daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
quy định của wto về đối xử đặc biệt và khác biệt dành cho các thành viên đang phát triểnvà các nền kinh tế chuyển đổi
Các quy định ban đầu của GATT không phân biệt giữa các nước phát triển và
các nước đang phát triển. Tất cả các bên tham gia hiệp định có quyền và nghĩa vụ như
nhau, bất kể trình độ phát triển như thế nào. Tuy nhiên, hiện nay WTO có khoảng 3/4
số thành viên là những nước đang phát triển và chậm phát triển. Các nước này ngày
càng đóng vai trò quan trọng và tích cực hơn nhờ số lượng đông đảo của mình tại
WTO, nhờ vị trí ngày càng lớn của họ trong nền kinh tế thế giới, nhờ việc càng ngày
họ càng nhận thức rõ hơn thương mại là công cụ quan trọng hàng đầu trong nỗ lực
phát triển kinh tế của mỗi đất nước. Do đó sẽ là không thực tế nếu kỳ vọng các nước
đang và kém phát triển cạnh tranh trong cùng điều kiện với các nước phát triển. Từ đó
dẫn tới việc phải rà soát lại các quy định trong WTO hướng tới nguyên tắc đối xử đặc
biệt và khác biệt dành cho các nước đang và kém phát triển.
1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÁC THÀNH VIÊN CỦA WTO
Tính đến ngày 26/10/2012, WTO có tổng số 158 Thành viên chính thức. Có thể nói
WTO là tổ chức quốc tế lớn nhất đưa ra các quy định điều tiết thương mại ở phạm vi
toàn cầu. Các Thành viên của WTO đến từ mọi châu lục với chế độ chính trị, kinh tế,
xã hội không hoàn toàn giống nhau và với trình độ phát triển không đồng đều. Vì vậy,
để có cách nhìn toàn diện và khách quan, để có những quy định phù hợp, WTO đã
phân các Thành viên ra thành bốn nhóm nước cơ bản. Đó là:
- Nhóm các nước kém phát triển nhất (Least-developed countries LDCs)
- Nhóm các nước đang phát triển (Developing countries)
- Nhóm các nước có nền kinh tế chuyển đổi (Economies in transition)
- Nhóm các nước phát triển (Developed countries)
Ngoài ra, tại Hội nghị Bộ trưởng của WTO (họp ở Geneva) năm 1998, lần đầu tiên
người ta cũng đã bàn đến “một số nền kinh tế nhỏ bé” trong khuôn khổ của nhóm các
nước đang phát triển.
Tuy nhiên, WTO không đưa ra tiêu chí để phân biệt mỗi một trong bốn nhóm nước
nói trên. Việc phân loại các Thành viên nói trên được tiến hành như sau:
1.1. Các nước kém phát triển nhất

Căn cứ vào những tiêu chí do Liên hiệp quốc đưa ra để xếp hạng các nước kém phát
triển nhất, WTO đưa ra quan điểm là những nước nào được Liên hiệp quốc xếp hạng
là nước “kém phát triển nhất” cũng được WTO đối xử như các nước kém phát triển
nhất trong hệ thống WTO. Theo quy định của Ủy ban kinh tế và xã hội của Liên hiệp
quốc (ECOSOC), để xem xét một nước có phải là nước kém phát triển nhất hay
không, có thể dựa vào các chỉ số sau:
- GNP bình quân đầu người;
- Tỷ lệ sống của trẻ sơ sinh;
- Tỷ lệ biết chữ của người lớn tuổi;
- Tỷ lệ nhập trường tiểu học và trung học;
- Tỷ lệ ngành kỹ thuật chế tạo trong GDP;
- Tỷ lệ tiêu thụ điện năng bình quân đầu người;
- Tỷ lệ tập trung xuất khẩu.
Các chỉ số này và danh sách các nước LDCs được ECOSOC xem xét lại 3 năm một
lần. Vì vậy, sau mỗi lần xem xét, số các nước LDCs có thể giảm xuống. Hiện nay, các
nước thuộc nhóm này chủ yếu là ở châu Phi, châu Á và châu Mỹ La tinh. Đó là:
Angola, Afganistan, Bangladesh, Cộng hòa Trung Phi, Gambia, Guinea, Haiti, Lào,
Liberia, Madagascar, Myanmar, Nepal, Somalia, Togo, Tanzania, Zambia v.v…
Khi gia nhập WTO, những nước này được hưởng những biện pháp đối xử thuận lợi
mà không đòi hỏi phải có đi có lại. Quyết định có lợi cho các nước LDCs, được thông
qua tại Marakesh vào năm 1994, cho phép các nước này được quyền cam kết và được
hưởng các ưu đãi ở chừng mực phù hợp với nhu cầu phát triển và các điều kiện về
tài chính và thương mại của họ. Một số Hiệp định đa phương của WTO cũng đưa ra
các quy định dành riêng cho các nước LDCs. Ví dụ, Hiệp định TRIPs cho phép các
nuớc LDCs không áp dụng các quy định của Hiệp định này trong vòng 10 năm. Hiệp
định GATS yêu cầu các nước tạo điều kiện để các Thành viên LDCs tham gia tích cực
hơn nữa vào thương mại dịch vụ toàn cầu.
