daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối


PHẦN 2: ĐẶC ĐIỂM CHÍNH VỀ QUY TẮC XUẤT XỨ TRONG CÁC HIỆP ĐỊNH
THƯƠNG MẠI TỰ DO CỦA VIỆT NAM ..........................................................................11
2.1 AFTA và Khu vực thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc .....................................15
2.2 Khu vực thương mại tự do Úc-New Zealand-Việt Nam............................................30
2.3 Quy tắc Ưu đãi thuế quan phổ cập của EU và sự cải cách .......................................31
2.4 Khu vực thương mại tự do Ấn Độ-Việt Nam .............................................................33
2.5 Khu vực thương mại tự do ASEAN-Hàn Quốc..........................................................34
2.6 Khu vực thương mại tự do Việt Nam-Nhật Bản và ASEAN- Nhật Bản..................36
2.7 Quy tắc xuất xứ trong Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập của Nhật Bản .............38
PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA QUY TẮC XUẤT XỨ-SỐ LIỆU THƯƠNG
MẠI VÀ PHÂN TÍCH QUY TẮC XUẤT XỨ ĐỐI VỚI SẢN PHẨM CỤ THỂ TỪ GÓC
ĐỘ VIỆT NAM.......................................................................................................................39
3.1 Thương mại giữa Việt Nam với các nước đối tác AFTA và quy tắc xuất xứ ..........43
3.2 Thương mại Việt Nam-Úc-New Zeland và quy tắc xuất xứ......................................49
3.3 Thương mại ASEAN- Trung Quốc và quy tắc xuất xứ.............................................51
3.4 Thương mại EC-Việt Nam theo Hệ thống ưu đãi phổ cập........................................56
3.5 Thương mại Ấn Độ-Việt Nam và quy tắc xuất xứ .....................................................66
3.6 Thương mại Hàn Quốc-Việt Nam và quy tắc xuất xứ...............................................68
3.7 Hệ thống ưu đãi phổ cập trong thương mại Việt Nam-Nhật Bản ............................71
PHẦN 4: KẾT QUẢ TỪ BẢN CÂU HỎI KHẢO SÁT ......................................................77
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ CHO ĐÀM PHÁN, QUẢN LÝ THỰC HIỆN
QUY TẮC XUẤT XỨ TẠI VIỆT NAM...............................................................................82
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................86
PHỤ LỤC 1 .............................................................................................................................87
PHỤ LỤC II ............................................................................................................................91
Việt Nam gần đây đã tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) với tư cách là thành
viên ASEAN. Hơn 30 hiệp định thương mại khu vực (RTA) đang có hiệu lực liên quan đến
khu vực Đông Á, trong đó nhiều hiệp định do ASEAN dẫn dắt.
Các khu vực thương mại tự do được kỳ vọng sẽ thúc đẩy tự do hóa thương mại bằng cách cắt
giảm thuế đối với những mặt hàng xuất xứ từ các nước thành viên. Tuy nhiên tự do hóa không
diễn ra tự động vì việc cắt giảm thuế còn phụ thuộc vào việc đáp ứng quy tắc xuất xứ. Quy tắc
xuất xứ quyết định một sản phẩm có được ưu đãi hay không. Do đó, khu vực thương mại tự
do không đảm bảo rằng các doanh nghiệp vận dụng được ưu đãi thương mại và cơ hội kinh
doanh từ các FTA mà Việt Nam ký kết.
Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp không vận dụng FTA khi xuất nhập khẩu do không đáp ứng
được quy tắc xuất xứ. Việc không đáp ứng quy tắc xuất xứ có thể do không thực hiện đầy đủ
các công đoạn gia công, chế biến cần thiết đối với các đầu vào nhập khẩu hay chi phí hành
chính để có C/O quá cao. Để có được C/O cho hàng hóa xuất khẩu, các doanh nghiệp phải
chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cần thiết theo yêu cầu của cơ quan cấp C/O. Do phải tốn kém chi phí
để chuẩn bị các giấy tờ trên, các doanh nghiệp chỉ xin C/O nếu biên độ ưu đãi tức là chênh
lệch giữa thuế MFN và thuế FTA ưu đãi đủ lớn.
