Download Đề tài Thực trạng và giải pháp về quy định trả lương tại công ty TNHH Sơn Tùng

Download Đề tài Thực trạng và giải pháp về quy định trả lương tại công ty TNHH Sơn Tùng miễn phí





Vì là Công ty TNHH nên công ty Sơn Tùng quy định mức lương tối thiểu thấp nhất cho người lao động là 2.750.000VNĐ/ tháng. Doanh nghiệp áp dụng quy định này cho tất cả các nhân viên trong công tùy theo cấp bậc và chức vụ mà người đó đảm nhận.
Theo như trong Bảng thanh toán tiền lương, Giám Đốc Công ty có mức lương cơ bản là 6.000.000VNĐ/tháng là cao nhất trong Công ty. Mức lương cơ bản thấp nhất trong Công ty là nhân viên Cấp dưỡng, nhân viên tạp vụ, nhân viên bảo vệ ( 3.200.000VNĐ/tháng).
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

o động nên tiền lương không chỉ thuộc phạm trù phân phối mà còn là phạm trù trao đổi, phạm trù giá trị. Tiền lương là giá cả hàng hoá sức lao động, được hình thành qua thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động phù hợp với quan hệ cung cầu lao động trên thị trường.
Như vậy, từ chỗ coi tiền lương chỉ là yếu tố của phân phối, thì nay đã coi tiền lương là yếu tố của sản xuất. Tức là chi phí tiền lương không chỉ để tái sản xuất sức lao động, mà còn là đầu tư cho người lao động.
Tóm lại, tiền lương mang bản chất kinh tế - xã hội. Nó biểu hiện quan hệ xã hội giữa những người tham gia quá trình sản xuất và biểu hiện mối quan hệ lợi ích giữa các bên (Người lao động – Doanh nghiệp).
1.1.2. Đặc điểm của tiền lương
Tiền lương là một phạm trù kinh tế gắn liền với lao động, tiền tệ và nền sản xuất hàng hóa.
     Tiền lương là một bộ phận cấu thành nên giá trị sản phẩm do người lao động làm ra. Tùy theo cơ chế quản lý, tiền lương có thể được xác định là một bộ phận của chi phí sản xuất kinh doanh cấu thành nên giá trị sản phẩm hay được xác định là một bộ phận của thu nhập, là kết quả tài chính cuối cùng của hoạt động sản xuất trong doanh nghiệp.
         Tiền lương là đòn bẩy kinh tế quan trọng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng năng suất lao động, có tác dụng động viên và khuyến khích công nhân viên chức phấn khởi, tích cực lao động nâng cao hiệu quả công tác.
1.1.3.  Vai trò của tiền lương
Tiền lương có vai trò quan trọng đối với cả người lao động và doanh nghiệp.
Tiền lương có tác dụng bù đắp lại sức lao động cho người lao động. Đồng thời tiền lương cũng có tác dụng to lớn trong động viên khuyến khích người lao động yên tâm làm việc. Người lao động chỉ có thể yên tâm dồn hết sức mình cho công việc nếu công việc ấy đem lại cho họ một khoản đủ để trang trải cuộc sống.
Thực tế hiện nay, tiền lương còn được coi như một thước đo chủ yếu về trình độ lành nghề và thâm niên nghề nghiệp, sự chuyên môn nghề nghiệp và sự chuyên nghiệp trong công việc. Vì thế, người lao động rất mong muốn có được một mức lương cao, muốn được tăng lương mặc dù tiền lương có thể chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng thu nhập của họ trong thời kỳ kinh tế hội nhập ngày nay.
Đối với doanh nghiệp, tiền lương được coi là một bộ phận của chi phí sản xuất. Vì vậy, chi cho tiền lương là chi cho đầu tư phát triển, hay tiền lương là một đòn bẩy quan trọng để nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Mặt khác, tổ chức tiền lương trong doanh nghiệp công bằng và hợp lý sẽ góp phần duy trì, củng cố và phát triển lực lượng lao động của mình.
1.1.4.  Nguyên tắc trả lương
a. Nguyên tắc “ Trả lương ngang nhau cho người lao động”
Đây là sự thể hiện nguyên tắc cơ bản trong phân phối theo lao động “Làm theo năng lực, hưởng theo lao động”. Do đó, lao đông như nhau là lao động có số lượng và chất lượng như nhau. Số lượng lao động hao phí có thể xác định thông qua lượng Calorie tiêu hao hay số lượng lao động  đảm bảo chất lượng. Còn chất lượng lao động có thể xác định thông qua các kỹ năng nghề nghiệp, trình độ văn hóa, chuyên môn kỹ thuật, các phẩm chất khi làm việc.
Khi thực hiện nguyên tắc này, lao động như nhau sẽ được trả lương như nhau, không phân biệt tuổi tác, màu da…Trong thực tế có thể lao động cá nhân như  nhau nhưng  lao động tập thể khác nhau do sự phối hợp giữa các cá nhân trong tập thể khác nhau. Điều đó sẽ dẫn tới lương cá nhân khác nhau. Vì thế lao động như nhau không chỉ bao hàm cá nhân như nhau mà là cả tập thể. Do đó, ngoài nhân tố cứng (trình độ văn hóa, kỹ thuật), việc đánh giá chất lượng lao động còn phải xét đến các yếu tố mềm (ý thức trách nhiệm, quan hệ với các cá nhân khác trong tập thể).
