Download miễn phí Đề tài Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành ở xí nghiệp sản xuất bao bì





LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN THỨ NHẤT

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 4

I - SỰ CẦN THIẾT PHẢI TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 4

1 - Những đặc đIểm cơ bản của nghành sản xuất bao bì 4

2 - Yêu cầu của công tác quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong xí nghiệp sản xuất bao bì. 5

3 - Vai trò của kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm đối với công tác quản lý trong xí nghiệp. 5

II - BẢN CHẤT CỦA CHI PHÍ SẢN XUẤT, PHÂN LOẠI CHI PHÍ SẢN XUẤT. 6

1 - Chi phí sản xuất (đặc điểm của chi phí sản xuất ). 6

2 - Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh. 7

III - BẢN CHẤT CỦA GIÁ THÀNH SẢN PHẨM, PHÂN LOẠI GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC XÍ NGHIỆP SẢN XUẤT. 11

1 - Giá thành sản phẩm. 11

2 - Phân loại giá thành : 11

3 - Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành: 12

IV - ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH 13

1 - Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất: 13

2 - Các phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành 14

3 - Trình tự hạch toán và tổng hợp chi phí. 15

V - ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG XÍ NGHIỆP SẢN XUẤT BAO BÌ. 27

1 - Đối tượng tính giá thành sản phẩm. 27

2 - Phương pháp tính giá thành. 28

3 - Mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành: 30

PHẦN II

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI XÍ NGHIỆP BAO BÌ THUỘC CÔNG TY XÂY DỰNG SÔNG ĐÀ 12 31

I - ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG CỦA XÍ NGHIỆP SẢN XUẤT BAO BÌ, CÔNG TY XÂY DỰNG SÔNG ĐÀ 12: 31

1 - Quá trình hình thành và phát triển: 31

2 - Đặc điểm của xí nghiệp sản xuất bao bì: 34

2.1 - Đặc điểm sản xuất của xí nghiệp: 35

2.2 - Quy trình công nghệ sản xuất. 35

3 - Đặc điểm tổ chức bộ máy sản xuất và bộ máy quản lý xí nghiệp. 38

3.1 - Sơ đồ bộ máy quản lý xí nghiệp 38

3.2 - Đặc điểm chức năng nhiệm vụ của từng ban. 38

4 - Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của xí nghiệp sản xuất bao bì. 40

II - THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH. 42

1 - Đặc điểm chi phí, phân loại chi phí: 42

2 - Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất 42

3 - Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất 43

3.1 - Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. 43

3.2 - Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp. 50

3.3 - Hạch toán chi phí sản xuất chung 56

III - PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM DỞ DANG 65

IV - PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 67

1 - Đối tượng tính giá thành: 67

2 - Kỳ tính giá thành 67

3 - Phương pháp tính giá thành ở xí nghiệp sản xuất bao bì 67

PHẦN III

MỘT SỐ Ý KIẾN ĐÓNG GÓP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI XÍ NGHIỆP SẢN XUẤT BAO BÌ. 69

I - NHỮNG ƯU KHUYẾT ĐIỂM VÀ MỘT SỐ VIỆC CẦN HOÀN THIỆN. 69

1 - Những ưu điểm: 69

2 - Nhược điểm : 70

II - MỘT SỐ Ý KIẾN ĐÓNG GÓP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ HOẠCH CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH 71

KẾT LUẬN.

