daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Mỗi khi nói đến “Đất nước mặt trời mọc”, quốc gia nổi tiếng với nền
văn hóa phong phú, đậm đà và đa dạng, người ta nghĩ ngay tới đất nước Nhật
Bản. Nhật Bản là một trong những quốc gia ở khu vực Đông Bắc Á có lịch sử
phát triển lâu đời và ngày nay Nhật Bản là một trong các cường quốc kinh tế
đứng hàng đầu thế giới.
Trong quá trình lịch sử ở Nhật Bản, chế độ Mạc phủ ở kéo dài từ năm
1192-1868, là thời kỳ mà chế độ phong kiến Nhật Bản có hai chính quyền
song song tồn tại: chính quyền Thiên hoàng chỉ còn là hình thức và chính
quyền Mạc phủ do tướng quân (shogun) đứng đầu nắm thực quyền. Trong quá
trình phát triển đó thời kỳ Mạc phủ Tokugawa là thời kỳ phát triển đỉnh cao
của chế độ phong kiến Nhật Bản.
Thời kỳ Mạc phủ Tokugawa kéo dài gần 300 năm, bắt đầu từ khi
Tokugawa Ieyasu được Thiên hoàng phong làm Shogun và kết thúc khi cuộc
cải cách Minh Trị bắt đầu. Đây là thời kỳ Nhật Bản tương đối ổn định và chứng
kiến những chuyển biến quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội… tạo
nền tảng vững chắc cho sự phát triển ở các thời kỳ tiếp theo. Một đặc điểm nổi
bật của thời kỳ này đó là sự lên ngôi của văn hóa, trong đó phải kể đến sự
chuyển biến sâu sắc của văn hóa thời kỳ này. Nếu như ở các thời kỳ trước văn
hóa Nhật Bản cũng đã có sự phát triển rực rỡ thì đến thời kỳ này đã nâng lên
một tầm cao mới và ngày càng có chuyển biến một cách đáng kể, nó bám rễ ăn
sâu, phát triển sâu rộng và chiếm một vị trí quan trọng không thể thiếu trong
đời sống văn hóa, xã hội của nhân dân, trên hết nó trở thành nền tảng văn hóa
chính thống của chế độ phong kiến Nhật Bản thời kỳ này, đồng thời cũng có
ảnh hưởng đến mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… Nhật Bản. Tại sao dưới chế độ Mạc phủ Tokugawa văn hóa lại vươn lên và có sự chuyển biến
mạnh mẽ như vậy? Sự chuyển biến đó được thể hiện như thế nào? Ảnh hưởng
của văn hóa đối với đời sống của cư dân Nhật Bản và chế độ phong kiến thời
kỳ Tokugawa ra sao?....Để trả lời cho những câu hỏi đó cần tìm hiểu sâu và
toàn diện sự phát triển và chuyển biến của văn hóa ở Nhât Bản, đặc biệt là dưới
thời kỳ Mạc phủ Tokugawa. Để qua đó thấy được sự chuyển biến mạnh mẽ và
độc đáo của nền văn hóa Nhật Bản. Với những lý do và ý nghĩa thực tiễn trên
tui chọn đề tài “Sự chuyển biến của văn hóa Nhật Bản thời kỳ Mạc phủ
Tokưgawa (1600 – 1868)” làm đề tài khóa luận của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong thời đại ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế - xã
hội của các quốc gia dân tộc thì việc tìm hiểu văn hóa, giao lưu văn hóa giữa
các quốc gia với nhau đang trở thành một vấn đề quan trọng. Trong lịch sử
Nhật Bản thời kỳ Mạc phủ Tokugawa là thời kỳ thu hút được nhiều sự quan
tâm chú ý của nhiều nhà khoa học ở khu vực và trên thế giới. Trong đó, giới
nghiên cứu không chỉ quan tâm đến sự phát triển ổn định, thịnh vượng của
kinh tế, chính trị, xã hội thời kỳ này, mà có nhiều sự quan tâm hướng tới vấn
đề văn hóa.
Vì thế, khi nghiên cứu về Nhật Bản đã đạt được thàn tựu đáng kể, một
số các tác giả đã có những công trình nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực. Trong
đó nghiên cứu về văn hóa như chữ viết, văn học, nghệ thuật, tôn giáo, tín
ngưỡng…cũng đã được nhiều tác giả đề cập đến, tiêu biểu như:
Năm 1989, tác giả Hữu Ngọc trong cuốn “Hoa anh đào và điện tử” đã
có những gợi ý về những thàn tựu đã đạt được của nền văn hóa đó qua các
giai đoạn lịch sử.
Năm 1990, Sam Son tác giả của hai tập “Lược sử văn hóa Nhật Bản”
đã miêu tả sơ lược về nguồn gốc và những đặc điểm của tín ngưỡng dân tộc ở chương III, quá trình tiếp thu, phát triển về tư tưởng Nho giáo và Phật giáo ở
chương VI. Chương XII bàn về sự hình thành và Nhật Bản hóa hệ thống tư
tưởng này. Ngoài ra, tác giả còn lý giải về quá trình ra đời và sự hình thành
của chữ viết, văn học, nghệ thuật Nhật Bản ở chương XI và XII. Sự phát triển
phổ biến của nền văn hóa Nhật Bản mang màu sắc dân tộc được tác giả bàn ở
chương XVI và XVIII.
