Campbell

New Member

Download miễn phí Tiểu luận Thương hiệu cho sản phẩm áo sơ mi may sẵn của công ty may 10 xuất khẩu sang thị trường Mỹ





Các doanh nghiệp muốn thắng thế trong cạnh tranh phải phân biệt sản phẩm của mình với đổi thủ cạnh tranh. Một trong những cách hữu hiệu mà các doanh nghiệp đang thực hiện là phát triển chiến lược nhãn hiệu cho sản phẩm của mình. Có được một chiến lược tốt cùng nghĩa với việc tồn tại được trong thị trường nội địa cũng như vươn ra thị trường quốc tế. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay quan trọng nhất vẫn là phải tìm mọi cách để sản phẩm của mình được khách hàng biết đến, hiểu và ưa chuộng cũng như chấp nhận sự có mặt của chúng trên thị trường. Tức là khi nào nhận ra nhu cầu khách hàng phải nghĩ ngay đến sản phẩm của doanh nghiệp chứ không phải bất cứ sản phẩm nào của đối thủ cạnh tranh . Thứ hai là doanh nghiệp Việt Nam cần giảm bớt sự phụ thuộc vào những hợp đồng gia công sản phẩm cho các hãng nước ngoài khác. Các hợp đồng gia công không cho phép các nhà sản xuất gắn nhãn cho sản phẩm mà mình sáng tạo ra, do đó không giúp nhà sản xuất khẳng định vị trí của mình trong tâm trí khách hàng. Cũng có ý kiến cho rằng các doanh nghiệp muốn xâm nhập vào thị trường mới thì nên gia công hàng hoá cho các hãng mang nhãn hiệu nổi tiếng.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

hập vào thị trường Mỹ. Nhưng khó khăn đặt ra cho các loại hàng hoá này còn rất nhiều. Chúng ta biết thị trường Mỹ là thị trường cạnh tranh ác liệt và tiêu thụ rất lớn. Rất nhiều các đối thủ cạnh tranh nổi tiếng đã từng cạnh tranh thành công trên thị trường quốc tế và được nhiều người biết đến những thương mại hiệu nổi tiếng như: Versace, Lascote.v.v...
Đối với các doanh nghiệp Việt Nam thì khó khăn trước mắt là làm thế nào để người tiêu dùng Mỹ chấp nhận hàng hoá của chúng ta, thương hiệu hàng hoá của Việt Nam...
Thị trường Mỹ là thị trường của thương hiệu. Chúng ta bắt buộc phải có một thương hiệu chính thức cho mỗi hàng hoá của mình. Thương hiệu đó trong tương lai gần đây trên thị trường Mỹ nói riêng và thế giới nói chung, người tiêu dùng chấp nhân và đón nhận nó. Hiện nay hàng hoá của Việt Nam xâm nhập vào thị trường Mỹ chỉ giới hạn trong một mặt hàng do đại bộ phận còn hạn chế về tiềm lực, không đáp ứng được yêu cầu của bạn hàng nước ngoài. Trước mắt triển vọng nhất là hàng may mặc, thực phẩm, hải sản...
Phần I
Thương hiệu hàng hoá - một tài sản đặc biệt của các Công ty Việt Nam khi hội nhập vào thị trường
thế giới và thị trường Mỹ.
I- Thương hiệu hàng hoá - một tài sản đặc biệt
1- Khái niệm về nhãn hiệu
Là tên, thuật ngữ, biểu tượng hay kiểu sáng, hay một sự kết hợp những yếu tố đó nhằm xác định hàng hoá hay dịch vụ của người bán hay một nhóm người bán và phân biệt chúng với những thức của các đối thủ cạnh tranh.
2- Thương hiệu
Thương hiệu là nhãn hiệu đã được đăng ký, được người tiêu dùng chấp nhận và được cơ quan pháp lý bảo vệ trong phần khu vực đã đăng ký.