1.2. Các nước đang phát triển
Nhóm các nước đang phát triển (Developing countries) cũng không được xếp loại
theo các tiêu chí cụ thể. Để xem xét một nước có phải là một nước đang phát triển

hay không, WTO dựa trên nguyên tắc “tự nhận”. Điều này có nghĩa là nếu một nước
Thành viên của WTO cho rằng mình không phải là nước nằm trong nhóm các nước
LDCs thì có thể tự nhận mình là nước đang phát triển. Việt Nam nằm trong nhóm các
nước này.
1.3. Các nước có nền kinh tế chuyển đổi
Các nước có nền kinh tế chuyển đổi (Economies in transition) là tên gọi được dùng để
chỉ các nước có nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung nay đang chuyển đổi sang nền
kinh tế thị trường. Những nước này còn được các nước phát triển như Mỹ… gọi là
những nền kinh tế phi thị trường. Đó là các nước Xã hội chủ nghĩa ở Trung và Đông
Âu hay Liên Xô (cũ) trước đây. Trung Quốc, Việt Nam và một số nước khác có xuất
phát điểm từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung (centrally-planned economies – CPE)
cũng thuộc nhóm nước này.
1.4. Các nước phát triển
Nhóm nước phát triển là các Thành viên của WTO còn lại ngoài ba nhóm nước nêu
trên. Các nước phát triển hầu hết là Thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh
tế (OECD). OECD được thành lập năm 1961 như tổ chức kế nhiệm của Tổ chức Hợp
tác kinh tế châu Âu (OEEC). Tổ chức OECD còn được gọi là “câu lạc bộ của những
nước giàu”. Mục tiêu của OECD nói riêng và của các nước phát triển nói chung là:
- Đạt được sự tăng trưởng kinh tế và việc làm ổn định cao nhất, đồng thời tăng mức
sống của các nước Thành viên trong đó vẫn phải duy trì sự ổn định về tài chính nhằm
góp phần đóng góp vào sự phát triển kinh tế thế giới;
Đóng góp vào sự mở rộng kinh tế vững chắc ở các nước Thành viên cũng như các
nước không phải là Thành viên trong tiến trình phát triển kinh tế;
- Đóng góp vào sự mở rộng kinh tế thế giới trên cơ sở đa phương, không phân biệt đối
xử phù hợp với các nghĩa vụ quốc tế. Số lượng các nước phát triển (cũng đồng thời là
Thành viên của OECD) hiện nay gồm: Anh, Pháp, Mỹ, Đức, Bỉ, Canada, Australia,
Đan Mạch, Phần Lan, Hy Lạp, Ý, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hà Lan, Luxembourg, New
Zealand, Na Uy, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Thổ Nhĩ Kỳ, Bồ Đào Nha, Ailen,
Iceland, Hungary, Cộng hòa Séc, Ba Lan. Trong số các nước này, Ba Lan, Cộng hòa
Séc và Hungary là những nước có nền kinh tế chuyển đổi mới gia nhập vào OECD:

Cộng hòa Séc gia nhập tháng 12/1995 và Hungary gia nhập tháng 03/1995. Mặc dù
các Thành viên của WTO được phân loại thành bốn nhóm nước nói trên, nhưng, trong
thực tế, dựa vào các quy định của WTO, có thể chia bốn loại Thành viên nêu trên chủ
yếu thành hai loại. Thứ nhất là nhóm các Thành viên phát triển. Thứ hai là nhóm các
Thành viên đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi. Phần trình bày dưới đây sẽ
phân tích sự hội nhập của các Thành viên đang phát triển và các nền kinh tế chuyển
đổi vào WTO.
2. ĐẶC ĐIỂM, VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN VÀ
CÁC NỀN KINH TẾ CHUYỂN ĐỔI TRONG WTO
2.1. Đặc điểm
Các nước đang phát triển nói chung và các nước có nền kinh tế chuyển đổi đều có
chung những đặc điểm cơ bản sau đây:
- Nền kinh tế có cơ cấu lạc hậu, chủ yếu dựa vào nông nghiệp và khai thác tài nguyên
thiên nhiên.
