HAKUNA_MATATA

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Phần IV: Kết luận chung

Sau hơn 3 tháng thực tập tìm hiểu thực tế các vấn đề về công tác BHLĐ tại Công ty Bóng đèn- phích nước Rạng Đông, được sự giúp đỡ tận tình của ban lãnh đạo Công ty, các phòng ban và đặc biệt là sự chỉ bảo tận tình của TS. Trần Đình Bắc cùng với các kiến thức đã học trong 4 năm về chuyên ngành BHLĐ đến nay tui đã hoàn thành Đồ án tốt nghiệp này.
Đồ án đã nêu được:
+Tổng quan những vấn đề cơ bản về công tác BHLĐ qua đó khẳng định tầm quan trọng của công tác BHLĐ trong hoạt động lao động sản xuất và trong cuộc sống.
+ Quá trình hình thành và phát triển, hoạt động sản xuất kinh doanh, quá trình công nghệ, máy móc thiết bị của Công ty.
+ Thực trạng điều kiện làm việc, quá trình thực hiện công tác BHLĐ về mặt tổ chức, quản lý, áp dụng các biện pháp kỹ thuật. Đưa ra những ưu điểm, cũng như đề xuất kiến nghị cho Công ty trong Công tác BHLĐ.
Trên cơ sở tìm hiểu mặt bằng, cơ sở vật chất kỹ thuật và công việc của xí nghiệp cũng như thông qua kết quả tính toán kiểm tra hệ thống chiếu sáng tự nhiên và nhân tạo của Công ty chưa đạt yêu cầu. Do vậy tui đã đi sâu vào nghiên cứu và thiết kế lại hệ thống chiếu sáng tự nhiên và nhân tạo cho phân xưởng Bóng đèn nung sáng của Công ty như sau:
+Hệ thống chiếu sáng tự nhiên bao gồm 20 cửa sổ kích thước 4 x3,5 m, chiếu sáng 2 bên đảm bảo chiếu sáng cho hai dãy máy gần cửa sổ trong những ngày thời tiết bình thường .
+Hệ thống chiếu sáng nhân tạo sử dụng hình thức chiếu sáng bằng đèn huỳnh quang loại 2x 36W- 220 bao gồm 144 đèn được chia đều làm 9 dãy(được thể hiện trên bản vẽ số 2) đảm bảo độ rọi cho hoạt động sản xuất cũng như việc đi lại trong phân xưởng.
Tài liệu tham khảo
1. Tài liệu tập huấn về công tác BHLĐ.
Viện nghiên cứu Khoa học kỹ thuật- BHLĐ
2.Bài giảng “ Kỹ thuật chiếu sáng”
TS. Trần Đình Bắc
3. Đại cương về Bệnh nghề nghiệp
TS. Nguyễn Đức Trọng
4. Vệ sinh lao động
TS. Nguyễn Đức Trọng.
5.Giáo trình “Kỹ thuật An toàn điện”
TS. Đinh Hạnh Thưng
6. Thiết kế kiến trúc công nghiệp
PTS- KTS Nguyễn Minh Thái.
7. Tài liệu “ 40 năm từ Rạng Đông có Bác Hồ đến Rạng Đông anh hùng-có Bác Hồ”
Công ty Bóng đèn- phích nước Rạng Đông.
8. Báo cáo tổng kết về việc thực hiện công tác BHLĐ của Công ty Bóng đèn- phích nước Rạng Đông.
9. Kế hoạch BHLĐ của Công ty Bóng đèn- phích nước Rạng Đông.
Cùng các tài liệu có liên quan khác về các lĩnh vực như Tiếng ồn và rung động, nồi hơi và các thiết bị chịu áp lực, écgonomi….