3- Thương hiệu - một tài sản đặc biệt. Cách nhìn nhận của các doanh nghiệp Việt Nam và thế giới về giá trị của nhãn hiệu.
Theo sự nhìn nhận của các nhà doanh nghiệp trên thế giới nói chung và Châu Âu nói riêng thì thương hiệu là một tài sản của doanh nghiệp, nó mang lại một giá trị vô hình cực kỳ to lớn, là đáng giá nhất đối với một Công ty. Không vì thế thì làm sao tập đoàn Danone đã chi 2,5 tỷ USD cho Naobisco Europe, với tỷ lệ giá vón/ lợi nhuận tương đương 27 làn so với lợi tức của nó. Cách đánh giá và nhìn nhận đã thay đổi từ chỗ chỉ có những giá trị tài sản hữu hình mới có gái trị tài sản hữu hình mới có giá trị đối với những Công ty đến việc nhận thức rằng tài sản quan trọng nhất là thương hiệu của họ vốn vô hình và không cụ thể. Điều này lý giải sự nghịch lý rằng thậm chí một Công ty đang bị thua lỗ vẫn được mua với giá rất cao chỉ vì những nhãn hiệu nổi tiếng mà chúng có. Những nhà quản trị của Ebel - Jellinek, một tập đoàn Thuỵ Sỹ - Mỹ đã phát biểu khi họ mua lạinhãn hiệu Look: "Công ty đang thua lỗ nhưng nhãn hiệu không mất đi tiền năng vốn có của chúng". Đối với họ giá trị của một nhãn hiệu xuất phát từ khả năng giành được một ý nghĩa vượt trội, chủ động và riêng biệt trong tâm trí của người tiêu thụ.
Còn đối với Việt Nam thì sao? Hiện nay theo như thống kê thì việc các doanh nghiệp Việt Nam đăng ký bản quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hoá ở trong nước còn rất khiêm tốn chứ đừng nói là tại nước ngoài. Một số doanh nghiệp mới chỉ tiến hành đăng ký sử dụng độc quyền nhãn hiệu ở trong nước nên đến khi mang sản phẩm của mình sang thị trường nước ngoài thì nhãn hiệu đó đã bị một hãng khác của nước ngoài sử dụng mất, điển hình là hãng cafê Trung Nguyên khi đưa sản phẩm của mình vào thị trường Nhật Bản, Mắm Phú Quốc của Thái Lan, thuốc lá Vinataba của Inđônêxia... Điều đó chứng tỏ đa số các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa chịu nhìn nhận vấn đề một cách có khoa học và nghiêm túc. Có lẽ họ chỉ cho đó chỉ là một cái tên hàng hoá đơn thuần mà chưa thấy hết được tầm quan trọng của nó. Và đó là một thực tế mà chúng ta bắt buộc phải nhìn nhận lại một cách đúng đắn trong quá trìh nền kinh tế nước ta đang từng bước hội nhập vào nền kinh tế thế giới
II- Các vấn đề liên quan đến thương hiệu
1- Vấn đề đánh cắp thương hiệu và hành lang pháp lý bảo vệ quyền thương hiệu
Hiện nay vấn đề đánh cắp và lấy mất thương hiệu xẩy ra rất phổ biến, nhất là tại các nước đang phát triển do nhiều yếu tố khách quan lẫn chủ quan.
Thứ nhất là do chính chủ thể doanh nghiệp chưa hiểu hết tầm quan trọng về giá trị vô hình mà nhãn hiệu mang lại. Do đó không có sự quản lý thật sự chặt chẽ và mang tính chiến lược. Ngay từ việc đăng ký bản quyền là bước sơ khai đầu tiên để đảm bảo cho nhãn hiệu hay thương hiệu không bị đánh cắp hay bị lấy mất và đây cũng là vấn đề nhức nhối đang xẩy ra ngay tại Việt Nam.
