Hugh

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
LỜI NÓI ĐẦU
Thực tập cuối khoá là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của sinh viên khi chuẩn bị tốt nghiệp ra trường. Đây là thời gian chúng em được cọ sát với thực tế, được đem những kiến thức lý thuyết đã học của mình vận dụng vào trong thực tiễn công việc; là giai đoạn khởi đầu cho mỗi một sinh viên để có thể có đủ kiến thức năng lực bước vào làm việc với hiệu quả tốt nhất khi ra trường. Với sự hướng dẫn bảo ban của các thầy cô và các anh chị, chú bác trong cơ sở thực tập em tin rằng mình sẽ tích luỹ được nhiều kinh nghiệm thực tế cho bản thân, để trưởng thành nhiều hơn trong công việc cũng như trong cuộc sống.
Nhận thức được sự quan trọng của việc thực tập cuối khoá này, em đã chủ động tìm hiều và liên hệ thực tập tại Sở Tài nguyên môi trường tỉnh Nghệ An. Nghệ An là một tỉnh có tiềm năng đất đai to lớn với tổng diện tích là 16.498,5 km2. Thời gian qua cùng sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND và nỗ lực của mình, Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Nghệ An đã hoạt động rất hiệu quả trong công tác quản lý đất đai, môi trường, khoáng sản, nước… góp phần khai thác tốt nguồn tài nguyên to lớn này và thúc đẩy tăng trưởng của nền kinh tế của tỉnh nhà.
Qua thời gian ba tuần thực tập tại sở Tài nguyên và môi trường, em đã tìm hiểu được về quá trình hình thành và phát triển của sở; hệ thống tổ chức; chức năng, nhiệm vụ cơ chế điều hành, thực hiện nhiệm vụ của sở; tình hình hoạt động và kết quả hoạt động trong các năm gần đây với những thành tựu và hạn chế; phương hướng nhiệm vụ trong năm 2009 và trong các năm tiếp theo.
Trong giai đoạn thực tập tổng hợp, em đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của: Ths.Vũ Thị Thảo cùng chú Đặng Minh Tuyết – Phó phòng Quản lý đất đai - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Nghệ An để hoàn thành tốt báo cáo thực tập tổng hợp này.
Em xin chân thành cảm ơn!

PHẦN I: KHÁI QUÁT VỀ SỞ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG TỈNH NGHỆ AN

Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Nghệ An là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tài nguyên đất, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước và môi trường, khí tưởng thuỷ văn, đo đạc và bản đồ trên địa bàn tỉnh theo quy định hiện hành; chịu sự chỉ đạo và quản lý về chuyên môn nghiệp vụ chủ Bộ Tài Nguyên và Môi trường.
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nghệ An có trụ sở tại 31 - Quang Trung - Thành phố Vinh - Tỉnh Nghệ An
Điện thoại: 0383.586.732
Fax: 0383.586.461
Website: tnmtnghean.gov.vn
Theo Quyết định số 70/2008/QĐ – UBND ngày 24 tháng 10 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An thì Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nghệ An được quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức như sau:
I. Nhiệm vụ và quyền hạn:
1. Tham mưu cho UBND tỉnh:
a. Ban hành các quyết định, chỉ thị về quản lý tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường, khí tưởng thuỷ văn, đo đạc và bản đồ (sau đây gọi chung tài nguyên và môi trường) trên địa bàn tỉnh theo phân cấp của Chính phủ;
b. Quy hoạch phát triển, chương trình, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm về tài nguyên và môi trường phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -xã hội của tỉnh;
c. Quyết định các biện pháp bảo vệ tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn, kiểm tra và thực hiện.