MỤC LỤC 82

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


) đối với chi phí sản xuất chung sau khi tập hợp xong sẽ phân bổ cho từng đơn đặt hàng theo một tiêu chuẩn phù hợp việc tính giá thành theo phương pháp này chỉ tiến hàng khi đơn đặt hàng hoàn thành nên kỳ tính giá thành không cùng lúc với kỳ báo cáo do vậy đối với những đơn đặt hàng đã hoàn thành thì tổng chi phí đã tập hợp được cũng là giá thành thực tế của sản phẩm đơn đặt hàng đó.
Còn đối với những đơn đặt hàng đến kỳ báo chưa hoàn thành thì toàn bộ chi phí tập hợp được theo đơn đó đều coi là sản phẩm dở dang cuối kỳ chuyển sang kỳ sau.
Tuy nhiên trong một số trường hợp cần thiết, tuỳ theo yêu cầu của công tác quản lý cần xác định khối lượng công việc hoàn thành trong kỳ thì đối với những đơn đặt hàng chỉ hoàn thành một phần việc xác định sản phẩm dở dang có thể dựa vào giá thành kế hoạch hay định mức.
Phương pháp tính giá thành tuỳ theo tính chất và số lượng sản phẩm của từng đơn đặt hàng để áp dụng phương pháp thích hợp như phương pháp trực tiếp phương pháp tổng hợp chi phí.
c - Phương pháp tính giá thành theo giá thành định mức
Trên cơ sở giá thành định mức hệ thống định mức tiêu hao lao động vật tư hiện hành và dự toán về chi phí sản xuất chung, kế toán xác định giá thành định mức của từng loại sản phẩm đồng thời phải xác định số chênh lệch do thay đổi định mức và chênh lệch do thoát ly định mức
* Xác định giá thành định mức: Được tính trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật của một loại sản phẩm và dự toán chi phí được duyệt để tính giá thành định mức sản phẩm.
* Xác định số chênh lệch do thay đổi định mức: Khi có thay đổi định mức kinh tế kỹ thuật cần kịp thời tính toán lại giá thành định mức và số chênh lệch chi phí sản xuất do thay đổi định mức.
* Xác định chênh lệch do thoát ly định mức: Đây là số chênh lệch do chi phí thực tế với chi phí định mức. Tập hợp và thường xuyên phân tích chênh lệch để kịp thời có những biện pháp khắc phục nhằm tiết kiệm những chi phí sản xuất. Sau khi xác định được giá thành định mức chênh lệch do thay đổi định mức và chênh lệch do thoát ly định mức kế toán sẽ tính được giá thành thực tế sản phẩm theo công thức:
d - Tính giá thành theo phương pháp cộng chi phí:
Giá thành của từng sản phẩm tính bằng tổng các chi phí bỏ ra (kể cả các chi phí của từng giai đoạn) để tiến hành hoạt động sản xuất cho đến khi hoàn thành những sản phẩm đó.
Trong đó:
Z là tổng giá thành của sản phẩm.
C1, C2,. .. Cn : là chi phí từng giai đoạn sản xuất.
DĐK : Dư đầu kỳ, Dcc : Dư cuối kỳ.
3 - Mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành:
Đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành có mối quan hệ chặt chẽ với nhau điều đó thể hiện ở những đặc điểm sau:
- Số lượng chi phí sản xuất đã tập hợp được ở trong kỳ theo từng đối tượng là cơ sở và căn cứ để tính giá thành sản phẩm cho từng đối tượng có liên quan.
- Đối tượng tập hợp chi phí có thể bao gồm nhiều đối tượng tính giá thành và ngược lại một đối tượng tính giá thành sản phẩm có thể bao gồm nhiều đối tượng tập hợp chi phí.
Trong nhiều trường hợp tại một số doanh nghiệp thì đối tượng tính giá thành đồng thời cũng là đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, phương pháp tập hợp chi phí theo từng sản phẩm, từng công đoạn, phục vụ được công tác quản lý doanh nghiệp và quản trị nội bộ, thực hiện tốt vấn đề đòi hỏi xí nghiệp phải có trình độ quản lý kinh tế cao, chặt chẽ.
Phần II
Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp bao bì thuộc công ty xây dựng sông đà 12
