jinxexykixx

New Member

Download miễn phí Khóa luận Văn hóa kinh doanh trên thế giới và vấn đề xây dựng văn hóa kinh doanh ở Việt Nam





MỤC LỤC

Lời mở đầu Trang

Chương1. Lý luận chung về văn hóa kinh doanh 4

1. Khái niệm và đặc điểm của văn hóa kinh doanh 4

a. Thế nào là văn hóa? 4

b, Văn hóa kinh doanh và đặc điểm 5

2. Vai trò của văn hóa kinh doanh trong đời sống xã hội 7

3. Sự khác biệt về văn hóa kinh doanh của các châu lục 12

a. Nhân tố văn hóa trong kinh doanh ở phương Đông 12

b. Nhân tố văn hóa trong sản xuất kinh doanh ở phương Tây 16

 

 

 

Chương II. Thực trạng xây dựng và phát triển văn hóa kinh

 

doanh ở Việt Nam trong những năm qua 20

 

1.Sự ra đời và phát triển văn hóa kinh doanh ở Việt Nam 20

 

2. Điều kiện để xây dựng và phát triển văn hóa kinh doanh ở Việt 24

 

Nam

 

3. Tình hình sử dụng văn hóa kinh doanh trong hoạt động kinh 28

 

doanh xuất nhập khẩu ở Việt Nam 36

 

4. Văn hóa kinh doanh của Việt Nam trong quá trình hội nhập

 

 

 

 

Chương III. Các giải pháp nhằm xây dựng và phát triển nền văn hóa 51

 

kinh doanh mang bản sắc dân tộc Việt Nam trong thời gian tới.

 

1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về việc giữ gìn và phát huy 51

 

bản sắc dân tộc

 

2. Định hướng phát triển kinh doanh xuất nhập khẩu của Việt 53

 

Nam đến năm 2005 54

 

 