2. Tổ chức, chỉ đạo thực hiện
các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, quy hoach, kế hoạch sau khi được xét duyệt; tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và thông tin về tài nguyên và môi trường.
3. Về tài nguyên đất:
a. Giúp UBND tỉnh lập kế hoạch, kế hoạch sử dụng đất và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện;
b. Tổ chức thẩm định, trình UBND tỉnh: Xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các huyện, thành phố, thị xã và kiểm tra việc thực hiện; quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển quyến sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chưng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh;
c. Tổ chức thực hiện việc điều tra khảo sát, đo đạc đánh giá , phân hạng đất và lập bản đồ địa chính đăng ký đất đai, lập quản lý, chỉnh lý hồ sơ địa chính; thống kê kiểm kê đất đai; ký hợp đồng thuê đất theo quy định của pháp luật; đăng ký giao dịch bảo đảm quyển sử dụng đất, tài nguyên gắn liền với đất đối với các tổ chức.
d. Tham gia định giá các loại đất ở địa phương theo khung giá, nguyên tắc, phương pháp định giá các loại đất do Chính phủ quy định.
4. Về tài nguyên khoáng sản:
a.Trình UBND tỉnh cấp, gia hạn hay thu hồi giấy phép khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, than bùn và khai thác tận thu khoáng sản, chuyền quyền hoạt động khoáng sản thuộc thẩm quyền cua UBND tỉnh theo quy định của pháp luật.
b. Giúp UBND tỉnh chủ trì phối hợp với các Bộ, Nghành có liên quan để khoanh vùng cấp hay tạm thời cấm hoạt động khoáng sản trình Chính phủ xem xét quyết định.
5. Về tài nguyên nước và đối tượng thuỷ văn:
a. Trình UBND tỉnh cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép hoạt động điều tra,thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước theo phân cấp; hoạt động của các công trình thuỷ văn chuyên dùng tại địa phương; chỉ đạo kiểm tra việc thực hiện sau khi được cấp giấy phép;
b. Tổ chức việc điều tra cơ bản, kiểm kê, đánh giá tài nguyên nước theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
c. Tham gia xây dựng phương án phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai ở tỉnh.
6. Về Môi trường:
a.Trình UBND tỉnh cấp, gia hạn, thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ trên địa bàn tỉnh theo phân cấp;
b. Tổ chức lập báo cáo hiện trạng môi trường, xây dựng và tăng cường tiềm lực về quan trắc và phân tích môi trường, theo dõi diện biến chất lượng môi trường theo hướng dẫn của Bộ Tài Nguyên và Môi trường;
c. Thẩm định các báo cáo đánh giá tác động môi trường theo phân cấp.
d. Tổ chức thu phí bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
7. Về đo đạc và bản đồ:
a. Thẩm định và đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hay uỷ quyền cấp phép hoạt động đo đạc và bản đồ cho các tổ chức và cá nhân đăng ký hoạt động đo đạc và bản đồ trên địa bàn tỉnh;
b. Trình UBND tỉnh phê duyệt kết quả kiểm tra, thẩm định chất lượng công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ địa chính, đo đạc và bản đồ chuyên dụng của tỉnh;
c. Tổ chức xây dựng hệ thống điểm đo đạc cơ sở chuyên dụng, thành lập bản đồ địa chính, bản đồ chuyên đề phục vụ các mục đích chuyên dụng;
d. Theo dõi việc xuất bản, phát hành bản đồ và kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước về xuất bản, việc đình chỉ phát hành, việc thu hồi các ấn phẩm bản đồ có sai sót về thể hiện chủ quyền quốc gia, địa giới hành chính, địa danh thuộc địa phương và các ấn phẩm bản đồ có sai sót nghiệm trọng về kỹ thuật;
8. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các dịch vụ công trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường, chuyên môn và nghiệp vụ về quản lý tài nguyên và môi trường ở cấp huyện, cấp xã theo quy định hiện hành;
9. Phối hợp cơ quan có liên quan trong việc bảo vệ các công trình nghiên cứu, quan trắc về khí tượng thuỷ văn, địa chất khoáng sản, môi trường, đo đạc và bản đồ;
10. Thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm pháp luật về tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật.;
11. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ về quản lý tài nguyên và môi trường; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ tư liệu về tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật. Tham gia hợp tác quốc tế và thẩm định các dự án, công trình có nội dung liên quan đến lĩnh vực tài nguyên và môi trường
12. Thực hiện báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện chức năng, nhiệm vụ về các lĩnh vực công tác được giao theo quy định
13. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ xã, phường, thị trấn làm công tác quản lý về tài nguyên và môi trường theo quy định hiện hành;
14. Quản lý về tổ chức, lao động, tài chính, tài sản của Sở theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND tỉnh;
II. Tổ chức bộ máy:
- Lãnh đạo Sở tài nguyên và môi trường có Giám đốc và các Phó giám đốc.
- Trong mỗi phòng có trưởng phòng, phó phòng và các chuyên viên.
- Các tổ chức giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý Nhà nước:
* Các tổ chức thuộc Sở:
1. Văn phòng.
2. Thanh tra.
3. Phòng Tài nguyên khoáng sản
4. Phòng Quản lý đất đai ( sát nhập các phòng : Đo đạc và Bản đồ, Quy hoạch – Giao đất, Đăng ký - Thống kê )
5. Phòng nước, khí tượng thủy văn, biển và hải đảo.
* Chi cục quản lý chuyên ngành: Chi cục bảo vệ môi trường.
* Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở:
1.Trung tâm Công nghệ thông tin ( Được đổi tên trên cơ sở Trung tâm thông tin tài chính và môi trường );
2. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh;
3.Trung tâm kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường.
4. Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường.
KẾT LUẬN

