranh chấp về con rất gay gắt; họ tìm đủ mọi cách để chứng minh rằng mình thương con, có đầy đủ điều kiện để nuôi con, ngược lại họ nói xấu “người kia” như là để khẳng định ưu thế của mình, thế nhưng khi giành được quyền nuôi con thì họ bỏ bê, không chăm sóc. hay có người biết là “người kia” có khó khăn nên lập luận như là một sự thách thức: “Cứ để tui nuôi, tui không yêu cầu cấp dưỡng gì cả; còn nếu giành nuôi thì tự nuôi, tui không chu cấp gì cả”.
Cấp dưỡng, chỉ là hứa suông, cho qua chuyện: Thực tiễn xét xử đã cho thấy có nhiều người (chủ yếu là người chồng), khi ly hôn thì sốt sắng, hứa sẽ cấp dưỡng nuôi con đầy đủ hàng tháng.
Thế nhưng khi có quyết định ly hôn thì họ cứ trì hoãn hay lẩn tránh việc này. Có người thì cấp dưỡng theo kiểu “đầu voi đuôi chuột”, có người thì “nhỏ giọt” ba cọc ba đồng, chẳng thấm vào đâu trong khi nhu cầu sinh hoạt, ăn ở, học hành của con ngày một tăng cao.
Tự ti, mặc cảm không nhận sự cấp dưỡng của người kia: Chỉ vì tự ti, mặc cảm, vì thù ghét, vì đánh giá là “nhỏ mọn” nên họ “không thèm” nhận sự chu cấp của người kia, mặc dù họ đang khó khăn. Mặt khác, cũng có những người quan niệm: “Không có anh mẹ con tui cũng có chết đâu” nên dù có “cạp đất mà ăn” họ cũng không đòi hay nhận sự chu cấp. Hậu quả là con trẻ “lãnh đủ” sự thiệt thòi.
Dùng “khổ nhục kế” né tránh cấp dưỡng: Có một số trường hợp người cha dùng “khổ nhục kế” để né tránh việc cấp dưỡng nuôi con, như là: tại thời điểm ly hôn, xin thôi việc hay ngưng việc làm, để coi như thất nghiệp hay không có thu nhập thì không phải cấp dưỡng nuôi con; hay là họ chỉ khai mức lương cơ bản, mọi khoản thu nhập khác họ “giấu nhẹm” hết.
Đối với những người làm chủ như: doanh nghiệp tư nhân hay cá nhân, cơ sở kinh doanh khác thì “phù phép” để chứng minh rằng doanh nghiệp làm ăn thất bại, thua lỗ, nợ nần.
Một khi cuộc hôn nhân đã đến hồi kết thúc, hãy khoan nghĩ đến mình mà trước tiên cần nghĩ đến những đứa trẻ, kết quả của cuộc hôn nhân. Để rồi cha mẹ dù có ly hôn con trẻ vẫn được sống trong tình thương yêu, sự chăm sóc đùm bọc của cả cha lẫn mẹ để giảm thiểu thiệt thòi cho con.
Bạo lực trong gia đình
Bạo lực gia đình (BLGĐ) giờ đây không còn bó gọn trong từng nhà, từng nơi mà đã trở nên mối lo của toàn xã hội. Tuy nhiên, sẽ là sai lầm khi nói BLGĐ là những trò vũ phu, mà nạn nhân là người phụ nữ. Càng sai lầm hơn khi đơn giản nghĩ rằng nguyên nhân xuất phát từ một phía
Bạo lực gia đình không chỉ là bạo lực giữa vợ chồng: Trước tiên ai cũng nghĩ rằng BLGĐ là bạo lực giới giữa nam giới gây ra cho phụ nữ và đương nhiên đó là quan hệ bạo lực giữa vợ với chồng. Theo thống kê gần đây cho thấy có khoảng 9-10% trường hợp hàng xóm nghe thấy tiếng đánh đấm và người la hét kèm theo tiếng uất nghẹn, lúc được lúc mất kiểu như: “chết mày chưa? Cho mày chừa thói hung hăng hiếp đáp người khác”.
Khi sang can ngăn hàng xóm mới tá hỏa nạn nhân là... chồng. Điều đó có nghĩa là trong đa số vụ việc BLGĐ do chồng gây cho vợ, thì cũng có những trường hợp ngược lại tuy không phải là nhiều. Vợ chồng xô xát nhau đã đành, nhưng trong một gia đình Việt Nam với nhiều thế hệ sống chung thì đương nhiên cũng sẽ xảy ra nhiều mối xung đột đan xen khác như Ông - Bà, Ông bà - Con cháu, cha mẹ với con cái.
