daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối


LỜI MỞ ĐẦU

Toàn cầu hoá mang lại cho nền kinh tế quốc tế nói chung và từng quốc gia nói riêng những lợi ích to lớn không thể phủ nhận, đó là sự tăng trưởng xuất khẩu, đó là sự giảm giá trong chi tiêu của người dân, là sự gia tăng tỉ lệ đầu tư cùng với việc tiếp cận với nền khoa học tiên tiến dễ dàng hơn… Song không chỉ có vậy, toàn cầu hoá cũng mang lại cho các quốc gia nhiều mối nguy, trong đó có mối nguy hiểm tiềm tàng về cạnh tranh. Cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu diễn ra khốc liệt và hoàn toàn không nhân nhượng đối với bất kì quôc gia nào. Và thực tế là nhiều quốc gia đã trở thành một món ăn béo bở, bị xâu xé bởi các tập đoàn kinh tế lớn nước ngoài.
Ngày 7/11/2006 Việt Nam đã chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, như vậy cạnh tranh và những ảnh hưởng mặt trái của toàn cầu hoá đối với nền kinh tế nước ta không còn là lý thuyết. Việc cấp bách đối với nền kinh tế non trẻ nước ta là xác định các sách lược giúp các doanh nghiệp non trẻ trong nước đương đầu với những “gã khổng lồ” bên ngoài, bảo vệ được miếng bánh thị phần mà bấy lâu nay doanh nghiệp trong nước còn nắm giữ. Với đề tài: “Nghiên cứu tiềm năng phát triển thị trường bán lẻ hiện đại của Việt Nam” em mong muốn đưa ra cái nhìn khái quát nhất về tiềm năng về thị trường hàng tiêu dùng và thực trạng của hệ thống phân phối bán lẻ hiện đại nước ta nhằm tìm ra những biện pháp hiệu quả nhất giúp các doanh nghiệp trong nước xác định được vị thế của mình trên chính “sân nhà” từ đó tìm ra biện pháp hiệu quả đối phó với các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài sắp xâm nhập vào thị trường nước ta trong nay mai..
Đề tài chủ yếu nghiên cứu về hệ thống phân phối bán lẻ hiện đại Việt Nam trong thị trưòng hàng tiêu dùng dựa trên số liệu sẽ được thu thập trong vòng từ năm 2000 trở lại đây, khi mà hệ thống này bắt đầu hình thành và phát triển ở nước ta. Dựa trên các phương pháp thu thập tài liệu, tổng hợp phân tích, dự báo,… đề tài sẽ đi sâu làm rõ một số vấn đề sau:
Xem xét hoạt động phân phối hàng tiêu dùng nói chung và thực trạng hoạt động của hệ thống phân phối bán lẻ hiện đại đồng thời chỉ ra những ưu điểm cũng như những nhược điểm còn tồn tại của doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ hiện đại Việt Nam.
Dự báo xu thế phát triển của thị trường hàng tiêu dùng cũng như mức độ phát triển của doanh nghiệp bán lẻ hiện đại Việt Nam trong thời gian tới.
Đề xuất một số giải pháp nhằm gia tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp bán lẻ hiện đại trong nước trước sự đe doạ của các đối thủ khác đặc biệt là các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài.
Kết cấu của đề tài:
Ngoài mở đầu và kết luận, đề tài được chia làm 3 phần:
Phần I: Khái quát về thị trường hàng tiêu dùng và hệ thống phân phối
Phần II: Đánh giá về tiềm năng phát triển của hệ thống phân phối bán lẻ hiện đại của Việt Nam.
Phần III: Những giải pháp phát triển hệ thống phân phối bán lẻ hiện đại ở Việt Nam.


