adminxen

Administrator
Staff member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vốn đầu tư là yếu tố vật chất trực tiếp quyết định tốc độ tăng trưởng kinh tế. Mục tiêu thoát khỏi nước kém phát triển vào trước năm 2010 và cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 đòi hỏi nước ta phải có một lượng vốn khổng lồ.
Cùng với việc huy động nguồn vốn đầu tư trong nước, nhất là nguồn vốn ngoài nhà nước, là việc đẩy mạnh thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư trực tiếp.
Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của VN trong những năm qua tăng khá nhanh về chất và lượng. Tính đến nay đã có hàng ngàn DN, bao gồm cả các tập đoàn lớn nhất thế giới, từ hơn 77 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư trực tiếp vào VN với tổng vốn đăng ký trên 70 tỉ USD.
VN đang là điểm đến đầy hứa hẹn cho các nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) trong bối cảnh đang dấy lên một làn sóng đầu tư mạnh mẽ mới vào VN.
Hµn Quèc lµ mét trong nh÷ng nhµ ®Çu t lín nhÊt cña ViÖt Nam trong h¬n 10 n¨m trë l¹i ®©y. Quan hÖ kinh tÕ ViÖt Nam - Hµn Quèc ®îc xóc tiÕn g¾n liÒn víi sù kiÖn b×nh thêng ho¸ quan hÖ ngo¹i giao gi÷a hai níc n¨m 1992. Tõ ®ã cho tíi nay Hµn Quèc ®• vµ ®ang trë thµnh mét ®èi t¸c hµng ®Çu cña ViÖt Nam trong quan hÖ kinh tÕ quèc tÕ mµ ®Æc biÖt lµ ®Çu t trùc tiÕp cña Hµn Quèc vµo ViÖt Nam.
Tuy nhiên, c¸c chuyên gia nước ngoài cho thấy môi trường đầu tư của VN vẫn còn không ít trở ngại. VN đã chứng minh cho thấy tiềm năng to lớn trong việc thu hút FDI... Tuy nhiên, không chắc chắn vốn ồ ạt đổ vào VN sẽ kéo dài trong bao lâu.
Theo một nghiên cứu của NH Hợp tác quốc tế Hµn Quèc , đa số các DN Hµn Quèc khi đầu tư vào VN lấy tiêu chí "nhân công lao động rẻ" là lợi thế. Nhưng lợi thế này sẽ nhanh chóng mất đi sau khi trở thành quốc gia đang phát triển có thu nhập khá.
Các nghiên cứu khác cũng cho thấy các DN Hµn Quèc đang coi cơ sở hạ tầng, hệ thống pháp lý và điều hành của VN là những trở ngại lớn.
Một số nhà đầu tư chọn VN vì muốn... tránh đầu tư quá nhiều vào Trung Quốc (phân tán rủi ro). Vì vậy, nhiều DN Hµn Quèc có xu hướng đặt chiến lược "Trung Quốc+1", có nghĩa là VN sẽ là lựa chọn thứ 2, hay thứ 3, thứ 4 sau Trung Quốc để đầu tư.
Đội ngũ luật sư VN còn thiếu am hiểu về hệ thống luật pháp quốc tế. Đây cũng là một khó khăn trong tiến trình hội nhập.
Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt, nếu chậm một bước sẽ bị thua, do đó, VN phải luôn theo dõi những diễn biến trong thu hút FDI của các nước khác để có chính sách thu hút phù hợp.
Trong thời gian tới, VN vẫn tiếp tục tăng số lượng các dự án FDI, song sẽ ph¶i quan tâm nhiều hơn tới chất lượng của dự án. Các dự án FDI sẽ phải được chọn lọc thật kỹ, làm sao để có thể thu hút được những công nghệ tiên tiến, công nghệ cao của các nước khác. Đối tượng cũng phải là những công ty xuyên quốc gia, có tiềm lực về tài chính và công nghệ. Tuy VN có lợi thế về nguồn lao động giá rẻ, song trình độ chuyên môn lại không cao. Nếu chủ quan, không đào tạo lao động tích cực hơn thì trong tương lai chất lượng đầu tư vào VN sẽ không được như mong đợi.