Thứ hai là do hành lang pháp lý về vấn đề bảo vệ bản quyền thương hiệu vẫn chưa hoàn thiện và triệt để đủ để là rào cản lớn đối với nạn đánh cắp thương hiệu hay bản quyền thương hiệu. Nhất là đối với Việt Nam thì vấn đề bản quyền nói chung vẫn còn là điều rất mới mẻ. Còn đối với các nước có nền kinh tế phát triển hành lang pháp lý của họ về bản quyền nói chung đã rất hoàn thiện, do đó vấn đề bản quyền nói chung vẫn còn là điều rất mới mẻ. Còn đối với các nước có nền kinh tế phát triển hành lang pháp lý của họ về bản quyền nói chung đã rất hoàn thiện, do đó vấn đề xâm phạm là rất khó có thể xẩy ra hay gần như hoàn toàn không xẩy ra.
Như đã biết có rất nhiều doanh nghiệp bị một doanh nghiệp hay tổ chức khác quay lại kiện là vi phạm luật bản quyền thương hiệu mặc dù nhãn hiệu đó chính được doanh nghiệp đó tạo dựng nên nhưng vì chưa kịp đăng ký hay là không đăng ký với cơ quan có chức năng và việc việc xẩy ra là phải nộp tiền bồi thường chịu để mất đi nhãn hiệu đó hay là phải mua lại thương hiệu đó. hay là một số doanh nghiệp chỉ đăng ký thương hiệu của mình ở trong nước mà không đăng ký tại thị trường nước ngoài, do đó khi mang hàng hoá ra nước ngoài thì như đã biết hàng hoá mang thương hiệu đó sẽ phải quay về vì đã có kẻ nhanh chân đăng ký mất tại nước đó. Đây thật sự là một thiệt hại nặng nề đối với họ và cũng là một sự thông báo đối với một số doanh nghiệp khác nếu như họ cũng có ý muốn vượt ra ngoài phạm vi nội địa.
Nạn làm và tiêu thụ hàng giả hiện nay cũng là hết sức bức bách lên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
Hàng giả với nhãn mác, thương hiệu nổi tiếng tràn ngập khắp nơi khiến người tiêu dùng không thể phân biệt đâu là hàng thật, hàng giả. Chúng khiến cho doanh nghiệp có hàng hoá mang thương hiệu đó thiệt hại lớn về uy tín cũng như doanh thu. Công ty May 10 khi mở các đại lý phân phối tại Miền nam đã gặp phải vấn đền này. Rất đông các đại lý của may 10 ở Miền nam đã lợi dụng tiếng tăm của thương hiệu hàng hoá may sẵn của may 10 để đưa hàng kém chất lượng có cùng nhãn mác vào bày bán cùng với hàng may sẵn của may 10....
Tất cả những vấn đề đã nêu trên thực sự không phải là nỗi no của riêng ai, nó ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế nhất là đối v
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Á chi nhánh Bình Dương Luận văn Kinh tế 0
D Kế hoạch truyền thông cho thương hiệu trà sữa tocotoco nhân dịp valentine 2023 Luận văn Kinh tế 0
N Kế hoạch Truyền thông Marketing tích hợp cho thương hiệu mỹ phẩm Thorakao tại thị trường miền Bắc Marketing 0
L Nâng cao hiệu quả cho vay sản xuất kinh doanh của ngân hàng Sài Gòn Thương Tín – chi nhánh 8 tháng 3 Luận văn Kinh tế 0
F Nâng cao hiệu quả cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông chi nhánh Bến Thành Luận văn Kinh tế 0
M Xây dựng và phát triển thương hiệu cho công ty Viễn thông An Bình Luận văn Kinh tế 0
T Các giải pháp cho vay hiệu quả tài trợ xuất khẩu gạo tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chi nhá Kiến trúc, xây dựng 0
D Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần vi Luận văn Kinh tế 0
T Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần Luận văn Kinh tế 0
C Ứng dụng marketing phát triển thương hiệu cho sản phẩm Hameco Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top