daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối



Luận văn ThS. Du lịch (Chương trình đào tạo thí điểm) -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011

Hệ thống hoá các vấn đề về lý luận và thực tiễn về dịch vụ vui chơi giải trí. Phân tích thực trạng dịch vụ vui chơi giải trí tại Hạ Long. Đề xuất một số giải pháp góp phần phát triển dịch vụ vui chơi giải trí phục vụ khách du lịch tại Hạ Long



1. Tính cấp thiết của đề tài……………………………………………….............06

2. Lịch sử nghiên cứu đề tài…………………………………………....................06

3. Mục đích, nội dung nghiên cứu của luận văn………………….......................08

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu……………………………………..............08

5. Phƣơng pháp nghiên cứu……………………………………………................08

6. Kết quả nghiên cứu………………………………………………….................09

7. Kết cấu của Luận văn……………………………………………….................10

Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH VÀ DỊCH VỤ

VUI CHƠI GIẢI TRÍ…………………………......................................................11

1.1. Khách du lịch và dịch vụ du lịch …………………………………............11

1.1.1. Khách du lịch……………………………………………………….............11

1.1.2. Dịch vụ du lịch…………………………………………………………........13

1.2. Dịch vụ vui chơi giải trí………………………………………………….......17

1.2.1. Khái niệm vui chơi giải trí và dịch vụ vui chơi giải trí……………..............17

1.2.2. Đặc điểm dịch vụ vui chơi giải trí…………………………………………..19

1.2.3. Các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất dịch vụ vui chơi giải trí…………..…20

1.2.4. Phân loại dịch vụ vui chơi giải trí………………………………………......20

1.2.5. Vai trò của dịch vụ vui chơi giải trí ………………………………………...23

1.2.6. Các nhân tố cơ bản tác động đến hoạt động vui chơi giải trí.......................................26

1.2.7. Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của dịch vụ vui chơi giải trí………………....29

1.2.8. Qui trình và phương pháp đánh giá sự phát triển của dịch vụ VCGT……....32

1.3. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ vui chơi giải trí ở một số khu du lịch

trên thế giới và Việt Nam………………………………………………….34

1.3.1. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ vui chơi giải trí ở một số khu du lịch trên thế giới...34

1.3.2. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ vui chơi giải trí ở một số khu du lịch ở Việt Nam....36

1.3.3. Bài học kinh nghiệm cho Hạ Long ………………………………………...43

1.4. Tiểu kết chƣơng………………………………………………………………44 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG DỊCH VỤ VUI CHƠI GIẢI TRÍ PHỤC VỤ

KHÁCH DU LỊCH TẠI HẠ LONG………………………………………….….46

2.1 Tổng quan về du lịch Hạ Long ……………………………..………….…….46

2.1.1. Khái quát về Hạ Long ……………………………………..…………...…..46

2.1.2. Tài nguyên du lịch Hạ Long ……………………………………………...…52

2.1.3. Cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch…………………………………....60

2.1. 4. Hiện trạng hoạt động kinh doanh du lịch tại Hạ Long…………………..…65

2.2. Dịch vụ vui chơi giải trí ở Hạ Long………………………………………...74

2.2.1. Các dịch vụ vui chơi giải tri ở Hạ Long………………………..…………..74

2.2.2. Doanh thu từ dịch vụ vui chơi giải trí ở Hạ Long………...…………………80

2.2.3. Quản lý dịch vụ vui chơi giải trí ở Hạ Long………………………...............81

2.2.4. Điều tra thực trạng dịch vụ vui chơi giải trí ở Hạ Long ……….……………81

2.3. Đặc điểm tiêu dùng của khách du lịch tại Hạ Long…………………….....86

2.3.1. Đặc điểm và thị hiếu tiêu dùng của thị trường khách châu Á đến Hạ Long…..…86

2.3.2. Đặc điểm và thị hiếu tiêu dùng của thị trường khách châu Úc đến Hạ Long….....87

