daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối


LỜI MỞ ĐẦU
Từ khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam, việc nghiên cứu học thuyết kinh tế trở nên rất cần thiết
không những đối với các nhà quản lý kinh tế nói riêng, mà còn cần thiết cho
những động nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường. Nhìn lại lịch sử các
học thuyết kinh tế, chúng ta thấy rằng, các học thuyết kinh tế của chủ nghĩa tự
do mới phát triển mạnh ở Cộng hòa Liên bang Đức, Anh, Mĩ, Aó và Thụy
Điển với nhiều hình thức khác nhau. Chủnghĩa bảo thủ ở Mĩ, chủ nghĩa giới
hạn mới ở Aó và Thụy Điển, chủnghĩa cá nhân mới ở Anh và đặc biệt là kinh
tế thị trường xã hội ở Cộng hòa Liên bang Đức. Với tư cách là một nhánh của
trào lưu tư tưởng chủ nghĩa tự do mới, nó là một điểm sáng đóng góp cho sự
phát triển của tư tưởng kinh tế nói chung, và sự phát triển của học thuyết kinh
tế mới nói riêng.
Học thuyết này được xây dựng trên cơ sở mô hình kinh tế của LeNin,
nên ngay từ khi ra đời, lý thuyết “ kinh tế thị trường xã hội” đã gây được sự
chú ý. Nó kích thích mạnh mẽ sáng kiến cá nhân và lợi ích toàn xã hội, đồng
thời phòng tránh được các khuyết tật lớn về kinh tế thị trường, chống lạm
phát, giảm thất nghiệp, bảo vệ giúp đỡ các tầng lớp xã hội gặp khó khăn
cùng kiệt nàn, đảm bảo cuộc sống an toàn và xứng đáng, phù hợp với trình độ
phát triển chung của xã hội hiện đại. Nó góp phần tạo dựng nền kinh tế thị
trường, vừa thực hiện công bằng xã hội.
Ngày nay, rất nhiều nhà khoa học vẫn tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu về
vai trò lý thuyết “ kinh tế thị trường xã hội” đối với sự phát triển kinh tế xã
hội. Đặc biệt là trong công cuộc đổi mới, xây dựng nền kinh tế thị trường định
hướng xã hôi chủ nghĩa ở nước ta. Trong bài phát biểu đầu năm mới 2012 của
thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đồng chí đã đề cao vai trò của nền kinh tế thị

trường trong sự phát triển kinh tế ở nước ta, do vậy việc nghiên cứu các học
thuyết kinh tế trong lịch sử, đặc biệt là lý thuyết “ kinh tế thị trường xã hội”
của CHLB Đức là vô cùng quan trọng, để rút ra những bài học kinh nghiệm
2


góp phần xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa ở nước
ta phát triển nhanh và vượt bậc.
1. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
Đề tài với mục đích là nghiên cứu nội dung cơ bản của lý thuyết “ nền
kinh tế thị trường xã hội ” của chủ nghĩa tự do mới ở Cộng hòa Liên bang Đức.
Nhiệm vụ của đề tài là:


Nêu được khái quát về lí thuyết nền kinh tế thị trường xã hội của chủ nghĩa tự
do mới.



Nêu được lý thuyết kinh tế thị trường xã hội ở CHLB Đức.



Đánh giá về lý thuyết “ nền kinh tế thị trường xã hội”.



Vận dụng sáng tạo vào thực tiễn Việt Nam.
2. Cơ sở và phương pháp nghiên cứu.
Với đề tài này ta có thể sử dụng các phương pháp sau:




Cơ sở lý luận, phương pháp luận của lí thuyết nền kinh tế thị trường xã hội
của chủ nghĩa tự do mới.



Phương pháp lịch sử.



Phương pháp logic.



Phương pháp phân tích.



