Download Luận văn Thực trạng kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm mô tô, xe máy tại công ty cổ phần bảo hiểm AAA và một số kiến nghị

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 4
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ BẢO HIỂM MÔ TÔ, XE MÁY 6
1.1 Sự cần thiết và tác dụng của bảo hiểm xe cơ giới 6
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm xe cơ giới 6
1.1.2 Tai nạn giao thông đường bộ và tác dụng của bảo hiểm xe cơ giới 7
1.1.3 Phân loại bảo hiểm mô tô/xe máy 9
1.2 Nội dung cơ bản của bảo hiểm mô tô/xe máy 9
1.2.1 Đối tượng và phạm vi bảo hiểm 9
1.2.2 Giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm 12
1.2.3 Công tác giám định và bồi thường tổn thất 15
1.2.4 Công tác đề phòng, hạn chế tổn thất 25
1.3 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả kinh doanh của nghiệp vụ 26
1.3.1 Chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh doanh 26
1.3.2 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm 27
CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI BẢO HIỂM MÔ TÔ, XE MÁY TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM AAA 31
2.1 Giới thiệu về Công Ty Cổ Phần Bảo Hiểm AAA 31
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 31
2.1.2 Tổng quan về hoạt động kinh doanh 33
2.1.3 Phương hướng và chiến lược phát triển 37
2.2 Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm mô tô/xe máy tại Công ty AAA 38
2.2.1 Giới thiệu các nghiệp vụ bảo hiểm mô tô/xe máy tại AAA 38
2.2.2 Kết quả khai thác Bảo hiểm mô tô/xe máy tại Công ty AAA 45
2.2.3 Tình hình giám định và bồi thường 51
2.2.4 Tình hình đề phòng và hạn chế tổn thất 56
2.2.5 Kết quả và hiệu quả kinh doanh 58
CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM MÔ TÔ/XE MÁY TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM AAA 64
3.1 Phương hướng 64
3.2 Đề xuất với công ty AAA 64
3.2.1 Trong khâu khai thác 64
3.2.2 Trong công tác giám định và bồi thường 68
3.2.3 Trong khâu đề phòng và hạn chế tổn thất 73
3.2.4 Phòng chống trục lợi bảo hiểm 74
3.3 Kiến nghị với Nhà nước 76
KẾT LUẬN 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO 80



DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Tiến trình giám định 16
Sơ đồ 1.2: Tiến trình bồi thường tổn thất 22
Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh bảo hiểm qua các năm 2005, 2006 36
Bảng 2.2: Mức trách nhiệm và biểu phí tự nguyện Bảo hiểm TNDS chủ mô tô/xe máy tại Cty AAA 41
Bảng 2.3: Mức trách nhiệm và biểu phí Bảo hiểm tai nạn lái xe và người ngồi trên mô tô/xe máy tại Cty AAA 42
Bảng 2.4: STBH trong Bảo hiểm tổn thất toàn bộ/mất cắp mô tô,xe máy tại Cty AAA 44
Bảng 2.5: Tình hình khai thác nghiệp vụ bảo hiểm mô tô, xe máy tại Cty AAA (2005-2007) 46
Bảng 2.6: Cơ cấu doanh thu phí bảo hiểm mô tô/xe máy tại AAA (2005-2007) 48
Bảng 2.7: Cơ cấu theo doanh thu từng sản phẩm trong nghiệp vụ BH mô tô/xe máy tại Cty AAA (2005-2007) 50
Bảng 2.8: Tình hình bồi thường Bảo hiểm mô tô/xe máy tại Cty AAA 54
(2005 - 2007) 54
Bảng 2.9: Kết quả và hiệu quả kinh doanh của nghiệp vụ bảo hiểm mô tô/xe máy tại Cty AAA (2005 – 2007) 59
Bảng 2.10: Cơ cấu số lượng mô tô/xe máy tham gia bảo hiểm tại Cty AAA (2005 – 2007) 62
Biểu đồ 2.11: Thị phần thị trường bảo hiểm mô tô/xe máy 2008 63

LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế, thị trường bảo hiểm Việt Nam đã có những bước phát triển rất khả quan. Là nghiệp vụ mũi nhọn của nhiều doanh nghiệp bảo hiểm, bảo hiểm xe cơ giới nói chung, bảo hiểm mô tô/xe máy nói riêng đã và đang có những đóng góp đáng kể vào mức tăng chung toàn thị trường.
