123_letsvi

New Member

Download miễn phí Đề tài Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xk hàng dệt may Việt Nam vào EU





Đẩy mạnh việc xây dựng chiến lược phát triển nhãn hiệu hàng hoá, tăng cường đầu tư cho các hoạt động đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu thương mại hàng hoá trên thị trường EU

 Vấn đề xây dựng thương hiệu doanh nghiệp, nhãn mác sản phẩm và áp dụng các biện pháp marketing sẽ có ý nghĩa chiến lược lâu dài, có nhiều khả năng thu được hiệu quả kinh doanh cao trong bối cảnh phần lớn các doanh nghiệp dệt may Việt Nam có quy mô nhỏ, sức cạnh tranh yếu trong khi thị trường EU đối tác kinh tế thương mại quan trọng hàng đầu của Việt Nam, là thị trường mục tiêu của nhiều hãng dệt may hàng đầu trên thế giới.

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ưởng mức thuế GSP bằng 85% thuế suất MFN. Đây là nhóm hàng EU hạn chế nhập khẩu.
Nhóm 2: Sản phẩm nhạy cảm chủ yếu là thực phẩm, đồ uống, nguyên liệu, hàng thủ công (gạch lát nền và hàng sành sứ), hàng giày dép, hàng điện tử dân dụng, xe đạp, ô tô, đồ chơi trẻ em… được hưởng mức thuế GSP bằng 70% thuế suất MFN. Đây là nhóm mặt hàng EU không khuyến khích nhập khẩu.
Nhóm 3: Sản phẩm bán nhạy cảm bao gồm thuỷ sản đông lạnh, một số nguyên liệu hoá chất, hàng công nghiệp dân dụng (điều hoà, máy giặt, tủ lạnh) được hưởng mức thuế GSP bằng 35% thuế suất MFN. Đây là nhóm mặt hàng EU khuyến khích nhập khẩu.
Nhóm 4: Sản phẩm không nhạy cảm chủ yếu là một số loại thực phẩm, đồ uống (nước khoáng, bia rượu), nguyên liệu (than đá, dầu thô, cao su), nông sản (dừa cả vỏ, hạt điều), được hưởng mức thuế GSP bằng1-10% thuế suất MFN. Đây là nhóm mặt hàng EU đặc biệt khuyến khích nhập khẩu.
Hiện nay EU đang thực hiện chương trình mở rộng hàng hoá. Nội dung của chương trình là đẩy mạnh tự do hoá thương mại thông qua việc giảm dần thuế xuất nhập khẩu và xoá bỏ chế độ hạn ngạch và GSP vào cuối năm 2004. Như vậy từ năm 2005 hàng xuất khẩu của các nước đang và kém phát triển vào thị trường EU sẽ không được hưởng ưu đãi nữa. Hàng hoá Việt Nam sẽ phải cạnh tranh bình đẳng với hàng hoá của các nước khác, kể cả các nước phát triển và không phát triển.
2.1.2. Rào cản phi thuế quan
2.1.2.1. Biện pháp cấm nhập khẩu
EU thường đưa ra lý do bảo vệ người tiêu dùng, bảo bệ môi trường và bảo vệ động thực vật để áp dụng việc cấm nhập khẩu đối với các sản phẩm. Ví dụ, các trường hợp EU cấm nhập khẩu cá voi và các sản phẩm từ các động vật có vú nhằm mục đích thương mại; Cấm sử dụng các bẫy sập chân vào tháng 12/1991, trong đó quy định cấm nhập khẩu lông thú và các sản phẩm lông thú từ các quốc gia không cấm bẫy sập chân theo các tiêu chuẩu nhân đạo đã được quốc tế thoả thuận; Tháng 2/2002 EU loại Trung Quốc khỏi danh sách các nước được phép xuất khẩu thuỷ sản vào EU, do Trung Quốc không đáp ứng được yêu cầu về kiểm soát dư lượng chloramphenicol (loại kháng sinh dùng để làm tôm tăng trưởng nhanh)…
2.1.2.2. Giấy phép nhập khẩu
