Yuan

New Member

Download miễn phí Đề tài Công tác quản lý vốn cố định ở Công ty phát triển kỹ thuật xây dựng





Lời mở đầu 1

PHẦN I

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ VỐN VÀ VAI TRÒ CỦA VỐN TRONG SXKD 2

I/ Khái niêm và vai trò của vốn 2

 II/ Vốn cố định 2

1/ Khái niệm và các cách phân loại TSCĐ 2

2/ Hao mòn và khấu hao TSCĐ . 4

3/ Các biện pháp sử dụng vốn cố định có hiệu quả và bảo toàn vốn . 7

PHẦN II :

CHƯƠNG I : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN TẠI DOANH NGHIỆP

I/ Qúa trình hình thành và phát triển của Công ty phát triển kỹ thuật xây dựng 11

CHƯƠNG II : TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG SỬ DỤNG QUẢN LÝ VỐN CỐ ĐỊNH Ở CÔNG TY PHÁT TRIỂN KỸ THUẬT XÂY DỰNG

I/Thực trạng công tác quản lý vốn tại doanh nghiệp 16

PHẦN III

ĐÁNH GIÁ NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY PHÁT TRIỂN KỸ THUẬT XÂY DỰNG

I/ Đánh giá nhận xét chung 27

II/ Một số đề xuất 28

III/ Kết luận 29

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


kỳ trong kỳ trong kỳ
+ Hiệu suất sử dụng TSCĐ: chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng nguyên giá TSCĐ trong kỳ tham gia tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Thông qua chỉ tiêu này cho phép đánh giá trình độ sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp
Hiệu suất sử dụng TSCĐ trong kỳ =
Doanh thu thuần trong kỳ
Nguyên giá TSCĐ trong kỳ
+ Hệ số hàm lượng vốn cố định : là đại lượng nghịch đảo của chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định. Nó phản ánh để tạo ra một đồng doanh thu thuần trong kỳ cần bao nhiêu đông vốn cố định.
Hệ số hàm lượng VCĐ =
1
Hiệu suất sử dụng VCĐ
Hệ số hàm lượng VCĐ =
Số dư trong kỳ
Doanh thu thuần trong kỳ
+ Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định: Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1 đồng vốn cố định bình quân trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước( Sau thuế thu nhập ).
Tỷ suất lợi nhuận VCĐ =
Lợi nhuận trước(sau thuế thu nhập)
Số dư trong kỳ
Khi sử dụng chỉ tiêu này cần lưu ý là chỉ tính những lợi nhuận có sự tham gia trực tiếp của TSCĐ tạo ra. Vì vậy, cần loại bỏ những khoản thu nhập khác như lãi về hoạt động tài chính, lãi do góp vốn liên doanh không có sự tham gia của vốn cố định.
Chỉ tiêu phân tich: Hệ số hao mòn TSCĐ. Chỉ tiêu này một mặt phản ánh mức độ hao mòn của TSCĐ trong doanh nghiệp, mặt khác nó phản ánh tổng quát tình trạng về năng lực của TSCĐ cũng như vốn cố định ở thời điểm đánh giá.
Hệ số hao mòn TSCĐ =
Số khấu hao lũy kế của TSCĐ ở thời điểm đánh giá
Tổng nguyên giá TSCĐ ở thời điểm đánh giá
3.2/ Các biện pháp bảo toàn vốn cố định:
- Đánh giá và đánh giá lại TSCĐ:
Đánh giá TSCĐ là việc xác định lại giá trị của nó tại một thời điểm nhất định. Đánh giá đúng TSCĐ tạo điều kiện phản ánh chính xác tình hình biến động của vốn cố định, quy mô vốn phải bảo toàn. Điều chỉnh kịp thời giá trị của TSCĐ, để tạo điều kiện tính đúng, tính đủ chi phí khấu hao TSCĐ, không để mất vốn cố định.
Thông thường có 3 phương pháp đánh giá chủ yếu:
+ Đánh giá theo nguyên giá: Là toàn bộ các chi phí thực tế mà doanh nghiệp bỏ ra để có được TSCĐ cho đến khi đưa TSCĐ vào hoạt động bình thường như: giá mua thực tế của TSCĐ, các chi phí vận chuyển, bốc dỡ, lắp đặt, chạy thử
Cách đánh giá này giúp doanh nghiệp thấy được số tiền vốn đầu tư mua sắm TSCĐ ở thời điểm ban đầu, là căn cứ để xác định số tiền khấu hao để tái sản xuất giản đơn TSCĐ.
+ Đánh giá TSCĐ theo giá trị khôi phục(còn gọi là đánh giá lại): Là giá trị để mua sắm TSCĐ ở tại thời điểm đánh giá. Do ảnh hưởng của tiến bộ khoa học kỹ thuật, đánh giá lại thường thấp hơn giá trị nguyên thủy ban đầu. Tuy nhiên trong trường hợp có sự biến động của giá cả, đánh giá lại có thể cao hơn giá trị ban đầu của nó. Tuỳ theo trường hợp cụ thể mà doanh nghiệp có quyết định sử lý thích hợp như: điều chỉnh lại mức khấu hao, hiện đại hoá hay thanh lý, nhượng bán TSCĐ.
