babypitt1088

New Member

Download miễn phí Đề tài Tiềm năng và cơ hội phát triển của thị trường phát hành thẻ - Những hạn chế về phát hành thẻ của ngân hàng nông thôn và nguyên nhâ





Lời nói đầu 1

Chương 1: tổng quan về thẻ 2

I. Hai hình thức thanh toán tiền tệ 2

1. Thanh toán tiền mặt 2

2. Thanh toán không dùng tiền mặt 3

3. Một số công cụ thanh toán không dùng tiền mặt 4

II. Tổng quan về thẻ 5

1. Sự hình thành và phát triển thẻ 5

2. Một số nội dung liên quan đến thẻ 7

2.1. Khái niệm 7

2.2. Mô tả thẻ về kĩ thuật 8

2.3. Phân loại thẻ 9

2.3.1. Theo công nghệ sản xuất: 9

2.3.2. Theo chủ thể phát hành: 9

2.3.3. Theo tính chất thanh toán của thẻ: 10

2.3.4. Theo hạn mức tín dụng 11

2.3.5. Theo phạm vi sử dụng của thẻ 11

2.4. Quy trình phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ 11

2.4.1. Các chủ thể chính tham gia hoạt động kinh doanh thẻ 11

2.4.3. Trình tự các bước của nghiệp vụ thẻ 13

2.4.4. Quy trình nghiệp vụ phát hành thẻ: gồm các bước: 15

2.5. Một số thiết bị sử dụng 16

2.6. Ưu nhược điểm của việc thanh toán bằng thẻ 18

2.6.1. Đối với người sử dụng thẻ 18

2.6.2. Đối với đơn vị chấp nhận thẻ 19

2.6.3. Đối với ngân hàng 20

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


n rỗi trong dân cư còn quá lớn và nền kinh tế đang cần vốn để đầu tư phát triển.
Dịch vụ ngân hàng bán lẻ phát triển sẽ là nhân tố góp phần giảm chi phí giao dịch xã hội qua việc tiết kiệm chi phí và tiết kiệm thời gian cho cả ngân hàng và người sử dụng. Ngoài ra, thông qua việc mở rộng thêm nhiều dịch vụ với nhiều tiện ích mới, dịch vụ ngân hàng bán lẻ sẽ thêm nhiều công ăn việc làm, giảm bớt tỷ lệ thất nghiệp. Đó là chưa kể đến việc dịch vụ này với những tiện ích thanh toán không dùng tiền mặt sẽ cải thiện môi trường tiêu dùng, xây dựng nền văn minh thanh toán, góp phần tạo cơ sở để Việt Nam hoà nhập với cộng đồng phát triển quốc tế.
Xét trên giác độ tài chính và quản trị ngân hàng, các ngân hàng triển khai dịch vụ ngân hàng bán lẻ sẽ có điều kiện hạn chế phần nào rủi ro do các nhân tố bên ngoài vì dịch vụ ngân hàng bán lẻ là lĩnh vực ít chịu ảnh hưởng của chu kỳ kinh tế so với các lĩnh vực khác.
Tóm lại, phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ ở Việt Nam đã trở thành vấn đề tất yếu. Nhưng với các NHTM, bắt đầu từ đâu, sử dụng công cụ thanh toán và phát triển những tiện ích gì là điều hết sức quan trọng, cần được xem xét để triển khai thực hiện.
Từ kinh nghiệm của các nước trên thế giới và thực tiễn Việt Nam, có thể khẳng định thẻ là một công cụ thanh toán quan trọng trong phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Thẻ được sử dụng vào việc rút tiền, gửi tiền, vay tiền, thanh toán hay chuyển khoản. Thẻ cũng được sử dụng cho nhiều dịch vụ phi thanh toán như xem số dư tài khoản, thông tin về khách hàng,.. và hiện nay, các nhà khoa học đang nghiên cứu, triển khai ứng dụng thẻ ra ngoài lĩnh vực tiền tệ và thanh toán như sử dụng thẻ thay giấy tờ tuỳ thân…
Cùng với yêu cầu của phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, sự phát triển của thẻ còn là đòi hỏi tất yếu của xu hướng đa dạng hoá dịch vụ trong chiến lược kinh doanh của các NHTM ở Việt Nam. Việc phát triển tín dụng trong thời gian gần đây gặp rất nhiều trở ngại ảnh hưởng đến doanh thu, lợi nhuận và tăng trưởng của các ngân hàng. Để khắc phục khó khăn này, các NHTM có xu hướng phát triển hoạt động kinh doanh dựa trên cơ sở đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu, mong muốn của khách hàng trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và ngân hàng với mục tiêu giữ vững khách hàng truyền thống, đồng thời phát triển khách hàng mới. Một trong những dịch vụ mà các NHTM Việt Nam đã và đang dần hoàn thiện là hoạt động phát hành và kinh doanh thẻ- loại hình dịch vụ ngân hàng hiện đại.
