daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 2
NỘI DUNG 3
I – Một số khái niệm cơ bản về gia đình 3
II – Các vấn đề cơ bản 3
1. Thực trạng 3
1.1. Thành tựu 3
1.2. Thách thức 7
2. Nguyên nhân 9
III – Giải pháp 9
1. Lãnh đạo, tổ chức và quản lý 9
2. Truyền thông, giáo dục, vận động 11
3. Kinh tế gia đình 12
4. Mạng lưới dịch vụ gia đình và cộng đồng 13
5. Thực hiện chính sách ưu đãi, ưu tiên và trợ giúp xã hội cho gia đình 14
6. Nghiên cứu khoa học và đào tạo 14
7. Hợp tác quốc tế 15
KẾT LUẬN 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Trang web của Đại học Sư phạm Hà Nội: .
- Trang web của báo Hà Nội mới: .
- Trang web của báo Tiền Phong: .
- Quyết định của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt chiến lược xây
dựng gia đình Việt Nam giai đoạn 2005 – 2010.
1
MỞ ĐẦU
Với tư cách một hình thức cộng đồng tổ chức đời sống xã hội, gia đình được
hình thành từ rất sớm và đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài. Lịch sử đã trải
qua nhiều hình thức gia đình: ở thời kỳ nguyên thuỷ có kiểu gia đình đối ngẫu (tập
thể quần hôn), khi lực lượng sản xuất bắt đầu phát triển hơn thì có gia đình cá thể
nhưng lúc này vai trò của người vợ và người chồng vẫn chưa thực sự bình đẳng.

Người chồng được hưởng rất nhiều đặc quyền đặc lợi, coi vợ con như những vật sở
hữu. Tuy nhiên, khi bước vào thời kỳ chủ nghĩa tư bản trở đi, vai trò của các thành
viên trong gia đình dần dần trở nên bình đẳng. Tất cả những bước tiến đó của gia
đình phụ thuộc chủ yếu và trước hết vào những bước tiến trong sản xuất, trong
trình độ phát triển kinh tế của mỗi thời đại. Đặc biệt, trong thời kỳ hiện nay, khi
nhân loại đang hướng về chủ nghĩa cộng sản, khái niệm “gia đình” càng được mở
rộng. Tại Việt Nam nói riêng, từ khi diễn ra quá trình đổi mới CNH-HĐH đất
nước, gia đình ngày càng phát triển theo hướng hiện đại với nhiều chuyển biến tích
cực cũng như tiêu cực.
Cũng vì những lý do trên, bài tiểu luận này xin bàn tới “Thực trạng và giải
pháp xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay”. Đúng như tiêu đề, bài viết đưa ra cho
người đọc cái nhìn tổng quan hơn về những thay đổi trong đời sống gia đình Việt
Nam trong những năm gần đây, từ đó đưa ra các giải pháp phát huy thế mạnh và
hạn chế những điểm yếu còn tồn tại trong các gia đình nói chung ở nước ta. Mục
đích của bài tiểu luận nhằm giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn về tình hình chuyển
biến, định hướng đúng đắn con đường mà các gia đình Việt Nam nên đi theo để đạt
tới sự phát triển cao hơn nữa.
Nghiên cứu vấn đề này có rất nhiều ý nghĩa to lớn. Bất kỳ công dân nào
cũng có gia đình, là một phần nhỏ của gia đình. Gia đình là tế bào của xã hội. Phát
triển gia đình cũng đồng nghĩa với việc đưa xã hội đi lên. Hiểu được thực trạng
chung của các gia đình Việt Nam hiện nay cũng có nghĩa chúng ta có thể nhận thức
rõ hơn về cuộc sống của chính mình, biết được mình hay những người xung quanh
đang có những mặt mạnh, mặt yếu nào để từng bước khắc phục, làm cho gia đình
ngày càng hoàn thiện hơn, xã hội ngày càng văn minh hơn.
Trên cơ sở mục đích và ý nghĩa nghiên cứu nêu trên, bài tiểu luận xin đưa ra
nội dung gồm có ba phần chính: những khái niệm cơ bản về gia đình, các vấn đề
cơ bản của gia đình Việt Nam hiện nay và những phương hướng, giải pháp cho
thực trạng đó.