Phương pháp tổng hợp.
3. Yêu cầu.
Hiểu rõ và nắm vững lí thuyết nền kinh tế thị trường xã hội của chủ
nghĩa tự do mới? Phân tích được lí thuyết kinh tế thị trường xã hội ở CHLB
Đức. Trình bày những mặt tiến bộ và hạn chế của lí thuyết kinh tế thị trường
xã hội này. Đồng thời vận dụng sáng tạo những quan điểm của lí thuyết này
vào thực tiễn Việt Nam.

3


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I:VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ ĐỨC VÀ LÝ
THUYẾT NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG XÃ HỘI CỦA CHỦ
NGHĨA TỰ DOMỚI Ở ĐỨC
1.1.Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và xã hội của Đức.
Vị trí địa lý: Đức là một quốc gia liên bang nằm ở Trung Âu và có
chung đường biên giới với các nước Đan Mạch, Ba Lan và Séc, Áo và Thụy
Sĩ, Pháp, Luxembourg, Bỉ và Hà Lan. Lãnh thổ Đức trải rộng 357.021 km2.
Thủ đô là berlin.
Đức là một quốc gia lớn về diện tích, kinh tế và chính trị ở châu Âu
Điều kiện tự nhiên: địa hình nước Đức khá phức tạp, thuộc vùng khí
hậu ôn hòa, có điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
Điều kiện xã hội: đức là quốc gia có dân số lớn nhất liên minh châu Âu
với hơn 82 triệu người, phần lớn là người Đức.
Về Kinh tế: đức là quốc gia có nền kinh tế lớn nhất châu Âu với tổng
GDP là 3089 tỉ USD năm 2011 và là thành viên trong nhóm G7.
Về chính trị: Đức là một quốc gia có nền chính trị ổn định và là thành
viên của hội đồng bảo An Liên hợp quốc.
1.2. Khái quát về lý thuyết nền kinh tế thị trường xã hội
1.2.1. Hoàn cảnh lịch sử
Trong thực tiễn, mô hình kinh tế thị trường xã hội được thực thi từ cuối
thập kỉ 90, đây là một mô hình kinh tế thị trường hiện đại diễn ra chủ yếu ở
nước CHLB Đức và một số nước Bắc Âu khác. Một trong những kiến trúc sư
chủ xướng mô hình kinh tế thị trường xã hội là tiến sĩ kinh tế Gornot Gutmann
– Chủ tịch hội các nhà khoa học kinh tế và khoa học xã hội CHLB Đức chủ
nghĩa tự do mới khi xây dựng lí luận về nền kinh tế thị trường xã hội đã coi
sựhoạt động của hệ thống giá trị cả hình thành trên cơ sở tác động của cung cầu
trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo là tiền đề quan trọng nhất của nó.
4



1.2.2. Đặc điểm cơ bản
Đặc điểm của lý thuyết nền kinh tế thị trường xã hội bao gồm những
đặc điểm chínhsau:
1.2.2.1. Bản chất của kinh tế thị trường xã hội
Kinh tế thị trường xã hội là khái niệm về một hình thái kinh tế thị
trường mớira đời đầu tiên ở Tây Đức ( Cộng hòa Liên bang Đức) mà tác giả
là những người theo trường phái kinh tế thị trường như: Freiburg, Frederich,
F.A.von Hayek, Wolf ogen. Về bản chất, kinh tế thị trường xã hội gần giống
với kinh tế thị trường nhưng mục tiêu của nó là: “gắn kết trên cơ sở thị trường
các nguyên tắc tự do và bình đẳng xã hội”. Tuy nhiên, cần tránh hiểu nhầm
vấn đề tự do trên thị trường.
Khái niệm kinh tế thị trường xã hội hoàn toàn khác với quan điểm của “
chủ nghĩa tự do mới”. Kinhtế thị trường xã hội không đồng nhất với cái gọi
là: “kinh tế thị trường tự do” .Đây là mô hình kinh tế được các nhà kinh tế
theo trường phái tự do của Mĩ đề xuất , mà bản chất của nó là giảm thiểu sự
can thiệp của nhà nước và để cho nền kinh tế tự vận hành thông qua các công
cụ của nó.
Kinh tế thị trường xã hội cũng không đồng nhất với các quan điểm kinh
tế, xã hội của những người trọng tiền. Những người này muốn giảm thiểu sự
can thiệp của Nhà nước nhưng đồng thờicũng muốn chiến đấu với lạm phát
bằng cách theo đuổi một chính sách hạn chế kiểm soát lượng cung tiền tệ.
Hơn nữa, họ cho rằng tiến trìnhkinh tế tự nó hoàn toàn có khả năng chịu đựng
các biến động có tínhkì nếu nhà nước kiềm chế không can thiệp.
Theo các nhà khởi xướngthì kinh tế thị trường xã hội là mô hình kinh
tế không phải XHCN và cũng không phải TBCN mà như một “ con đường
thứ ba”, thực chất con đường thứ ba này là từ bỏ chủ nghĩa tư bản tự do, đồng
thời chống độc quyền, bảo vệ những nguyên lí của kinh tế thị trường. Theo
Alfred Muller Armack, một trong những tác giả của mô hình kinh tế thị