Năm 1991, tác giả Vĩnh Sính trong cuốn “Nhật Bản cận đại” đã đưa ra
những khẳng định khái quát về những thành tựu văn hóa trong từng giai đoạn
lịch sử của chế độ phong kiến Nhật Bản.
Năm 1995, các tác giả Rechard Bowering và Peter Nikki trong cuốn
“Bách khoa toàn thư Nhật Bản” đã đưa ra những đặc điểm, mục đích khái
quát về văn học, nghệ thuật, tôn giáo, kiến trúc hội họa, điêu khắc…
Năm 1997, các tác giả Lương Duy Thứ, Phan Nhật Chiêu, Phan Thu
Hiền trong cuốn “Đại cương văn hóa phương Đông” đã viết: “văn hóa Nhật
Bản chịu ảnh hưởng của hai nền văn hóa Ấn - Trung và sau này của Phương
Tây mà vẫn kiến tạo được một bản sắc độc đáo, Nhật Bản là một mẫu của thân
hóa, dung hợp và phát triển các ngọn nguồn văn minh khác nhau” [35, tr.223]
Trong các công trình ấy đều nói về các tiêu đề văn học, nghệ thuật, tôn
giáo, kiến trúc hội họa, điêu khắc…đã được các tác giả đề cập đến. Tuy nhiên,
mỗi công trình nói đến một khía cạnh khác nhau của văn hóa Nhật Bản, chưa
có công trình nào đi sâu tìm (1600 - 1868). Mặc dù vậy, những công trình trên
là những tài liệu quý báu có ý nghĩa quan trọng trong việc gợi ý, hướg dẫn tôi
thực hiện đề tài.
Như vậy, các tác phẩm trên đã đề cập đến những khía cạnh khác nhau
của vấn đề văn hóa Nhật Bản nói chung và sự chuyển biến của văn hóa Nhật
Bản thời kỳ Tokugawa hội, giáo dục....dưới thời kỳ Mạc phủ Tokugawa. Như
vậy, vấn đề mà đề tài đặt ra còn mới mẻ, trên cơ sở kế thừa những thành tựu đã đạt được tác giả đi sâu nghiên cứu nhằm góp một ý kiến, đáp ứng nhu cầu
tìm hiểu về sự chuyển biến của văn hóa Nhật Bản thời kỳ Mạc phủ
Tokugawa.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài: tìm hiểu về sự chuyển biến của văn
hóa Nhật Bản thời kỳ Tokugawa, để thấy được sự tác động của nó đến sự phát
triển thần kỳ của Nhật Bản, đồng thời qua đó cũng thấy được sự khác biệt
giữa văn hóa Nhật Bản với văn hóa các nước trong khu vực.
Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài: nghiên cứu về bối cảnh lịch sử dẫn
đến sự chuyển biến của văn hóa Nhật Bản trên các lĩnh vực như xã hội, tôn
giáo tín ngưỡng, văn học – nghệ thuật, kiến trúc – điêu khắc... và những tác
động của sự chuyển biến văn hóa thời kỳ Mạc phủ Tokugawa.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài tui đã sử dụng kết hợp các phương
pháp sau:
Phương pháp nghiên cứu lịch sử: sử dụng phương pháp này trên cơ sở
nghiên cứu các tài liệu, sự vật cụ thể. Bao gồm các thời kỳ có liên quan đến
văn hóa Nhật Bản, nhất là văn hóa thời kỳ Tokugawa, đưa đến sự chuyển biến
của văn hóa Nhật Bản thời kỳ Tokugawa như sự chuyển biến về tôn giáo tín
ngưỡng, về văn học nghệ thuật, về kiến trúc điêu khắc, về xã hội...
Phương pháp thống kê: phương pháp này dùng để thống kê, phân loại
các dữ liệu đã thu thập được, giúp người nghiên cứu nhìn nhận, phân tích
đánh giá được vấn đề mà đề tài đặt ra.
Phương pháp quan sát: sử dụng phương pháp quan sát trong quá trình
nghiên cứu để có cái nhìn nhận một cách toàn diện về nền văn hóa Nhật Bản
từ đó đi sâu tìm hiểu về sự chuyển biến của văn hóa Nhật Bản thời kỳ
Tokugawa.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:




xem thêm
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NHO GIÁO NHẬT BẢN THỜI KỲ MẠC PHỦ TOKUGAWA (1903 - 1868)
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Sự chuyển biến tư tưởng trong quá trình sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu Văn học 0
T Sự chuyển biến của quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc từ năm 1802 đến năm 1885 Lịch sử Việt Nam 0
S Sự chuyển biến của phong trào yêu nước chống Pháp ở Thái Bình cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX Lịch sử Thế giới 3
E Nhân tố chủ quan đối với sự chuyển biến cơ cấu giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ hội nhập kinh tế Kinh tế chính trị 0
C Sự chuyển biến tư tưởng chính thể của Phan Bội Châu trước năm 1917 Kinh tế chính trị 0
A Sự chuyển biến trong chính sách "trung lập" của một số nước Châu Âu sau chiến tranh lạnh Kinh tế quốc tế 0
M Sự chuyển biến trong tư tưởng chính trị của Phan Bội Châu trước năm 1925 Văn hóa, Xã hội 0
D Đánh giá mật độ xương và sự thay đổi chất chỉ dấu chuyển hóa xương osteocalcin, s-ctx trên bệnh nhân cường giáp Y dược 0
D Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ chuyển phát nhanh của Bưu điện thành phố Buôn Ma Thuột Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ chuyển phát nhanh tại bưu điện huyện Phong Điền Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top