I - Đặc điểm tình hình chung của xí nghiệp sản xuất bao bì, công ty xây dựng sông đà 12:
1 - Quá trình hình thành và phát triển:
Xí nghiệp sản xuất bao bì là một đơn vị sản xuất kinh doanh trực thuộc Công ty xây lắp, vật tư, vận tải Sông Đà 12. Trụ sở chính của Công ty Sông Đà 12 được đặt tại G9-Thanh Xuân Nam - Quận Thanh Xuân - Hà Nội.
Công ty Sông Đà 12 có đầy đủ tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập được mở tài khoản tại Ngân hàng và sử dụng con dấu theo quy định của Nhà nước. Kể từ khi thành lập năm 1980 đến nay Công ty Sông Đà 12 đã không ngừng phát triển mở rộng sản xuất kinh doanh. Với 2000 công nhân nhiều năm kinh nghiệm, trong đó có 140 kỹ sư và cử nhân, 1178 công nhân lao động lành nghề.
Tính đến cuối năm 2005: Tổng số vốn của công ty là 33,5 tỷ đồng.
Trong đó:
Vốn cố định là 25,7 tỷ đồng.
Vốn lưu động là 7,8 tỷ đồng.
Tổng doanh thu năm 2005 đạt 272 tỷ đồng lợi nhuận là 3,4 tỷ đồng.
Năm 2006 đạt 308 tỷ động lợi nhuận là 4,1 tỷ đồng.
Ngoài ra công ty có lực lượng, phương tiện hùng hậu trong các lĩnh vực xây lắp vận tải, bốc xếp với gần 200 phương tiện vận tải thuỷ, bộ siêu trường, siêu trọng và nhiều thiết bị xe máy, thi công xây lắp, san ủi các loại.
Tuy nhiên để tồn tại và phát triển trong 20 năm qua, Công ty xây lắp, vật tư, vận tải Sông Đà 12 cũng gặp không ít khó khăn nhất là giai đoạn 1990-1991 do cơ chế thị trường có nhiều sự thay đổi, đứng trước thách thức đó công việc thi công trên công trường giảm dần, số lượng vật tư xe máy, con người thừa ra. Nhưng bằng khả năng và quyết tâm của toàn thể cán bộ, công nhân Công ty chủ trương sắp xếp lại bộ máy quản lý, giảm các khâu trung gian, sử dụng chặc chẽ và hợp lý bộ máy cán bộ, công nhân theo đúng chế độ phân công và phân cấp của Tổng công ty, chính sách cán bộ của Đảng và Nhà nước nhằm đảm bảo sự tập trung thống nhất trong chỉ đạo, cho đến nay cơ bản đã được ổn định và bước vào sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
Giám đốc Công ty
Phó giám đốc kinh tế kế hoạch
Phó giám đốc kỹ thuật
Phó giám đốc kỹ thuật cơ giới
Phòng tài chính kế toán
Phòng vật tư tiêu thụ
Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu
Phòng tổ chức hành chính
Phòng kinh tế kế hoạch
Phòng kỹ thuật xây lắp
Phòng quản lý cơ giới
Ban chỉ huy Tràng Kênh
Chi nhánh Hoà Bình
Chi nhánh Quảng Ninh
Nhà máy Xi măng Sông Đà
Xí nghiệp sản xuất bao bì
XN Xây lắp vật tư vận tải SĐ 12
XN XL Điện nước SD 12
XN XL VT SĐ 12
Chi nhánh Hải Phòng
Sơ đồ tổ chức quản trị của Công ty số 1
Qua sơ đồ ta thấy Công ty xây lắp, vật tư, vận tải Sông Đà 12 có 8 đơn vị trực thuộc nằm ở Hà Nội, Hoà Bình, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Tây, Hà Nam với các ngành nghề kinh doanh đa dạng (theo giấy phép kinh doanh số 109967 ngày 16-1-2004 của Uỷ ban kế hoạch thành phố). Các hoạt động gồm có:
- Xây dựng các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện.
- Xây dựng các công trình công nghiệp, công cộng, nhà ở,...
- Xuất nhập khẩu thiết bị, xe máy, vật liệu xây dựng, phương tiện vận tải, nguyên vật liệu phục vụ nhu cầu sản xuất của Tổng công ty.
Với các chức năng trên công ty đã tham gia xây dựng dân dụng, xây dựng công nghiệp, xây dựng đường dây dẫn và các trạm biến áp trọng điểm của Nhà nước như: Công trình thuỷ điện Hoà Bình, thuỷ điện Vĩnh Sơn, thuỷ điện Yaly, nhà máy xi măng Sông Đà, nhà máy xi măng Yaly, nhà máy xi măng Bút Sơn, nhà máy đường Sơn La, nhà m...

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top