anh_peo

New Member

Download miễn phí Luận văn Vấn đề phát huy vai trò của Công đoàn Việt Nam trong việc bảo vệ lợi ích của người lao động ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hiện nay





MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VAI TRÒ CỦA CÔNG ĐOÀN TRONG VIỆC BẢO VỆ LỢI ÍCH CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG 7
1.1. Lý luận chung về vai trò của công đoàn trong việc bảo vệ lợi ích của người lao động 7
1.2. Công đoàn Việt Nam với việc bảo vệ lợi ích của người lao động 23
1.3. Hoạt động công đoàn trong việc bảo vệ lợi ích của người lao động một số nước hiện nay và bài học kinh nghiệm vận dụng vào Việt Nam 42
Chương 2: THỰC TRẠNG VAI TRÒ CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM TRONG VIỆC BẢO VỆ LỢI ÍCH CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH HIỆN NAY 49
2.1. Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hiện nay ở Việt Nam 49
2.2. Thực trạng về vai trò của Công đoàn Việt Nam trong việc bảo vệ lợi ích của người lao động ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hiện nay 61
Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM TRONG VIỆC BẢO VỆ LỢI ÍCH NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH HIỆN NAY 86
3.1. Quan điểm cơ bản để phát huy vai trò của Công đoàn Việt Nam trong việc bảo vệ lợi ích của người lao động hiện nay 86
3.2. Những giải pháp chủ yếu để phát huy vai trò của công đoàn trong việc bảo vệ lợi ích của người lao động ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hiện nay 97
3.3. Một số kiến nghị 109
KẾT LUẬN 113
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 115
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ệp nhà nước trong cùng thời kỳ, cao hơn vốn đầu tư nước ngoài, cao gấp 4 lần so với tổng vốn đầu tư của doanh nghiệp tư nhân 9 năm trước đó cộng lại.
Từ năm 2005 - 2008, tỷ trọng vốn đầu tư của các DNNQD trong tổng vốn đầu tư của toàn xã hội tăng lên nhanh chóng: từ 27% năm 2005 lên 35% năm 2006, khoảng 40% năm 2007 và 42 % năm 2008.
Nếu so sánh đầu tư tư nhân trong nước và đầu tư nước ngoài thì có một thực tế khá rõ nét là, nếu doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ diễn ra ở một số tỉnh thành phố có đặc thù riêng và có vị trí thuận lợi thì đầu tư của tư nhân xuất hiện ở tất cả các tỉnh, thành phố với nhiều hoàn cảnh khác nhau. Theo số liệu thống kê cho thấy đầu tư của tư nhân trong nước tăng nhanh hơn đầu tư trực tiếp của nước ngoài, điều này cho thấy thu hút vốn đầu tư tư nhân trong nước dễ được thực hiện và có tính khả thi cao hơn thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Vốn đầu tư của các doanh nghiệp dân doanh đã và đang đóng vai trò quan trọng, thậm chí là nguồn vốn đầu tư chủ yếu đối với phát triển kinh tế địa phương.
2.1.2.2. Đóng góp ngày càng lớn vào GDP và ngân sách của nhà nước
Kinh tế ngoài quốc doanh có mặt rộng khắp các vùng trong cả nước, hoạt động ở hầu hết các ngành kinh tế, tạo ra lượng sản phẩm lớn, đa dạng, phong phú, đáp ứng phần lớn cơ bản đời sống của các tầng lớp nhân dân.
Những năm qua, chính sự phát triển của các DNNQD đã góp phần quyết định trong việc cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của các vùng dân cư và toàn xã hội, đồng thời đóng góp không nhỏ và ngày càng tăng vào nguồn thu ngân sách nhà nước và GDP cả nước (chiếm 48% GDP). Một đặc điểm quan trọng nữa là tốc độ tăng trưởng của các DNNQD là trên 10% năm 2001 là 13,22%, năm 2006 là 13,89%, năm 2007 là 14% luôn gắn với tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế (tốc độ tăng trưởng GDP).
2.1.2.3. Giải quyết việc làm cho người lao động và phát triển nguồn nhân lực
ở Việt Nam, hàng năm có thêm khoảng 1,2 - 1,4 triệu người đến tuổi lao động, ngoài ra số lao động trong lĩnh vực công nghiệp chuyển sang làm trong các ngành phi nông nghiệp tăng đáng kể, số lao động dôi dư từ các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước do tinh giảm biên chế, giải thể hay sắp xếp lại. Yêu cầu mỗi năm phải tạo thêm hàng triệu việc làm đang là một áp lực lớn đối với nhà nước và các cấp chính quyền địa phương, kinh tế ngoài quốc doanh phát triển khắp các vùng đất nước tạo khả năng to lớn trong việc giải quyết việc làm và đời sống của người lao động nhất là trong hoàn cảnh thiếu việc làm gay gắt như hiện nay. Việc tạo thêm công ăn việc làm rõ ràng không chỉ giải quyết vấn đề xã hội mà là giải quyết vấn đề cơ bản của phát triển kinh tế nước ta hiện nay.
Bên cạnh việc tạo công ăn, việc làm cho người lao động, một đóng góp mang ý nghĩa không nhỏ của các cơ sở dân doanh là đào tạo và bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho người lao động làm việc trong doanh nghiệp bởi phần lớn lao động làm việc trong các doanh nghiệp thời gian qua đều là lao động giản đơn chưa qua đào tạo và để sử dụng được số lao động này thì các chủ DNNQD phải đào tạo tay nghề và ý thức làm việc cho họ. Nhiều cơ sở đã tổ chức xưởng học việc hay gửi lao động đến các trung tâm và trường dạy nghề... Hình thức đào tạo ở đây rất đa dạng, linh hoạt mang lại hiệu quả cao.