trường xã hội ở CHLB Đức: “Đối với chúng ta giờ đây, cả hai mô hình kinh
5


tế thị trường tự do và kinh tế kế hoạch hóa, đều đã trở nên lỗi thời, chúng ta
cần phát triển mô hình thứ ba, đó không phải là hỗn hợp thuần túy hay là sự
thỏa hiệp của hai mô hình trước mà chính là sự tổng hợp những hiểu biết về
thời đại của chúng ta hiện nay. Chúng ta gọi mô hình thứ ba này là: “kinh tế
thị trường xã hội”.
1.2.2.2. Nội dung của lí thuyết kinh tế thị trường xã hội
Với mô hình kinh tế thị trường xã hội, thể chế và cơ quan chính phủcó
vai trò đảm bảo ổn định xã hội có tầm quan trọng đặc biệt. Những cơ quan có
liên quan tới chính sách xã hội và ổn định kinh tế vĩ mô có vai trò chủ đạo,
nhằm cố gắng loại trừ lạm phát và thất nghiệp bằng các biện pháp tiền tệ và
tài khóa. Một mặt, mô hình kinh tế thị trường xã hội tìm kiếm sự cân bằng
giữa việc tạo ra và duy trì kinh tế thị trường, mặt khác đảm bảo sự công bằng
xã hội. Điều này trên thực tế là một cách thức chính trị không dễ đối phó, đặc
biệt trong giai đoạn suy thoái kinh tế.
Như đã đề cập ở trên, các nguyên tắc của thị trường tự do và công bằng
xã hội được thống nhất trong mô hình kinh tế thị trường xã hội. Một mặt, nó
khuyến khích và nhấn mạnh các nhân tố kích thích các sáng kiến cá nhân vì
lợi ích của nền kinh tế. Mặt khác, nó loại bỏ các phát triển không mong muốn
bất cứ khi nào có thể, ví dụ như: sự thiếu thốn, cùng cực của một số nhóm xã
hội, lạm phát và thất nghiệp. Tóm lại, có thể hiểu một cách ngắn gọn kinh tế
thị trường xã hội là một nền kinh tế thị trường kết hợp tự do với công bằng xã
hội. Điều này có vẻ trái với bản chất nền kinh tế thị trường nói chung, vì trong
nền kinh tế thị trường nói chung, tự do và công bằng không thể nào dung hợp
được. Người ta phải luôn luôn đứng trước sự lựa chọn: nếu nhiều tự do thì ít
công bằng, nếu nhiều công bằng thì ít tự do, tức là chúng luôn luôn tỉ lệ
nghịch với nhau.

Tuy nhiên, theo lí thuyết về nền kinh tế thị trường xã hội vì tự do và

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top