2.3.3. Đặc điểm và thị hiếu tiêu dùng của thị trường khách châu Mỹ đến Hạ Long……87

2.3.4. Đặc điểm và thị hiếu tiêu dùng của thị trường khách châu Âu đến Hạ Long….....88

2.4. Đánh giá chung……………………………………………………………….89

2.4.1. Những lợi thế cho phát triển dịch vụ vui chơi giải trí tại Hạ Long………….89

2.4.2. Nguyên nhân và những tồn tại của dịch vụ vui chơi giải trí tại Hạ Long................92

2.5. Tiểu kết chƣơng……………………………………………………………....95

Chƣơng 3. MỘT SỐ ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN DỊCH

VỤ VUI CHƠI GIẢI TRÍ Ở HẠ LONG.............................................................................97

3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp……………………………………………………...97

3.1.1. Xu hướng phát triển du lịch trong nước và quốc tế ………………………...97

3.1.2. Chiến lược và định hướng phát triển du lịch của địa phương……………...101

3.2. Định hƣớng phát triển sản phẩm dịch vụ vui chơi giải trí……………….104

3.2.1. Phát triển khu vui chơi giải trí ven bờ……………………………...............104

3.2.2. Phát triển vui chơi giải trí vùng mặt nước di sản vịnh Hạ Long…………...106

3.3. Giải pháp thực hiện…………………………………………………………107

3.3.1. Giải pháp vĩ mô 3.3.1.1.Giải pháp phát triển nguồn nhân lực……………………………...................108

3.3.1.2 Giải pháp về nghiên cứu thị trường khách, xúc tiến quảng bá...…...……..109

3.3.1.3. Giải pháp về tạo vốn đầu tư phát triển ……………………………..………..110

3.3.2. Giải pháp vi mô……………………………………………………………111

3.3.2.1. Giải pháp phát triển sản phẩm ….………………………….………..............111

3.3.2.2. Giải pháp về giáo dục ý thức khách du lịch và cộng đồng dân cư địa phương.....................112

3.3.2.3.Giải pháp về bảo vệ môi trường……..………………...……………………....113

3.3.2.4. Giải pháp về điều kiện đảm bảo an ninh, an toàn…………………………..114

3.4. Khuyến nghị…………………………………………………………………115

3.5. Tiểu kết chƣơng……………………………………………………………..116

KẾT LUẬN............................................................................................................117

TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………....118

PHỤ LỤC………………………………………………………………………...120

CHƢƠNG 3. MỘT SỐ ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ VUI CHƠI GIẢI TRÍ Ở HẠ LONG
3.1. Cơ sở đề xác định định hƣớng
3.1.1. Xu hướng phát triển du lịch quốc tế và định hướng phát trát triển du lịch
Việt Nam
3.1.1.1. Xu hướng phát triển du lịch quốc tế
* Quan tâm tới môi trường xung quanh
Theo kết quả khảo sát của các nhà nghiên cứu du lịch Mỹ, 43 triệu khách du
lịch Mỹ quan tâm tới trạng thái môi trường xung quanh. Khách du lịch được mời
tham quan những động vật sinh sống trong thiên nhiên hoang dã, nghỉ ngơi trong
những căn nhà gỗ, làm sao để ít gây tác hại đối với thiên nhiên. Các hãng cho thuê
xe đã sắm những chiếc xe ôtô chạy bằng nhiên liệu sinh học.
Đối với khách du lịch ngày càng phổ biến hình thức nghỉ ngơi trong những
biệt thự riêng hay khách sạn nhiều sao cỡ lớn.
* Du lịch bằng máy bay tư nhân
Đối với những du khách có khả năng thanh toán cao, các chuyến bay thương
mại đang trở thành ngày quá khứ, bởi họ quan tâm tới tiện nghi riêng hơn là giá cả
chuyến bay.
* Du lịch gia đình