Có thể nói thị trường bảo hiểm mô tô/xe máy hiện nay ở Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng với xấp xỉ 20 triệu xe lưu hành (theo số liệu của Cục Đăng kiểm Việt Nam, 2007) và mỗi năm số lượng đăng ký mới tăng lên khoảng 2 triệu xe (theo số liệu của Hiệp hội xe đạp – xe máy Việt Nam, 2007). Môi trường pháp lý lại có nhiều thay đổi hết sức thuận lợi cho nghiệp vụ khi Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 23/2007/QĐ-BTC ngày 09/04/2007 thay thế cho Quyết định số 23/2003/QĐ-BTC và Thủ tướng Chính phủ ký Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP ngày 29/06/2007, quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm đối với người ngồi trên mô tô/xe máy. Đây là một cơ hội lớn cho các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ phát triển nghiệp vụ bảo hiểm mô tô/ xe máy.
Nắm bắt được những cơ hội đó, ngay từ những ngày đầu tham gia thị trường bảo hiểm phi nhân thọ, Công ty Cổ phần Bảo hiểm AAA đã hết sức chú trọng phát triển nghiệp vụ bảo hiểm này. Thành lập được hơn 3 năm, là một doanh nghiệp bảo hiểm trẻ được đánh giá là nhiều tiềm năng, với phương châm hoạt động: "Nhanh – Đúng - Đủ", AAA đã gặt hái được nhiều thành công trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ nói chung, bảo hiểm mô tô/ xe máy nói riêng.
Xuất phát từ thực tế đó, tui đã chọn đề tài: "Thực trạng kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm mô tô, xe máy tại Công ty Cổ phần Bảo hiểm AAA và một số kiến nghị" để nghiên cứu trong luận văn tốt nghiệp của mình, với mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào việc phát triển nghiệp vụ này của công ty.
Nội dung của luận văn được chia làm 3 phần:
Phần I : Khái quát về bảo hiểm mô tô, xe máy.
Phần II : Tình hình triển khai bảo hiểm mô tô, xe máy tại Công ty bảo hiểm AAA.
Phần III : Một số kiến nghị phát triển nghiệp vụ bảo hiểm mô tô, xe máy tại Công ty Bảo hiểm AAA.
tui xin được gửi lời Thank sâu sắc tới TS. Phạm Thị Định, đã chỉ dẫn tui tận tình trong suốt quá trình nghiên cứu hoàn thành luận văn tốt nghiệp. tui cũng xin chân thành Thank các Anh/Chị ở phòng Kinh doanh số 5, Công ty Cổ phần Bảo hiểm AAA – Chi nhánh Hà Nội, đã tạo điều kiện, giúp đỡ tui nghiên cứu, hoàn thành Luận văn này.
Trong quá trình tìm hiểu, dù đã có rất nhiều cố gắng, nhưng không thể tránh được những thiếu sót, rất mong thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến để Luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!



CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ BẢO HIỂM MÔ TÔ, XE MÁY
1.1 Sự cần thiết và tác dụng của bảo hiểm xe cơ giới
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm xe cơ giới
Xe cơ giới là xe hoạt động trên đường bộ bằng động cơ của chính mình, được phép lưu hành trên lãnh thổ của các quốc gia. Xe cơ giới bao gồm 2 loại: mô tô, xe máy và ô tô.
