daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
ĐỀ TÀI: VĂN HÓA Ở CỦA HÀN QUỐC
I. KHÁI QUÁT CHUNG:
Đối với bất kỳ dân tộc nào trên thế giới, ba yếu tố ăn – mặc - ở là
những yếu tố quan trọng nhất trong cuộc sống. Hàn Quốc là một đất nước tự
hào có truyền thống lâu đời thể hiện rõ nét trong cả ba yếu tố kể trên. Trong
đó, yếu tố ở có ít thay đổi nhất so với hai yếu tố còn lại. Đặc biệt là NGÔI
NHÀ – nơi trú ẩn để đối phó với thiên nhiên khắc nghiệt. Hàn Quốc là một
đất nước có khí hậu khắc nghiệt với mùa đông rất lạnh và mùa hè rất nóng,
địa hình mang nét đặc trưng bởi hệ thống đồi núi đa dạng chiếm khoảng
70% diện tích lãnh thổ. Những ngọn đồi thấp chủ yếu nằm ở phía Nam và
phía Tây, và dần cao lên ở phía Đông và phía Bắc. Vì vậy nhà ở của người
Hàn có những nét độc đáo riêng phù hợp với khí hậu, địa hình mà không đất
nước nào có.
Thời tiền sử, các cư dân đầu tiên của bán đảo Triều Tiên sống trong
các hang động, lều làm bằng đá. Những ngôi nhà này đã có các chức năng
cơ bản như bếp lửa, không gian để làm việc và ngủ. Các nhà nghiên cứu cho
rằng có ba loại nhà tồn tại ở thời tiền sử Triều Tiên là nhà hầm, nhà gỗ và
nhà sàn; nhưng cho đến nay, mới chỉ có những dấu tích của loại nhà hầm là
được tìm thấy. Nhà hầm thường bao gồm một cái hầm sâu 20-150cm, có vỏ
và đất sét bao bọc xung quanh để trách gió mưa, hầu hết đều nằm ở trên đồi.
Nhà gỗ được cấu tạo bằng cách ghép những tấm gỗ lại với nhau. Giữa các
khe hở, người ta trét đất sét để ngăn gió. Những căn nhà như vậy còn tìm
thấy được ở vùng núi ngày nay. Nhà sàn có nguồn gốc từ miền Nam, ban
đầu được xây dựng để làm kho giữ lúa gạo. Kiểu kiến trúc này vẫn còn tồn
tại ở những ngôi nhà có hai gác và chòi canh đứng ở giữa các ruộng dưa và
vuồn cây ăn trái. Đến thời kỳ Tam quốc đã xuất hiện Ondol (온돌), hệ thống
sưởi dưới sàn nhà rất độc đáo của người Hàn. Thời kỳ này một số người vẫn
sống trong nhà hầm, số khác thì sống ở nhà sàn. Qua các thời kỳ sau đó, các
loại nhà này đã phát triển lên thành Hanok, với sàn nhà hình vuông được
chia thành nhà bếp và một phòng khác gợi nhớ lại hình ảnh nhà hầm thời

tiền sử.
Với tinh thần coi trọng triết lý âm dương, ngôi nhà của người Hàn
được thiết kế và xây dựng phù hợp với tính cách giản dị, tự nhiên và hòa hợp
với thiên nhiên. Không chỉ thể hiện truyền thống qua cách xây dựng nhà
cửa, văn hóa của người Hàn còn được thể hiện qua lối sống, nếp sinh hoạt
trong gia đình. Và tất cả những nét văn hóa truyền thống đó vẫn còn được
truyền lại đến ngày nay. Sau khi Hàn Quốc hoàn toàn mở cửa với thế giới
bên ngoài, phong cách kiến trúc Hàn Quốc bị ảnh hưởng bởi phong cách
kiến trúc phương Tây, đã thay đổi một cách nhanh chóng và đa dạng cả về
phong cách.Tuy nhiên trong các ngôi nhà kiểu phương Tây vẫn còn một số
đặc điểm của ngôi nhà Hàn Quốc xưa. Cả các phong tục gia đình cũng được
kế thừa từ thế hệ này đến thế hệ khác, thể hiện sự hòa hợp giữa truyền thống
và hiện đại trong nhà ở của người Hàn Quốc.

II. ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA CỦA NHÀ Ở TRUYỀN THỐNG
HÀN QUỐC:
1. Nhà ở truyền thống:
a) Phân loại:
 Theo vùng miền
Nhà truyền thống của Hàn Quốc được gọi là Hanok (한옥). Hanok
được thiết kế độc đáo, tùy theo ý thích của chủ nhân và phù hợp với khí hậu
của từng vùng. Hình dáng nhà có sự khác biệt giữa các vùng miền, như nhà
ở vùng phía Bắc có khí hậu lạnh thì các phòng được xây thành cụm khít với
nhau nhằm tránh gió lùa. Nhà có hình chữ U, hình vuông hay hình chữ
điền. Nhà ở miền Nam nóng bức thì được làm theo kiểu hình chữ nhất hay
chữ L để thông gió. Nhà ở miền Trung thì có hình dáng giống như ký tự #.
 Theo địa vị
Vào thời kỳ tiền hiện đại, ở Hàn Quốc có 2 trường phái kiến trúc
chính, phụ thuộc vào quy mô xây dựng của từng tầng lớp xã hội khác nhau.
Trong đó, phong cách Trung Hoa được thể hiện rõ nét khi xây dựng cung

điện, đền đài, quan phủ. Tầng lớp thượng lưu thường xây nhà lớn, có cấu
trúc chắc chắn và được trang trí nhiều nhưng không được dùng những màu
dùng để trang trí cho cung điện của nhà vua. Những nhà này có mái lợp ngói
có những nét cong uyển chuyển và nổi bật với những mái chìa hơi cao hơn
một chút., và ngói nhà cũng được trang trí. Những ngôi nhà lợp mái ngói
như thế này được gọi là Kiwajip (기와집).
Những nét đặc sắc thì lại nằm ở những ngôi nhà bình thường của
người dân làm bằng gỗ với mái nhà được làm bằng đất sét hay rơm rạ, ít
trang trí. Những ngôi nhà có mái làm bằng rơm rạ thì được gọi là Chogajip
(초가집).
Tuy nhiên dù là nhà của ai thì cũng không có ngôi nhà bình thường
nào rộng hơn 99 kan (một đơn vị tính chu vi giữa bốn cột chính được sử
dụng để tính toán kích thước theo những kiến trúc truyền thống). Cấu trúc và
kích cỡ nhà thay đổi tùy theo quy mô, quan hệ xã hội và sự giàu có của gia
đình đó.
b) Đặc điểm:
 Vị trí, phương hướng:
Theo truyền thống, nơi cư trú của người dân Hàn Quốc thường được
chọn dựa trên phong thuỷ. Họ tin rằng bất kỳ hình thể xác định nào cũng đều
sản sinh ra lực lượng vô hình của cái tốt và cái xấu. Các nguồn năng lượng
tiêu cực và tích cực (Âm - Dương) phải được đưa vào cân đối. Khi lựa chọn
một địa điểm để xây dựng nhà cửa, người ta có khuynh hướng xem xét ý
nghĩa đặc biệt của môi trường tự nhiên xung quanh. Tiêu chí lựa chọn một
địa điểm tốt để xây dựng là nơi đó có quang cảnh phù hợp giữa "núi và
nước". Mối liên hệ này không chỉ dựa trên những quan điểm thẩm mỹ. Thuật
phong thuỷ đã dạy rằng con người sẽ không thể phát triển đúng đắn cả về trí
tuệ và tình cảm cũng như sẽ không có một cuộc sống tốt đẹp nếu không có
sự hỗ trợ của thiên nhiên. Những nguyên tắc này được áp dụng khi chọn chỗ
cư ngụ cho cả người sống và người chết. Một công trình kiến trúc cần có vị
trí cố định quay mặt về hướng nam (để đón ánh sáng mặt trời nhiều nhất có