Lời nói đầu 1
Những chữ viết tắt trong đồ án 2
Phần I .Lý luận chung về công tác Bảo hộ lao động. 3
Chương I. Một vài khái niệm và định nghĩa cơ bản về Bảo hộ lao động. 3
1.1. Bảo hộ lao động. 3
1.2. Điều kiện lao động. 3
1.3. Các yếu tố nguy hiểm và có hại. 4
1.4. Tai nạn lao động(TNLĐ) 5
1.5. Bệnh nghề nghiệp(BNN). 6
Chương II. Vai trò của công tác Bảo hộ lao động trong hoạt động sản xuất. 8
2.1. Mục đích của công tác Bảo hộ lao động. 8
2.2. ý nghĩa công tác Bảo hộ lao động. 8
2.3. Tính chất của công tác Bảo hộ lao động . 8
2.4. Nội dung của công tác Bảo hộ lao động. 10
2.4.1. Nội dung về khoa học kỹ thuật. 11
2.4.1.1. Khoa học về vệ sinh lao động. 11
2.4.1.2. Các ngành khoa học về kỹ thuật vệ sinh.(KTVS). 11
2.4.1.3. Kỹ thuật an toàn. 12
2.4.1.4. Phương tiện bảo vệ. 12
2.4.1.5. Khoa học về Ecgonomi. 12
2.4.2. Nội dung xây dựng và thực hiện các luật pháp, chế độ, chính sách về BHLĐ. 12
2.4.3. Nội dung giáo dục,huấn luyện và tuyên truyền quần chúng làm tốt công tác BHLĐ. 15
Phần II: Thực trạng công tác BHLĐ tại công ty Bóng đèn- phích nước Rạng Đông 16
Chương I: Khái quát chung về công ty bóng đèn -phích nuớc Rạng Đông 16
1.1. Những nét chung về công ty bóng đèn- phích nước Rạng Đông. 16
1.2.Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông. 18
1.3.Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty Bóng đèn - phích nước Rạng Đông. 24
1.4.Tổ chức bộ máy quản lý sản xuất và lực lượng lao động của công ty Bóng đèn - phích nước Rạng Đông. 25
1.4.1. Tổ chưc bộ máy quản lý. 25
1.4.2. Tình hình nhân sự công ty Bóng đèn - phích nước Rạng Đông. 26
Chương II: Thực trạng công tác Bảo hộ lao động tại công ty cổ phần Bóng đèn - phích nước Rạng Đông. 28
2.1. Công tác kỹ thuật an toàn tại Công ty cổ phần Bóng đèn - phích nước Rạng Đông. 28
2.1.1. An toàn máy móc thiết bị 28
2.1.2. An toàn điện 29
2.1.3. Công tác phòng cháy chữa cháy của Công ty bóng đèn- phích nước Rạng Đông. 29
2.2. Công tác vệ sinh lao động của công ty . 30
2.2.1. Vi khí hậu. 30
2.2.2. Tiếng ồn và rung động. 31
2.2.3. Vấn đề bụi. 32
2.2.4. Vấn đề về hơi khí độc. 33
2.2.5. Vấn đề nước thải. 35
2.2.6. Hệ thống chiếu sáng. 35
2.2.7. Công tác vệ sinh chung của Công ty . 36
2.3. Trang bị phương tiện Bảo vệ cá nhân . 37
2.4. Tình hình sức khỏe,tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. 37
2.4.1. Tình hình sức khỏe của người lao động. 37
2.4.2. Tình hình tai nạn lao động 38
2.4.3. Tình hình BNN. 38
2.5. Một số chế độ chính sách về Bảo hộ lao động. 38
2.5.1. Huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động. 39
2.5.2. Kế hoạch BHLĐ. 39
2.5.3. Quản lý sức khỏe Người lao động và BNN. 40
2.5.4. Chế độ làm việc, nghỉ ngơi. 41
2.5.5. Chế độ bồi dưỡng độc hại, làm thêm giờ. 41
2.5.6. Chế độ lao động nữ. 41
2.5.7. Chế độ trợ cấp cho Người lao động. 42
2.7. Tổ chức bộ máy làm công tác Bảo hộ lao động tại Công ty Bóng đèn - phích nước Rạng Đông. 42
2.8. Tổ chức Công đoàn với Công tác BHLĐ. 44
Chương III: Kết luận và một số đề xuất kiến nghị 46
1.Ưu điểm. 46
2. Những vấn đề còn tồn tại ở Công ty Bóng đèn- phích nước Rạng Đông. 46
3. Một số đề xuất kiến nghị. 47
Phần III: Tính toán kiểm tra thiết kế hệ thống chiếu sáng tự nhiên và nhân tạo tại phân xưởng bóng đèn nung sáng công ty Bóng đèn - phích nước Rạng Đông. 48