Thời gian qua em được thực tập tại phòng Quản lý đất đai của Sở tài nguyên môi trường tỉnh Nghệ An nên đã học hỏi được rất nhiều từ cách tư duy, cung cách làm việc chuyên nghiệp và đầy trách nhiệm của các cán bộ các phòng ban. Tuy nhiên do thực tập vào thời gian cuối năm, hoạt động chủ yếu của phòng là kiểm tra số liệu để tổng kết, nên em chưa có nhiều cơ hội tham gia vào các nghiệp vụ của phòng. Trong thời gian tới, em sẽ tích cực tìm hiều về vấn đề quản lý đất đai, quy hoạch sử dụng đất… để hoàn thành báo cáo thực tập chuyên ngành, làm tốt nhiệm vụ mà Khoa và các thầy cô đã giao cho.

Mục lục
LỜI NÓI ĐẦU 1
PHẦN I: KHÁI QUÁT VỀ SỞ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG TỈNH NGHỆ AN 2
I. Nhiệm vụ và quyền hạn: 2
1. Tham mưu cho UBND tỉnh: 2
2. Tổ chức, chỉ đạo thực hiện 3
3. Về tài nguyên đất: 3
4. Về tài nguyên khoáng sản: 3
5. Về tài nguyên nước và đối tượng thuỷ văn: 3
6. Về Môi trường: 4
7. Về đo đạc và bản đồ: 4
II. Tổ chức bộ máy: 5
PHẦN II: TÌNH HÌNH VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG 10
SỞ TÀI NGUYÊN & MÔI TRƯỜNG TRONG NHỮNG NĂM QUA 10
I. Kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2007: 10
1.Công tác tổ chức cán bộ: 10
2. Công tác quản lý đất đai: 10
3. Công tác quản lý môi trường: 13
4. Công tác quản lý khoáng sản, nước: 15
5. Công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân: 15
II. Kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2008: 16
1. Công tác tổ chức cán bộ: 16
2. Công tác quản lý đất đai: 17
3. Công tác quản lý môi trường: 20
4. Công tác quản lý khoáng sản, nước: 21
5. Công tác tranh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân: 23
6. Công tác xây dựng văn bản QPPL: 24
II. Đánh giá chung về tồn tại, nguyên nhân và giải pháp 25
1. Công tác quản lý đất đai 25
2. Công tác quản lý khoáng sản, nước: 27
3. Công tác quản lý môi trường 29
4. Công tác thanh tra: 30
KẾT LUẬN 33


