lucky11357

New Member

Download miễn phí Luận văn Vấn đề phát huy nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Kiên Giang





MỤC LỤC
 
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: NGUỒN LỰC CON NGƯỜI TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA 5
1.1. Khái niệm nguồn lực con người 5
1.1.1. Định nghĩa nguồn lực con người 5
1.1.2. Cấu trúc nguồn lực con người 10
1.1.3 Những nhân tố tác động nguồn lực con người 16
1.2. Vai trò nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa 21
1.2.1. Con người - nguồn lực của mọi nguồn lực 21
1.2.2. Khơi dậy nguồn lực con người trong nông nghiệp - cơ sở, tiền đề để công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp 27
1.2.3. Khơi dậy nguồn lực con người tạo động lực cho sự phát triển văn hóa - xã hội và phát triển của chính con người 32
1.3. Thực trạng việc phát huy nguồn lực con người ở Kiên Giang - vấn đề đặt ra 35
1.3.1. Đặc điểm chung về dân số và việc phát huy nguồn lực con người ở Kiên Giang 35
1.3.2. Những vấn đề đặt ra, nhằm phát huy nguồn lực con người trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa 47
Chương 2: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY CÓ HIỆU QUẢ NGUỒN LỰC CON NGƯỜI Ở KIÊN GIANG TRONG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA 51
2.1. Phương hướng phát huy nguồn lực con người ở Kiên Giang trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa 51
2.1.1. Khơi dậy nguồn lực con người thông qua động lực lợi ích 51
2.1.2. Quy hoạch việc đào tạo và đào tạo lại cán bộ dựa trên chiến lược phát triển kinh tế của Kiên Giang 55
2.1.3. Sử dụng có hiệu quả nguồn lực con người hiện có 57
2.2. Giải pháp nhằm phát huy có hiệu quả nguồn lực con người ở Kiên Giang trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa 64
2.2.1. Đổi mới cơ chế chính sách theo hướng phát huy tối đa nguồn lực con người 64
2.2.2. Đổi mới công tác giáo dục - đào tạo nói chung, đào tạo nghề nói riêng 72
KẾT LUẬN 84
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 88
PHỤ LỤC 92
 