Việc nhập khẩu một số sản phẩm như ngũ cốc, gạo, thịt bò, thịt cừu, thịt dê, sữa, đường, rau quả chế biến, chuối, dâù ăn và chất bảo quản, các loại hạt, rượu yêu cầu phải có giấy phép. Giấy phép nhập khẩu cho các loại hàng này được cấp tự động.
2.1.2.3. Hạn ngạch nhập khẩu
EU hiện đang áp dụng hạn ngạch đối với một số mặt hàng như cà phê, đối với mặt hàng dệt may thì EU quy định hạn ngạch cho từng mặt hàng(từ 01/01/2005, EU bãi bỏ hạn ngạch dệt may với các nước thành viên WTO và Việt Nam).
2.1.2.4. Hàng rào kỹ thuật
. Về Hiệp định công nhận lẫn nhau
Chỉ có các phòng thí nghiệm đóng tại châu Âu mới có quyền cấp giấy phê chuẩn sản phẩm cuối cùng. Các phong thí nghiệm ngoài châu Âu không đước cấp giấy phê chuẩn sản phẩm cuối cùng, mà phải gửi các báo cáo kiểm tra cho các đồng nghiệp châu Âu để họ xem xét lại và phê chuẩn. Điều này làm tăng phí cho các nhà xuất khẩu.
. Các tiêu chuẩn sản phẩm
Tất cả các sản phẩm chỉ được phép bán trên thị trường EU với điều kiện phải đảm bảo được tiêu chuẩn an toàn chung của châu Âu. Thị trường EU được xếp vào loại có tiêu chuẩn kỹ thuật, vệ sinh dịch tễ cao và nghiêm ngặt nhất thế giới. Hiện nay có 3 cơ quan tiêu chuẩn hoá trong lĩnh vực tiêu chuẩn hoá kỹ thuật được công nhận ở châu Âu, bao gồm : Uỷ ban Tiêu chuẩn hoá châu ÂU (European Committe for Standardisation), : Uỷ ban Tiêu chuẩn hoá Kỹ thuật điện tử châu ÂU (European Institute for Electrotechnical Standardisation), và Viện Tiêu chuẩn viễn thông châu Âu (European Telecommunicative Standardisation Institute). Ba tổ chức này cùng nhau tạo nên " Hệ thống tiêu chuẩn hoá châu Âu ". Việc đáp ứng các tiêu chuẩn này trở thành một điều kiện quan trọng để thâm nhập vào thị trường khó tính này.
. Tiêu chuẩn chất lượng
Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 hầu như là yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp thuộc các nước đang phát triển sản xuất hàng xuất khẩu sang thị trường EU.
Bộ ISO 9000 nhằm mục tiêu đảm bảo chất lượng đối với người tiêu dùng, nó gồm có 20 yêu cầu được chia thành các nhóm :
ISO 9001 : Mô hình đảm bảo chất lượng trong quá trình thiết kế, sản xuất, lắp đặt và dịch vụ.
ISO 9002 : Mô hình đảm bảo chất lượng trong quá trình thiết kế, sản xuất, lắp đặt và dịch vụ sau bán hàng.
ISO 9003 : Mô hình đảm bảo chất lượng trong quá trình kiểm tra cuối cùng và thử nghiệm.
Trong thực tế, sản phẩm của các doanh nghiệp có giấy chứng nhận ISO 9000 thâm nhập vào thị trường EU dễ dàng hơn nhiều so với các doanh nghiệp không có giấy chứng nhận này.
2.1.2.5. Tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm
Việc áp dụng hệ thống HACCP là yêu cầu bắt buộc đối với các xí nghiệp chế biến hải sản của các nước đang phát triển muốn xuất khẩu sản phẩm vào thị trường EU.
HACCP được thiết kế riêng cho công nghiệp thực phẩm và các ngành liên quan đến thực phẩm (chăn nuôi, trông trọt,...) phân tích nguy cơ và kiểm soát các khâu trọng yếu trong quá trình sản xuất thực phẩm.
2.1.2.6. Tiêu chuẩn an toàn cho người sử dụng