3. Giải pháp 54

a. Các giải pháp từ phía Nhà nước. 61

b. Các giải pháp từ phía doanh nghiệp. 65

KẾT LUẬN

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO 66

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


huyên chế. Quyền vương hữu không cho phép bất kỳ ai “giàu vượt phận”. Tục ngữ Việt Nam khẳng định “không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời”. Sự khủng hoảng triền miên của chế độ chuyên chế ở Việt Nam các thế kỷ 18- 19 dẫn tới hiện tượng dân lưu tán, tới “thế kỷ khởi nghĩa nông dân”, nhưng chưa hề thấy trong bất cứ một cuộc khởi nghĩa nông dân nào ở Việt Nam xác lập nổi một cương lĩnh kinh tế, cương lĩnh chính trị xã hội mới về chất. Chủ nghĩa thực dân dĩ nhiên không phải là đáp án lịch sử cho con đường phát triển, tiến hóa của làng tiểu nông nhưng những gì mà chủ nghĩa thực dân đã làm đối với làng tiểu nông cũng cần được rút kinh nghiệm nghiêm túc. Vào những năm 60 ta từng hướng tới một cuộc cách mạng công nghiệp hóa nông thôn và những bước đi đầu tiên là hợp tác hóa. Quan niệm về công nghiệp hóa như một sự phát triển thu nhỏ, rút gọn mô hình và các bước tiến hành của lịch sử công nghiệp hóa thế giới đã thất bại, trong đó có bình diện liên quan đến nông thôn. Các hình dung về ngả đường hiện đại hóa của các nước trên thế giới hiện nay hết sức đa dạng. Dựa trên cơ sở những tiền đề cụ thể của nông thôn nước ta hiện nay, sự lựa chọn tối ưu mang tính khả thi là hiện đại hóa tại chỗ, đô thị hóa tại chỗ. Kinh nghiệm thành công và thất bại nữa của việc hiện đại hóa nông thôn Trung Quốc đáng để tham khảo: các đợt phát động phong trào triền miên hao người, tốn của với kết quả thảm hại như toàn dân làm gang thép, mô phỏng công xã đại trà, toàn dân diệt chim sẻ... những năm 50- 70 thế kỷ trước lẫn chủ trương phát triển công nghiệp hương trấn vài thập niên gần đây, tạo ra vô khối phế phẩm kể cả phế phẩm tân kỳ như xe máy, đầu video, tivi mà ta đang phải tự biến mình thành bãi rác công nghiệp cho họ, là những bài học phản diện thấm thía. Đưa tri thức và nghề nghiệp hiện đại về nông thôn là hướng giải quyết tích cực. Tuy nhiên, muốn vậy cần có sự thay đổi,
thay đổi về quan niệm và mục tiêu giáo dục- cũng có nghĩa xây dựng tinh thần văn hóa kinh doanh mới cho mỗi người dân, mỗi làng xã, và cả một cộng đồng.
Lý thuyết phát triển cộng đồng xác định mục tiêu cuối cùng của một chương trình phát triển cộng đồng là đi từ tình trạng kém phát triển không tự mình giải quyết các vấn đề của riêng mình tiến tới tự lực giải quyết tốt các yêu cầu để phát triển cho mình:
Cộng đồng còn yếu kém Æ Cộng đồng thức tỉnh (tự tìm hiểu và phân tích, phát huy tiềm năng) Æ Cộng đồng đã gia tăng năng lực (phát huy tiềm năng, huấn luyện, hình thành các nhóm liên kết) Æ Cộng đồng tự lực (hình thành các nhóm liên kết, Tăng cường năng lực tự quản) [4. Nguồn: Nguyễn Thị Oanh: Phát triển cộng đồng- ĐH Mở Bán công TP.HCM, 1995, tr26].
3. Tình hình sử dụng văn hóa kinh doanh trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu ở Việt Nam
* Thực trạng
Phát biểu tại cuộc gặp hàng năm giữa Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp (TP HCM ngày 24-25/3/2003), Thủ tướng Phan Văn Khải đặc biệt nhấn mạnh tới 4 vấn đề để nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp từ những sự kiện kinh tế đang vẫn còn nóng tính thời sự. Một trong 4 vấn đề đó chính là phải đề cao văn hóa kinh doanh.
Vậy tình hình sử dụng văn hóa kinh doanh của ta trong thời gian qua thế nào? Xin thưa, chúng ta đang thiếu văn hóa trong kinh doanh: gian lận thương mại, làm hàng giả, trốn thuế, gian lận sổ sách, đầu cơ, chụp giật, lừa đảo, phô trương, lãng phí... Năm 2002 được coi là năm ghi dấu ấn
quan trọng trong lịch sử phát triển ngành thủy sản nước ta với kỳ tích xuất khẩu 2,003 tỷ USD hàng thủy sản. Thế nhưng chính tại hội nghị mừng công của toàn ngành, Thứ trưởng Nguyễn Thị Hồng Minh rất không vui khi báo tin rằng các nước thuộc thị trường EU đã gửi thông báo gần đây lại phát hiện dư lượng kháng sinh trong các lô hàng của Việt Nam. Hậu quả của việc này là EU tuyên bố không xét bổ sung 32 doanh nghiệp Việt Nam được xuất khẩu thủy sản vào EU đồng thời thông báo sẽ áp dụng trở lại chế độ kiểm tra 100% lô hàng thủy sản Việt Nam nếu tình hình không được cải thiện... Nó cho thấy phải đề cao văn hóa trong kinh doanh là yêu cầu hết sức cấp bách, có ý nghĩa sống còn không chỉ với một doanh nghiệp. Thủ tướng Phan Văn Khải cho rằng: “Đối với doanh nghiệp và doanh nhân, lợi nhuận là động lực trực tiếp, song người kinh doanh có văn hóa luôn đặt lợi ích của mình trong sự kết hợp hài hòa với lợi ích của cộng đồng, của đất nước. Điều đó vừa bắt nguồn từ lòng yêu nước, từ ý thức cộng đồng, vừa xuất phát từ nhận thức về sự thống nhất giữa ba lợi ích này. Với tinh thần đó, doanh nghiệp phải xây dựng nền nếp kinh doanh minh bạch và trung thực, thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật”. Lại nhìn xa hơn, văn hóa kinh doanh phải được tiếp nối từ thế hệ này sang thế hệ khác, sẽ có những sản phẩm trở thành truyền thống gắn với những thương hiệu uy tín. Đáng mừng là chúng ta đã có những thương hiệu uy tín: Vinamilk, Vinataba, May 10, Biti’s, Vietel, Việt Tiến... Văn hóa kinh doanh được thể hiện ở chữ TÍN.