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ật sản xuất, giáo dục xây dựng cung cách làm ăn mới và có ý thức tiết kiệm, khắc phục tập quán sản xuất, sinh hoạt lạc hậu... đi đôi đẩy mạnh phát triển các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, từ đó giảm dần tỷ lệ thất nghiệp, giảm bớt dần hộ cùng kiệt từ 14,49% năm 1997, xuống còn 10,1% năm 2000 (theo điều tra Cục thống kê tỉnh Kiên Giang 6 tháng đầu năm 2000).
Một điểm đáng lưu ý là trong những năm qua, nhờ chủ trương khuyến khích kinh tế ngoài quốc doanh phát triển, nên các ngành kinh tế ngoài quốc doanh đã thu hút được một số lượng khá lớn lao động vào làm việc. Nếu năm 1995 khu vực này chỉ có 592.469 lao động, thì đến năm 1999 đã tăng lên 701.432 [xem phụ lục 4]. Điều này chứng tỏ rằng kinh tế ngoài quốc doanh trong thời kỳ chuyển đổi đã giữ vai trò rất quan trọng trên thị trường lao động, góp phần giảm bớt sự căng thẳng quan hệ cung cầu lao động trong thời gian vừa qua.
Nhìn chung trong thời gian qua, do tác động của đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nên mặc dù giá trị sản lượng công nghiệp luôn tăng cao (cao hơn nhịp độ chung của nền kinh tế) nhưng lao động trong công nghiệp không tăng nhiều [phụ lục 4]. Điều này chứng tỏ rằng, trong quá trình CNH, HĐH, lĩnh vực công nghiệp không phải là nơi thu hút nhiều lao động mà là lĩnh vực thu hút lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật ngày càng cao hơn. Vì vậy số lượng lao động trong công nghiệp không tăng bao nhiêu, cũng là điều tất yếu trong CNH, HĐH.
Khu vực nông - lâm - ngư nghiệp, theo kết quả điều tra lao động việc làm tỉnh Kiên Giang năm 1995 có 492 ngàn lao động, tăng lên 582 ngàn năm 1999 [xem phụ lục 5]. Những năm gần đây, cùng với sự đổi mới chung của nền kinh tế, nông nghiệp nông thôn của tỉnh có bước phát triển mạnh mẽ, qua đó tác dụng tích cực đến giải quyết việc làm cho người lao động.
Để tạo việc làm và tăng thêm thời gian lao động ở nông thôn tỉnh đã chú trọng phát triển các ngành nghề ngoài nông nghiệp. Có thể coi đây là bước phát triển đáng mừng cho nông nghiệp, nông thôn trong tình hình hiện nay ở Kiên Giang.
Tuy nhiên, đánh giá chung thì nông nghiệp và nông thôn vẫn đang đứng trước những thách thức rất lớn để giải quyết việc làm, sử dụng và phát huy có hiệu quả nguồn lực con người hiện có. Ngoài ra còn phải giải quyết tạo thêm chỗ làm mới cho 33 ngàn lao động tăng thêm hàng năm. Đây thật sự là thách thức rất lớn không chỉ đối với nông thôn, mà còn đối với toàn tỉnh Kiên Giang.
Bằng những cách có tính sáng tạo, huy động từ nhiều nguồn vốn tập trung đầu tư để thu hút được nhiều nguồn lao động vào những công trình, trong đó có những công trình mới có ý nghĩa quan trọng nhiều mặt và có tính chất lâu dài như: Trung tâm Thương mại Rạch Giá với vốn đầu tư trên 200 tỷ đồng hoàn toàn bằng nguồn vốn của nhân dân, đã hoàn thành và đưa vào sử dụng năm 1998, có hiệu quả về phát triển kinh tế, giải quyết việc làm trong xã hội. Đặc biệt dự án lấn biển, xây dựng khu đô thị mới, mở rộng thị xã Rạch giá (1999 - 2005). Đây là dự án hết sức táo bạo của lãnh đạo tỉnh, chủ chốt là Ban thường vụ, ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang. Qua nhiều năm suy nghĩ, trăn trở làm sao để giải quyết hiện trạng thị xã Rạch Giá kết cấu hạ tầng thấp, thị xã nhỏ hẹp, mật độ dân cư quá đông, thiếu khu vui chơi, giải trí bởi sự khống chế của kênh Rạch giá - Hà Tiên, ba bên, bốn phía đều sông và biển. Vấn đề đặt ra là mở rộng theo hướng nào? Nếu mở về hướng Đông thì việc thực hiện sẽ hết sức tốn kém, nhất là công tác giải tỏa, đền bù. Đồng thời việc sử dụng đất nông nghiệp phát triển đô thị và cơ sở hạ tầng là không phù hợp với chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ. Nếu mở hướng Tây thì là biển. Theo chỉ đạo của UBND tỉnh Kiên Giang, các nhà kỹ sư tiến hành thăm dò đê biển và quyết định mở ra hướng Tây là hợp lý và mang tính khả thi cao, với ba lý do: Một là, không đụng đến đất đai và nhà ở của nhân dân. Hai là, bãi biển bồi rất cạn, do vậy, chi phí tạo mặt bằng ít tốn kém. Ba là, tạo ra dáng vẻ, bộ mặt của một đô thị biển, sẽ thu hút các nhà đầu tư để phát triển các ngành khác. Ngoài ra Kiên Giang là một tỉnh tận cùng phía Tây Nam của Tổ quốc, phía Bắc giáp với ranh giới Campuchia, phía Tây giáp với Vịnh Thái Lan. Do vậy, việc mở rộng thị xã ra phía biển sẽ tạo ra một vành đai phòng thủ vững chắc, với một tầm nhìn bao quát mặt biển về phía Tây (Vịnh Thái Lan). Do đó, về mặt chiến lược an ninh quốc phòng rất quan trọng khi dự án được mở ra.
