daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÀI NGUYÊN DU LỊCH CAO
BẰNG
1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
1.2. Lịch sử của tỉnh
1.3. Những giá trị văn hóa đặc sắc
1.3.1. Đặc điểm kinh tế
1.3.2 Nhà ở
1.3.3 Phong tục tập quán
CHƯƠNG 2: THÁC BẢN DỐC – MỘT ĐIỂM ĐẾN HẤP DẪN CỦA TỈNH
CAO BĂNG
2.1. Vị trí địa lý
2.2. Giá trị cảnh quan
2.3. Giá trị văn hóa xung quanh khu vực
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI
THÁC BẢN DỐC
3.1 Thực trạng du lịch tại điểm
3.1.1. Cơ sở hạ tầng và điều kiện vật chất kỹ thuật
3.1.2. Nguồn nhân lực phục vụ
3.2. Giải pháp phát triển du lịch tại Thác Bản Dốc
3.3. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý
3.4. Nâng cao chất lượng sản phẩm và đội ngũ hướng dẫn viên
KẾT LUẬN
Danh mục tài liệu tham khảo

1


LỜI MỞ ĐẦU
Là một người con của tỉnh Cao Bằng, tui muốn mời mọi người trên khắp mọi

miền đất nước đến với quê hương mình. Chính vì vậy, tui đã chọn đề tài “Phát
triển du lịch Thác Bản Giốc, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng” để nghiên
cứu, bởi đây là một vùng đất rất có tiềm năng phát triền kinh tế và du lịch.
Cao Bằng với những ưu thế riêng của mình, cùng với sự cố gắng gìn giữ và
phát huy các giá trị văn hóa của con người nơi đây, tui tin rằng du lịch Cao
Bằng sẽ ngày một phát triển và được mọi người tìm đến.
Mục đích nghiên cứu: Đề tài tiểu luận phát triển du lịch thác Bản Giốc
muốn đưa các bạn đến với nơi đây để khám phá những vẻ đẹp về văn hóa,
lịch sử, sông nước núi non. Chúng ta sẽ thêm hiểu,,thêm yêu một vùng đất nói
riêng và quê hương Việt Nam ta nói chung. tui mong rằng đề tài này có thể
góp phần nào đó đưa mọi người về với du lịch Cao Bằng,để có thể lưu giữ,
phát triển thêm những nét đẹp nơi này.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu này tập trung vào thác Bản
Giốc và khu vực xung quanh.
Phương pháp nghiên cứu: Đề tài được nghiên cứu kết hợp các phương
pháp nghiên cứu thường có trong nghiên cứu khoa học cũng như nghiên cứu
xã hội học hay các ngành khoa học khác.Trong đó đặc biệt sử dụng các
phương pháp sau:phương pháp khảo sát, phương pháp thực nghiệm, phương
pháp thu thập dữ liệu
Đóng góp của đề tài: Tập hợp các nguồn tài liệu nghiên cứu, viết về
Thác Bản Giốc từ trước tới nay. Trên cơ sở đó phân tích để thấy được các giá
trị lịch sử - Văn hóa của Thác Bản Giốc. Làm rõ thực trạng khai thác và phát
triển du lịch Thác Bản Giốc trong 10 năm trở lại đây. Định hướng, giải pháp
để khai thác một cách hiệu quả nhất tiềm năng du lịch của Thác Bản Giốc
Bố cục của đề tài: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham
khảo, phụ lục, đề tài được kết cấu 3 chương