Do đó, việc nghiên cứu, khảo sát cơ bản về mặt lý luận và thực tiễn về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam để có những giải pháp thích hợp là cần thiết, nên tác giả chọn đề tài "Tiềm năng của Việt Nam trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Hàn Quốc" để nghiên cứu, làm đề án chuyên nghành kinh doanh quốc tế.
2. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu
Mục đích:
Đánh giá tiềm năng của Việt Nam trong việc thu hút FDI của Hàn Quốc, đề xuất giải pháp thúc đẩy đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam trong thời gian tới.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Làm rõ thực trạng về FDI của Hàn Quốc nói chung và FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam.
- Đánh giá tiềm năng của Việt Nam trong việc thút vốn FDI của Hàn Quốc.
- Căn cứ vào chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, thực trạng và triển vọng của Việt Nam trong việc thu hút FDI của Hàn Quốc, đề xuất phương hướng và các giải pháp nhằm thúc đẩy FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam đáp ứng yêu cầu của thời mở cửa và hội nhập của đất nước.
Phạm vi nghiên cứu:
Các dự án đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam kể từ khi quan hệ kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc được xúc tiến vào năm 1992 đến nay (hết tháng 8 năm 2007). Các phương hướng và giải pháp đề xuất đến năm 2010, định hướng đến 2020.
3.Phương pháp nghiên cứu
Đề án vận dụng các phương pháp nghiên cứu kinh tế chính trị học Mác - Lê nin như : phương pháp biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp lôgic thống nhất với lịch sử và các phương pháp nghiên cứu khoa học chung như quan sát, thống kê, phân tích và tổng hợp, diễn dịch và quy nạp, phương pháp hệ thống... để giải quyết các vấn đề thuộc nội dung của đề án.
4. Kết cấu của đề án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề án được kết cấu thành 3 phần.

Phần 1
Tổng quan về fdi của hàn quốc và fdi của hàn quốc vào việt nam

Một khảo sát về Việt Nam được tiến hành bởi cơ quan Phát triển Đầu tư - Thương Mại của Hàn Quốc cho thấy mức độ thỏa mãn cao từ các công ty Hàn Quốc tại Việt Nam. Theo khảo sát này, 214 công ty trả lời trong số 668 công ty được hỏi thì 42,1% hài lòng, 50,5% tương đối hài lòng và chỉ 1,4% không hài lòng; kết quả là 92,6% từ tương đối hài lòng trở lên. Hơn nữa, 60,6% số công ty trả lời dự định sẽ giới thiệu các công ty khác đầu tư vào Việt Nam trong khi chỉ 9,7% dự định chuyển các nhà máy sang nước khác.
Mặt khác, theo khảo sát do Hiệp hội các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Hàn Quốc thực hiện năm 2004, mức độ hài lòng của các công ty Hàn Quốc tại Trung Quốc trên mức tương đối là 79,3%, thấp hơn so với Việt Nam. Mặc dù sự so sánh giản đơn này có thể bao hàm nguy cơ bỏ qua các yếu tố khác ảnh hưởng đến thực tế nhưng những kết quả khảo sát cho thấy rằng tiềm năng tăng cường FDI tại Việt Nam là rất lớn.
1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng
Năm 1992 khi mối quan hệ ngoại giao giữa hai nước đã được thiết lập thì vốn đầu tư của Hàn Quốc đã tăng 2,26 lần so với 4 năm trước gộp lại (140.600.000USD). Năm 1993, Hàn Quốc đã được nâng lên vị trí thứ 3 với 30 dự án và 508.500.000USD tổng vốn đầu tư, tăng gần 4 lần so với năm 1992 nhưng vẫn xếp sau Đài Loan, Hồng Kông về số dự án. Vị trí này vẫn được duy trì trong suốt 2 năm 1994 và 1995 song vị trí về số vốn đầu tư tăng rõ rệt hàng năm. Năm 1994 Hàn Quốc xếp thứ 6 trên tổng số 54 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Năm 1995, với số vốn đầu tư (656,8 triệu USD) tăng gần gấp đôi so với năm 1994 đã đưa Hàn Quốc lên vị trí thứ 4 sau Đài Loan (1.214 triệu USD), Nhật Bản (1.188 triệu USD) và Mỹ (830 triệu USD). Riêng 6 tháng đầu năm 1996 Hàn Quốc vượt lên đứng đầu với tổng số trên 30 dự án và 714.468.100USD. Tính đến tháng 6/1997 Hàn Quốc đã đầu tư vào Việt Nam tổng số là 206 dự án với số vốn đăng ký là trên 2.363.548.252USD. Cho đến tháng 4/1999 Hàn Quốc đang có 231 dự án được cấp giấy phép đầu tư tại Việt Nam và còn hiệu lực với tổng vốn đang ký 3.450 triệu USD, đứng thứ 4 trong số các nước đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam. Tính đến tháng 3 năm 2004, Hàn Quốc đã đầu tư vào Việt Nam tất cả 696 dự án với tổng số vốn đăng ký là 4,311 tỷ USD.