Nhìn chung xe cơ giới tham gia đường bộ có một số đặc điểm cơ bản:
- Xe có tính cơ động cao, việt giã tốt trong quá trình tham gia vận tải;
- Xe cơ giới tham gia vào giao thông đường bộ nên phụ thuộc rất nhiều vào cơ sở, điều kiện tự nhiên, địa hình, cơ sở vật chất kỹ thuật…
- Xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ, khi xảy ra tai nạn không những đem lại tổn thất, thiệt hại cho chính bản thân người lái xe, người ngồi trên xe, chính chiếc xe mà còn gây ra cho đối tượng khác, không liên quan trực tiếp đến chiếc xe nên việc triển khai nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới là rất cần thiết nhằm đảm bảo quyền lợi của người dân khi không may gặp tai nạn. Tuy nhiên do liên quan đến nhiều bên, phát sinh những trách nhiệm ngoài hợp đồng làm cho nghiệp vụ bảo hiểm này có tính phức tạp nhất định;
- Xe cơ giới tham gia vào giao thông đường bộ chịu sự điều chỉnh của rất nhiều bộ luật của mỗi quốc gia như: Luật giao thông đường bộ, Bộ luật dân sự…hơn nữa nó lại phụ thuộc rất nhiều vào ý thức chấp hành luật giao thông của mỗi người dân nên nếu luật pháp thực hiện không nghiêm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc triển khai sản phầm bảo hiểm, dẫn đến trục lợi bảo hiểm gây thiệt hại cho doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH), chủ xe và chính bản thân nạn nhân;
- Một đặc điểm nổi bật là số lượng xe cơ giới tham gia giao thông ngày càng nhiều. Đặc biệt là ở những nước đang phát triển và chậm phát triển sẽ có một giai đoạn trong quá trình phát triển số lượng xe cơ giới tăng lên đột biến; sự tăng quá mức so với cơ sở hạ tầng còn chưa được nâng cấp cho phù hợp sẽ làm tai nạn giao thông ngày càng gia tăng và hậu quả thiệt hại ngày càng nghiêm trọng.
1.1.2 Tai nạn giao thông đường bộ và tác dụng của bảo hiểm xe cơ giới
Theo thống kê mới nhất của Ngân hàng phát triển Châu Á về thiệt hại do tai nạn giao thông gây ra tại Việt Nam, trung bình mỗi năm có hơn 11 nghìn người chết và hàng chục nghìn người bị thương. Mỗi ngày ở Việt Nam có khoảng 33 người chết do tại nạn giao thông đường bộ, trong đó có nhiều trường hợp chết do chấn thương sọ não, đặc biệt có đến 40% những vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng rơi vào thanh thiếu niên trong độ tuổi 15-24. Vấn đề tai nạn giao thông ở Việt Nam đã đến mức báo động, mỗi năm thiệt hại về kinh tế do tai nạn giao thông lên đến 900 triệu USD.
Tai nạn giao thông đường bộ đã trở thành một vấn đề cấp bách cần giải quyết và khắc phục ở Việt nam. Có nhiều biện pháp đã được thực thi như: tăng mức xử phạt đối với người tham gia giao thông vi phạm luật, tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân khi tham gia giao thông hay như mới đây quyết định bắt buộc mọi người dân sử dụng mô tô, xe máy tham gia giao thông đều phải đội mũ bảo hiểm.Tuy nhiên những giải pháp đó mới chỉ góp một phần kiêm tốn vào việc giảm thiểu tai nạn; một điều quan trọng để giảm số vụ tai nạn giao thông là nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông của người dân thì vẫn chưa được làm tốt. Ngoài các biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa thì các biện pháp khắc phục và giảm thiểu tổn thất cũng có vai trò quan trọng. Việc triển khai các sản phẩm bảo hiểm cho xe cơ giới đã có những tác dụng to lớn trong giảm thiểu tổn thất cũng như khắc phục tình trạng tai nạn giao thông hiện nay:
Thứ nhất, tích cực góp phần ngăn ngừa và đề phòng tai nạn giao thông. Bằng các chương trình đầu tư xây dựng cải tạo cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng các tuyến đường giao thông, đặt thêm các biển báo, tín hiệu…trên các đoạn đường xấu hay xảy ra tai nạn giao thông đã góp phần giảm thiểu số vụ tai nạn. Việc triển khai sản phẩm bảo hiểm này luôn đi liền với công tác tuyên truyền, quảng cáo giúp người dân nâng cao ý thức tự giác chấp hành luật lệ giao thông, vì lợi ích của chính bản thân.
