daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
ĐÁNH GIÁ tác ĐỘNG của CHÍNH SÁCH THỜI GIỜ làm VIỆC – THỜI GIAN NGHỈ NGƠI THEO QUY ĐỊNH mới của BLLĐ 2019
BÀI KIỂM TRA: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH THỜI GIỜ
LÀM VIỆC – THỜI GIAN NGHỈ NGƠI THEO QUY ĐỊNH MỚI CỦA
BLLĐ 2019

1. Đánh giá nội dung điều chỉnh của pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ

ngơi
Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi là một trong những chế định quan trọng trong
pháp luật lao động của các nước trên thế giới. Ở mỗi quốc gia, do phong tục tập quán,
hoàn cảnh lịch sử, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội khác nhau nên pháp luật về thời
giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi cũng có những nét riêng biệt, đặc trưng của mỗi nước.
Tuy nhiên, nhìn chung pháp luật các nước đều quy định cụ thể về thời giờ làm việc, thời
giờ nghỉ ngơi với việc giới hạn số giờ làm việc tối đa và số giờ nghỉ ngơi tối thiểu. Ở Việt
Nam, hệ thống pháp luật nước ta điều tiết thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi bằng ba
loại quy định:
- Quy định pháp luật của Nhà nước: pháp luật quy định mức tối đa thời giờ làm việc và
mức tối thiểu thời giờ nghỉ ngơi mà không quy định cụ thể.
- Quy định chung trong nội bộ doanh nghiệp: dựa vào những quy định về mức tối thiểu
và mức tối đa của Nhà nước mà các doanh nghiệp có quy định cụ thể (trong nội quy của
doanh nghiệp) về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi thực hiện với những người lao


động trong doanh nghiệp. Những quy định đó phải phù hợp với quy định của Nhà nước
và điều kiện thực tế của doanh nghiệp cũng như thỏa ước lao động tập thể của doanh
nghiệp.
- Quy định cụ thể: Thông qua hợp đồng lao động, người lao động và người sử dụng lao

động thống nhất với nhau về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của người lao động.
Những thỏa thuận này phải phù hợp với quy định chung của Nhà nước, với quy định nội
bộ của doanh nghiệp và phù hợp với yêu cầu thực tế của các bên trong quan hệ lao động.
Cũng như các nước trên thế giới, nội dung pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ
ngơi được chia làm hai phần: thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi
1.1. Quy định về thời giờ làm việc
Pháp luật Việt Nam quy định thời giờ làm việc bằng việc giới hạn khung tối đa mà
không được phép vượt qua hay phải đảm bảo hơn quyền lợi cho người lao động. Trên cơ
sở đó, pháp luật đưa ra khái niệm về thời giờ làm việc tiêu chuẩn. Đây là loại thời giờ
làm việc theo định mức của người lao động, theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động dựa
trên quy định pháp luật. Thời giờ làm việc tiêu chuẩn được quy định trên cơ sở tiêu chuẩn
hóa thời giờ làm việc bằng việc quy định số giờ làm việc trong một ngày đêm, một tuần
lễ, hay số ngày làm việc trong một tháng, một năm. Trong đó việc tiêu chuẩn hóa ngày
làm việc, tuần làm việc là quan trọng nhất, là cơ sở để dễ dàng trả cơng lao động và xác
định tính hợp pháp của các thỏa thuận về thời giờ làm việc. Ngày làm việc tiêu chuẩn
chính là việc quy định độ dài thời giờ làm việc của người lao động trong một ngày đêm
(24 giờ) và tuần làm việc tiêu chuẩn là số giờ hay ngày làm việc trong một tuần lễ 7
ngày. Thời giờ làm việc tiêu chuẩn bao gồm: thời giờ làm việc bình thường và thời giờ
làm việc rút ngắn. Theo đó, với các đối tượng lao động đặc thù như lao động nữ, lao động
chưa thành niên, người tàn tật, người cao tuổi, người làm các công việc nặng nhọc, độc
hại thì thời giờ làm việc được rút ngắn hơn một hay hai giờ so với lao động bình thường.