2


CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÀI NGUYÊN DU LỊCH CAO BẰNG
1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Cao Bằng là tỉnh nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam. Hai mặt Bắc và
Đông Bắc giáp với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), với đường biên giới dài
trên 332 km. Cao Bằng có diện tích đất tự nhiên 6.724,62 km2 , là cao
nguyên đá vôi xen lẫn núi đất, có độ cao trung bình trên 200 m, vùng sát biên
có độ cao từ 600 - 1.300 m so với mặt nước biển. Núi non trùng điệp. Rừng
núi chiếm hơn 90% diện tích toàn tỉnh. Từ đó hình thành nên 3 vùng rõ rệt:
Miền đông có nhiều núi đá, miền tây núi đất xen núi đá, miền tây nam phần
lớn là núi đất có nhiều rừng rậm. Cao Bằng có 13 huyện, thị với 199 xã,
phường, thị trấn. Hệ thống sông Bằng Giang gồm: Sông Bằng Giang, ngày
xưa gọi là sông Mãng, có diện tích lưu vực là 3420,3km2, độ dài 113 km, bắt
nguồn từ Trung Quốc, chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam qua các huyện
Hà Quảng, Hòa An, Thị xã, Phục Hòa rồi chảy qua Thủy Khẩu – Long Châu –
Quảng Tây – Trung Quốc, đổ ra biển Bắc Hải – Trung Quốc. Có các phụ lưu:
Sông Nguyên Bình, Sông Hiến, Sông Giẻ Rào (bắt nguồn từ huyện Thông
Nông). Hệ thống sông Gâm có diện tích lưu vực là 1876 km2, đoạn chảy qua
Bảo Lạc, Bảo Lâm dài 55 km, bắt nguồn từ Vân Nam - Trung Quốc, chảy
vào huyện Bảo Lạc, xuống Bảo Lâm rồi xuống Hà Giang, Tuyên Quang trở
thành phụ lưu của Sông Lô đổ vào Sông Hồng. Sông Gâm có hai dòng phụ
lưu chính là sông Nho Quế và Sông Neo (có nơi gọi là sông Leo). Hệ thống
sông Bắc vọng có diện tích lưu vực là 1329 km2, đoạn chảy qua Cao Bằng dài
77km, bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, qua
các huyện Trà Lĩnh (Tả Lệnh), Trùng Khánh, Hạ Lang, Quảng Uyên chảy về
phía Nam rồi đổ vào sông Bằng Giang qua Thủy Khẩu – Trung Quốc. Hệ
3


thống sông Quây Sơn có diện tích lưu vực là 2319 km2, đoạn chảy qua Cao

Bằng dài 76 km, bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy theo hướng Tây Bắc – Đông
Nam qua các xã Ngọc Côn, Ngọc Khê, Đình Minh, Đình Phong, Phong Châu,
Trí Viễn, Đàm Thủy của huyện Trùng Khánh, rồi chảy xuống xã Minh Long
huyện Hạ Lang, chảy sang huyện Đại Tân, tỉnh Quảng Tây – Trung Quốc. Hệ
thống các con sông của Tỉnh Cao Bằng đều nhỏ, nhiều thác ghềnh, khả năng
phát triển giao thông đường thủy hạn chế, song có khả năng phát triển thủy
điện, là nguồn tài nguyên cung cấp nước sinh hoạt, cho sản xuất nông nghiệp
rất dồi dào. Về hệ thống hồ ở Cao Bằng có hai hồ tự nhiên là hồ Đồng Mu, xã
Xuân Trường, huyện Bảo Lạc; hồ Thang Hen ở huyện Trà Lĩnh. Ngoài ra còn
có một số hồ nhân tạo như: Hồ Khuổi Lái, Nà Tấu, Phja Gào huyện Hòa An;
hồ Trung Phúc, hồ Bản Viết ở huyện Trùng Khánh; hồ Thôm Luông ở huyện
Nguyên Bình… Hệ thống các con suối có hàng ngàn con, là phụ lưu của các
hệ thống sông của tỉnh, phân bố dày đặc, là tài nguyên quý giá trong đời sống
sản xuất của đồng bào các dân tộc ở các vùng thượng lưu, rẻo cao, biên giơi.
Tuy nhiên dòng chảy nhỏ thấp, mùa khô có nhiều con suối bị cạn kiệt, mùa
mưa lũ thì nước đổ về sối sả gây tác hại cho sản xuất và đời sống nhân dân.
Chế độ thủy văn thất thường này luôn là sự quan tâm thường trực của các cấp,
các ngành và nhân dân tỉnh Cao Bằng.
Đất đai của Cao Bằng được chia làm 3 nhóm đất chính với 24 loại đất
khác nhau. Đó là nhóm đất núi phân bố ở độ cao >= 900m so với mặt nước
biển (ký hiệu: H); nhóm đất đồi với màu sắc đặc trưng là đỏ vàng (ký hiệu: F)
và nhóm đất bằng, thung lũng hẹp. Sau đây là một số đặc điểm chính của các
nhóm đất đó. Đặc điểm của nhóm đất núi. Do địa hình dốc, rừng bị tàn phá
nhiều nên tầng dày cấp III (<50 cm) chiếm 41,83%, diện tích tầng dày cấp I
(>120 cm) chiếm 25,5%, diện tích tầng dày, trung bình (50 - 120 cm) chiếm
32,81%. Diện tích sử dụng cho nông nghiệp của nhóm đất này chỉ chiếm
khoảng 5,95% so với cả nhóm. Nhóm này phân bố ở độ cao >= 900m, đặc
4