Dự án lấn biển là một dự án có quy mô lớn và có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Với địa bàn chật hẹp của thị xã như hiện nay, việc bố trí dân cư, hệ thống giao thông, các khu vui chơi giải trí, các khu du lịch và các công trình khác hết sức khó khăn và phức tạp. Do đó, việc mở rộng thêm diện tích thị xã về phía biển trở nên hết sức cần thiết cho việc bố trí lại dân cư, hệ thống giao thông, các khu du lịch, các công trình phúc lợi công cộng trên địa bàn thị xã.
Dự án lấn biển mở ra, tạo mỹ quan cho đô thị, đồng thời thu hút hàng ngàn lao động, góp phần thực hiện tốt chính sách của tỉnh về giải quyết việc làm cho người lao động, làm giảm tỷ lệ thất nghiệp một cách đáng kể. Đó là sự cố gắng rất lớn của Đảng bộ và nhân dân Kiên Giang.
Thực tiễn cũng như kinh nghiệm các quốc gia thực hiện thành công CNH, HĐH đã khẳng định rằng: Có được nguồn lực con người đào tạo tốt về chuyên môn kỹ thuật cùng với việc phát huy có hiệu quả đội ngũ nguồn lực đó sẽ là nhân tố quyết định sự nghiệp CNH, HĐH đất nước nói chung, tỉnh Kiên Giang nói riêng. Điều này, chứng minh rằng: Công nghệ dù có lạc hậu, vốn dù có thiếu, đất nước ta nói chung, tỉnh Kiên Giang nói riêng, vẫn có thể có được CNH, HĐH bằng con đường "nhập", "vay", nhưng nguồn lực con người thì không thể thay thế bằng con đường nhập khẩu. Đó là nguồn nội lực quyết định thành công sự nghiệp CNH, HĐH.
Để tạo tiền đề phát triển nguồn nhân lực, Kiên Giang rất chú trọng đến công tác giáo dục - đào tạo, và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ khoa học - kỹ thuật và công nhân lành nghề.
Về công tác giáo dục - đào tạo: Hàng năm, tỷ lệ ngân sách của tỉnh đầu tư cho giáo dục chiếm 26% tổng chi. Riêng năm 1997 chiếm 28,2%, trong khi cả nước mới 20%. Năm 1999, toàn tỉnh có 348.696 học sinh phổ thông các cấp (năm 1995 có 297.057 em; đến năm 1998 có 333.581 em) với 12.844 giáo viên các cấp. Huy động học sinh từ 6-10 tuổi đạt 92,32%. Đặc biệt cuối năm 1999, Kiên Giang được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận là tỉnh hoàn thành công tác xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học. Đó là sự cố gắng rất lớn của Đảng bộ và nhân dân Kiên Giang.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục luôn được quan tâm và được coi là một trọng tâm nhằm làm chuyển biến chất lượng giáo dục - đào tạo. Đi đôi với việc đẩy mạnh đào tạo tại tỉnh, thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy, ủy ban nhâ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D vận dụng dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề vào các tiết luyện tập về quan hệ vuông góc trong hình học 11 Luận văn Sư phạm 0
S Vấn đề đầu tư xây dựng nhà ở trên địa bàn thủ đô Hà Nội của công ty Tư vấn - Đầu tư xây dựng và phát Luận văn Kinh tế 0
D Vấn đề phát triển kinh tế tư nhân trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
G Vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở công ty TNHH Thương mại và phát triển công nghệ Khoa học Tự nhiên 0
T Một số vấn đề phát triển ngành dệt may nhằm thoả mãn tốt hơn nhu cầu người tiêu dùng ở nhánh văn hoá Kiến trúc, xây dựng 0
E Một số vấn đề về phát triển kinh tế trang trại trong nông nghiệp ngoại thành Hà Nội Công nghệ thông tin 0
P Một số vấn đề về Thanh toán không dùng tiền mặt ở ngân hàng đầu tư và phát triển Cao Bằng - Thực trạ Công nghệ thông tin 0
D Phát triển năng lực giải quyết vấn đề thông qua dạy học phần "Dung dịch và điện hóa" ở Trường Sĩ qua Khoa học kỹ thuật 0
D Vận dụng dạy học theo định hướng phát triển năng lực trong bài: “một số vấn đề của châu phi”- địa lí Luận văn Sư phạm 0
H Thực trạng vấn đề xây dựng và phát triển thương hiệu tại Công ty cổ phần Kinh Đô miền Bắc Luận văn Kinh tế 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top