Thứ hai, góp phần ổn định tài chính, sản xuất kinh doanh cho các chủ xe. Các sản phẩm bảo hiểm hướng đối tượng của mình đến phần trách nhiệm bồi thường cho người thứ 3 khi chủ xe gây tai nạn; đến bản thân người chủ xe, người ngồi trên xe, đến bản thân chiếc xe, tuỳ theo từng sản phẩm bảo hiểm mà những thiệt hại khi xảy ra tai nạn của chủ xe sẽ được nhà bảo hiểm đảm nhận, giúp chủ xe nhanh chóng ổn định tài chính, sản xuất kinh doanh sau khi xảy ra tai nạn. Bên cạnh đó nhà bảo hiểm còn thay chủ xe bồi thường thiệt hại cho phía nạn nhân khi xe lưu hành gây tai nạn và có lỗi.
Thứ ba, góp phần xoa dịu bớt sự căng thẳng giữa chủ xe và nạn nhân trong các vụ tai nạn. Trong các vụ tai nạn, bên DNBH đóng vai trò như người thay mặt cho người tham gia bảo hiểm có thể là phía chủ xe hay phía nạn nhân hay cho cả hai bên, thu xếp giải quyết tranh chấp, quyền lợi giữa chủ xe và nạn nhân một cách khách quan, minh bạch và thoả đáng từ đó giảm bớt sự căng thẳng.
Thứ tư, triển khai bảo hiểm xe cơ giới tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu ngân sách từ đó nhà nước có điều kiện đầu tư xây dựng mới và nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông, đồng thời còn nâng cao được ý thức trách nhiệm về chấp hành luật lệ giao thông của mọi người dân.
Từ những phân tích trên ta có thể thấy tác dụng và vai trò to lớn của bảo hiểm xe cơ giới đối với khắc phục tai nạn giao thông và góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, an sinh xã hội. Việc triển khai tốt nghiệp vụ bảo hiểm này sẽ góp một phần rất lớn nâng cao chất lượng cuộc sống và an toàn xã hội.
1.1.3 Phân loại bảo hiểm mô tô/xe máy
Liên quan đến mô tô/xe máy tham gia giao thông đường bộ, nhà bảo hiểm thường triển khai 3 nghiệp vụ bảo hiểm sau đây:
- Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với người thứ 3;
- Bảo hiểm tai nạn lái xe và người ngồi trên xe;
- Bảo hiểm vật chất xe.
1.2 Nội dung cơ bản của bảo hiểm mô tô/xe máy
1.2.1 Đối tượng và phạm vi bảo hiểm
a/ BH TNDS chủ xe cơ giới đối với bên thứ 3
Đây là loại hình bảo hiểm TNDS, có đối tượng được bảo hiểm là phần TNDS được xác định bằng tiền theo quy định của luật pháp và sự phán quyết của toà án bắt buộc chủ xe phải gánh chịu do sự lưu hành xe của mình gây tai nạn cho bên thứ ba. Bên thứ ba là những người bị thiệt hại về thân thể và/hay tài sản do việc sử dụng xe cơ giới gây ra, trừ những người sau:
- Lái xe;
- Người trên xe chính chiếc xe đó;
- Chủ sở hữu xe trừ trường hợp chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng chiếc xe đó.