Các chuyên gia về du lịch cho rằng việc đi nghỉ chung của các lứa tuổi khác
nhau trong một gia đình đang ngày càng trở nên phổ biến.
* Thuê thuyền buồm.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi98
Những khách du lịch giàu có thích thuê những chiếc thuyền buồm sang trọng.
Hơn nữa, bất kỳ lúc nào du khách cũng có thể thay đổi lộ trình theo ý muốn của
mình và điều này khiến tất cả mọi nguời thích thú.
* Du lịch không mang theo con cái
Đã có những thông tin đến tận các khách sạn ở Châu Âu và Châu Mỹ rằng
khách du lịch hoàn toàn không phải bao giờ cũng thich thú sự có mặt của những
người lạ bên cạnh (kể cả con cái mình) và họ thuê khách sạn và nhà hàng “chỉ dành
cho người lớn”
* Du lịch cùng với đoàn tuỳ tùng
Những chuyến du lịch mang theo bảo mẫu, gia sư, thầy dạy yoga, nhân viên
xoa bóp và đầu bếp không còn là chuyện riêng của các nhân vật nổi tiếng. Ngày
càng hiếm các gia đình đi nghỉ mà thiếu cô bảo mẫu. Lại có những người luôn luôn
thích sự có mặt bên cạnh của các thư ký riêng.
* Hoãn nghỉ phép
Hàng năm cứ 4 khách du lịch lớn tuổi thì có một người xin nghỉ
phép ít hơn 2 ngày so với năm trước. Các chuyên gia cho rằng vấn đề là ở
chỗ càng ngày con người càng khó dứt ra khỏi công việc.
* Thuê chuyên gia tư vấn
Mặc dù nhiều khách du lịch cố gắng giảm bớt ngân sách du lịch bằng cách tự
đặt vé và khách sạn qua Internet, những du khách có thu nhập trên trung bình lại
thích tham khảo ý kiến của các chuyên gia về du lịch.
* Du lịch lều trại
Hiện nay khách du lịch có thể làm một chuyến điền dã mà không sợ phải
chia tay với những thành tựu hiện đại trong lĩnh vực tiện nghi và vệ sinh. Thậm chí,
trong mạng lưới lều trại KOA Kampgrounds của Canada, du khách được sử dụng cả
rạp chiếu bóng và nhà hàng.
3.1.1.2. Định hướng phát triển Du lịch Việt Nam trong giai đoạn tới
Trong những năm qua, ngành Du lịch đã góp phần quan trọng vào tăng
trưởng kinh tế, xoá đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, bảo tồn và phát huy
giá trị văn hóa, bảo vệ môi trường và giữ vững an ninh, quốc phòng. Bên cạnh
những thành tựu đạt được, ngành Du lịch còn bộc lộ nhiều hạn chế và bất cập; nhiều99
khó khăn, trở ngại vẫn chưa được giải quyết thoả đáng; chưa có bước phát triển đột
phá để khẳng định thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn; hiệu quả phát triển chưa
tương xứng với tiềm năng và lợi thế của đất nước, phát triển nhưng vẫn ẩn chứa
nhiều yếu tố thiếu bền vững. Xu hướng hội nhập, hợp tác, cạnh tranh toàn cầu, giao
lưu mở rộng và tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong nền kinh tế tri thức
trên thế giới đang tạo những cơ hội to lớn đồng thời cũng là thách thức đối với phát
triển Du lịch Việt Nam.
Từ những bài học rút ra từ thành công và hạn chế, du lịch Việt Nam đã xác
định để tạo ra bước đột phá trong thời gian tới cần phát triển theo định hướng như
sau:
Thứ nhất, phải lấy hiệu quả về kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường là mục
tiêu tổng thể của phát triển.
Thứ hai, chất lượng và thương hiệu là yếu tố quyết định
Thứ ba, doanh nghiệp là động lực đòn bẩy cho phát triển.
Thứ tư, cần phân cấp mạnh về quản lý và phi tập trung về không gian là
phương châm.
Điểm đột phá trong định hướng phát triển Du lịch Việt Nam thập kỷ tới là