2
NỘI DUNG

I – Một số khái niệm cơ bản về gia đình
1. Định nghĩa
Gia đình là một trong những hình thức tổ chức cơ bản trong đời sống cộng
đồng của con người, một thiết chế văn hoá – xã hội đặc thù, được hình thành, tồn
tại và phát triển trên cơ sở của quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ
nuôi dưỡng và giáo dục… giữa các thành viên.
2. Đặc điểm
− Hôn nhân và quan hệ hôn nhân là một quan hệ cơ bản của sự hình thành, tồn
tại và phát triển của gia đình.
− Huyết thống, quan hệ huyết thống là quan hệ cơ bản, đặc trưng của gia đình.
− Quan hệ quần tụ trong một không gian sinh tồn.
− Quan hệ nuôi dưỡng giữa các thành viên và thế hệ thành viên trong gia đình.
3. Vị trí, vai trò
− Gia đình là tế bào của xã hội
− Trình độ phát triển kinh tế - xã hội quyết định quy mô, kết cấu, hình thức tổ
chức và tính chất của gia đình.
− Gia đình là một thiết chế cơ sở, đặc thù của xã hội, là cầu nối giữa cá nhân
với xã hội.
− Gia đình là tổ ấm, mang lại các giá trị hạnh phúc, sự hài hoà trong đời sống
cá nhân của mỗi thành viên, mỗi công dân của xã hội.
4. Các chức năng cơ bản
− Chức năng tái sản xuất ra con người.
− Chức năng kinh tế và tổ chức đời sống gia đình.
− Chức năng giáo dục.
− Chức năng thoả mãn các nhu cầu tâm sinh lý, tình cảm của gia đình.
II – Các vấn đề cơ bản
Trong suốt lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, gia đình luôn là tế
bào của xã hội, vì thế, việc xây dựng gia đình hiện nay ở nước ta có vai trò hết sức
to lớn.
1. Thực trạng

1.1. Thành tựu
Về cơ bản, gia đình Việt Nam hiện nay vẫn là mô hình gia đình truyền thống
đa chức năng. Các chức năng cơ bản của gia đình như: chức năng kinh tế; chức
năng tái sản xuất con người và sức lao động; chức năng giáo dục - xã hội hóa; chức
năng tâm - sinh lý, tình cảm… được phục hồi, có điều kiện thực hiện tốt hơn và có
3
vai trò đặc biệt quan trọng không chỉ đối với từng thành viên gia đình mà còn tác
động mạnh mẽ đến sự phát triển của đời sống kinh tế - xã hội đất nước. Chức năng
của gia đình được đề cao cũng có nghĩa gia đình đang có vai trò và vị thế quan
trọng trong đời sống kinh tế - xã hội của đất nước trong giai đoạn hiện nay.
Những giá trị truyền thống quý báu của gia đình Việt Nam truyền thống vẫn
được bảo tồn và phát huy như: tình yêu lứa đôi trong sáng; lòng chung thủy, tình
nghĩa vợ chồng; trách nhiệm và sự hy sinh vô tận của cha mẹ với con cái; con cái
hiếu thảo với cha mẹ; con cháu kính trọng, biết ơn và quan tâm tới ông bà, tổ tiên;
tình yêu thương, chăm lo và đùm bọc anh em, họ hàng; đề cao lợi ích chung của
gia đình; tự hào truyền thống gia đình, dòng họ. Đồng thời, gia đình Việt Nam
cũng tiếp thu nhiều tinh hoa, giá trị tiên tiến của gia đình hiện đại như: tôn trọng tự
do cá nhân; tôn trọng quan niệm và sự lựa chọn của mỗi người; tôn trọng lợi ích cá
nhân; dân chủ trong mọi quan hệ; bình đẳng nam nữ; bình đẳng trong nghĩa vụ và
trách nhiệm; bình đẳng trong thừa kế; không phân biệt đối xử đẳng cấp, thứ bậc
giữa con trai và con gái, giữa anh và em Đó chính là cùng với những đặc trưng
của gia đình truyền thống được phát huy, gia đình Việt Nam hiện nay đang được
củng cố và xây dựng theo xu hướng hiện đại hóa: dân chủ, bình đẳng, tự do và tiến
bộ.