Bên cạnh đó, pháp luật cũng đưa ra khái niệm về thời giờ làm việc không tiêu
chuẩn. Thời giờ làm việc không tiêu chuẩn là loại thời giờ làm việc quy định cho một số
lao động nhất định, do tính chất công việc mà không thể xác định được số giờ làm việc cụ
thể. Loại thời giờ này khó kiểm sốt, sẽ gây khó khăn cho các cơ quan chức năng trong
việc quản lý về thời giờ làm việc của người lao động.
Ngồi ra, pháp luật cịn quy định về thời giờ làm thêm, làm ban đêm và thời giờ
làm việc linh hoạt cho người lao động. Với việc giới hạn tối đa số giờ làm thêm, làm ban

đêm, các quy định pháp luật là hành lang pháp lý vững chắc bảo vệ quyền lợi cho người
lao động, tránh sự lạm dụng sức lao động từ phía người sử dụng lao động. Đồng thời
pháp luật tôn trọng sự thỏa thuận giữa các bên, người lao động và người sử dụng lao
động có thể thỏa thuận làm thêm giờ, làm thêm ban đêm...phù hợp với quy định pháp
luật. Tùy theo thời giờ làm việc của người lao động mà người lao động được hưởng các
chế độ: lương, tiền thưởng, phụ cấp v.v.
1.2. Quy định về thời giờ nghỉ ngơi
Song song với việc quy định thời giờ làm việc ở mức tối đa, người lao động còn
được đảm bảo thời giờ nghỉ ngơi ở mức ít nhất bằng mức đã được pháp luật quy định. Đó
là các quy định về thời gian nghỉ giữa ca (ít nhất 30 phút, ca đêm ít nhất 45 phút), nghỉ
hàng tuần (từ một đến hai ngày trong một tuần) (Điều 71,72 BLLĐ). Khi được quy định,
những nội dung này trở thành quyền chính đáng của người lao động, giúp họ đỡ căng
thẳng thần kinh, cơ bắp, phục hồi sức khỏe để tiếp tục làm việc, có thể dưỡng sức lao
động, dành thời gian cho các nhu cầu vật chất và tinh thần khác...nên cần được pháp luật
bảo vệ. Bên cạnh chế độ nghỉ trong quá trình làm việc như nghỉ theo ca, nghỉ hàng
tuần..., người lao động còn được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ (9 ngày/ năm), nghỉ việc
riênghay nghỉ không hưởng lương (từ Điều 74 đến Điều 79 BLLĐ).
Có thể nói, các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đã góp phần quan
trọng trong việc bảo vệ người lao động trong trường hợp cần thiết và tạo thành một chế


định cần thiết và không thể thiếu được trong Bộ luật lao động. Xuất phát từ đặc điểm của
thị trường lao động, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi là điều khoản cơ bản trong hợp
đồng lao động và trong thỏa ước lao động tập thể. Mặt khác, các chế định trong bộ luật
lao động chẳng hạn như: Quy định chế độ bồi thường, trợ cấp khi tai nạn lao động xảy ra
v.v muốn thể hiện rõ cũng phải căn cứ vào các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ
nghỉ ngơi.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu thành phần hóa học và đánh giá tác dụng diệt tế bào ung thư của lá Xạ đen Y dược 0
D Đánh giá tác dụng của phương pháp Cận Tam Châm trong hỗ trợ điều trị trẻ rối loạn phổ tự kỷ Y dược 0
D Đánh giá công tác giải phóng mặt bằng dự án đường Phù Đổng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ Khoa học Tự nhiên 0
D Đánh giá thực trạng công tác giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất trên địa bàn quận Hoàng Mai Văn hóa, Xã hội 0
D Nghiên cứu, ứng dụng mô hình matlab - simulink để tính toán đánh giá lưới điện phục vụ công tác đào tạo Khoa học kỹ thuật 0
D Đánh giá công tác quản trị sự thay đổi tại công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Long An Nông Lâm Thủy sản 0
D Đánh giá nhận thức về tác hại đối với môi trường của chất thải nhựa Khoa học Tự nhiên 0
D Đánh giá khái quát về công tác hạch toán kế toán tại công ty TNHH Song Linh Luận văn Kinh tế 0
D Liên hệ thực tiễn công tác đánh giá kết quả đào tạo và phát triển nhân lực tại FPT Telecom Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top