tập trung phát triển du lịch theo hướng có chất lượng, có thương hiệu, chuyên
nghiệp, hiện đại; khai thác tối ưu nguồn lực và lợi thế quốc gia; phát huy tính liên
ngành, liên vùng và xã hội hóa vai trò động lực của các doanh nghiệp. Định hướng
cơ bản đối với các lĩnh vực trọng yếu là:
- Đối với phát triển sản phẩm và định hướng thị trường sẽ tập trung xây dựng
hệ thống sản phẩm, loại hình du lịch đặc trưng và chất lượng cao trên cơ sở phát
huy giá trị tài nguyên du lịch độc đáo, đặc sắc, có thế mạnh nổi trội. Ưu tiên phát
triển du lịch biển là thế mạnh nổi trội quốc gia; phát triển du lịch văn hóa làm nền
tảng, phát triển du lịch sinh thái, du lịch xanh, du lịch có trách nhiệm; liên kết phát
triển sản phẩm khu vực gắn với các hành lang kinh tế.
- Xác định thị trường mục tiêu với phân đoạn thị trường theo mục đích du
lịch và khả năng thanh toán; ưu tiên thu hút khách du lịch có khả năng chi trả cao,
có mục đích du lịch thuần tuý, lưu trú dài ngày. Phát triển mạnh thị trường nội địa,
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi100
chú trọng khách nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, nghỉ cuối tuần, công vụ, mua sắm.
Đối với thị trường quốc tế tập trung thu hút phát triển mạnh thị trường khách quốc
tế gần: Đông Bắc á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc), Đông Nam á và Thái Bình
Dương (Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Australia); Tăng cường khai
thác thị trường khách cao cấp đến từ Tây Âu (Pháp, Đức, Anh, Hà Lan, ý, Tây Ban
Nha, Scandinavia), Bắc Mỹ (Mỹ, Canada) và Đông Âu (Nga, Ucraina); mở rộng thị
trường mới từ Trung Đông.
- Đối với phát triển thương hiệu cần tập trung phát triển một số thương hiệu
du lịch nổi bật trong khu vực và trên thế giới, hướng tới việc tạo dựng thương hiệu
Du lịch Việt Nam. Trước hết, Nhà nước cần tập trung hỗ trợ phát triển các thương
hiệu du lịch có tiềm năng như: Saigontourist, Vinpearl Land, Hạ Long, Phú Quốc,
Mũi Né, Hội An, Huế, Sapa, Đà Lạt.
- Lĩnh vực xúc tiến quảng bá cần tập trung đẩy mạnh và chuyên nghiệp hóa
hoạt động xúc tiến quảng bá nhằm vào thị trường mục tiêu theo hướng lấy điểm đến,
sản phẩm du lịch và thương hiệu du lịch làm đối tượng xúc tiến trọng tâm. Cơ quan
xúc tiến du lịch quốc gia có vai trò chủ đạo trong việc hoạch định chương trình xúc
tiến quảng bá quốc gia và huy động các tổ chức, doanh nghiệp chủ động tham gia
theo cơ chế “cùng mục tiêu, cùng chia sẻ”
- Đối với phát triển nguồn nhân lực cần xây dựng lực lượng lao động du lịch
đáp ứng yêu cầu về chất lượng, hợp lý về cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo để
đảm bảo tính chuyên nghiệp, đủ sức cạnh tranh và hội nhập khu vực, góp phần nâng
cao chất lượng dịch vụ du lịch, đáp ứng nhu cầu xã hội; tập trung đào tạo nhân lực
bậc cao, đội ngũ quản lý, hình thành lực lượng “máy cái” để thúc đẩy chuyển giao,
đào tạo tại chỗ và đào tạo, huấn luyện theo yêu cầu công việc.
- Phát triển du lịch theo vùng lãnh thổ cần định hướng và tổ chức phát triển
du lịch trên các vùng lãnh thổ phù hợp với đặc điểm tài nguyên du lịch gắn với
vùng kinh tế, vùng văn hóa, vùng địa lý, khí hậu và các hành lang kinh tế; trong đó