Trong số nhiều phương pháp để xác định xuất xứ hàng hóa, Việt Nam vận dụng theo cách
truyền thống của ASEAN. Trong hơn một thập kỷ, ASEAN đã vận dụng tiêu chí 40%. Việc
soạn thảo văn bản pháp lý trong ASEAN liên quan đến phương pháp tính toán tiêu chí 40%
không rõ ràng và không dễ đoán định được đã khiến các nước ASEAN tùy ý sử dụng nhiều
phương pháp khác biệt lẫn nhau. Xu hướng cải cách gần đây về việc áp dụng “Tỷ lệ giá trị
khu vực – RVC” và “Chuyển đổi mã số hàng hóa – CTC” mang lại các tiêu chí thay thế. Việc
ngày càng gia tăng quy tắc xuất xứ đối với sản phẩm cụ thể thể hiện sự thay thế, cũng như
việc áp dụng tiêu chí CTC so với áp dụng RVC 40%.
Trong quá trình đàm phán với các đối tác FTA, ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng
thường xuyên nhấn mạnh đến việc xây dựng bộ quy tắc xuất xứ của mình. Tuy nhiên, các bên
đối tác cũng đưa ra quan điểm rằng quy tắc xuất xứ cần thiết phải là kết quả đàm phán giữa
các bên và trong một số trường hợp có thể là sự chấp nhận quy tắc của nhau, chẳng hạn như
trường hợp FTA với Ấn Độ, hay FTA với Nhật Bản và Hàn Quốc, chấp nhận có chỉnh sửa
quy tắc xuất xứ của đối tác.
Kết quả đàm phán là nhiều FTA mà Việt Nam tham gia ký kết có một số điều khoản giống
nhau về quy tắc xuất xứ. Nhưng ngay cả khi các bộ quy tắc xuất xứ này giống nhau về việc áp
dụng tiêu chí RVC và CTC thì phương pháp tính vẫn khác nhau.
Hiện trạng về quy tắc xuất xứ trong các FTA mà Việt Nam tham gia ký kết là phức tạp và
chồng chéo lẫn nhau. Nếu tuân thủ một bộ quy tắc xuất xứ gây tốn kém cho doanh nghiệp thì
việc có nhiều bộ quy tắc xuất xứ đồng nghĩa với tốn kém gấp nhiều lần.
Sự khác biệt về các yêu cầu xuất xứ đồng nghĩa với những trở ngại khi áp dụng các hiệp định
thương mại tự do do nhu cầu thiết lập và vận hành một hệ thống kế toán khác biệt về cách
định nghĩa khái niệm, tài khoản, tính chính xác, phạm vi và kiểm soát từ các quy định pháp lý
nội bộ. Hệ thống phải cung cấp được thông tin chi phí và thay đổi mã số hàng hóa để tuân thủ
quy tắc xuất xứ của nước nhập khẩu; để kiểm tra hàm lượng giá trị của đầu vào nội địa và
nhập khẩu trong giá trị hàng hóa xuất khẩu; hay xác định được nhóm thuế cho các đầu vào
không có xuất xứ; trong một số trường hợp là để xác định được nước xuất xứ của đầu vào và
cách tính chi phí gia công gián tiếp và trực tiếp. Điều này đòi hỏi kỹ thuật xử lý dữ liệu và
chuyên môn hải quan khó có thể sử dụng rộng rãi, đặc biệt đối với các doanh nghiệp vừa và
nhỏ. Nghiên cứu cho thấy rằng các doanh nghiệp có thể thay đổi hay chấp nhận hệ thống kế
toán khác hệ thống thông dụng tùy thuộc vào giá trị xuất khẩu hưởng ưu đãi theo FTA so với
tổng doanh thu và các chi phí có liên quan. Tóm lại, phí tổn phát sinh khi vận hành một hệ
thống song song như vậy có thể lớn hơn lợi ích đạt được từ ưu đãi FTA.
Các nghiên cứu khác và bằng chứng thực tế cho thấy sự gia tăng các bộ quy tắc xuất xứ làm
giảm giá trị của tự do hóa thương mại và kỳ vọng về tác động của FTA. Việc hài hòa hóa quy
tắc xuất xứ là một nhiệm vụ phi thực tế mặc dù trên lý thuyết đó là một giải pháp khả thi. Tuy
nhiên, nhiều cải cách có thể được triển khai cho các FTA để quy đồng một số khía cạnh của
quy tắc xuất xứ kể cả về mặt nội dung cũng như yêu cầu hành chính.
