t1nhy3ul4gj91

New Member

Download miễn phí Vốn cố định và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của các doanh nghiệp trong điều kiện kinh tế thị trường





Toàn bộ những nội dung được trình bày trên đây là những lý luận cơ bản trong việc quản lý, sử dụng vốn cố định của các doanh nghiệp nói chung và thực tế trong công tác sử dụng vốn cố định ở Công ty sản xuất - dịch vụ hàng xuất nhập khẩu Từ Liêm. Vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định được Công ty đặt ra như một nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết để tồn tại, đứng vững và phát triển trong nên kinh tế thị trường. Trong những năm qua, bên cạnh những thành tích đáng khích lệ đã đạt được, công tác quản lý, sử dụng vốn cố định của Công ty vẫn còn không ít những khó khăn và tồn đọng. Điều đó đòi hỏi Công ty phải cố gắng nhiều hơn trong quá trình hoạt động của mình, tìm ra những biện pháp tối ưu nhằm hoàn thiện công tác nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định trong những năm tới.

Vấn đề quản lý, sử dụng, bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định là một vấn đề khó khăn cả về lý luận và thực tiễn, song em xin mạnh dạn nghiên cứu đề tài này và đưa ra một số ý kiến, biện pháp về vấn đề quản lý, sử dụng vốn cố định ở công ty sản xuất dịch vụ hàng xuất nhập khẩu Từ Liêm. Hy vọng rằng những ý kiến đề xuất của em sẽ góp phần nhỏ bé vào quá trình quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty. Từ đó giúp cho Công ty không ngừng nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh và đứng vững trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay.