có các địa bàn trọng điểm du lịch tạo thành các cụm liên kết phát triển mạnh về du
lịch. Vùng phát triển du lịch có không gian và quy mô phù hợp, có đặc điểm thuần
nhất về tài nguyên, địa lý và hiện trạng phát triển du lịch; tăng cường khai thác yếu
tố tương đồng và bổ trợ trong vùng, yếu tố đặc trưng của vùng và liên kết khai thác101
yếu tố liên vùng để phát triển mạnh sản phẩm đặc thù, tạo các thương hiệu du lịch
vùng. Tập trung ưu tiên phát triển các địa bàn trọng điểm, điểm đến nổi bật trong
mỗi vùng, có mối tương quan bổ trợ liên kết nội vùng và liên vùng.
- Lĩnh vực đầu tư phát triển du lịch cần tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng
điểm nâng cao năng lực và chất lượng cung ứng du lịch, tăng cường đầu tư cho kết
cấu hạ tầng, xúc tiến quảng bá và xây dựng thương hiệu du lịch. Các chương trình
ưu tiên cần tập trung đầu tư: Chương trình đầu tư hạ tầng du lịch; Chương trình phát
triển nguồn nhân lực du lịch; Chương trình xúc tiến quảng bá du lịch; Chương trình
phát triển thương hiệu du lịch; Đề án phát triển du lịch biển, đảo và vùng ven biển;
Đề án phát triển du lịch biên giới; Đề án phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh
thái; Chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu; Quy hoạch tổng thể phát triển du
lịch cả nước, quy hoạch phát triển du lịch theo vùng và khu du lịch quốc gia;
Chương trình điều tra, đánh giá, phân loại và xây dựng cơ sở dữ liệu về tài nguyên
du lịch và tài khoản vệ tinh du lịch.
- Để hiện thực hóa những định hướng phát triển nêu trên cần có giải pháp
triệt để từ phía Nhà nước. Trước hết cần hoàn thiện cơ chế, chính sách theo hướng
khuyến khích phát triển; tăng cường hợp tác giữa khu vực công và khu vực tư nhân,
phân cấp mạnh về cơ sở, khai thác tốt tính chủ động, năng động của doanh nghiệp,
cộng đồng và vai trò kết nối của hội nghề nghiệp; tăng cường kiểm soát chất lượng,
bảo vệ và tôn vinh thương hiệu; huy động tối đa nguồn lực về tài nguyên, tri thức,
tài chính trong và ngoài nước, tăng cường hợp tác quốc tế và ứng dụng khoa học
công nghệ, đặc biệt là trong phát triển thương hiệu và xúc tiến quảng bá. Về tổ chức
quản lý cần có giải pháp tăng cường năng lực và hiệu quả quản lý ở mỗi cấp và liên
ngành, liên vùng, nâng cao nhận thức, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến quốc gia; hình
thành những tập đoàn, tổng công ty du lịch có tiềm lực mạnh, thương hiệu nổi bật.
3.1.2. Chiến lược và định hướng phát triển du lịch của địa phương
3.1.2.1. Chiến lược phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh từ 2001 đến năm 2015
* Quan điểm phát triển
Trên cơ sở các nguồn lực hiện có, các cơ hội và thách thức đối với du lịch
tỉnh. Ngành du lịch Quảng Ninh đã đưa ra quan điểm phát triển du lịch của tỉnh đến
năm 2015 như sau:
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi102
- Phát huy triệt để các lợi thế về vị trí địa lý, tài nguyên du lịch tự nhiên và
nhân văn, kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch sẵn có, giữ vững và đảy
nhanh tốc độ phát triển du lịch, đưa du lịch thật sự trở thành ngành kinh tế mũi
nhọn, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Phấn đấu đưa Quảng Ninh