Chương I. Những cơ sở tính toán, kiểm tra, thiết kế hệ thống chiếu sáng. 48
1.1. Những đại lượng cơ bản về ánh sáng. 48
1.1.1. ánh sáng. 48
1.1.2. Đại lượng cơ bản dùng trong kỹ thuật ánh sáng. 48
1.1.2.1. Quang thông 48
1.1.2.2. Cường độ sáng 48
1.1.2.3. Độ trưng 49
1.1.2.4. Độ chói 49
1.1.2.5. Độ rọi 49
1.1.3. Tiện nghi nhìn 49
1.2. Nguồn sáng. 51
1.2.1. Nguồn sáng tự nhiên 51
1.2.2. Nguồn sáng nhân tạo. 53
2.1. Đèn nung sáng(tròn, sợi đốt, dâytóc) 54
1.2.2.2. Đèn huỳnh quang 55
1.2.2.3. Đèn phóng điện. 56
1.3. Tiêu chuẩn chiếu sáng. 56
1.3.1.Tiêu chuẩn chiếu sáng tự nhiên 56
1.3.2. Tiêu chuẩn chiếu sáng nhân tạo 56
1.3.3. Tiêu chuẩn chiếu sáng áp dụng cho phân xưởng bóng đèn nung sáng của Công ty Bóng đèn- phích nước Rạng Đông. 56
Chương II: Thực trạng công tác chiếu sáng tại phân xưởng Bóng đèn Công ty Bóng đèn - phích nước rạng Đông. 62
2.1. Hình thức chiếu sáng tại phân xưởng bóng đèn. 62
2.1.1. Hệ thống chiếu sáng tự nhiên. 62
2.1.2. Hệ thống chiếu sáng nhân tạo. 63
2.2. Tính toán kiểm tra hệ thống chiếu sáng của phân xưởng bóng đèn nung sáng. 63
2.2.1. Tính toán kiểm tra hệ thống chiếu sáng tự nhiên. 63
2.2.1.1. Phương pháp tính toán kiểm tra chung. 63
2.2.1.2. Tính toán cụ thể cho phân xưởng bóng đèn. 67
2.2.1.3. So sánh với tiêu chuẩn. 68
2.2.2. Tính toán kiểm tra hệ thống chiếu sáng nhân tạo. 68
2.2.2.1. Phương pháp tính toán chung. 68
2.2.2.2. Tính toán cụ thể tại phân xưởng Bóng đèn. 70
2.2.2.3. So sánh với tiêu chuẩn 71
2.3. Kết luận chung 71
Chương III: Thiết kế hệ thống chiếu sáng tự nhiên và hệ thống chiếu sáng nhân tạo cho phân xưởng Bóng đèn nung sáng Công ty Bóng đèn - phích nước Rạng Đông. 72
3.1. Thiết kế hệ thống chiếu sáng. 72
3.1.1. Thiết kế hệ thống chiếu sáng tự nhiên. 72
3.1.1.1. Phương pháp tính toán chung. 72
3.1.1.2. Tính toán thiết kế cho phân xưởng Bóng đèn. 72
3.1.2. Thiết kế hệ thống chiếu sáng nhân tạo. 73
3.1.2.1. Phương pháp tính toán thiết kế chung. 73
3.1.2.2. Tính toán thiết kế cho phân xưởng Bóng đèn . 74
3.2. Tính toán kiểm tra lại hệ thống chiếu sáng của phân xưởng 75
3.2.1. Tính toán kiểm tra hệ thống chiếu sáng tự nhiên. 75
3.2.1.1. Phương pháp tính toán kiểm tra. 75
3.2.1.2. Tính toán kiểm tra cụ thể cho phân xưởng Bóng đèn. 76
3.2.2. Tính toán kiểm tra cho hệ thống chiếu sáng nhân tạo. 81
3.2.2.1. Phương pháp tính toán kiểm tra chung. 81
3.2.2.2. Tính toán kiểm tra cụ thể cho phân xưởng bóng đèn nung sáng. 84
Phần IV: Kết luận chung 96
Tài liệu tham khảo 97

Lời nói đầu
Hiện nay, đất nước ta đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, phát triển mạnh mẽ khu công nghiệp vì vậy trong những năm gần đây, nền công nghiệp của ta có những bước tiến mang lại nhiều thành tựu kinh tế đáng kể cho đất nước. Tuy nhiên, sự phát triển khoa học kỹ thuật và việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào các ngành sản xuất làm nảy sinh nhiều yếu tố ảnh hưởng đến điều kiện làm việc cũng như sức khỏe của người lao động. Vì vậy, chúng ta cần có nhận thức đúng đắn về vị trí và tầm quan trọng của công tác Bảo hộ lao động. Nhiệm vụ đặt ra cho chúng ta là đưa công tác Bảo hộ lao động thực sự trở thành vấn đề quan tâm của các nhà quản lý, người sử dụng lao động và người lao động. Công tác Bảo hộ lao động được thực hiện tốt sẽ góp phần bảo vệ sức khỏe người lao động, đẩy mạnh sản xuất và phát triển kinh tế.