+ Những rủi ro được bảo hiểm bao gồm:
- Tai nạn gây thiệt hại đến tính mạng, tình trạng sức khỏe của người thứ 3;
- Tai nạn gây thiệt hại tài sản của người thứ 3;
- Tai nạn gây thiệt hại sản xuất – kinh doanh của người thứ 3;
- Tai nạn gây thiệt hại tính mạng, tình trạng sức khỏe của người tham gia cứu chữa nạn nhân để giảm mức độ thiệt hại trong tai nạn;
- Những chi phí cần thiết và hợp lý trong các vụ tai nạn có phát sinh TNDS;
3.2.3 Trong khâu đề phòng và hạn chế tổn thất
Đây là khâu giảm thiểu khả năng xảy ra rủi ro và mức độ tổn thất. Làm tốt khâu không những giúp DNBH giảm thiểu chi phí cho bồi thường mà giúp khách hàng phòng tránh được phần nào những rủi ro có thể xảy ra, giảm thiểu thiệt hại cho toàn xã hội. Trong công tác này công ty cần chú trọng:
Trước hết, nghiệp vụ bảo hiểm mô tô/xe máy có những đặc thù riêng như địa bàn hoạt động rộng lớn, có nhiều DNBH cùng triển khai nghiệp vụ, việc đề phòng, hạn chế tổn thất của một DNBH sẽ rất khó khăn khi triển khai độc lập và chỉ triển khai cho những khách hàng của doanh nghiệp. Nó đòi hỏi phải có sự liên kết, hợp tác giữa các công ty để thực hiện những chương trình, dự án lớn mang tầm cỡ quốc gia như: khảo sát thực tế tình hình bảo hiểm xe cơ giới ở các địa phương, phát hành tờ rơi tuyên truyền bảo hiểm mô tô/ xe máy, xây dựng đường lánh nạn, hàng rào đảm bảo an toàn giao thông, gương cầu lồi trên các đường quanh co, biển báo và thông báo tai nạn… Vì vậy để làm tốt công tác này công ty cần tăng cường hợp tác, trao đổi thông tin với các doanh nghiệp khác nhằm thực hiện tốt những dự án lớn mang lại hiệu quả cao.
Hơn nữa, việc quản lý mô tô/xe máy liên quan nhiều đến các cơ quan, ban ngành đặc biệt là ngành giao thông vận tải và chịu sự chi phối của luật giao thông đường bộ vì vậy tích cực phối hợp với Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, Cục Cảnh sát giao thông đưòng bộ - đường sắt, các ban ngành chức năng liên quan. Đặc biệt, vào 29/06/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ký Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tại nạn giao thông và ùn tắc giao thông theo đó bắt buộc người ngồi trên mô tô/xe máy phải đội mũ bảo hiểm trên tất cả các tuyến đường đã góp phần không nhỏ trong đề phòng, hạn chế tổn thất do tai nạn giao thông đường bộ gây ra. Công ty cần phối hợp với cảnh sát giao thông đảm bảo mọi người dân thực hiện đúng quy định này bằng cách: tuyên truyền nâng cao ý thức tự giác của nhân dân; đầu tư kinh phí, hỗ trợ cảnh sát giao thông trong việc phát hiện, xử lý những trường hợp sai phạm để đảm bảo thực hiện đúng quy định và răn đe với trường hợp sai phạm; thực hiện chương trình khuyến mại tặng mũ bảo hiểm cho khách hàng…
Ngoài ra, thường xuyên hỗ trợ kinh phí, kiến nghị với ngành giao thông vận tải, các ban ngành lien quan quan tâm chỉ đạo nâng cấp, xây mới các nút giao thông, các biển báo tại các đầu mối giao thông quan trọng, hay có nguy cơ xảy ra tai nạn cao.