Trong bối cảnh đổi mới và toàn cầu hóa hiện nay, gia đình Việt Nam đã biến
đổi một cách toàn diện và ngày càng trở thành một thực thể hoàn thiện - năng động
phù hợp với những điều kiện kinh tế - xã hội có nhiều biến động. Thay đổi đầu tiên
và dễ nhận thấy nhất, quy mô gia đình ở Việt Nam đang ngày càng thu nhỏ. Trình
độ kinh tế xã hội phát triển, sự giao thoa hội nhập với nhiều nền văn hoá khác nhau
trên thế giới, cùng với nhịp độ của công cuộc hiện đại hoá, công nghịêp hoá đất

nước ngày càng nhanh chóng đã và đang tác động đến quy mô và nếp sống của gia
đình Việt Nam. Những mô hình gia đình nhiều thế hệ theo kiểu “tứ đại đồng
đường”, có khi tới hơn chục người cùng chung sống trong một ngôi nhà đang dần
được thay thế bằng mô hình gia đình ít người, thường chỉ có hai thế hệ cha mẹ-con
cái hay có thể đến thế hệ thứ ba, rất hiếm thấy gia đình có 4-5 thế hệ cùng chung
sống, mặc dù tuổi thọ trung bình ngay nay cao hơn trước rất nhiều. Gia đình Việt
Nam ngày nay phần lớn là gia đình hạt nhân trong đó chỉ có một cặp vợ chồng (bố
mẹ) và con cái mà họ sinh ra. Hầu hết các gia đình trí thức, viên chức nhà nước,
công nhân công nghiệp, gia đình quân đội, công an đều là gia đình hạt nhân. Xu
hướng hạt nhân hóa gia đình ở Việt Nam đang có chiều hướng gia tăng vì nhiều ưu
điểm và lợi thế của nó. Trước hết gia đình hạt nhân tồn tại như một đơn vị độc lập,
gọn nhẹ, linh hoạt và có khả năng thích ứng nhanh với các biến đổi xã hội. Gia
đình hạt nhân có sự độc lập về quan hệ kinh tế. Kiểu gia đình này tạo cho mỗi
thành viên trong gia đình khoảng không gian tự do tương đối lớn để phát triển tự
do cá nhân. Cá nhân tính được đề cao. Trong xã hội hiện đại, mức độ độc lập cá
nhân được coi là một yếu tố biểu hiện chất lượng cuộc sống gia đình. Tính độc lập
4
cá nhân được gia đình tạo điều kiện nuôi dưỡng, phát triển sẽ tạo ra phong cách
sống, tính cách, năng lực sáng tạo riêng khiến cho mỗi người đều có bản sắc. Đó
cũng chính là con người mà sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đảng ta
đang cần đến.Theo số liệu của các cuộc điều tra dân số qua các năm cho thấy, qui
mô gia đình Việt Nam đã giảm từ mức trung bình 5,22% người/hộ năm 1979
xuống còn 4,61 người/hộ năm 1999 và đến thời điểm này còn có thể ít hơn nữa.
Theo phân tích của một số nhà xã hội học, sự thu nhỏ quy mô gia đình nói
trên đang tạo thêm nhiều điều kiện thúc đẩy sự bình đẳng giới, đời sống riêng tư
của con người được coi trọng hơn, giảm bớt những mâu thuẫn và xung đột phát
sinh từ việc chung sống trong gia đình nhiều thế hệ. Việc sinh ít con đã trở nên phổ
biến trong các gia đình, cả ở nông thôn và thành thị. Điều này giúp phụ nữ sống
bình đẳng hơn với nam giới, có điều kiện học hỏi nâng cao trình độ, trẻ em được
chăm sóc tốt hơn. Bình đẳng giới trong gia đình là một nét mới trong biến đổi của

gia đình Việt Nam và đã thu hút sự quan tâm, đồng tình thực hiện của cả xã hội.