Khi nền kinh tế thị trường phát triển nó cũng kéo theo nhiều mối quan hệ về tài sản được qui ra thành hàng hóa như nhà cửa, đất đai. Chính vì mối liên hệ về huyết thống và tài sản được thừa kế mà các mối quan hệ này trong gia đình cũng phát sinh mối xung đột (nếu trong gia đình không có một nếp sống tốt – con cháu kính trọng ông bà, cha mẹ và ông bà, cha mẹ là tấm gương để con cháu noi theo).
Người ta đã từng chứng kiến những cảnh đau lòng khi vì lợi ích kinh tế mà con đưa cha mẹ, cháu đưa ông bà ra tòa vì tranh chấp đất đai. Nếu vụ việc không giải quyết thấu đáo thì BLGĐ xẩy ra, nó phá tan luân thường đạo lý: Con cái đánh lại cha mẹ, cháu đánh lại ông bà
Còn một khía cạnh khác cũng góp phần nảy sinh xung đột ngược: Đó là một bộ phận thanh thiếu niên hư hỏng, sa đọa vào con đường nghiện ngập, lại không tự làm ra tiền để thỏa mãn những cơn nghiện. Do đó, mới đầu thì chỉ là hành vi: “chà đồ nhôm”, nhưng khi gia đình cảnh giác giữ gìn đồ vật, thì trong gia đình xảy ra chuyện xin tiền cha mẹ, xin không được thì ăn vạ rồi đến mức bạo lực để có được tiền.
Thử tìm nguyên nhân về bạo lực giữa vợ chồng: Nguyên nhân bạo lực trong gia đình không hoàn toàn phụ thuộc vào trình độ học vấn. Tuy nhiên ở những gia đình có học vấn tương đối cao, xung đột gia đình có thể được che đậy hay chuyển theo một hướng khác, không kém phần quyết liệt nhưng ít bạo lực.
Quan niệm thường cho rằng do người chồng vũ phu nên mới xảy ra BLGĐ. Điều đó chỉ đúng một phần. Nguyên nhân có thể từ một hướng khác. Đó là cặp vợ chồng đã không tuân thủ theo lời chỉ dẫn của ông bà: “Chồng giận, thì vợ bớt lời ”. Người vợ sẽ thật sai lầm nếu không là chỗ dựa về tinh thần cho chồng.
Trong quan hệ công tác, làm ăn, người đàn ông không phải lúc nào cũng được thuận buồm xuôi gió. Những lúc như vậy, người ta rất cần sự an ủi, vỗ về động viên nơi người vợ. Thật đáng buồn trong những khó khăn nhất đó, thay vì tìm lời an ủi động viên, vợ lại so sánh chồng mình với một người thành đạt khác rồi quay sang trì triết người chồng. Điều đó chỉ làm cho người chồng: Một là tìm nơi an ủi khác dù là tạm bợ, hai là phản ứng lại bằng tay chân.
Nguyên nhân xuất phát từ hạnh phúc gia đình cũng chiếm một phần không nhỏ. Khi “cơm không lành, canh không ngọt”, hạnh phúc gia đình bị tan vỡ, nhiều cặp vợ chồng đã tìm đến giải pháp nói chuyện với nhau bằng tay chân.
Một lý do nữa mà người đàn ông Á Đông hay mắc phải đó là tính gia trưởng. Chỉ một xúc phạm nhỏ do người vợ gây nên, hay những đòi hỏi vô lý không được đáp ứng, một số đàn ông trong gia đình tự cho mình cái quyền dạy vợ bằng tay.
Đó là chưa nói đến tính ích kỷ số 1 ở người chồng trong gia đình. Người chồng tự cho mình vị trí độc tôn sở hữu vợ, nên quyền này được họ vận dụng triệt để. Chỉ một sơ xuất, chỉ một sự hiểu lầm do người vợ gây ra, nếu không tỉnh táo người đàn ông sẽ có cớ để đẩy sự việc đến xô xát.