3.2.4 Phòng chống trục lợi bảo hiểm
Mô tô/xe máy là những phương tiện có tính cơ động cao, địa bàn hoạt động rộng, có thể xe tham gia bảo hiểm một nơi nhưng lúc xảy ra tai nạn lại ở nơi khác. Việc quản lý gặp rất nhiều khó khăn do đó hiện tượng trục lợi trong nghiệp vụ này cũng rất dễ dàng. Đặc biệt với nghiệp vụ mới của công ty là “Bảo hiểm tổn thất toàn bộ và mất cắp mô tô/ xe máy” rất dễ xảy ra trục lợi. Hiện tượng trục lợi xảy ra dưới nhiều hình thức, phổ biển là:
-Tạo hiện trường giả và thay đổi hiện trường để đòi quyền lợi bảo hiểm;
- Cố tình làm sai lệch hồ sơ, giấy tờ liên quan đến bảo hiểm;
- Có sự cấu kết giữa cán bộ nhân viên bảo hiểm với khách hàng, giữa khách hàng và những bộ phận có liên quan: công an, y tế…
- Có sự cấu kết giữa khách hàng, nhân viên bảo hiểm với cơ sở sửa chữa xe khi xe bị tai nạn phải sửa chữa.
Trục lợi bảo hiểm xảy ra đem lại nhiều hậu quả xấu như: làm mất lòng tin của khách hàng đối với các nhà bảo hiểm; ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của khách hàng cũng như lợi nhuận và doanh thu của công ty… Vì vậy việc phòng chống hiện tượng này rất cần thiết, bản thân công ty cần chú ý đến các biện pháp:
- Tăng cường kiểm tra, kiểm soát ở tất cả các khâu: khai thác - đề phòng hạn chế tổn thất – giám định. Nếu phát hiện sai phạm thì phải lập tức xử lý và xử lý nghiêm khắc. Việc đưa ra các mức xử phạt cao, mang tính dăn đe sẽ giúp phòng chống hiện tượng này một cách hiệu quả.
- Đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ làm bảo hiểm. Tạo ra một nét văn hóa trong lĩnh vực bảo hiểm, coi việc trục lợi là một vi phạm đạo đức nghề nghiệp nghiêm trọng không được chấp nhận giống như tại Singapo tham nhũng bị coi là một trọng tội, mức xử phạt rất cao và được coi là vi phạm đạo đức nghề nghiệp nghiêm trọng.
- Lấy Hiệp hội Bảo hiểm Viêt Nam làm đầu mối để kịp thời nắm bắt các thông tin về các hiện tượng phòng chống trục lợi bảo hiểm, đặc biệt phải phối hợp được giữa các công ty bảo hiểm trong cả nước với nhau để phòng chống trục lợi bảo hiểm nói chung, bảo hiểm mô tô/xe máy nói riêng.
- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng có liên quan như: công an, tòa án, trạm đăng kiểm… để có thể kịp thời nắm bắt các thông tin, xử lý kịp thời các tình huống phát sinh.
- Liên kết giữa các DNBH trên toàn thị trường để lập ra một danh sách "đen" những khách hàng có các hành vi gian lận, trục lợi giúp các doanh nghiệp dễ dàng phân loại khách hàng và có những biện pháp thích hợp để phòng chống trục lợi cũng như xử phạt, răn đe những khách hàng này.
3.3 Kiến nghị với Nhà nước
Đây là một nghiệp vụ rất khó quản lý và cần thực hiện ở tầm vĩ mô mới đem lại hiệu quả cao. Do tính chất phức tạp của nghiệp vụ các cơ quan chức năng thường rất chú ý đến quản lý nghiệp vụ này. Nó không những chịu sự điều chỉnh của Luật kinh doanh bảo hiểm, những Quyết định của Bộ tài chính về lĩnh vực bảo hiểm mà còn liên quan đến Luật giao thông đường bộ, Luật dân sự…
Từ những phân tích trên, xuất phát từ những gì đã tìm hiểu được về nghiệp vụ này và trên quan điểm cá nhân xin đưa ra một số kiến nghị với như sau:
Thứ nhất, tích cực hoàn thiện hơn nữa, thống nhất, minh bạch những văn bản luật liên quan đến nghiệp vụ này, giúp các nhà bảo hiểm cũng như người tham gia bảo hiểm dễ dàng nắm bắt, từ đó tham gia một cách tích cực.