+ Đánh giá TSCĐ theo giá trị còn lại: Là giá trị còn lại của TSCĐ chưa chuyển vào giá trị sản phẩm. Giá trị còn lại có thể tính theo giá trị ban đầu(giá trị nguyên thuỷ còn lại) hay đánh giá lại(giá trị khôi phục lại). Cách đánh giá này cho phép thấy được mức độ thu hồi vốn đầu tư đến thời điểm đánh giá, từ đó lựa chọn chính sách khấu hao hợp lý để thu hồi vốn đầu tư còn lại để bảo toàn vốn.
- Lựa chọn phương pháp khấu hao và mức khấu hao thích hợp:
Yêu cầu bảo toàn vốn cố định là lý do phát triển của các hình thức khấu hao. Không phải trong mọi trường hợp khấu hao nhanh cũng là tốt. Vấn đề là ở chỗ phải biết sử dụng các phương pháp khấu hao, mức tăng giảm khấu hao tuỳ từng trường hợp vào từng loại hình sản xuất, từng thời điểm vận động của vốn, không để mất vốn và hạn chế tối đa ảnh hưởng bất lợi của hao mòn vô hình.
Nguyên tắc chung là mức khấu hao phải phù hợp với hao mòn thực tế của TSCĐ. Nếu khấu hao thấp hơn mức hao mòn thực tế sẽ không đảm bảo thu hồi đủ vốn khi hết thời gian sử dụng, nếu mức khấu hao quá cao sẽ làm tăng chi phí một cách giả tạo, làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Trong trường hợp TSCĐ có hao mòn vô hình lớn cần áp dụng phương pháp khấu hao nhanh để hạn chế ảnh hưởng của hao mòn vô hình.
- Sửa chữa và xác định hiệu quả kinh tế của việc sửa chữa TSCĐ:
Vốn cố định sẽ không được bảo toàn nếu TSCĐ bị hư hỏng, phải sa thải trước thời hạn phục vụ của nó. Vì thế chi phí cho việc sửa chữa nhằm duy trì năng lực hoạt động bình thường của TSCĐ trong cả thời kỳ hoạt động của nó cũng được coi là một biện pháp để bảo toàn vốn cố định.
Căn cứ vào đặc điểm kinh tế và kỹ thuật, người ta thường phân loại sửa chữa thành 2 loại: sửa chữa thường xuyên và sửa chữa lớn TSCĐ.
+ Gọi là sửa chữa thường xuyên vì phạm vi sửa chữa nhỏ, thời gian ngắn, chi phí ít và phải được duy trì bảo dưỡng khá thường xuyên theo quy phạm kỹ thuật.
+ Còn sửa chữa lớn được tiến hành theo định kỳ, có thời gian sửa chữa lâu, chi phí sửa chữa lớn nhằm khôi phục lại năng lực của TSCĐ.
Tính hiệu quả của việc sử dụng vốn sửa chữa lớn phải được đặt trên các yêu cầu sau:
+ Đảm bảo duy trì năng lực hoạt động bình thường của máy móc thiết bị trong đời hoạt động của nó.
+ Phải cân nhắc giữa chi phí sửa chữa lớn bỏ ra với việc thu hồi hết giá trị còn lại của máy móc để quyết định cho tồn tại tiếp tục của máy hay chấm dứt đời hoạt động của nó.
-Chú trọng đổi mới trang thiết bị, phương pháp công nghệ sản xuất, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ hiện có của doanh nghiệp, kịp thời thanh lý các TSCĐ không cần dùng hay đã hư hỏng, không dự trữ quá mức TSCĐ chưa cần dùng.
- Doanh nghiệp phải chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngữa rủi do trong kinh doanh để hạn chế tổn thất vốn cố định do các nguyên nhân khách quan như: mua bảo hiểm tài sản, lập quỹ dự phòng tài chính, trích trước các chi phí dự phòng
Nếu việc tổn thất TSCĐ do các nguyên nhân chủ quan thì người gây ra phải chịu trách nhiệm bồi thường cho doanh nghiệp.
PHần II
Chương I
Thực trạng công tác quản lý vốn tại doanh nghiệp
I/Quá trình hình thành và phát triển của Công ty phát triển kỹ thuật xây dựng:
Công ty phát triển kỹ thuật xây dựng nằm trên địa bàn Thành Phố Thanh Hoá, là một doanh nghiệp nhà nước, đơn vị sản xuất kinh doanh độc lập trực thuộc Liên hiệp Đường Sắt quản lý