Kể từ năm 1988 - 2006 (tính đến hết ngày 20/10/2006) Hàn Quốc đứng thứ 2 về tổng số dự án đầu tư với 1246 dự án chỉ xếp sau Đài Loan (1547 dự án) với tổng số vốn đầu tư là 6.153.865.751USD. Hàn Quốc vẫn tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Điều này lại một lần nữa được khẳng định khi trong 7 tháng đầu năm qua (2007) Hàn Quốc dẫn đầu về tổng số dự án đầu tư vào Việt Nam….
Xét một cách tổng quát, đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam kể từ năm 1992 đến nay có xu hướng tăng lên và tăng phát triển nhất từ năm 1993 đến năm 1996 và dự báo trong những năm tới đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam sẽ còn tiếp tục tăng mạnh. Trong khoảng thời gian này, có những năm đầu tư của Hàn Quốc dẫn đầu cả về số lượng dự án lẫn tổng số vốn đầu tư và luôn nằm trong số 10 nước và vùng lãnh thổ có số dự án và vốn đầu tư lớn nhất vào Việt Nam.
soát được tình trạng tham nhũng và bảo hộ quyền sở hữu có hiệu quả. Thêm vào đó là các cơ sở hạ tầng như giao thông vận tải, điện nước, bến cảng, viễn thông và lực lượng lao động có chất lượng cao, cùng nguồn tài nguyên phong phú cũng góp phần hấp dẫn các nhà đầu tư quốc tế đổ vào.
Tất cả các vấn đề trên đã đặt ra trong một bối cảnh đòi hỏi bộ máy lãnh đạo trong Chính phủ Việt Nam phải có trách nhiệm và có hiệu quả hơn. Đó là hệ thống các công chức hành chính chuyên nghiệp có năng lực và trong sạch, được tuyển lựa vào quản ly theo các nguyên tắc, quy định mang tính cạnh tranh, dựa trên khả năng và hoạt động với một hiệu quả tương đối cao. Cải cách hành chính bộ máy nhà nước Việt Nam là một nhiệm vụ đang được tiến hành hiện nay.

Kết luận
Tóm lại, tiềm năng của Việt Nam trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ Hàn Quốc là rất lớn và trên nhiều ngành nghề. Với những gì mà quan hệ giữa hai nước đã đạt được trong thời gian vừa qua và trước đòi hỏi mới hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, chúng ta tin tưởng rằng quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Hàn Quốc đặc biệt là trong lĩnh vực FDI sẽ ngày càng phát triển hơn nữa góp phần tích cực vào quá trình CNH, HĐH của Việt Nam và chính sách toàn cầu hoá của Hàn Quốc. Điều này là hoàn toàn có cơ sở bởi vì:
Thứ nhất, mỗi bên đều có nhiều lợi thế và có thể hỗ trợ lẫn nhau. Hàn Quốc có thế mạnh về vốn, kỹ thuật, kỹ năng quản lý; Việt Nam có nguồn lao động rẻ, sẵn nguyên vật liệu và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác. Những lợi thế này chính là cơ sở đảm bảo cho quan hệ giữa hai nước phát triển mạnh mẽ hơn nữa đặc biệt trong lĩnh vực FDI.
Thứ hai, việc triển khai chiến lược toàn cầu hoá và cải cách cơ cấu kinh tế của Hàn Quốc diễn ra đồng thời với các cố gắng đẩy mạnh cải cách về mọi mặt và tăng cường hoà nhập vào khu vực và thế giới của Việt Nam sẽ giúp cả hai nước Việt Nam và Hàn Quốc phát triển nhanh hơn, đồng thời nâng cao vai trò của mỗi bên trong khu vực và trên thế giới.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top