Thứ hai, tăng cường hơn nữa sự kết hợp giữa nhà nước và các DNBH thông qua Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam làm tốt công tác quản lý vĩ mô với nghiệp vụ này. Quan tâm và tạo điều kiện để các DNBH đề xuất và thực hiện các biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của nghiệp vụ.
Thứ ba, thực hiện công tác tuyên truyền trên quy mô lớn để nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông của người dân, tuyên truyền giúp người dân nhận thức rõ tác dụng của bảo hiểm mô tô/ xe máy.
Trước mắt Nhà nước và các cơ quan chức năng cần xem xét một số giải pháp cụ thể như sau:
Thứ nhất, xem xét triển khai Bảo hiểm dài hạn cho xe máy. Xem xét đề nghị của các DNBH nâng thời hạn tối thiểu tham gia bắt buộc bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới mà trước mắt là đối với mô tô/xe máy từ một năm như hiện nay lên ba năm, bởi bảo hiểm xe máy dài hạn sẽ mang lại nhiều lợi ích, cụ thể:
- Phí bảo hiểm chủ xe mua bảo hiểm sẽ giảm đi nhiều so với bảo hiểm từng năm. Bảo hiểm 3 năm (đối với xe trên 50cm3) chỉ còn 145.200đ thay vì 181.500đ. Người tham gia bảo hiểm không bị quên tái tục bảo hiểm hay đi lại làm thủ tục bảo hiểm hàng năm như trước.
- Việc kiểm tra, kiểm soát xe chưa tham gia bảo hiểm sẽ giảm hẳn. Vấn đề nhạy cảm khi phải thực hiện biện pháp xử phạt đối với người dân được giải quyết.
- Việc bảo hiểm dài hạn 3 năm khi đăng ký mới không những trở thành quy định bắt buộc mà còn là tiền để tạo ra tập quán bảo hiểm dài hạn cho những xe đã đăng ký hay đến hạn tái tục bảo hiểm.
- Doanh thu khai thác bảo hiểm của các doanh nghiệp sẽ tăng cao. Ngược lại chi phí khai thác của các doanh nghiệp trên thị trường sẽ giảm rất nhiều. Hiệu quả này đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh các doanh nghiệp chỉ còn biết nhảy vào thị trường này với cuộc chạy đua về chi phí.
Thứ hai, xem xét yêu cầu Bảo hiểm tai nạn lái xe và người ngồi trên xe trở thành bảo hiểm bắt buộc, bởi:
- Hiện nay ở Việt Nam, theo tinh thần của Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP về việc đội mũ bảo hiểm đối với người ngồi trên mô tô/ xe máy là bắt buộc với mục đích thiểu rủi ro, tai nạn mô tô/ xe máy; tăng cường sự tự bảo vệ bản thân của người tham gia giao thong; giảm thiểu thiệt hại do tai nạn giao thông. Tương tự như vậy, Bảo hiểm tai nạn lái xe và người ngồi trên xe cũng cần được thực hiện bắt buộc, đó sẽ là một chính sách xã hội tốt đảm bảo an toàn hơn nữa cho người dân khi tham gia giao thông đường bộ.
- Phí bảo hiểm cho loại hình bảo hiểm này tương đối thấp, phổ biến với mức 10.000/người riêng đối với xe máy chỉ được phép chở 2 người thì tổng phí cho loại hình này là 20.000/xe là một chi phí khá thấp so mức thu nhập của người dân hiện nay.
Thứ ba, có sự chỉ đạo, phối kết hợp giữa các cơ quan chức năng như Uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia, Cục cảnh sát giao thông đường bộ… với các DNBH nhằm kiểm tra, theo dõi và xử phạt kịp thời những trường hợp vi phạm như: không đội mũ bảo hiểm, không mua bảo hiểm TNDS bắt buộc, đảm bảo việc chấp hành nghiêm chỉnh luật pháp của nhân dân và làm tốt công tác đề phòng hạn chế tổn thất của DNBH.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top