Công ty phát triển kỹ thuật xây dựng là một bộ phận , một lực lượng đảm bảo an toàn giao thông đường sắt , Được thành lập từ ngày đầu năm 1960 với nhiệm vụ chủ yếu là quản lý , duy tu , sửa chữa đảm bảo an toàn giao thông đường sắt trên tuyến đường Nam Định – Vinh . Trải qua trên 40 năm xây dựng , trưởng thành và phát triển . từ tên gọi đầu tiên “ tuyến đường sắt phía nam” “Đoạn cầu đường Thanh – Vinh”, “Đoạn cầu đường Hà - Vinh”,”Xí nghiệp quản lý đường sắt Hà - Thanh” ,”Xí nghiệp đường sắt Thanh Hoá”, “Xí nghiệp quản lý đường sắt Thanh Hoá” và đến nay theo quyết định số : 734/2003/QĐ-GTVT ngày 20/03/2003 của Bộ Trưởng Bộ giao thông vận tải thì xí nghiệp quản lý đường sắt được mang tên là Công ty phát triển kỹ thuật xây dựng . theo quyết định thì Công ty phát triển kỹ thuật xây dựng là doanh nghiệp công ích đường sắt – Trực thuộc Tổng công ty đường sắt Việt Nam , có trụ sở tại 46 Đại lộ Lê Lợi – Thành phố Thanh Hoá , với tổng số cán bộ công nhân viên là 636 người trong đó nhân viên quản lý là 33 người .
Nhiệm vụ chủ yếu là :
Quản lý , duy tu sữa chữa cơ sở hạ tầng đường sắt từ Km 137+300-Km257 + 500 – Tuyến đường sắt Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh .
+ Bao gồm :
- Đường sắt chính tuyến 118,78km
- Đường sắt trong ga 23,90km
- Cầu đường sắt các loại 1.723km
- Ghi 103 bộ
- Nhà ga , kho ga 9.133m
- Ke ga, bãi hàng 54.675m
- Cống các loại 2.150m
- Điểm gác đường ngang 22 điểm
Qua 7lần đổi tên cho phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ đồng thời cũng là các mốc son đánh dấu sự phát triển đi lên của công ty .
Cán bộ, công nhân viên công ty luôn luôn dũng cảm , kiên cường chống chọi với sự ác liệt của bm đạn trong chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ và kiên định vững vàng vượt lên những khó khăn , thử thách để đứng vững , phát triển đi lên trong thời kỳ đổi mới, thời kỳ nền kinh tế đất nước chuyển đổi , cơ chế quản lý kinh tế từ quan liêu bao cấp sang hạch toán kinh doanh . Sự trưởng thành và phát triển của công ty đã trải qua nhiều thử thách của từng giai đoạn lịch sử .
Năm 1960 – 1975 : Từ khi bắt đầu thành lập xí nghiệp cán bộ công nhân viên công ty đã lao vào trận chiến , ứng cứu , đảm bảo giao thông đường sắt Bắc Nam thông suốt trước sự đánh phá ác liệt của không quân Mỹ ra miền Bắc . với phương châm : “ Vừa sản xuất , vừa chiến đấu” . “Tàu chưa qua , người không tiếc” ;.. và với khẩu hiệu : “Sống bám giữa cầu đường , chết kiên cường dũng cảm”.v.v Các đơn vị cầu đường dưói làn mưa bm bão đạn của quân thù vẫn một lòng một dạvì sự thông suốt của những chuyến tàu .
Cán bộ, công nhân viên ở mỗi đội cầu , mỗi cung đường đã khôi phục, sửa chữa hàng trăm km cầu, đường sắt . trên các cung đường , tại các trọng điểm ác liệt như Đò Lèn, Hàm Rồng, .v.v.. mãi mãi là những địa danh lịch sử gắn liền với sự hy sinh xương máu và thành tích chiến công của cán bộ , công nhân viên Công ty .
Các đồng chí đó là những tấm gương để mọi người noi theo và chiến tranh đã trở...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Thực trạng công tác quản lý môi trường tại khu công nghiệp Nguyễn Đức Cảnh thành phố Thái Bình Nông Lâm Thủy sản 0
D Phân tích và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên Luận văn Kinh tế 0
D Liên hệ thực tiễn công tác tổ chức hoạt động quản trị nhân lực tại Vietravel Văn hóa, Xã hội 0
D Đánh giá công tác quản trị sự thay đổi tại công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Long An Nông Lâm Thủy sản 0
D Hoàn thiện công tác quản lý quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ Văn hóa, Xã hội 0
D Công tác quản lý chi trả BHXH bắt buộc tại BHXH tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2007-2010 Văn hóa, Xã hội 0
D Thực trạng và một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác tổ chức lao động khoa học cho lao động quản lý tại Công ty cơ khí 79 Văn hóa, Xã hội 0
D Công tác xã hội với người khuyết tật vận dụng quản lý ca Văn hóa, Xã hội 0
D Quản lý nhà nước về công tác bảo trợ xã hội tại huyện kon PLông tỉnh kon tum Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top