trưng cho địa hình núi, có quá trình pheralit yếu, quá trình tích luỹ mùn mạnh
hơn. Trong nhóm đất này có 5 loại đá mẹ chính. Đặc điểm nổi bật của nhóm
đất này là thường ở địa hình dốc, diện tích có độ dốc cấp VI (>250) chiếm
90,51%, diện tích có độ dốc cấp V chiếm 0,21%, cấp IV chiếm 1,96%, cấp III
chiếm 0,31%. Đặc điểm của nhóm đất ồi (Nhóm đất đỏ vàng). Đặc điểm của
loại đất này là phát triển trên vùng đồi, núi thấp hay địa hình lượn sóng. Đất
có quá trình tích luỹ Fe, Al (sắt, nhôm) có màu đỏ hay vàng. Mức tích luỹ
này tuỳ từng trường hợp vào điều kiện khí hậu, địa hình và lớp phủ thực vật. Địa hình
phần lớn bị chia cắt mạnh, sườn dốc. Đất có độ dốc cấp VI chiếm 80% diện
tích cả nhóm; độ dốc cấp V chiếm 11,56%; độ dốc cấp III và cấp II chỉ chiếm
3,88%. Tầng dày cấp I (>120 cm) chiếm 41,2% so với cả nhóm. Tầng dày cấp
II (50 - 120 cm) chiếm 31,5% so với cả nhóm. Tầng dày cấp III (< 50 cm)
chiếm 27,3% so với cả nhóm. Đất đỏ vàng Cao Bằng chủ yếu phát triển trên
các loại đá mẹ: macma, siêu kiềm, macma kiềm.... chiếm diện tích lớn:
47,39%; sau đó là nhóm đất phát triển trên đá biến chất (phơrit, gnai, mica)
chiếm 31,23%.
Vì vậy xét về mặt tổng thể, đất đai Cao Bằng có nhiều mặt ưu thế: Đa
số đất có tầng dày. Nhưng do địa hình bị chia cắt mạnh nên đất có sườn dốc
lớn. Điều đó làm hạn chế đến sử dụng đất trong nông nghiệp. Đặc điểm của
nhóm đất Bằng - Thung lũng. Đồi núi Cao Bằng thấp dần từ bắc xuống nam
và chạy theo hướng tây bắc - đông nam. Địa thế hiểm trở, mức độ chia cắt
mạnh, núi đá vôi chạy vòng cung dọc biên giới Việt - Trung, từ Bảo lạc đến
Thạch An. Cao Bằng không có cánh đồng rộng mà chỉ có thung lũng nhỏ nằm
xen kẽ những vùng núi hay lòng máng ven các con sông tạo thành những dải
phù sa nhỏ bé. Diện tích nhóm đất này chiếm khoảng 4,67% so với tổng diện
tích điều tra. Trong đó bao gồm nhóm đất phù sa (Phù sa được bồi và phù sa
không được bồi, phù sa bị glây, phù sa có sản phẩm pheralit...Nhóm này nhìn
chung có thành phần cơ giới nhẹ. Nhóm đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa
5


nước (F1) đa số có thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng. Do địa hình
dốc, bậc thang, tầng mặt bị rửa trôi sét nên đất có nhẹ đi đôi chút, nhưng tầng
sâu thành phần cơ giới thường từ trung bình đến nặng. Đất thung lũng dốc tụ
đa số có thành phần cơ giới trung bình, tầng tích tụ thành phần cơ giới nặng
hơn. Đất tích cácbonnat ở các thung lũng đá vôi hay ở địa hình trũng bị ảnh
hưởng mạch nước chứa cacbonnat, đất thường có thành phần cơ giới từ trung
bình đến nặng, càng xuống dưới càng nặng hơn. Đặc điểm thành phần cơ giới
có lớp đáy từ trung bình đến nặng là một ưu điểm lớn của quá trình canh tác ở
Cao Bằng, đất có nền vững chắc tạo điều kiện cho quá trình giữ nước và phân
bón cho cây trồng.
Địa hình: Tiểu vùng núi đáChiếm diện tích ở hầu hết các huyện miền
đông của tỉnh: Trà Lĩnh, Trùng Khánh, Quảng Hoà, Hà Quảng, Thông Nông...
Địa hình miền này rất phức tạp, gồm các hệ thống dãy núi đá vôi phân cách
mãnh liệt với các đỉnh nhọn dạng tai mèo, gồ ghề lởm chởm cao thấp khác
nhau, hang hốc tự nhiên nhiều. Có phương kéo dài chung theo hướng tây bắc
- đông nam. Xen kẽ các dãy núi là thung lũng hẹp với nhiều hình, nhiều vẻ
khác nhau. Chủ yếu phân bố ở các huyện miền tây tỉnh (Nguyên Bình, Bảo
Lạc, Thạch An)và một phần diện tích phía nam Hoà An. Đáng chú ý nhất là:
Hệ thống núi cao Bảo Lạc - Nguyên Bình: Bao gồm nhiều dãy núi cao kéo dài
từ phía tây nam huyện Bảo Lạc qua phần diện tích phía tây nam huyện
Nguyên Bình, Với các đỉnh cao tiêu biểu: Phja dạ (Bảo Lạc) 1.980 m so với
mặt nước biển; Phja đén (Nguyên Bình) 1.428 m; Phja Oắc (Nguyên Bình)
1.931 m. Cấu tạo nên hệ thống núi cao này là trầm tích của điệp sông Hiến và
các đá macma xâm nhập axit - Grannit. Hệ thống núi cao Ngân Sơn - Thạch
An: Bao gồm các hệ thống núi xếp theo dãy, kéo dài tà phía bắc - tây bắc
huyện Ngân Sơn (Bắc Cạn) qua thị trấn Ngân Sơn, Bằng Khẩu, qua phần diện
tích phía tây - tây bắc huyện Thạch An rồi vượt sang phía tây - tây nam tỉnh
Lạng Sơn.Với các đỉnh cao tiêu biểu: Pù Tang Lam 1.639 m so với mặt nước
6