Mở rộng dịch vụ ngân hàng trong khu vực dân cư là một chủ trương lớn của Ngân hàng Nhà nước nhằm cải thiện tình hình thanh toán trong khu vực này, từng bước đổi mới tập quán sùng bái tiền mặt, tạo thói quen sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, phát triển thanh toán qua ngân hàng, góp phần thực thi tốt chính sách tiền tệ. Về phía ngân hàng, chủ trương này cũng tạo ra một hình thức huy động vốn mới, tập trung lượng vốn tiềm tàng trong dân cư để đầu tư và phát triển. Hơn nữa, sự phát triển của công nghệ thông tin và sự hội nhập kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế khu vực và thế giới càng thúc đẩy chúng ta phát triển cách kinh doanh thẻ, một hoạt động thanh toán hiện đại, văn minh và nhiều triển vọng với khả năng phổ cập rộng rãi trong cộng đồng dân cư.
Sự ra đời và phát triển thị trường thẻ ở Việt Nam
1.3.1. Thị trường tổng quan
Việt Nam hiện nay vẫn là một thị trường thanh toán chủ yếu bằng tiền mặt. Các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt như thẻ tín dụng, séc, chuyển tiền qua ngân hàng,.. đã được triển khai song chưa thâm nhập nhiều vào cuộc sống. Hệ thống thanh toán của ngân hàng chưa phát triển mạnh, đặc biệt là hệ thống thanh toán liên ngân hàng điện tử. Đây là những khó khăn trong việc phát triển một thị trường các sản phẩm thanh toán phi tiền mặt. Tuy nhiên, nó cũng cho thấy cơ hội và tiềm năng to lớn cho các ngân hàng biết khai thác tốt các sản phẩm dịch vụ để cung cấp cho khách hàng.
Việc chuyển sang nền kinh tế thị trường đã thúc đẩy mạnh mẽ các loại hình dịch vụ mới trong hoạt động ngân hàng, đáp ứng yêu cầu về tài chính ngân hàng cho mọi thành phần xã hội. Kinh nghiệm cho thấy kinh tế xã hội càng phát triển, tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt, trong đó có thanh toán thẻ, sẽ ngày càng tăng thêm. Ngay từ những năm đầu đổi mới hoạt động ngân hàng và 2 pháp lệnh ngân hàng, các ngân hàng trong nước đã tiếp cận với các dịch vụ về thẻ. Năm 1990, NHNT là ngân hàng đầu tiên của nước ta triển khai nghiệp vụ thanh toán thẻ, mặc dù Ngân hàng chưa phải là thành viên chính thức của một tổ chức thẻ quốc tế mà mới chỉ làm đại lý thanh toán thẻ cho các đối tác nước ngoài, và từ đó, Ngân hàng luôn đi đầu trong việc chấp nhận thanh toán thẻ tín dụng quốc tế. Tuy nhiên, dịch vụ này chủ yếu để phục vụ khách du lịch và thương nhân nước ngoài đến Việt Nam.
Nhận thức được sự phát triển của công nghệ và sự cần thiết của các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, từ năm 1993, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có những qui định đầu tiên về việc phát hành và thanh toán thẻ nhằm tạo một hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh thẻ. Chính phủ và các NHTM cũng đã có quyết định và biện pháp nhằm khuyến khích việc mở tài khoản cá nhân và sử dụng phương tiện thanh toán phi tiền mặt. Cụ thể là Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo NHNT triển khai việc phát hành thẻ ghi nợ với công nghệ Smart Card và thẻ rút tiền mặt ATM nhằm hạn chế lượng tiền mặt trong lưu thông góp phần kiềm chế lạm phát. Chương trình này không đạt được kết quả như mong muốn do mức đầu tư quá lớn về thẻ trắng và hệ thống máy đọc thẻ tại các CSCNT, do những vấn đề về cách tiếp cận và công tác makerting. Trong khi đó, thị trường thẻ lúc này ở Việt Nam còn quá mới mẻ, một mình NHNT không đủ sức đầu tư để phát triển cả một mạng lưới rộng lớn bao gồm phát hành và thanh toán thẻ.
Trong giai đoạn 1990-1996, doanh số thanh toán thẻ tại Việt Nam đã tăng nhanh với tốc độ trung bình khoảng 200%/năm, đạt gần 200 triệu USD/năm. Năm 1995, sau khi Hoa Kỳ bãi bỏ lệnh cấm vận thì nhiều ngân hàng trong nước và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã bắt đầu quan tâm đến loại hình dịch vụ mới mẻ này. Thị trường thanh toán thẻ sôi động hẳn lên, NHNT không còn giữ vai trò độc tôn nữa mà có thêm gần chục NHTM cũng tham gia vào hoạt động kinh doanh thẻ. Từ năm 1996, sự tăng trưởng của doanh số thanh toán có phần chậm lại mặc dù có nhiều ngân hàng tham gia vào lĩnh vực chấp nhận thanh toán thẻ hơn. Năm 2000, doanh số thanh toán thẻ tại thị trường Việt Nam là 220 triệu USD.
Tháng 4/1995, 4 NHTM Việt Nam được kết nạp là thành viên chính thức của tổ chức thẻ quốc tế Master Card là: VCB, ACB, Eximbank, First Vina Bank. Năm 1996, VCB và ACB trở thành thành viên chính thức của tổ chức thẻ quốc tế Visa. Tiếp đó, 2 ngân hàng này đã bắt đầu triển khai nghiệp vụ phát hành thẻ tín dụng quốc tế và thực hiện thanh toán trực tiếp với các tổ chức thẻ quốc tế Visa và...

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top