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


khấu hao làm cho nó không ngừng lớn mạnh, đến khi cần đầu tư đổi mới TSCĐ thì thu hồi về một cách nhanh nhất để tái tạo TSCĐ phục vụ yêu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
d. Tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên và sửa chữa lớn TSCĐ.
Trên cơ sở của việc quản lý chặt chẽ, kiểm tra thường xuyên, nắm bắt được tình trạng của từng loại TSCĐ, doanh nghiệp cần tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa một cách kịp thời TSCĐ. Mục đích của việc bảo dưỡng, sửa chữa là nhằm duy trì năng lực hoạt động kinh doanh của TSCĐ trong cả thời kỳ hoạt động của nó, làm giảm hao mòn, làm tăng thời gian sử dụng TSCĐ, tránh việc TSCĐ bị hư hỏng, phải sa thải trước thời hạn phục vụ của nó gây lãng phí vốn, làm giản hiệu quả sử dụng VCĐ. Đồng thời còn đảm bảo tính liên tục, nhịp nhàng, cân đối của quá trình sản xuất, đảm bảo nâng cao chất lượng sản phẩm. Dễ thấy một điều là máy móc thiết bị trong các doanh nghiệp hiện nay ở nước ta hết sức đa dạng về chủng loại và thuộc nhiều thế hệ khác nhau, vì vậy lựa chọn chế độ bảo dưỡng và sửa chữa thích hợp là hết sức quan trọng. Hiện nay thường áp dụng chế độ sửa chữa dự phòng theo kế hoạch mà thực chất của nó là tổng hợp các biện pháp tổ chức kỹ thuật phục vụ việc bảo dưỡng, kiểm tra và sửa chữa.
Để đảm bảo hiệu quả của công tác sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ, việc sửa chữa phải được đặt trên các yêu cầu sau:
+ Đảm bảo duy trì năng lực hoạt động bình thường của máy móc thiết bị trong đời hoạt động của nó.
+ Phải cân nhắc giữa chi phí bỏ ra với việc thu hồi hết giá trị còn lại của TSCĐ để quyết định sửa chữa hay chấm dứt đời hoạt động của TSCĐ.
e. Xây dựng và hoàn thiện quyền tự chủ của doanh nghiệp trong quản lý và sử dụng TSCĐ.
Trong các doanh nghiệp Nhà nước thì chính Nhà nước là người chủ sở hữu TSCĐ còn doanh nghiệp là người trực tiếp quản lý và sử dụng TSCĐ. Trong cơ chế cũ do không phân định rõ quyền sở hữu và quyền sử dụng nên đã dẫn đến tình trạng vô chủ trong các doanh nghiệp Nhà nước, không ai quan tâm đến hiệu quả sử dụng TSCĐ. Vì vậy cần xác định và hoàn thiện quyền tự chủ của doanh nghiệp trong quản lý và sử dụng tài sản cũng như xây dựng và hoàn thiện cơ chế phân phối lợi ích cho người lao động và tập thể doanh nghiệp nếu họ quản lý và sử dụng tốt TSCĐ.
Mặt khác cũng cần tránh việc nhận thức quyền sở hữu và quyền sử dụng một cách máy móc giản đơn dẫn đến tình trạng Nhà nước giao phó hết cho doanh nghiệp, không tìm cách hướng doanh nghiệp sử dụng và quản lý TSCĐ tốt hơn; còn doanh nghiệp chỉ tìm cách sử dụng hết công suất; khai thác triệt để TSCĐ mà không lo, bảo toàn, mở rộng tài sản của doanh nghiệp. Vì vậy để nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ cần xác định chức năng của Nhà nước là kiểm tra, kiểm soát, hướng dẫn, giúp doanh nghiệp trong việc cung cấp, thông tin, dự báo, tìm thị trường, tạo điều kiện để doanh nghiệp quản lý và sử dụng tốt TSCĐ mà không can thiệp vào các hoạt động đó. Doanh nghiệp là một đơn vị sản xuất hàng hoá, có quyền quyết định độc lập các hoạt động sản xuất kinh doanh có tài sản riêng và chịu trách nhiệm độc lập về tài sản đó. Doanh nghiệp cần đặt ra những yêu cầu để tập thể bao gồm các mặt hoạt động như tổ chức, kế hoạch hoá và thực hiện chế độ hạch toán kinh doanh. Đồng thời phải xác định được hiệu quả kinh tế của từng biện pháp để nâng cao trình độ sử dụng TSCĐ.
g. Tổ chức tốt hạch toán nội bộ trong doanh nghiệp
Hiệu quả sử dụng, TSCĐ phải được tính toán từ khi lập kế hoạch sản xuất, sử dụng vốn đến quá trình tổ chức thực hiện. Trong quá trình sản xuất, việc sử dụng VCĐ (TSCĐ) luôn luôn gắn với mục đích cụ thể, do đó thực hiện hạch toán kinh tế nội bộ là một biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ.
Việc hạch toán kinh tế nội bộ có thể thực hiện từ phân xưởng, tổ, đội sản xuất được giao một số chỉ tiêu và quyền hạn nhất định trong việc quản lý và sử dụng nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo và trách nhiệm của người lao động và quản lý sản xuất. Các chi tiêu giao cho phân xưởng, tổ, đội phải xoay quanh chỉ tiêu chung toàn doanh nghiệp. Lợi nhuận, hiệu suất sử dụng TSCĐ, VCĐ... phải lựa chọn chỉ tiêu thích hợp nhất để đạt được mực tiêu: hệ số sử dụng máy, hệ số ca máy, hiệu suất sử dụng theo thời gian...
h. Đổi mới cơ chế quản lý vĩ mô của Nhà nước và quản lý VCĐ trong các doanh nghiệp
Việc quản lý VCĐ (TSCĐ) ở các doanh nghiệp luôn có sự biến đổi không ngừng theo sự phát triển và thay đổi của nền kinh tế . Các cơ quan Nhà nước quản lý doanh nghiệp phải luôn theo sát tình hình để nhận biết những thay đổi đó, kịp thời đưa ra những chính sách mới phù hợp với điều kiện thực tế nhằm thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp Nhà nước nói riêng.
Nhà nước phải có chính sách nhập khẩu máy móc thiết bị hợp lý. Chính sách thuế nhập khẩu cần được quan tâm xem xét kỹ lưỡng sao cho mức thuế phù hợp với mỗi chủng hoại, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được tự do lựa chọn mặt hàng. Bên cạnh đó Nhà nước phải có chính sách, khuyến khích đầu tư trong nước và nước ngoài theo hướng tiến bộ khoa học kỹ thuật đi nghiên cứu phân tích giúp các doanh nghiệp nên đầu tư mua sắm thiết bị nào cho phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của đơn vị mình bằng cách không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật. Có như vậy mới nắm bắt được kịp thời những thành tựu khoa học công nghệ của thế giới ngày một đổi mới và hiện đại.
Đồng thời Nhà nước phải kịp thời đưa ra các chính sách chế độ quản lý VCĐ, hoàn thiện việc giao vốn giao quyền cho các doanh nghiệp và đề ra các biện pháp cụ thể để thực hiện nghiêm chỉnh việc nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ. Có biện pháp thưởng phạt thích đáng và quy chế chặt chẽ trong vấn đề sử dụng TSCĐ để tránh tình trạng sử dụng vốn và TSCĐ không đúng mục đích, gây thất thoát vốn và thua lỗ trong sản xuất kinh doanh.
Những đổi mới về chính sách quản lý tài chính doanh nghiệp của Nhà nước bước đầu tạo điều kiện cho sự phát triển sản xuất trong doanh nghiệp, từng bước khuyến khích tính chủ động sáng tạo của doanh nghiệp, khai thác triệt để tiềm năng về cơ sở vật chất kỹ thuật sẵn có phục vụ sản xuất.
Theo chế độ mới về quản lý và sử dụng tài sản quy định thì doanh nghiệp được phép sử dụng vấn đề phục vụ hiện đại hoá TSCĐ trên cơ sở có nguồn vốn bù đắp trở lại và doanh nghiệp được phép thay đổi cơ cấu TSCĐ để các nguồn vốn được sử dụng hoàn toàn sổ khấu hao luỹ kế sản xuất TSCĐ, nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng VCĐ của doanh nghiệp mình.
Như vậy, Nhà nước đã tạo điều kiện , tiền đề cho các doanh nghiệp trong việc quản lý, sử dụng TSCĐ, song để nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn trong mỗi doanh nghiệp. Không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ là việc làm cần thiết thường xuyên của mỗi doanh nghiệp để có thể đứng v

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
Q Một số biện pháp quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng Vốn cố định tại Công ty xây dựng số 4- Tổng cô Luận văn Kinh tế 0
A Một số biện pháp quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng Vốn cố định tại Công ty cổ phần bê tông và xây Luận văn Kinh tế 0
B Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của CTCP Cao su Sao Vàng – Chi nhánh tại Thái Bình Luận văn Kinh tế 2
B Một số giải pháp nhằm nâng cao Hiệu quả sử dụng Vốn cố định ở Công ty Tư vấn Xây dựng Dân dụng Việt Luận văn Kinh tế 0
Y Công tác quản lý vốn cố định ở Công ty phát triển kỹ thuật xây dựng Luận văn Kinh tế 0
U Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định ở Công ty vận tải số 2 - Cục Vận tải đườ Luận văn Kinh tế 0
L Thực trạng về hiệu quả sử dụng vốn cố định ở nhà khách Tổng liên đoàn lao động Việt Nam Công nghệ thông tin 0
A Một số biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định ở Công ty in Tổng hợp Hà Nội Công nghệ thông tin 0
S Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn cố định tại Công ty TNHH TM & Dịch Vụ Khánh Linh Luận văn Kinh tế 0
E Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại Công ty du ịch - Dịch vụ Hồng Hà Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top