Đàn ông đánh vợ bị thiên hạ gọi là “Vũ phu”. Mà những thành viên CLB Vũ phu thường là đệ tử của lưu linh. Chưa có thống kê của xã hội xem tỷ lệ những ông chồng đi nhậu xong về đánh vợ là bao nhiêu, nhưng đa số các vụ xô xát này đều thấy các ông chồng có hơi men. Có thể vì bê tha nên vợ con từ chối, vì thế người chồng thấy mình là nhân vật thừa trong gia đình nên không kiềm chế được thì đánh.
Nhưng không ít các ông chồng mượn rượu để đánh vợ, vì trước đó những xung đột lúc tỉnh táo không được giải quyết thấu đáo. Đàn ông vũ phu, còn phụ nữ đánh chồng thì gọi là gì ? “Vũ thê” được chăng. Tỷ lệ 9 -10% chị em trong các gia đình “dạy chồng” bằng roi thì đa số các ông chồng ấy hay là có tật đèo bồng, hay là vị thế kinh tế trong gia đình đã không có mà còn mang nhiều tật xấu. Chắc chẳng có người vợ nào đánh chồng vì sống chuẩn mực, hết lòng vì vợ con và lại là trụ cột trong gia đình.
BLGĐ, mà trước hết bạo lực giới (giữa vợ chồng) sẽ có nguy cơ tăng khi mà dư luận xã hội không lên án gay gắt. Tình trạng người dân đô thị ngày càng sống khép kín, không quan tâm đến hàng xóm láng giềng đã tạo ra sự cô lập giữa các gia đình. Đó chính là thế giới riêng của bạo lực mà không sợ bị lên án.
Sự bình đẳng giới là một xu thế tất yếu cho một xã hội tiến bộ, nhưng nhiều người chồng không chấp nhận vấn đề này, hay có những người vợ đã luôn đi trước thời đại mà phát huy sự bình đẳng hết mức, nếu không nói là quá mức.
Nhân ngày quốc tế về bạo lực gia đình 25-11, mong rằng trong mỗi chúng ta cần có sự nhìn nhận nghiêm túc về tình trạng này để có tiếng nói chung nhằm hạn chế và đi đến triệt tiêu nó. Xóa đói cùng kiệt và nâng cao trình độ dân trí là cách hữu hiệu nhất chống BLGĐ.
Chúng ta cũng đang đối mặt với một thực tế khác: Bạo lực trong gia đình. Và đó là nguyên nhân lý giải vì sao phần nhiều phụ nữ là người đứng đơn xin ly hôn. Bạo lực trong gia đình rất đa dạng: bạo lực thể chất và bạo lực tinh thần. Ngăn chặn việc này bằng vào giáo dục là chưa đủ, mà phải có sự kiểm soát của pháp luật nghiêm khắc. Việc này chúng ta chưa làm được là bao.
  Ở nước ta hiện chưa có số liệu thống kê chính xác và đầy đủ về các trường hợp bạo hành gia đình nhưng theo nhiều nghiên cứu liên quan đến bạo lực gia đình thì ở Việt Nam, bạo lực gia đình đã và đang xảy ra ở mọi vùng miền từ nông thôn đến thành...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D thiết kế và xây dựng Website thương mại điện tử Công nghệ thông tin 0
D Xây dựng và quản lý hồ sơ địa chính bằng công nghệ phần mềm ViLIS tại thị trấn Thắng Khoa học Tự nhiên 0
D Kế toán vốn bằng tiền và các nghiệp vụ thanh toán tại Công ty Vật Liệu và Xây Dựng Quảng Nam Kế toán & Kiểm toán 0
D Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần xây dựng số 1 Vinaconex Luận văn Kinh tế 0
D Xây dựng và sử dụng bài tập có nội dung thực tế chương “dòng điện không đổi” Luận văn Sư phạm 0
D Báo cáo thực tập tổng hợp tại Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam Kiến trúc, xây dựng 0
D Thực trạng công tác kế toán tại công ty cổ phần xây dựng và đầu tư 492 Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu và đề xuất quy trình xây dựng hệ thống mạng an toàn Công nghệ thông tin 0
D Thí nghiệm xác định hàm lượng ion đồng theo phương pháp chuẩn độ tạo phức và xây dựng một số bài thí nghiệm Luận văn Sư phạm 0
D Pháp luật về hợp đồng và thực tiễn thực hiện hợp đồng xây dựng công trình thủy lợi tại công ty cổ phần xây dựng thủy lợi Hải Phòng Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top