- Năng suất lao động thấp, cơ sở hạ tầng yếu kém. Thiếu vốn, lạc hậu về công nghệ.
- Bộ máy quản lý không hiệu quả. Thủ tục hành chính cồng kềnh, tiêu cực, tham
nhũng.
- Nguồn nhân lực chưa được đào tạo đầy đủ và chuyên nghiệp.
Ở một số nước châu Phi, châu Á, sự thiếu ổn định về chính trị cũng là một đặc điểm
của những nước này. Riêng đối với các nền kinh tế chuyển đổi, cơ chế quản lý kinh tế
lạc hậu, quan liêu, không thích ứng với tiến trình toàn cầu hóa và tự do hóa thương
mại cũng có những tác động không tốt đến năng lực cạnh tranh quốc gia khi những
nước này gia nhập WTO. Nguyên tắc tự do hóa thương mại trên cơ sở không phân biệt
đối xử khi vào “sân chơi chung WTO” cũng đang làm cho các nền kinh tế chuyển đổi
đã, đang và sẽ phải đối mặt với rất nhiều thách thức.
Những đặc điểm nêu trên đã khiến cho các nước đang phát triển và các nền kinh tế
chuyển đổi ở vào các vị trí không cân bằng với các nước phát triển. Vì vậy, họ phải
xem xét cơ chế của WTO một cách cụ thể hơn để đưa ra những yêu cầu của mình.
2.2. Vị trí, vai trò
WTO được thành lập ngày 01/01/1995 trên cơ sở kế thừa và mở rộng phạm vi điều

chỉnh thương mại quốc tế của Hiệp định GATT. Vì vậy khi nói đến vị trí, vai trò của
các Thành viên đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi trong WTO không thể
không nhắc đến sự tham gia của những Thành viên này trong GATT.
GATT được ký kết tại Geneva vào ngày 30/10/1947 và có hiệu lực từ tháng 01/1948.
Cho đến khi WTO ra đời để thay thế GATT, GATT đã tồn tại 47 năm (1948 -1995).
GATT hoạt động theo hai cơ chế. Theo cơ chế thứ nhất, các nước Thành viên sẽ tiến
hành, trên cơ sở hàng ngày, các hoạt động thi hành pháp luật, qui định của GATT về
thương mại, thảo luận các vấn đề chung và giải quyết tranh chấp. Với cơ chế thứ hai,
các nước Thành viên có nghĩa vụ tham gia các vòng đàm phán để xây dựng các quy
tắc, nguyên tắc, các thỏa thuận nhằm mục tiêu thúc đẩy nhanh hơn quá trình tự do hóa
thương mại. Trong 47 năm tồn tại, GATT đã tổ chức được 8 vòng đàm phán và càng
ở những vòng đàm phán về sau, sự tham gia của các nước đang phát triển và các nền
kinh tế chuyển đổi càng đông hơn.
Ở Vòng đàm phán đầu tiên – Vòng Geneva 1947 – mới chỉ có 23 nước Thành viên.
Nhưng số các nước đang phát triển cũng chiếm hơn 50%. Cho đến trước Vòng
Kennedy, các nước đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi chỉ 23 nước này là:
Anh, Pháp, Mỹ, Úc, Bỉ, Canada, Hà Lan, Luxembourg, Na Uy, New Zealand, Tiệp
Khắc, Brazil, Chilê, Ceylon (Sri Lanka), Cuba, Ấn Độ, Libăng, Pakistan, Nam
Rhodesia (Zimbabwe), Syria, Nam Phi, Myanma, Trung Quốc. đóng vai trò, vị trí thứ
yếu trong các cuộc đàm phán của GATT. Điều này được giải thích ở tiếng nói của họ
chưa được chú ý. Trong khoảng thời gian từ năm 1948 đến trước năm 1963, các phiên
đàm phán của GATT chỉ tập trung chủ yếu vào vấn đề thuế quan mà không quan tâm
đến vấn đề thể chế, quy tắc và hệ thống. Các nước đang phát triển và các nền kinh tế
chuyển đổi ở thời gian này chưa quan tâm lắm đến vấn đề thuế quan vì hoạt động xuất
khẩu của họ còn yếu kém. Hàng hóa của họ chưa phải đối mặt với rào cản khi thâm
nhập vào thị trường các nước phát triển vì thị phần còn rất nhỏ bé.