trở thành một trung tâm du lịch lớn của cả nước và có tầm cỡ trong khu vực.
- Phát triển du lịch là nhiệm vụ, trách nhiệm của tất cả các cấp các ngành, các
tổ chức xã hội và toàn thể nhân dân. Cần huy động mọi nguồn lực cho đầu tư phát
triển, khuyến khích các thành phần kinh tế kinh doanh du lịch có sự quản lý thống
nhất của nhà nước.
- Phát triển du lịch Quảng Ninh đặt trong mối quan hệ với các ngành khác.
Có cơ chế phối hợp đồng bộ giữa các cấp các ngành nhằm hõ trợ, tác động nhau
cùng phát triển, bảo vệ môi trường, bảo vệ gía trị di sản, tài nguyên sinh thái và phát
triển bền vững.
- Phát triển phải đi đôi và gắn liền với đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã
hội, giữ gìn thuần phong mỹ tục và phát huy bản sác văn hóa dân tộc.
* Mục tiêu phát triển
- Khách du lịch: Phấn đấu năm 2011 đón 6 triệu lượt khách, đến năm 2015
đón 9 triệu lượt khách trong đó 4 triệu lượt khách quốc tế
- Về không gian du lịch: Hình thành 4 trung tâm du lịch của tỉnh: Trung tâm
Hạ Long; trung tâm du lịch Móng cái - Trà Cổ; trung tâm du lịch Uông Bí - Đông
Triều - Yên Hưng; trung tâm du lịch Vân Đồn gồm các đảo Ngọc Vừng - Minh
Châu - Quan Lạn - vườn Quốc Gia Bái Tử Long - Cái Rồng. Trong đó tập trung
phát triển đẩy mạnh trung tâm du lịch Hạ Long thành điểm du lịch tầm cỡ khu vực
và thế giới.
- GDP từ du lịch: Năm 2010 chiếm 13,2% - 13,5% GDP của tỉnh, Năm 2015
chiếm 16,2% - 16,5% GDP của tỉnh.
- Lao động: Đến năm 2010 thu hút 25.000 lao động trực tiếp, năm 2015 thu
hút 35.000 lao động gián tiếp, góp phần giải quyết công ăn việc làm, tạo thu nhập
cho người dân.
- Vốn đầu tư: Huy động vốn đầu tư 7.506 tỉ đồng giai đoạn 2001 - 2010 và
4.306 tỉ đồng cho giai đoạn 2010 - 2015.103
- Cơ sở lưu trú: Tính đến năm 2010 toàn tỉnh sẽ có 13.000 phòng nghỉ, 2015
có 18.000 phòng nghỉ.
Với những chỉ tiêu đặt ra như trên, ngành du lịch Quảng Ninh sẽ có những
đóng góp to lớn cho sự phát triển kinh tế xã hội và thực sự trở thành ngành kinh tế
mũi nhọn của tỉn



Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng công tác phòng chống dịch bệnh covid19 của người dân tại phường nhật tân quận tây hồ - Hà Nội Y dược 1
D Đánh giá thực trạng cung ứng dịch vụ e-banking tại nh tmcp á châu Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng và các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ chương trình du lịch tại Công ty thương mại và dịch vụ du lịch Thiên Hà Esy Luận văn Kinh tế 0
N Thực trạng phát triển thương hiệu dịch vụ ngân hàng thương mại của ngân hàng Tiên phong (TPbank) Quản trị thương hiệu 0
A Đề án Thực trạng và phương hướng xuất khẩu gạo của Việt Nam vào khu vực mậu dịch tự do Asean Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng và những giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của xã Phú Sơn Luận văn Kinh tế 0
V Tiến trình hội nhập của Việt Nam vào khu vực mậu dịch tự do ASEAN, thực trạng và giải pháp Luận văn Kinh tế 0
S Phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh dịch vụ Internet tại công ty VDC Luận văn Kinh tế 0
M Thực trạng công tác hạch toán kế toán tại công ty sản xuất kinh doanh đầu tư và dịch vụ Việt Hà Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top