thể) và có một ngọn núi ở sau lưng. Theo học thuyết Âm - Dương, lý tưởng
nhất là ngọn núi đó phải có "những đôi cánh" ở cả hai bên để nó có thể bao
bọc cho công trình kiến trúc đó với một dòng suối chảy qua ở phiá trước.
Người ta luôn cố gắng để tránh việc các công trình xây dựng nhân tạo làm
đổ vỡ cảnh quan địa hình thiên nhiên, vì như vậy cũng là phá vỡ sự hoà hợp
với thiên nhiên. Ngoài những nguyên tắc trên thì vị trí của ngôi nhà còn phụ
thuộc vào đất đai, khí hậu, ảnh hưởng của gió và ánh nắng mặt trời v.v.
 Cấu trúc:
Văn hóa Hàn Quốc mang tính triết lý phương Đông sâu sắc. Cuộc
sống gia đình được tôn trọng và bảo vệ. Con người sống gần gũi và có quan
hệ mật thiết với thiên nhiên. Vì vậy mà nhà truyền thống của Hàn Quốc từ
vật liệu xây dựng cho đến cấu trúc đều rất gần gũi với thiên nhiên và mang
đậm triết lý Âm - Dương. Yếu tố cân bằng Âm - Dương và ngũ hành phải
đạt đến mức độ chuẩn mực. Trong ngôi nhà truyền thống, người Hàn Quốc
sử dụng hơn 80% nguyên vật liệu từ tự nhiên như đất sét, đất nung và gỗ
Ngoài ra, người ta còn sử dụng đá, rơm rạ và giấy để xây dựng và trang
hoàng cho ngôi nhà. Những nguyên vật liệu này đều có thể tái chế và không
gây ô nhiễm. Điều này cho thấy từ xa xưa, người Hàn Quốc rất chú trọng
đến vấn đề môi trường và đặc biệt dành sự tôn trọng lớn lao đối với thiên
nhiên. Một ngôi nhà truyền thống tiêu biểu gồm có: nền móng, cột, xà
ngang, tường, cửa, mái hiên, mái nhà .v vv. Các nguyên vật liệu chủ yếu
cấu tạo nên ngôi nhà gồm:
- Đá: dùng để làm nền móng cho ngôi nhà, thường thì người ta xây
nền móng cao hơn so với mặt đất.

dùng lựa chọn, thì từ đầu năm 2007 đến nay, trường phái thiết kế hiện đại
với các gam màu tươi sáng, chất liệu đa dạng lại được nhiều kiến trúc sư,
nhà thiết kế nội thất sử dụng
Phong cách kiến trúc - nội thất mang đậm nét văn hóa Á Đông, tuy
nhiên nó cũng mang những đặc trưng riêng biệt. Cấu trúc không gian được
phân vùng quy ước, tuân thủ theo một trật tự của vị thế theo không gian chủ
đạo. Địa hình cảnh quan được đánh giá theo cảm quan của con người - chủ
thể công trình.
Phong cách thiết kế sử dụng những gam màu đa dạng nhưng màu chủ
đạo vẫn là các gam màu sáng trang nhã như trắng, vàng nhạt…, chất liệu
phong phú, mang tính thẩm mỹ cao. Có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa
phong cách cổ điển và hiện đại, mang đến cho ngôi nhà của bạn sự tiện nghi,
với công năng sử dụng hợp lý, sang trọng và lịch sự.
Hiện nay, phong cách thiết kế nội thất Hàn Quốc đã mang một hơi thở
mới cho những thiết kế nội thất bản địa, tạo nên sự cách tân mới mẻ, mang
lại một diện mạo mới cho những ngôi nhà hiện đại.
Phòng khách thường bao gồm 1 bộ sofa. Chất liệu của sofa có thể
bằng da hay micro fiber, nỉ… Những năm gần đây Sofa bằng chất liệu da
nhập khẩu từ Ý cũng rất được ưa chuộng vì ưu điểm bền và tính sang trọng.
(Với sofa chất liệu nỉ thì giá thành thấp hơn, nhưng cũng có những đặc tính
riêng: linh động trong việc giặt tẩy, người sử dụng dễ dàng tháo ra để giặt
hay đôi khi thay đổi vỏ nỉ mới để tạo cảm giác mới lạ cho phòng khách
trong một thời gian dai sử dụng mà không cần thay đổi cả bộ sofa.
Ngoài ra sử dụng sofa nỉ cũng mang một phong cách rất hiện đại bởi vẻ đơn
giản nhung vẫn mềm mại của từng chất liệu.)