Vòng đàm phán Kennedy, bắt đầu năm 1963, là bước đột phá lớn đối với các nước
đang phát triển và đang chuyển đổi. Với sự tham gia của 62 nước trong đó gần 2/3 là
các nước đang phát triển, lần đầu tiên GATT dành hẳn nội dung đàm phán của mình
là bàn về các nước đang phát triển. Tuyên bố của Hội nghị Bộ trưởng đưa ra trong

Vòng đàm phán này là phải “thông qua các biện pháp nhằm mở rộng thương mại của
các nước đang phát triển và coi đó là phương tiện thúc đẩy phát triển kinh tế của các
nước này”.
Vòng đàm phán Tokyo với số lượng các nước Thành viên là 102, trong đó 2/3 là các
nước đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi. Sự tham gia ngày càng đông hơn
về số lượng của các nước đang phát triển trong vòng đàm phán này đã đưa đến kết
quả là các Thành viên của GATT đã thông qua một quyết định liên quan đến các
nước đang phát triển. Đó là những quy định của GATT về đối xử đặc biệt và khác
biệt dành cho các nước đang phát triển, các nước kém phát triển nhất và các nền kinh
tế chuyển đổi.
Đây là thành công của các nước đang phát triển. Điều này cho thấy vị trí của các nước
đang phát triển ngày càng được chú ý và các nước phát triển đã không thể bỏ qua các
yêu cầu của các nước đang phát triển. Vòng Uruguay với sự tham gia của 123 nước,
chủ yếu là các nước đang phát triển. Sự tham gia đông đảo của các nước đang phát
triển trong Vòng Uruguay đã có những tác động nhất định khi Vòng này kết thúc sau
8 năm đàm phán, với sự ra đời của WTO. Với sự ra đời của WTO, đến nay, Thành
viên của WTO đã là 158, trong đó 3/4 Thành viên là các nước đang phát triển và các
nền kinh tế chuyển đổi ở mọi châu lục. Điều này cho thấy vị trí, vai trò của các nước
đang phát triển trong WTO ngày càng lớn mạnh. Tiếng nói của các nước này cũng như
sự ảnh hưởng của họ trong các cuộc đàm phán của WTO ngày càng được khẳng định.
Vị trí, vai trò của các nước đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi thể hiện ở sự
tham gia ngày càng đông của những nước này trong WTO: trong tổng số 158 Thành
viên thì các Thành viên đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi là 114, chiếm
75,33% (xem bảng 12.2). Trong số đó, các nước đang phát triển ở khu vực tiểu vùng
Sahara (châu Phi) là 37 nước, ở Mỹ Latinh và Caribê là 32 nước, ở châu Âu và Trung
Á là 17 nước, ở Đông Á và Thái Bình Dương là 12 nước, ở Trung Đông và Bắc Phi là
6 nước và ở Nam Á là 6 nước. Sự tham gia ngày càng đông của các nước này từ mọi
châu lục trong WTO đã làm thay đổi mục tiêu của WTO so với GATT. Đó là mục tiêu
WTO phải “nỗ lực tích cực để bảo đảm rằng các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là
những quốc gia kém phát triển nhất, duy trì được tỷ phần tăng trưởng trong thương

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Ứng dụng mô hình DEA và mô hình Hồi quy Tobit để kiểm định các nhân tố tác động đến mức độ hiệu quả của các NHTM Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Những quy định của luật thương mại Việt Nam năm 2005 về môi giới thương mại thực tiễn áp dụng và những vấn đề đặt ra Luận văn Luật 0
D Đánh giá tác động của chính sách thời giờ làm việc – thời gian nghỉ ngơi theo quy định Luận văn Kinh tế 0
D Khởi kiện và thụ lý vụ án hành chính theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính việt nam Luận văn Luật 0
D Nghiên cứu hệ thống chứng từ kế toán theo quy định của TT 200/2014/TT-BTC Luận văn Kinh tế 0
D ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA QUY TẮC XUẤT XỨ TRONG CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO CỦA VIỆT NAM Luận văn Kinh tế 0
D Chất lượng thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của bộ trưởng Văn hóa, Xã hội 0
D Quy chế pháp lý của đảo theo quy định của công ước luật biển năm 1982 và những vấn đề đặt ra đối với Luận văn Luật 0
D Bằng những quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016, hãy chứng minh thuế nhập khẩu Luận văn Kinh tế 0
R Phân tích quy định của pháp luật hiện hành về hình thức khuyến mại bằng hàng mẫu. Phân biệt hai hình Luận văn Luật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top