Dưới đây là một số đề xuất:
• Áp dụng cách tính các tử số và các mẫu số tương tự nhau trong công thức tính hàm lượng
giá trị khu vực của nguyên vật liệu trong các FTA khác nhau.
• Giảm ngưỡng tính giá trị nguyên vật liệu từ mức 40% hiện nay xuống 30% hay thậm chí
thấp hơn để tạo điều kiện thuận lợi cho việc hội nhập các mạng lưới sản xuất. Ngưỡng
hàm lượng giá trị khu vực 40% hiện nay là quá cao so với mức độ phân mảnh sản xuất do
các doanh nghiệp dàn trải sản xuất sang nhiều nước. Mặc dù áp dụng quy tắc xuất xứ đối
với sản phẩm cụ thể có thể góp phần tạo lập tính ổn định và minh bạch, cần tránh đặt
ra quá nhiều các quy tắc như vậy và không nên sử dụng quy tắc xuất xứ đối với sản phẩm
cụ thể để tạo ra quy tắc xuất xứ có tính chất rào cản.
• Nâng cao chất lượng soạn thảo pháp lý trong các FTA về độ chính xác bằng cách vận
dụng các cách thức thực hành tốt, cải thiện sự minh bạch và ổn định về quản lý hành chính
quy tắc xuất xứ.
• Thông qua các quy tắc rõ ràng, minh bạch và ổn định về cộng gộp, ngưỡng tối thiểu de
minimis và hấp thụ trong tất cả các FTA.
• Hợp lý hóa và thuận lợi hóa các thủ tục cấp và kiểm tra chứng nhận xuất xứ bằng cách
vận dụng cơ chế tự chứng nhận bởi các doanh nghiệp. Các quy tắc hiện hành về quản lý
quy tắc xuất xứ quá phức tạp và nặng nề đối với doanh nghiệp. Đặc biệt, Việt Nam nên
ủng hộ sáng kiến của Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) về “Xây dựng cơ chế tự cấp
chứng nhận xuất xứ cho hàng hóa có xuất xứ ASEAN theo ATIGA”1. Cơ chế tự chứng
nhận không những chỉ nên vận dụng trong khu vực ASEAN mà còn có thể triển khai và
cải tiến cho các FTA với các đối tác của ASEAN. Việc gia tăng sử dụng các cách
kiểm soát rủi ro sẽ đóng góp đáng kể cho việc đơn giản hóa và cắt giảm chi phí.
• Các cơ quan chính phủ, hải quan và tổ chức hỗ trợ thương mại cần tăng cường nỗ lực hỗ
trợ doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong việc tuân thủ các yêu cầu
xuất xứ, chẳng hạn như việc xây dựng các quy trình và biểu mẫu về tính toán giá trị
nguyên vật liệu cho các doanh nghiệp này.
PHẦN 1: GIỚI THIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu này là một phần trong Hợp phần 3 Dự án MUTRAP nhằm xây dựng năng lực
đàm phán và điều phối cho Bộ Công Thương (BCT). Cụ thể hơn, nội dung Hoạt động FTA5
là phân tích và so sánh quy tắc xuất xứ trong các FTA và một số chương trình ưu đãi thuế
quan phổ cập.
Vì thế, nghiên cứu nhằm đưa ra đề xuất cụ thể về cách thức đàm phán và triển khai quy tắc
xuất xứ, thậm chí tới mức quy tắc xuất xứ đối với sản phẩm cụ thể khi thực hiện các FTA và
cho các cuộc đàm phán trong tương lai. Kết quả của nghiên cứu này phục vụ cho các cuộc
đàm phán và sửa đổi nghị định thư thực hiện quy tắc xuất xứ trong tương lai.
Mục tiêu chính của nghiên cứu là xác định lợi ích cần đạt được khi đàm phán, nghĩa là các
quy tắc xuất xứ thuận lợi cho xuất khẩu, tính ổn định và minh bạch về quy tắc xuất xứ trong
FTA để tăng tính khả dụng. Nghiên cứu cũng đề cập đến một số khía cạnh của các quy định
thực hiện quy tắc xuất xứ (thuật ngữ của ASEAN là các thủ tục cấp và xác minh chứng nhận
xuất xứ).