biển; Khau Pàu: 1.188m. Cấu tạo định hình này chủ yêú là các đá trầm tích
điệp sông Hiến và một phần không đáng kể của trần tích Paleozoi sớm giữa
(Pt1 và Pt2). Nhìn chung cả hai hệ thống này đều có phương phát triển theo
hướng tây bắc - đông nam với hệ thống đường phân thuỷ nhiều vẻ khác nhau,
song vẫn mang sắc thái phát triển của toàn vùng. Xen kẽ các hệ thống núi cao
là các thung lũng, núi thấp sông suối với những kích thước lớn, lớn nhỏ hình
thái nhiều vẻ khác nhau. Các thung lũng lớn như: Hoà An, Nguyên Bình,
Thạch An, thung lũng sông Bắc Vọng... Trong đó, đáng chú ý hơn là thung
lũng Hoà An - vựa lúa của tỉnh, nằm trùng với phần phía bắc của lòng máng
Cao Lạng, dài gần 30 km. Điểm bắt đầu từ Mỏ Sắt (Dân Chủ - Hoà An) kéo
dài hết xã Chu Trinh (Hoà An), chạy dọc theo đường đứt gãy Cao Bằng Lạng Sơn, bao gồm những cánh đồng phì nhiêu, tương đối bằng phẳng, xen
giữa các cánh đồng là đồi núi thấp sắp xếp không liên tục theo kiểu bát úp.
Trong phạm vi thung lũng này xuất hiện các mỏ khoáng sản: Sắt, fosphorit tập
trung với trữ lượng và chất lượng rất cao dễ tìm kiếm và khai thác. Ngoài ra
các thung lũng khác còn chứa nhiều khoáng sản quý...
1.2. Lịch sử của tỉnh
Tỉnh Cao Bằng cùng với tỉnh Lạng Sơn thời nhà Lý-nhà Trần được gọi
là châu Quảng Nguyên. Vùng đất này (Lạng Sơn và Cao Bằng) chính thức
phụ thuộc vào o Đại Việt từ năm 1039, đời vua Lý Thái Tông, sau khi nước
này chiến thắng Nùng Trí Cao. Sau khi thất thủ Thăng Long năm 1592 nhà
Mạc chạy lên Cao Bằng và xây dựng vùng đất này để chống lại nhà Lê Trịnh
cho đến 1677 mới chấm dứt. Cao Bằng là địa danh đã xuất hiện từ lâu đời ở
nước Việt Nam. Vào thời các vua Hùng, vùng đất này thuộc bộ Vũ Định. Đến
đời Lý, thuộc vào đất Thái Nguyên. Vào đầu triều Lê, Cao Bằng thuộc Bắc
đạo, rồi đặt vào Ninh Sóc thừa tuyên, sau đổi thành Cao Bình phủ. Đến thời
nhà Mạc thất thế chạy lên Cao Bằng, đóng đô ở Cao Bình với 3 đời vua, tổng
cộng 70 năm. Việc nhà Mạc đưa nhiều người lên cư trú tổ chức cai trị, mở các
7