PHẦN I. KHÁI QUÁT VỀ THỊ TRƯỜNG HÀNG TIÊU DÙNG VÀ HỆ THỐNG PHÂN PHỐI

I. Khái quát về thị trường hàng tiêu dùng Việt Nam.
Hàng tiêu dùng – nói một cách khái quát nhất, là loại hàng hoá gắn với hoạt động tiêu dùng trực tiêp của người dân. Như vậy bất kì người nào cũng là cầu đơn vị của nhóm hàng này.
Xem xét qui mô thị trường của loại hàng hoá này chúng ta không chỉ xem xét số lượng người tiêu dùng mà còn phải tính đến khả năng chi trả của người dân.
Gần đây nhất thị trường tiêu dùng Việt Nam được đánh giá là đứng thứ 3 thế giới về độ hấp dẫn, vượt qua cả Trung Quốc và chỉ sau Ấn Độ và Nga. Các nhà đầu tư nước ngoài nhận định thị trường hàng tiêu dùng Việt Nam hiện nay như một Ấn Độ thu nhỏ với tình hình thị trường gần như tương đồng nhau. Thể hiện ở 2 điểm cơ bản: Thứ nhất, Việt Nam là một thị trường rộng lớn với số dân lên tới hơn 83 triệu người. Thêm nữa, hệ thống phân phối của Việt Nam đang ở mức sơ khai, mới chỉ khai thác một phần rất nhỏ tiểm năng của thị trường. Một điều kiện thuận lợi nữa là ở Việt Nam tốc độ mở cửa của thị trường khá nhanh. Năm 2009 theo cam kết gia nhập WTO, thị trường hàng tiêu dùng Việt Nam chính thức mở cửa. Với những nhận định trên thị trường hàng tiêu dùng Việt Nam quả là miếng bánh béo bở cho các đại gia phân phối nước ngoài.
Hiện tại qui mô tiêu dùng tại Việt Nam đã lên tới 41.5 triệu USD và không ngừng tăng lên. Tỷ lệ tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng so với mức chi tiêu cuối cùng đã tăng lên nhanh chóng qua các năm. Nếu năm 2000 mới chỉ đạt 68.5%, thì năm 2006 đã lên tới 85.4%. Tỷ lệ quĩ tiêu dùng cuối cùng so với GDP của Việt Nam đang thuộc loại cao so với các nước trên khu vực (trên 70%), so với 55.9% của Singapore, 58.2% của Malaysia,…Điều này chứng tỏ tiêu dùng cuối cùng thông qua mua, bán trên thị trường đã tăng khá nhanh, tính tự cấp, tự túc trong nền kinh tế đã được thay thế dần bằng tính thị trường.
II. Hệ thống phân phối hàng tiêu dùng tại Việt Nam.
1. Các thành viên trong hệ thống phân phối hàng tiêu dùng.
Cũng như hệ thống phân phối hàng hoá khác, hệ thống phân phối hàng tiêu dùng cũng bao gồm 3 thành viên chính: nhà sản xuất, trung gian phân phối và người tiêu dùng cuối cùng.
1.1. Nhà sản xuất: là những người đầu tiên đưa hàng hoá vào lưu thông trên thị trường, họ có thể là những người sản xuất trực tiếp hay những người nhập khẩu hàng hoá. Trong thị trường hàng tiêu dùng Việt Nam doanh nghiệp trong nước bộ phận chủ yếu cung cấp hàng hoá cho thị trường (tỷ lệ nhập khẩu hàng tiêu dùng trong năm qua chỉ là 8.1% trong tổng lượng hàng nhập khẩu). Song khả năng bao phủ thị trường của các doanh nghiệp trong nước đang giảm dần cùng với sự mở cửa của nền kinh tế.
1.2. Các trung gian phân phối: trung gian phân phối là hệ thống mạch máu với chức năng đưa hàng hoá từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Hoạt động dịch vụ phân phối có tầm quan trọng lớn với nền kinh tế Việt Nam, đóng góp 13 - 14% vào GDP. Theo số liệu tổng điều tra, số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ phân phối tăng hơn 2 lần trong thời kỳ 2000 - 2004, từ gần 14.100 doanh nghiệp lên gần 28.600 doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp hoạt động bán buôn tăng gần 170% và bán lẻ tăng gần 50%.