Hiện nay chúng ta đã bước sang năm thứ 11 thực hiện Hiệp định buôn bán hàng dệt may với EU (Hiệp định đầu tiên ký ngày 15/12/1992 và có hiệu lực từ 01/01/1993). Từ năm 2002 chúng ta lại có thêm Hiệp định thương mại với Hoa Kỳ với ưu đãi tối huệ quốc cho hàng xuất khẩu của Việt Nam. Nhờ vậy kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam năm 2002 tăng gấp 10 lần năm 1993. Với việc mở thêm thị trường Mỹ
đầy tiềm năng, triển vọng ngành dệt may xuất khẩu sẽ sáng sủa, tuy vậy không phải không còn nhiều khó khăn. Các doanh nghiệp và các bộ, ngành liên quan sẵn sàng chủ động đón nhận mọi thách thức trong quá trình hội nhập và quyết tâm đạt mục tiêu xuất khẩu 3,5- 4 tỷ USD hàng dệt may vào năm 2005. Để có thể thành công trên thị trường thế giới, đẩy mạnh xuất khẩu, theo ông Lê Quốc Ân- Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam- mỗi doanh nghiệp phải xây dựng cho riêng mình một chiến lược xuất khẩu phù hợp, trong đó cần cụ thể hóa khách hàng, nâng cao đẳng cấp, chất lượng và tăng khả năng đáp ứng nhanh. Hiệp hội đã khuyến cáo 6 chương trình hành động trọng điểm đến các doanh nghiệp trong thời gian tới, trong đó chú trọng hạ giá thành sản phẩm; xây dựng nhãn hiệu và thương hiệu có đẳng cấp, uy tín; áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế, đặc biệt là ISO 9001/14000, SA 8000, OHSAS 18000; đào tạo lực lượng chuyên gia tiếp thị xuất khẩu có chất lượng cao. Và cũng không thể không nhắc lại, phải giữ bằng được chữ Tín mới mong làm ăn với người phương Tây một cách lâu dài.
*Thiếu văn hóa trong kinh doanh:
Những tháng cuối năm 2002, Bộ Thương mại thông báo về việc thiếu gạo để xuất khẩu, một số mặt hàng khác thuộc loại chủ lực cũng lâm vào tình trạng thiếu hàng. Theo các chuyên gia phân tích, thiếu hàng xuất khẩu bởi một phần do bệnh thành tích nâng “sản lượng ma”. Hà Nội là nơi có nhiều làng nghề truyền thống, bởi vậy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ chiếm vai trò quan trọng. Tuy nhiên mặt hàng này đang gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ các nước trong khu vực. Nhìn chung, chất lượng hàng của ta chưa cao, kiểu dáng mẫu mã chưa phong phú, đa dạng. Hàng của ta không “thực dụng” như hàng nước khác, xuất khẩu chủ yếu ở dạng “thô”, bao bì không hấp dẫn. Nhiều doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm tham gia hội chợ triển lãm nước ngoài nên gây lãng phí, không hiệu quả.
Doanh nghiệp còn nhỏ nên khả năng tài chính, vốn và công nghệ còn hạn chế, không có điều kiện bồi dưỡng đội ngũ thợ, nghệ nhân. Sản xuất nhỏ lẻ, phân tán và hiện tượng “tranh mua tranh bán” dẫn đến phá giá. Bên cạnh đó, mặt bằng sản xuất, hạ tầng cơ sở thấp kém và tình trạng ô nhiễm môi trường cũng ảnh hưởng đến sản xuất của doanh nghiệp.
*Chất và lượng chưa tương xứng:
Mặc dù mỗi năm Việt Nam dành hơn 450 tỷ đồng cho hoạt động xúc tiến thương mại nhưng nhiều doanh nghiệp và cả một số cơ quan chuyên môn trong lĩnh vực này đều thừa nhận, xúc tiến thương mại chưa phát huy được vai trò hỗ trợ doanh nghiệp tìm hiểu thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm- dịch vụ...
Đông nhưng không tinh: Trước năm 1990, chỉ vài doanh nghiệp nhà nước được phép tổ chức và kinh doanh Hội chợ triển lãm và hoạt động quảng cáo, hiện con số này lên tới hàng trăm. Hơn 30 tỉnh, thành đã có trung tâm xúc tiến thương mại, đặc biệt tại Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng. Chi phí quảng cáo doanh nghiệp không ngừng tăng: trước những năm “đổi mới” không đáng kể, năm 2000 đạt khoảng 108 triệu USD. Nhưng sự yếu kém và thiếu kinh nghiệm là hạn chế nổi bật của xúc tiến thương mại hiện nay. Phần lớn doanh nghiệp đang hoạt động là vừa và nhỏ nên thiếu về nhân lực và tài chính. Hoạt động xúc tiến thương mại hầu như chỉ đơn thuần là duy trì, tìm kiếm và mở rộng thị trường để bán mặt hàng sẵn có chứ chưa phải thị trường cần với giá cả dễ chấp nhận, đặc biệt là hoạt động nghiên cứu thị trường và lợi thế cạnh tranh để tạo sản phẩm độc đáo. Một thói quen giải pháp tình thế, không có kế hoạch nhìn xa trông rộng đã ăn sâu trong tiềm thức người dân và nó thể hiện ngay cả trong hoạt động xúc tiến thương mại. Đang có hiện tượng lạm phát hội chợ, không ít hội chợ, triển lãm như cái chợ tạm để bán hàng lẻ, và thậm
chí hàng tồn kho. Hầu hết các trung tâm xúc tiến thương ...

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top