Các sản phẩm có liên quan đến sức khoẻ người tiêu dùng phải có ký mã hiệu theo quy định của EU. Đối với các sản phẩm công nghiệp chế tạo thì có quy định về nhãn hiệu CE để chỉ cho phép những sản phẩm sản xuất an toàn vào thị trương EU. Một số sản phẩm còn có thêmnhãn hiệu chứng nhận bổ sung để chứng nhận sản phẩm đã tuân thủ các quy định nêu trên.
Có một số cơ quan chuyên trách thuộc EU thực hiện việc kiểm tra phân loại đối với các sản phẩm khác nhau. Giấy chứng nhận do một trong các cơ quan này cấp sẽ được các nước thành viên khác của EU chấp nhận.
2.1.2.7. Quy định về bảo vệ môi trường
Hàng hoá có liên quan đến môi trường phải dán nhãn theo quy định (nhãn sinh thái, nhãn tái sinh) và có chứng chỉ được quốc tế công nhận, như tiêu chuẩn GAP và các nhãn hiệu sinh thái (Ecolabels) chứng tỏ các cấp độ khác nhau về một môi trường tốt.
Hệ thống quản lý môi trường ISO 14000 được xây dựng nhằm thiết lập hệ thống quản lý môi trường và cung cấp các công cụ hỗ trợ cho các tổ chức hay doanh nghiệp để quản lý sự tác động của các hoạt động, sản phẩm hay dịch vụ của họ đối với môi trường, ngăn ngừa ô nhiễm và cải thiện môi trường. Đây là những tiêu chuẩn bắt buộc đối với các tổ chức, doanh nghiệp về vấn đề môi trường.
2.1.2.8. Tiêu chuẩn về lao động
Uỷ ban châu Âu cấm nhập khẩu những hàng mà trong quá trình sản xuất sử dụng bất kỳ một hình thức lao động cưỡng bức nào như lao động tù nhân, lao động trẻ em,… được quy định trong các Hiệp ước Geneva ngày 25/09/1926 và 07/09/1956, và các Hiệp ước Lao động quốc tế số 29 và 105.
2.1.2.9. Các biện pháp tự vệ
Cơ chế tự vệ đặc biệt quy định trong Hiệp định Nông nghiệp của WTO cho phép EU áp dụng thuế bổ sung đối với các sản phẩm nhập khẩu nếu như giá của sản ...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tìm hiểu về bộ chứng từ trong thanh toán xuất nhập khẩu thực trạng và các giải pháp hoàn thiện tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêm chủng mở rộng tại huyện Tu mơ rông năm 2016 Y dược 0
N Nhờ tải giúp em Thực trạng và các yếu tố tác động đến việc làm thêm của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (Luận văn thạc sĩ) - Phan Thị ThuThảo Khởi đầu 3
D Thực trạng công tác kế toán tại công ty cổ phần xây dựng và đầu tư 492 Luận văn Kinh tế 0
T Nhờ tải TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG và THỰC TRẠNG NUÔI DƯỠNG NGƯỜI BỆNH tại KHOA hồi sức TÍCH cực Khởi đầu 1
D Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại FSI Luận văn Kinh tế 0
D Chính sách của việt nam với mỹ và quan hệ việt mỹ những năm đầu thế kỷ XXI, thực trạng và triển vọng Văn hóa, Xã hội 0
D Đánh giá thực trạng công tác giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất trên địa bàn quận Hoàng Mai Văn hóa, Xã hội 0
D Đánh giá thực trạng sản xuất cà phê và giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm Nông Lâm Thủy sản 0
D thực trạng sử dụng thư viện của sinh viên trường đại học khoa học xã hội và nhân văn Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top