khoa thi đã ảnh hưởng nhiều đến đời sống xã hội của mảnh đất biên cương
này. Khi nhà Lê dẹp xong nhà Mạc mới đặt tên vùng này là Cao Bằng và
không để thuộc vào Thái Nguyên nữa. Đến thời Nguyễn, Cao Bằng được đặt
làm Hiệp trấn, sau đổi thành phủ Trùng Khánh. Đến năm 1831 đặt thành tỉnh
Cao Bằng, bỏ chế độ thổ mục. Sau này ranh giới của tỉnh Cao Bằng ít nhiều
có sự thay đổi. Ngày 22/12/1975 Cao Bằng hợp nhất với Lạng Sơn thành tỉnh
Cao Lạng. Đến ngày 29/12/1978, tỉnh Cao Bằng được tái lập.
Hành chính và các đơn vị trực thuộc: Năm 1950, tỉnh Cao Bằng có 10
huyện: Bảo Lạc, Hạ Lang, Hà Quảng, Hòa An, Nguyên Bình, Phục Hòa,
Quảng Uyên, Thạch An, Trấn Biên, Trùng Khánh. Năm 1958, huyện Trấn
Biên đổi tên thành huyện Trà Lĩnh. Năm 1963, thành lập thị trấn Tĩnh Túc
trực thuộc tỉnh Cao Bằng Quyết định số 26-CP ngày 14 tháng 3 năm 1963.
Đến năm 1981, chuyển thị trấn Tĩnh Túc trực thuộc huyện Nguyên Bình
Quyết định số 44-HĐBT ngày 1 tháng 9 năm 1981. Năm 1966, thành lập
huyện Thông Nông trên cơ sở tách ra từ huyện Hà Quảng theo Quyết định số
67-CP ngày 7 tháng 4 năm 1966. Năm 1967, hai huyện Phục Hòa và Quảng
Uyên hợp nhất thành huyện Quảng Hòa theo Quyết định số 27-CP ngày 8
tháng 3 năm 1967. Năm 1969, giải thể huyện Hạ Lang, nhập vào hai huyện
Quảng Hòa và Trùng Khánh theo Quyết định số 176-CP ngày 15 tháng 9 năm
1969. Ngày 27 tháng 12 năm 1975, tỉnh Cao Bằng được sáp nhập với tỉnh
Lạng Sơn thành tỉnh Cao Lạng. Ngày 29 tháng 12 năm 1978 tái lập tỉnh Cao
Bằng từ tỉnh Cao Lạng, đồng thời nhập hai huyện Ngân Sơn và Chợ Rã của
tỉnh Bắc Thái vào tỉnh Cao Bằng theo Nghị quyết của Quốc hội khóa VI, kỳ
họp thứ 4, ngày 29 tháng 12 năm 1978. Lúc đó tỉnh Cao Bằng có tỉnh lị là thị
xã Cao Bằng và 11 huyện: Bảo Lạc, Chợ Rã, Hà Quảng, Hòa An, Ngân Sơn,
Nguyên Bình, Quảng Hòa, Thạch An, Thông Nông, Trà Lĩnh, Trùng Khánh.
Ngày 17 tháng 2 năm 1979, quân Trung Quốc chiếm được thị xã Cao Bằng và
đã hủy diệt hầu như toàn thị xã, các công trình kiến trúc đã bị phá tan tành, kể

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tìm hiểu về bộ chứng từ trong thanh toán xuất nhập khẩu thực trạng và các giải pháp hoàn thiện tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêm chủng mở rộng tại huyện Tu mơ rông năm 2016 Y dược 0
N Nhờ tải giúp em Thực trạng và các yếu tố tác động đến việc làm thêm của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (Luận văn thạc sĩ) - Phan Thị ThuThảo Khởi đầu 3
D Thực trạng công tác kế toán tại công ty cổ phần xây dựng và đầu tư 492 Luận văn Kinh tế 0
T Nhờ tải TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG và THỰC TRẠNG NUÔI DƯỠNG NGƯỜI BỆNH tại KHOA hồi sức TÍCH cực Khởi đầu 1
D Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại FSI Luận văn Kinh tế 0
D Chính sách của việt nam với mỹ và quan hệ việt mỹ những năm đầu thế kỷ XXI, thực trạng và triển vọng Văn hóa, Xã hội 0
D Đánh giá thực trạng công tác giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất trên địa bàn quận Hoàng Mai Văn hóa, Xã hội 0
D Đánh giá thực trạng sản xuất cà phê và giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm Nông Lâm Thủy sản 0
D thực trạng sử dụng thư viện của sinh viên trường đại học khoa học xã hội và nhân văn Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top