Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỶ GIÁ
VÀ RỦI RO TỶ GIÁ

I/ KHÁI NIỆM TỶ GIÁ VÀ RỦI RO TỶ GIÁ

1. Tỷ giá hối đoái:

Tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ nước này được thể hiện bằng một số đơn vị tiền tệ nước khác. Vì vậy có thể hiểu tỷ giá hối đoái là thước đo sức mua của đồng tiền nước này so với sức mua của đồng tiền nước khác tại một thị trường ứng với một thời điểm nhất định.
Tỷ giá hối đoái luôn thay đổi hàng ngày, hàng giờ. Sự biến động của nó kéo theo những ảnh hưởng của nền kinh tế trong nước và hầu hết hoạt động đối ngoại, đặc biệt là kinh doanh xuất nhập khẩu.

Nếu đồng bản tệ lên giá( tỷ giá giảm) thì hàng hoá, dịch vụ và tài sản trong nước sẽ đắt lên so với nước ngoài, các nhà sản xuất, người tiêu dùng sẽ có nhu cầu hàng hoá, dịch vụ của nước ngoài cao hơn dẫn đến nhập khẩu được kích thích mạnh. Ngược lại, nếu đồng bản tệ giảm xuống (tỷ giá tăng) thì hàng hoá , dịch vụ trong nước sẽ rẻ đi tương đối so với hàng hoá, dịch vụ nước ngoài và trở thành có lợi thế hơn trong cạnh tranh quốc tế. Vì vậy, tỷ giá hối đoái trở thành hình thaí biểu hiện giá cả tương đối của hàng hoá, dịch vụ trên thị trường thế giới.

2. Rủi ro hối đoái:

2.1. Lý luận chung:

Rủi ro trong hoạt động kinh doanh là một hiện tượng khách quan, hình thành do yếu tố nội sinh từ chính bản thân hoạt động kinh doanh và do những yếu tố ngoại sinh (môi trường xung quanh, thiên tai, chiến tranh,…). Hiện tượng khách quan này hay chưa thấy trước hay thấy trước nhưng lại không lượng hoá được nó sẽ xảy ra lúc nào, ở đâu và mức độ ảnh hưởng ra sao tới mục tiêu của chủ thể kinh doanh.

Trong hoạt động kinh doanh rủi ro là điều không thể tránh. Những hoạt động kinh doanh mang lại nhiều lợi nhuận ẩn chứa rủi ro càng cao. Trong môi trường đó, một số doanh nghiệp không chịu được rủi ro đi đến thất bại phá sản, một số doanh nghiệp khác ngược lại đứng vững trước rủi ro đạt được thành công

và phát triển. Như vậy các doanh nghiệp có khả năng tự đề kháng vơí rủi ro trong nền kinh tế. Doanh nghiệp nào có khả năng tự đề kháng yếu để rủi ro xâm nhập sẽ thất bại, ngược lại doanh nghiệp nào có khả năng nâng cao tính đề kháng sẽ thu được nhiều lợi nhuận.

Lợi nhuận và rủi ro là hai yếu tố song hành trong quá trình kinh doanh. Rủi ro là một tất yếu không thể tránh được trong kinh doanh. Chấp nhận rủi ro để có giải pháp quản lý, kiểm soát và phòng ngừa có hiệu quả là việc làm thường xuyên của các doanh nghiệp thành công.

Kinh doanh quốc tế (offshore trading) thường gặp 3 loại rủi ro đáng chú ý nhất:

1) Một rủi ro đặc thù dễ thấy nhất là yếu tố không chắc chắn của tỷ giá khiến cho các chủ thể kinh doanh quốc tế gánh chịu rủi ro hối đoái, trong khi các giao dịch nội địa không gặp phải rủi ro này. Sự biến động tỷ giá đột ngột có ảnh hưởng quan trọng đối với doanh số, giá cả và lợi nhuận của các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu. Biến động tỷ giá đột ngột khiến cho giá trị tài sản và nguồn vốn tính theo đồng nội tệ (home currency) của nhà đầu tư trở nên bất định. Dù với lý do nào đi nữa, với sự gia tăng biến động tỷ giá thì hệ quả kéo theo đó là sự gia tăng tương ứng tầm rủi ro hối đoái.