Trung gian bán buôn được chia làm 3 loại chính: Nhà bán buôn sở hữu hàng hoá thực sự; các đại lý, môi giới và nhà buôn hưởng hoa hồng; chi nhánh và thay mặt bán của nhà sản xuất. Qui mô của các trung gian bán buôn trong thị trường hàng tiêu dùng nước ta còn nhỏ lẻ, manh mún, mang tính tự phát cao.
Trung gian bán lẻ gồm: các loại hình bán lẻ truyền thống như: Chợ, cửa hàng tạp hóa,…; các loại hình bán lẻ hiện đại như: siêu thị, cửa hàng tiện ích, …; cửa hàng phân phối, giới thiệu sản phẩm của các nhà sản xuất. Đây là trung gian gần với người tiêu dùng cuối cùng nhất.
Với đặc điểm cơ bản của hàng tiêu dùng là tổng khối lượng cầu của thị trường là lớn song giá trị và số lượng hàng hoá trong mỗi lần trao đổi thấp nên trung gian bán lẻ là bộ phận quan trọng nhất trong các trung gian tham gia phân phối hàng tiêu dùng.
1.3 Người tiêu dùng cuối cùng: Người tiêu dùng cuối cùng tập hợp lại trở thành cầu của thị trường, là mắt xích cuối cùng song vô cùng quan trọng điều khiển toàn bộ kênh phân phối. Hiện tại qui mô cầu hàng tiêu dùng của Việt Nam là rất lớn với số lượng dân số hơn 83 triệu người, xếp thứ 13 trên thế giới. Mặt khác, khả năng thanh toán của người dân Việt Nam ngày càng tăng lên, khiến cho thị trường hàng tiêu dùng Việt Nam hấp dẫn các nhà đầu tư, kể cả các nhà đầu tư nước ngoài.
2. Đánh giá chung về hệ thống phân phối hàng tiêu dùng Việt Nam.
Cùng với sự non trẻ của nền kinh tế thị trường, hệ thống phân phối hàng tiêu dùng của nước ta đang tồn tại rất nhiều nhược điểm. Hệ thống phân phối hiện nay có qúa nhiều cấp trung gian trong cùng một khâu (bán buôn, bán lẻ) và quá nhiều đầu mối trên một khu vực địa lý. Bên cạnh đó, sự phân đoạn thị trường giữa các thành viên trong hệ thống và giữa các thành viên trong cùng một cấp độ kênh chưa hợp lý. Những nhược điểm trên làm mất khả năng kiểm soát toàn bộ hệ thống phân phối, làm giảm tính liên kết của các thành viên. Do vậy không tạo ra được sức mạnh chung trong việc nghiên cứu thị trường, tập trung đơn đặt hàng, định hướng cho sản xuất và hướng dẫn tiêu dùng. Khả năng tự điều chỉnh của thị trường kém nhanh nhạy và các biện pháp can thiệp của Nhà Nước kém phát huy được hiệu quả. Điều này dẫn tới hậu quả là tác động của thị trường thế giới đến thị trường trong nước thường mạnh hơn so với các nước khác, gây thiệt hại cho không chỉ một thành viên tham gia kênh mà toàn bộ kênh. Với cam kết mở cửa thị trường hàng tiêu dùng vào năm 2009, sự xuất hiện ồ ạt của các tập đoàn phân phối nước ngoài sẽ tấn công trực tiếp vào hệ thống phân phối của nước ta, đẩy nguy cơ phá vỡ hệ thống lên cao hơn bao giờ hết.
Tuy nhiên, trong mấy năm gần đây, hệ thống phân phối Việt Nam đang có những chuyển biến tích cực. Doanh nghiệp trong nước đã nhận định được nguy cơ sắp tới và bước đầu có sự điều chỉnh. Một mặt, mỗi doanh nghiệp đang tự hoàn thiện dần hệ thống phân phối của bản thân, hàng hoá đưa vào thị trường ngày càng phong phú về mẫu mã và chất lượng hơn; các hình thức phân phối được đa dạng hoá với chất lượng phục vụ cao hơn trước. Mặt khác, các doanh nghiệp cũng khẳng định liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp trong nước là điều kiện cần thiết cho cuộc chiến sắp tới.