Đó là người phụ nữ ngày càng có vai trò quan trọng trong sản xuất, tái sản xuất,
tiếp cận các nguồn lực phát triển, các quyết định, các sinh hoạt cộng đồng và thụ
hưởng các lợi ích, phúc lợi gia đình; đồng thời, các thành viên gia đình và các dịch
vụ xã hội cũng từng bước chia sẻ gánh nặng công việc nội trợ gia đình đối với
người phụ nữ, góp phần thiết thực tạo điều kiện và cơ hội giúp phụ nữ phát huy
mọi tiềm năng của mình trong hội nhập và phát triển.
Tuy vậy, quy mô gia đình thu nhỏ cũng có nhiều điểm yếu nhất định. Chẳng
hạn, do mức độ liên kết thuyết minh giảm sút và sự ngăn cách không gian, giữa các
gia đình nên khả năng hỗ trợ lẫn nhau về vật chất và tinh thần bị hạn chế. ảnh
hưởng của thế hệ tới nhau ít đi cũng làm giảm khả năng bảo lưu các giá trị văn hóa
truyền thống trong gia đình. Dù vậy, gia đình hạt nhân vẫn là loại hình khá phổ
biến ở nước ta hiện nay và đó cũng là loại gia đình thịnh hành trong các xã hội
công nghiệp - đô thị phát triển.
Một kết quả nữa đáng mừng là kinh tế gia đình đang rất phát triển. Ngân
sách hộ gia đình là một trong ba bộ phận quan trọng của đất nước (ngân sách gia
đình, ngân sách nhà nước, ngân sách doanh nghiệp. Theo khảo sát của Tổng cục
Thống kê năm 2002, thu nhập bình quân của các hộ gia đình là xấp xỉ 357.000
đồng/người/tháng; Chi tiêu bình quân 268.400 đồng/người/tháng; Hộ có nhà kiên
cố đạt 17,2%; bán kiên cố 58,3%; các loại nhà tạm, nhà khác 24,6%; Hộ có đồ
dùng lâu bền đạt 96,9% (có ô-tô 0,05%; có xe máy 32,3%; máy điều hòa nhiệt độ
1,13%; máy giặt 3,8%…); Tỉ lệ cùng kiệt chung 28,9%, cùng kiệt lương thực – thực
phẩm 9,96%.
Như vậy, thu nhập bình quân (người/tháng) của hộ gia đình tăng 21,1% so
với năm 1999 (bình quân tăng 10%/năm); nếu loại trừ yếu tố tăng giá còn tăng
8,6%, cao hơn mức tăng GDP. Thu nhập bình quân ở khu vực thành thị đạt
626.000 đồng (tăng 21,1%), ở khu vực nông thôn đạt 276.000 đồng (tăng 22,5% -

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tìm hiểu về bộ chứng từ trong thanh toán xuất nhập khẩu thực trạng và các giải pháp hoàn thiện tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêm chủng mở rộng tại huyện Tu mơ rông năm 2016 Y dược 0
N Nhờ tải giúp em Thực trạng và các yếu tố tác động đến việc làm thêm của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (Luận văn thạc sĩ) - Phan Thị ThuThảo Khởi đầu 3
D Thực trạng công tác kế toán tại công ty cổ phần xây dựng và đầu tư 492 Luận văn Kinh tế 0
T Nhờ tải TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG và THỰC TRẠNG NUÔI DƯỠNG NGƯỜI BỆNH tại KHOA hồi sức TÍCH cực Khởi đầu 1
D Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại FSI Luận văn Kinh tế 0
D Chính sách của việt nam với mỹ và quan hệ việt mỹ những năm đầu thế kỷ XXI, thực trạng và triển vọng Văn hóa, Xã hội 0
D Đánh giá thực trạng công tác giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất trên địa bàn quận Hoàng Mai Văn hóa, Xã hội 0
D Đánh giá thực trạng sản xuất cà phê và giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm Nông Lâm Thủy sản 0
D thực trạng sử dụng thư viện của sinh viên trường đại học khoa học xã hội và nhân văn Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top