Một trong những ưu điểm của kiến trúc là phòng khách sẽ trông rất
thoáng do cách thiết kế mở rộng. Phòng khách được thông suốt với phòng
đọc hay phòng ăn, phòng trà. Đôi khi chỉ được ngăn cách bằng một tấm
bình phong kính mờ khiêm không gian trở nên thông thoáng mà lại tiếp
kiệm được khoảng không gian.
Phòng khách và phòng đọc có thể được thông nhau bằng cách tạo sàn
nhà cấp bậc (phòng khách có thể thấp hơn phòng ăn hai bậc thang, nhưng
vẫn vẫn chung một không gian.
3. Các yếu tố truyền thống ảnh hưởng đến nhà ở hiện đại
Nhà của người Hàn Quốc, kể cả cũ hay mới, đều được xây để bảo vệ
chủ nhân của nó khỏi những yếu tố bên ngoài. Trần hơi thấp, các phòng
tương đối nhỏ và không có nhiều cửa sổ hay cửa ra vào.
Mục tiêu xây dựng chính: giữ ấm. Một số phòng có sàn ondol, tức là
sàn nhà được sưởi ấm từ bên dưới. hệ thống sưởi này rất quen thuộc trong
đời sống của người Hàn Quốc và thậm chí còn trở thành mốt. Một số các
ngôi nhà xây theo kiểu phương Tây trong những năm gần đây có một số
phòng được trang bị hệ thống sưới kiểu này. Tương tự như vậy, nhiều người
Hàn Quốc vẫn thích ngồi và nằm trên đệm và thảm dầy được trải dưới sàn
nhà.
Cho tới hiện nay, vẫn có rất ít nhà có ghế và giường. Mọi sinh hoạt
đều diễn ra trên sàn nhà (ăn, ngủ, trò chuyện…). Vì mọi sinh hoạt đều diễn
ra trên sàn nhà nên người Hàn luôn bỏ dép trước khi bước vào nhà.
Thiết kế và xây dựng mang tính mở, tiếp nhận ánh sáng triệt để và hòa
hợp với thiên nhiên.
III. TỔNG KẾT:
Nhìn chung nhà truyền thống của người Hàn Quốc, gần như không
thay đổi từ thời Tam Quốc cho tới cuối Triều đại Joseon (1392-1910). Nhà
của người dân thường được chọn xây dựa trên phong thủy. Phong thuỷ cũng
ảnh hưởng đến hình dáng công trình, đến hướng của mặt tiền nhà và vật liệu
dùng để xây dựng. Cách bố trí nhà phần lớn tùy thuộc vào từng vùng và điều

kiện của từng gia đình. Hệ thống sưởi sàn (ondol) đã được sử dụng tại Hàn
Quốc từ thời tiền sử cho đến tận ngày nay. Các vật liệu xây dựng chủ yếu là
gỗ, đất sét, gạch, đá, và lá tranh. Ngày nay phần đông dân thành thị hiện
đang sống tại chung cư, nhà gạch kết cấu bê tông cốt thép. Tuy vậy, nhà kiểu
truyền thống vẫn thịnh hành ở các vùng nông thôn với vật liệu chủ yếu là đất
sét và gỗ.
Kể từ những năm 1960, trong quá trình theo đuổi công nghiệp hóa và
đô thị hóa, Chính phủ Hàn Quốc thúc đẩy sự phát triển các đề án; một số tòa
nhà cũ rất đẹp bị phá bỏ, thay thế bằng các công trình mới, các khu hộ chung
cư dẫn đến sự thay đổi về văn hóa nhà ở của người Hàn. Tuy vậy, trong
những năm gần đây, đã có các cuộc thảo luận tích cực về vấn đề này khi
quan niệm tồn tại từ lâu đời về việc hài hòa hóa các công trình với thiên
nhiên đang được hồi sinh./.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top