PHẦN II. ĐÁNH GIÁ VỀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG PHÂN PHỐI BÁN LẺ HIỆN ĐẠI CỦA VIỆT NAM.

I. Tổng quan về thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở Việt Nam.
Như đã nói ở trên, bán lẻ là hình thức phân phối gần nhất với người tiêu dùng và thực tế đã chứng minh là chi tiêu của người tiêu dùng hầu hết thông qua hình thức bán lẻ. Hệ thống phân phối bán lẻ hàng tiêu dùng ở Việt Nam bao gồm: hệ thống phân phối truyền thống, hệ thống phân phối bán lẻ hiện đại cuối cùng là hệ thống các cửa hàng phân phối trực tiếp của các nhà sản xuất.
Có thể đưa ra một vài nhận định cơ bản về thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng của Việt Nam nhưa sau:
Thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng Việt Nam là thị trường đang mở rộng về qui mô. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế thì luôn ở mức cao và ổn định mức sống người dân được nâng cao rõ rệt. Năm 2005, sức mua hàng hóa và dịch vụ của thị trường Việt Nam tăng khá mạnh với bình quân chi tiêu đầu người lên đến 438.000 đồng/tháng, cao hơn nhiều so với mức 378.000 đồng/tháng của năm trước đó và gấp 2 lần so với năm 2000.
Tỷ lệ giữa kênh phân phối truyền thống và hiện đại ở Việt Nam hiện đang chênh lệch ở mức cao. Nếu như Thái Lan tỷ lệ này là 4 : 6 (kênh phân phối truyền thống 40%, hiện đại 60%) thì ở Việt Nam là 8,4 : 1,6. Sức hấp dẫn rất lớn ở thị trường hàng tiêu dùng Việt Nam nằm ở chỗ khả năng nắm giữ được 84% thị phần vốn rất rời rạc và manh mún này là rất cao.
Hệ thống phân phối truyền thống vẫn là kênh phân phối chủ yếu: Hệ thống phân phối truyền thống điển hình là các cửa hàng bán lẻ hộ gia đình nằm rải rác trong các khu dân cư và chợ vẫn là những hình thức chủ yếu cung cấp tới 90% tổng nhu cầu hàng tiêu dùng của người dân, cả về hàng thực phẩm cũng như phi thực phẩm. Mua hàng tại các cửa hàng hay các chợ này là thói quen xuất phát từ nhu cầu sử dụng thực phẩm tươi sống hằng ngày tồn tại từ rất lâu của người dân Việt Nam. Ngoài ra hệ thống phân phối truyền thống có khả năng cạnh tranh về giá khá cao xuất phát từ việc đầu tư cho cơ sở hạ tầng thấp. Với 2 ưu điểm nổi bật trên, hệ thống phân phối truyền thống vẫn áp đảo hệ thống phân phối hiện đại trong nhièu phân đoạn thị trường, điều này sẽ được xem xét ở phần tiếp theo. Tuy nhiên, hệ thống phân phối truyền thống đang bộc lộ những yếu điểm lớn, gây mất lòng tin của người tiêu dùng. Sự thiếu liên kết và thống nhất giữa các thành viên gây ra tình trạng giá cả chênh lệch ngay trên một khu vực địa lý hẹp, khách hàng buộc phải tìm hiểu giá cả trước khi mua hàng với tâm lý sợ bị mua “hớ”.