2.1.2.4. Góp phần tích cực vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hợp lý, hiệu quả, hiện đại
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một yêu cầu tất yếu trong quá trình thực hiện CNH, HĐH đất nước. Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế luôn có sự đóng góp của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. ưu thế nổi trội của các doanh nghiệp trong khu vực này là: năng động, nhạy bén, linh hoạt trong đầu tư sản xuất kinh doanh, nắm bắt và đáp ứng nhu cầu nhanh nhạy của thị trường để tìm kiếm lợi nhuận. Do vậy, họ luôn tìm kiếm, phát hiện ngành, lĩnh vực, mặt hàng xã hội đang thiếu, đang cần đầu tư sản xuất, đồng thời không ngừng cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm để có ưu thế trong cạnh tranh và thu được nhiều lợi nhuận, từ đó thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hợp lý, ngày càng hiện đại hơn.
Theo số liệu thống kê qua các thời kỳ, tỷ trọng tham gia của kinh tế ngoài quốc doanh vào các lĩnh vực của nền kinh tế có sự thay đổi đáng kể qua các giai đoạn. Chính sự thay đổi này của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đã thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong cả nước, đặc biệt là trong lĩnh vực dịch vụ. Năm 1990, tỷ trọng dịch vụ trong cơ cấu kinh tế nước ta là 38,1%, tăng lên 39.8% năm 1995 và sau đó năm 2000 là 41%, hiện nay tỷ trọng này là 44%. Như vậy, với sự đóng góp của kinh tế ngoài quốc doanh đã thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nâng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp.
2.1.2.5. Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh
Kinh tế ngoài quốc doanh được tái lập sau đổi mới đã tạo điều kiện cho việc hình thành và phát triển các loại thị trường trong nền kinh tế. Các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau trên cả thị trường đầu vào và thị trường đầu ra. Với sự lớn mạnh của kinh tế ngoài quốc doanh và các thành phần kinh tế khác, hàng hoá tiêu dùng được tự do lưu thông trong cả nước, cung cầu, giá cả được xác lập theo nguyên tắc của thị trường.
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, Việt Nam đang mở rộng hợp tác kinh tế với tất cả các quốc gia trên thế giới theo nguyên tắc đa phương hoá và đa dạng hoá. Trong bối cảnh đó, sự tồn tại và lớn mạnh của các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế này đã làm cho môi trường cạnh tranh năng động hơn. Môi trường kinh doanh thực sự mang tính cạnh tranh cao diễn ra không chỉ giữa các DNNQD mà chính các doanh nghiệp nhà nước cũng chịu sức ép buộc phải nâng cao hiệu quả kinh doanh hơn. Các DNNQD đã làm thay đổi cung cách quản lý của các doanh nghiệp nhà nước buộc các doanh nghiệp này phải nâng cao năng lực cạnh tranh của mình làm cho nền kinh tế hoạt động năng động hơn và hiệu quả hơn.
Sự ra đời của kinh tế ngoài quốc doanh Việt Nam không chỉ thúc đẩy cạnh tranh trong nước phát triển mà còn thúc đẩy cạnh tranh hội nhập tạo ra môi trường thuận lợi cho các thành phần kinh tế khác có thể khai thác tiềm năng của đất nước, đồng thời mở rộng cạnh tranh thương mại đối với các nước trong khu vực và trên thế giới. Đó là sự chuẩn bị cho nền kinh tế Việt Nam trước ngưỡng cửa hội nhập.
Ngoài những vai trò cơ bản trên, kinh tế ngoài quốc doanh còn góp phần tạo nên sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất, thực hiện dân chủ hoá nền kinh tế, kích thích và thúc đẩy sản xuất phát triển...
2.1.3. Đời sống của công nhân lao động trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh
Sự phát triển của các DNNQD đã giải quyết được một trong những vấn đề bức xúc trong đời sống xã hội hiện nay. Đó là vấn đề việc làm, tạo ra những điều kiện đ
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D vận dụng dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề vào các tiết luyện tập về quan hệ vuông góc trong hình học 11 Luận văn Sư phạm 0
S Vấn đề đầu tư xây dựng nhà ở trên địa bàn thủ đô Hà Nội của công ty Tư vấn - Đầu tư xây dựng và phát Luận văn Kinh tế 0
D Vấn đề phát triển kinh tế tư nhân trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
G Vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở công ty TNHH Thương mại và phát triển công nghệ Khoa học Tự nhiên 0
T Một số vấn đề phát triển ngành dệt may nhằm thoả mãn tốt hơn nhu cầu người tiêu dùng ở nhánh văn hoá Kiến trúc, xây dựng 0
E Một số vấn đề về phát triển kinh tế trang trại trong nông nghiệp ngoại thành Hà Nội Công nghệ thông tin 0
P Một số vấn đề về Thanh toán không dùng tiền mặt ở ngân hàng đầu tư và phát triển Cao Bằng - Thực trạ Công nghệ thông tin 0
D Phát triển năng lực giải quyết vấn đề thông qua dạy học phần "Dung dịch và điện hóa" ở Trường Sĩ qua Khoa học kỹ thuật 0
D Vận dụng dạy học theo định hướng phát triển năng lực trong bài: “một số vấn đề của châu phi”- địa lí Luận văn Sư phạm 0
H Thực trạng vấn đề xây dựng và phát triển thương hiệu tại Công ty cổ phần Kinh Đô miền Bắc Luận văn Kinh tế 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top