Đây là sự khác biệt cơ bản trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung và cơ chế thị trường liên quan đến việc thực hiện nguyên tắc này. Đảm bảo nguyên tắc này nhằm chống lại các tư tưởng đòi hưởng thụ cao hơn cống hiến hay việc “bình quân chủ nghĩa “ hay “ban ơn” trong trả lương.
b. Nguyên tắc “Đảm bảo tốc độ tăng tiền lương bình quân phải nhỏ hơn tốc độ tăng năng suất lao động”
Đây là một trong những nguyên tắc nhằm đảm bảo hiệu quả của việc trả lương. Theo nguyên tắc này, tiền lương được trả phải dựa vào năng suất lao động đạt được và phải nhỏ hơn chúng. Mối quan hệ giữa năng suất lao động và tiền lương thành phẩm được thể hiện như sau:  
Công thức: Z – ( ltl /lw – 1) * do
Trong đó: + Z: phần trăm tăng (+) hay giảm giá thành (-).
+ ltl : chỉ số tiền lương bình quân.
+ lw :chỉ số năng suất lao động.
+ do: tỷ trọng tiền lương trong giá thành.
Ý nghĩa: Việc đảm bảo cho tốc độ tăng tiền lương bình quân (ltl) nhỏ hơn tốc độ tăng năng suất lao động (lw) làm cho Z luôn âm tức giá thành sẽ giảm.Thực tế, doanh nghiệp nhà nước vi phạm nguyên tắc này trong trường hợp cần thiết. Ví dụ: tăng lương tối thiểu cao hơn mức năng suất lao động tại thời điểm đó nhằm cải thiện đời sống của người lao động. Tuy nhiên, nếu thường xuyên vi phạm hay vi phạm trong thời gian dài có thể sẽ ảnh hưởng đến tích lũy, giảm hiệu quả kinh doanh.
Thực tế tại Việt Nam,  mối quan hệ giữa tiền lương với năng suất lao động và hiệu quả sản xuất trong mỗi loại hình kinh doanh, mỗi ngành có nhiều bất hợp lý.
Cụ thể, tốc độ tăng tiền lương trong các doanh nghiệp nhà nước tăng quá nhanh so với tốc độ tăng năng suất lao động: tăng 8,2% so với 16,9%.Trong  khi đó, đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, lợi nhuận tăng 41,2%, năng suất lao động tăng 13,8% nhưng tiền lương của người lao động chỉ tăng 12,6%, đối với doanh nghiệp ngoài nhà nước, lợi nhuận tăng 54,3%, năng suất lao động tăng 10,3% nhưng tiền lương của người lao động chỉ tăng 3%.
c. Nguyên tắc “Đảm bảo mối quan hệ hợp lý về tiền lương giữa các ngành, các vùng và giữa các đối tượng trả lương khác nhau”
Đây là nguyên tắc bổ sung cho nguyên tắc thứ nhất: trả lương khác nhau cho lao động khác nhau. Khi lao động có số lượng và chất lượng khác nhau thì tiền lương phải trả cũng khác nhau. Chất lượng lao động của mỗi người là khác nhau, nó được thể hiện qua :
+ Trình độ lành nghề bình quân khác nhau: Trong các ngành khác nhau  thì trình độ lành nghề bình quân có thể khác nhau, thông thường những ngành công nghiệp nặng có trình độ lành nghề cao hơn trình độ lành nghề trong các ngành công nghiệp nhẹ. Vì thế, tiền lương bình quân ngành công nghiệp nặng cao hơn tiền lương bình quân ngành công nghiệp nhẹ.
+ Điều kiện lao động khác nhau: Điều kiện lao động là tổng hợp các yếu tố bên ngoài (ánh sáng, độ rung, tiếng ồn,mức độ ô nhiễm, nhiệt độ…) xung quanh con người tác động đến con người. Khi điều kiện bên ngoài khác nhau thì hao phí lao động của con người sẽ không giống nhau. Để đảm bảo tái sản xuất sức lao động như nhau đòi hỏi phải trả lương khác nhau.
+ Vị trí của từng ngành trong ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tìm hiểu về bộ chứng từ trong thanh toán xuất nhập khẩu thực trạng và các giải pháp hoàn thiện tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêm chủng mở rộng tại huyện Tu mơ rông năm 2016 Y dược 0
N Nhờ tải giúp em Thực trạng và các yếu tố tác động đến việc làm thêm của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (Luận văn thạc sĩ) - Phan Thị ThuThảo Khởi đầu 3
D Thực trạng công tác kế toán tại công ty cổ phần xây dựng và đầu tư 492 Luận văn Kinh tế 0
T Nhờ tải TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG và THỰC TRẠNG NUÔI DƯỠNG NGƯỜI BỆNH tại KHOA hồi sức TÍCH cực Khởi đầu 1
D Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại FSI Luận văn Kinh tế 0
D Chính sách của việt nam với mỹ và quan hệ việt mỹ những năm đầu thế kỷ XXI, thực trạng và triển vọng Văn hóa, Xã hội 0
D Đánh giá thực trạng công tác giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất trên địa bàn quận Hoàng Mai Văn hóa, Xã hội 0
D Đánh giá thực trạng sản xuất cà phê và giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm Nông Lâm Thủy sản 0
D thực trạng sử dụng thư viện của sinh viên trường đại học khoa học xã hội và nhân văn Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top