Kết thúc giai đoạn thực tập tổng hợp em dự định sẽ lựa chọn nghiên cứu những vấn đề như sau:
Đề tài 1: Các vấn đề về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Đề cương sơ bộ:
Lời nói đầu:
Chương I: Tổng quan về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đât.
1.1. Khái niệm về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
1.2. Vai trò của việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
1.3. Các hình thức cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
1.4. Các quy định của pháp luật về việc cấp giấy chứng nhận.
Chương II: Thực trạng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở thành phố Vinh
2.1. Tổng quan về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho một số phường ở Thành Phố Vinh.
2.1 Những kết quả đạt được trong việc cấp giấy chứng nhận từ 2005-2008.
2.3. Những tồn tại trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Chương III: Giải pháp để nâng cao chất lượng trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở thành phố Vinh
3.1 Giải pháp trước mắt.
3.2 Giải pháp lâu dài.
Đề tài 2: Một số vấn đề về công tác bồi thường giải phóng mặt bằng ở tỉnh Nghệ An thời gian qua
Chương I: Cơ sở lí luận của công tác bồi thường giải phóng mặt bằng
I. Cần thiết và đặc điểm của công tác GPMB
1.Khái niệm về bồi thường GPMB
2. Sự cần thiết của công tác đền bù GPMB
II. Tổng quan về công tác GPMB
1. Bản chất của GPMB
2. Căn cứ pháp lí của công tác GPMB
3. Vấn đề thu hồi đất và bồi thường GPMB
4. Căn cứ xác định bồi thường GPMB
5. Trình tự, thủ tục GPMB
III. Những quy định về bồi thường GPMB
1. Bồi thường thiệt hại về đất
2. Bồi thường thiệt hại về tài sản.
3. Các chính sách hỗ trợ
IV. Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác giải phóng mặt bằng và yêu cầu đối với công tác này
1. Những nhân tố ảnh hưởng
2. Các yêu cầu đối với công tác GPMB
Chương II: Thực trạng công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh Nghệ An
I. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Nghệ An
1. Điều kiện tự nhiên
2.Đặc điểm kinh tế xã hội
3. Tình hình sử dụng đất trên địa bàn Tỉnh
II. Tổng quát công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh Nghệ An
1. Thực trạng
2. Vấn đề đặt ra
3. Giải pháp
Kết luận:
Đề tài 3: Quy hoạch sử dụng đất huyện Kỳ Sơn tỉnh Nghệ An
Lời mở đầu.
Chương I: Tổng quan về quy hoạch sử dụng đất.
1. Khái niệm quy hoạch SD đất.
2. Vai trò của quy hoạch.
2.1 Đối với sự phát triển của kinh tế.
2.2 Đối với sự phát triển chung của xã hội.
3. Đặc điểm của quy hoạch SD đất.
4. Các quy định của Nhà Nước đối vơi quy hoạch chung của Huyện.
Chương II: Thực trạng quy hoạch tổng thể Huyện.
1. Đặc điểm của kinh tế, xã hội và điều kiện tự nhiên.
2. Các vấn đề giải phóng mặt bằng trong quy hoạch.
3. Thực trạng quy hoạch tổng thể của Huyện
4. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
5. Tác động của quy hoạch đến sự phát triển của Huyện.
Chương III: Giải pháp nâng cao công tác quy hoạch trên địa bàn Huyện.
1. Giải pháp trước mắt.
2. Giải pháp lâu dài.
Kết Luận.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất huyện Thanh Ba tỉnh Phú Thọ Nông Lâm Thủy sản 0
D Hoàn thiện công tác quản lý quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ Văn hóa, Xã hội 0
D Nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch xây dựng đô thị thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh Luận văn Kinh tế 1
D Quy hoạch sử dụng tổng hợp và bảo vệ nguồn nước lưu vực sông Mã Khoa học Tự nhiên 1
D Quy hoạch sử dụng đất lâm, nông nghiệp cho xã Phú Minh, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hoà Bình Luận văn Kinh tế 0
B Cơ sở khoa học của quy hoạch sử dụng đất đai huyện Lộc Bình - Tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2000 - 2010 Công nghệ thông tin 0
C Một số giải pháp góp phần hoàn thiện và thúc đẩy công tác quy hoạch sử dụng đất đô thị tại địa bàn H Công nghệ thông tin 0
D Báo cáo thuyết minh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu (2011-2015) xã T Khoa học Tự nhiên 0
D Đồ án môn học Quy hoạch sử dụng đất Khoa học Tự nhiên 0
S Đánh gia điều kiện địa kỹ thuật môi trường và kiến nghị phương hướng quy hoạch sử dụng đất hợp lý ch Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top