Các đề xuất nhằm cải thiện quy tắc xuất xứ trong các FTA của Việt Nam với các đối tác khác
nhau. Các đề xuất này liên quan đến cách tính tỷ lệ phần trăm và quan hệ giữa các tiêu chí
chung về quy tắc xuất xứ đối với sản phẩm cụ thể, v.v...
Phần 1 giới thiệu chung về báo cáo và phương pháp nghiên cứu.
Phần 2 phân tích đặc điểm chính của các FTA mà Việt Nam đã tham gia và quy tắc xuất xứ
theo chương trình thuế quan ưu đãi phổ cập của EC và Nhật Bản. Các chương trình này có vai
trò đặc biệt quan trọng đối với thương mại của Việt Nam.
Phần 3 xây dựng một phương pháp luận để xác định các lĩnh vực quan trọng mà quy tắc xuất
xứ có thể hay đang đóng vai trò lớn về mở cửa thị trường cho Việt Nam. Phân tích trong
chương này dựa vào giá trị thương mại theo các cấp độ nhóm mặt hàng và tới từng dòng thuế
để xác định các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất tới các nước đối tác. Hàng nông sản
chưa qua chế biến và hàng hóa thương phẩm (commodities) bị loại trừ bởi quy tắc xuất xứ
hầu như không có tác dụng đối với các nhóm này. Kết quả của nghiên cứu ban đầu ở các cấp
độ dòng thuế và nhóm mặt hàng cho thấy sự nhất quán với quy tắc xuất xứ của FTA tương
ứng và mức ưu đãi thuế theo lộ trình của mỗi hiệp định.
Dữ liệu về mức độ vận dụng FTA2 theo nhóm mặt hàng và dòng thuế3 của các đối tác như
Nhật Bản và các đối tác khác được tận dụng trong trường hợp sẵn có.
Dữ liệu thuế MFN và thuế ưu đãi được biên soạn bởi các chuyên gia trong nước cho nghiên
cứu này. Dữ liệu thương mại có sẵn ở cấp độ HS 6 số trong khi thuế suất được áp dụng ở cấp
độ dòng thuế. Do đó, trong một số trường hợp nhất định, một mã HS 6 số có thể bao gồm
nhiều mức thuế khác nhau. Trong các trường hợp này, bảng sẽ ghi biên độ thuế từ mức thấp
nhất đến cao nhất. Trong các trường hợp không thể tìm thấy đúng mã hàng, bảng sẽ bỏ qua,
không thể hiện mức thuế nào (không tìm được).
3.4 Thương mại EC – Việt Nam theo Hệ thống ưu đãi phổ cập
Bảng 8 dưới đây cho thấy một bức tranh hoàn chỉnh hơn do có thêm tỷ lệ vận dụng lấy từ
Eurostat. Do đó, bảng này cho thấy lợi ích của tỷ lệ vận dụng trong việc xác định các lĩnh vực
mà quy tắc xuất xứ có ảnh hưởng đến thương mại.
Bảng dưới đây liên quan đến hệ thống quy tắc xuất xứ theo chương trình ưu đãi phổ cập trước
khi cải cách. Với việc EC mở rộng tự do thương mại thông qua quy tắc xuất xứ, hầu hết
những khó khăn liên quan ở đây đã giảm đáng kể.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu thành phần hóa học và đánh giá tác dụng diệt tế bào ung thư của lá Xạ đen Y dược 0
D Đánh giá tác dụng của phương pháp Cận Tam Châm trong hỗ trợ điều trị trẻ rối loạn phổ tự kỷ Y dược 0
D Đánh giá công tác giải phóng mặt bằng dự án đường Phù Đổng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ Khoa học Tự nhiên 0
D Đánh giá thực trạng công tác giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất trên địa bàn quận Hoàng Mai Văn hóa, Xã hội 0
D Nghiên cứu, ứng dụng mô hình matlab - simulink để tính toán đánh giá lưới điện phục vụ công tác đào tạo Khoa học kỹ thuật 0
D Đánh giá công tác quản trị sự thay đổi tại công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Long An Nông Lâm Thủy sản 0
D Đánh giá nhận thức về tác hại đối với môi trường của chất thải nhựa Khoa học Tự nhiên 0
D Đánh giá khái quát về công tác hạch toán kế toán tại công ty TNHH Song Linh Luận văn Kinh tế 0
D Liên hệ thực tiễn công tác đánh giá kết quả đào tạo và phát triển nhân lực tại FPT Telecom Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top