Trong thời gian thực tập tại Công ty Bóng đèn và phích nước Rạng Đông em đã tìm hiểu điều kiện làm việc và công tác Bảo hộ lao động tại Công ty. Qua đó, em nhận thấy môi trường làm việc trong Công ty còn tồn tại nhiều yếu tố bất lợi gây ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động.

Phần I .Lý luận chung về công tác Bảo hộ lao động.

Chương I. Một vài khái niệm và định nghĩa cơ bản về Bảo hộ lao động.
1.1. Bảo hộ lao động.
Bảo hộ lao động là tập hợp tất cả các hoạt động đồng bộ trên các mặt luật pháp,tổ chức hành chính ,kinh tế xã hội,khoa học kỹ thuật nhằm mục đích cải thiện điều kiện lao động, phòng chống Tai nạn lao động và Bệnh nghề nghiệp, đảm bảo an toàn sức khỏe cho người lao động.
Nôi dung chủ yếu của Bảo hộ lao động là an toàn,vệ sinh lao động .Bởi vậy trong nhiều trường hợp, người ta dùng cụm từ “An toàn và vệ sinh lao động “ để chỉ công tác Bảo hộ lao động.Trong trường hợp nói đến Bảo hộ lao động, chúng ta hiểu đó là bao gồm cả an toàn lao động ,vệ sinh lao động và cả những vấn đề về chính sách đối với người lao động như: vấn đề lao động và nghỉ ngơi ,vấn đề lao động nữ,vấn đề bồi dưỡng độc hại…..
1.2. Điều kiện lao động.
Trong quá trình lao động, để tạo ra của cải vật chất và gía trị tinh thần cho xã hội, con người phải làm việc trong những điều kiện nhất định. Chúng ta gọi nó là điều kiện lao động.
Điều kiện lao động là một tập hợp tổng thể các yếu tố tự nhiên,kỹ thuật, kinh tế, xã hội được biểu hiện thông qua các công cụ và phương tiện lao động, quá trình công nghệ,môi trường lao động và sự sắp xếp, bố trí, tác động qua lại trong mối quan hệ với con người tạo nên một điều kiện nhất định cho con người trong quá trình lao động.
Điều kiện lao động có ảnh hưởng lớn tới người lao động nên việc đánh giá mức độ ảnh hưởng đó là một vấn đề quan trọng. Muốn vậy, chúng ta phải đi sâu phân tích các vấn đề đăc trưng của điều kiện lao động , xem xét, đánh giá các yếu tố có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe và tính mạng của người lao động.
Công cụ ,phương tiện lao động bao gồm các công cụ lao động,máy móc thiết bị từ đơn giản tới phức tạp, từ chỗ làm việc đơn sơ đến những nơi làm việc đầy đủ tiện nghi. Chúng ta cần đánh giá chính xác tình trạng máy móc thiết bị, nhà xưởng là tốt hay xấu, tạo thuận lợi hay gây khó khăn nguy hiểm gì cho người lao động.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top