MỤC LỤC

Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN I. KHÁI QUÁT VỀ THỊ TRƯỜNG HÀNG TIÊU DÙNG VÀ HỆ THỐNG PHÂN PHỐI 3
I. Khái quát về thị trường hàng tiêu dùng Việt Nam. 3
II. Hệ thống phân phối hàng tiêu dùng tại Việt Nam. 3
1. Các thành viên trong hệ thống phân phối hàng tiêu dùng. 3
2. Đánh giá chung về hệ thống phân phối hàng tiêu dùng Việt Nam. 5
PHẦN II. ĐÁNH GIÁ VỀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG PHÂN PHỐI BÁN LẺ HIỆN ĐẠI CỦA VIỆT NAM. 6
I. Tổng quan về thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở Việt Nam. 6
II.Thực trạng hệ thống phân phối bán lẻ hiện đại hàng tiêu dùng ở Việt Nam. 7
1. Số lượng và sự phát triển của loại hình bán lẻ hiện đại ở Việt Nam. 8
2. Mạng lưới phân bổ và mức độ bao phủ thị trường của hệ thống phân phối bán lẻ hiện đại tại Việt Nam. 8
3. Chất lượng dịch vụ, sự cạnh tranh giữa các loại hình bán lẻ hiện đại tại Việt Nam 11
III. Đánh giá tiềm năng phát triển của hệ thống phân phối bán lẻ hiện đại ở Việt Nam. 13
1. Những điều kiện thuận lợi và cơ hội. 13
1.1. Xuất phát từ môi trường bên ngoài doanh nghiệp. 13
1.2. Xuất phát từ nội tại doanh nghiệp. 13
2. Những tồn tại của hệ thống phân phối bán lẻ hiện đại Việt Nam. 14
2.1. Xuất phát từ môi trường bên ngoài doanh nghiệp. 14
2.2. Xuất phát từ phía các doanh nghiệp. 14
PHẦN III. NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG PHÂN PHỐI BÁN LẺ HIỆN ĐẠI Ở VIỆT NAM. 16
I. Dự báo xu thế phát triển của hệ thống phân phối bán lẻ hiện đại Việt Nam. 16
1. Dự báo các xu hướng tiêu dùng hiện đại: 16
2. Thị trường bán lẻ trong thời gian tới 19
II. Các giải pháp phát triển hệ thống phân phối bán lẻ hiện đại Việt Nam. 22
1. Giải pháp từ phía nhà nước: 22
1.1. Hoàn thiện hệ thống luật pháp: 22
1.2. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng quốc gia: 22
2. Giải pháp cho các doanh nghiệp trong hệ thống phân phối bán lẻ hiện đại Việt Nam. 23
KẾT LUẬN 25
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 26

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Điều tra, đánh giá về ý thức học tập hiện nay của sinh viên học viện nông nghiệp Việt Nam Văn hóa, Xã hội 0
D Đánh giá nhận thức về tác hại đối với môi trường của chất thải nhựa Khoa học Tự nhiên 0
D Đánh giá khái quát về công tác hạch toán kế toán tại công ty TNHH Song Linh Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu đánh giá tiềm năng về sản lượng Biogas và thực trạng sử dụng năng lượng biogas tại khu vực Đan – Hoài – Hà Nội Khoa học Tự nhiên 0
D Tìm hiểu về thực trạng công tác tổ chức phân công hiệp tác lao động tại một tổ chức, từ đó đưa ra đánh giá, nhận xét và hướng hoàn thiện Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai của xã Lương Năng, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn, giai đoạn 2010 - 2013 Văn hóa, Xã hội 0
P Đánh giá tính “hướng về cộng đồng” của chương trình đào tạo hệ đại học chính quy tại trung tâm đào t Luận văn Kinh tế 0
F Đánh giá về Hồ Quý Ly và nêu nguyên nhân thất bại, kết quả, bài học kinh nghiệm của cuộc cải cách Kiến trúc, xây dựng 0
D Đánh giá chi tiết về phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Tiên Du Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá chung về tổ chức công tác hạch toán của xí nghiệp khảo sát xây dựng điện I Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top