2) Rủi ro chính trị:

Có thể đó là sự thay đổi ngoài dự kiến các quy định về thuế quan, hay là một chính sách trưng thu hay tịch biên tài sản trong nước của người nước ngoài nắm giữ. Có thể đó là chính phủ ở các nước có thể tự ý “thay đổi luật chơi” và các chủ thể liên quan phải gánh chịu và không thể kháng cự.

3) Sự thiếu hoàn hảo của thị trường:

Nền kinh tế quốc tế ngày nay đã mang tính thống nhất rõ rệt hơn nhiều so với trước đây, song vẫn còn những hàng rào chắn như: những luật hạn chế, chi phí vận chuyển và giao dịch vượt trội, chính sách thuế phân biệt đối xử. Do vậy thị trường thế giới vẫn chưa được thông thoáng hoàn hảo.

2.2 Rủi ro hối đoái:

Rủi ro hối đoái có thể được định nghĩa là rủi ro mà hoạt động kinh doanh của một công ty sẽ bị tác động bởi những thay đổi trong tỷ giá.

Hay nói rõ hơn là sự không chắc chắn về giá trị của một khoản thu nhập hay chi trả do sự biến động tỷ giá gây ra, có thể làm tổn thất đến giá trị dự kiến của hợp đồng. Nói chung bất cứ hoạt động kinh doanh nào có liên quan đến tỷ giá cũng đều chứa đựng nguy cơ rủi ro hối đoái.

Đối với nhà nhập khẩu rủi ro hối đoái xảy ra khi ngoại tệ mà nhà nhập khẩu phải trả trong tương lai lên giá so với bản tệ.
Đối với nhà xuất khẩu rủi ro hối đoái xảy ra khi ngoại tệ mà nhà xuất khẩu sẽ nhận trong tương lai giảm giá so với bản tệ.

Như vậy, các rủi ro trong giao dịch ngoại hối xuất phát từ tỷ giá hối đoái của các loại tiền tệ khác nhau do tác động của kinh tế và chính trị của một đất nước. Những biến động ngắn hạn là bình thường và tự chúng có thể đảo ngược lại trong một giai đoạn ngắn. Tuy nhiên trong thời gian dài hơn, những thay đổi lớn về giá trị trao đổi có thể xảy ra và có thể chỉ có biến động nhỏ về tỷ giá nhưng đã dẫn đến hậu quả của một thất thoát lớn nếu khối lượng mua bán ngoại tệ lớn.
Do đó, các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế phải luôn cảnh giác không chỉ với những thay đổi về tỷ giá hối đoái mà cả với những nguyên nhân của những thay đổi ấy để có thể áp dụng các biện pháp giảm bớt rủi ro.

II/ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ GIÁ

Tỷ giá hối đoái thay đổi khi cung và cầu ngoại tệ thay đổi. Các nhân tố tác động làm thay đổi đường cung và đường cầu ngoại tệ thì chính là những nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá.
Trong thực tế đường cung và đường cầu có tỷ giá cân bằng phản ánh cùng một lúc nhiều nhân tố khác nhau. Tuy nhiên để hiểu rõ và chính xác hơn về sự biến động của tỷ giá thì khi phân tích chúng ta dựa trên nguyên tắc cetacis paribas, nghĩa là khi nghiên cứu tác động của một nhân tố thì chúng ta cố định các nhân tố khác. Đó là cách làm để đơn giản hoá việc phân tích. Mỗi nhân tố được xác định ảnh hưởng của riêng nhân tố đó đến tỷ giá trong khi các nhân tố khác không thay đổi. Sau đó, tất cả các nhân tố được kết hợp với nhau để giải thích một cách đầy đủ tại sao tỷ giá lại thay đổi như thế.

1. Tỷ lệ lạm phát tương đối:
Sự thay đổi trong tỷ lệ lạm phát tương đối có thể ảnh hưởng đến các hoạt động thương mại, đến lượt nó những hoạt động thương mại này tác động đến cung và cầu tiền và vì thế tác động đến tỷ giá hối đoái.


2. Lãi suất tương đối:
Thay đổi trong lãi suất tương đối tác động đến đầu tư chứng khoán nước ngoài, đến lượt nó đầu tư chứng khoán nước ngoài lại ảnh hưởng đến cung và cầu tiền và vì thế ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái.
3. Thu nhập tương đối:
Thay đổi trong thu nhập tương đối sẽ tác động đến và làm thay đổi nhu cầu chi tiêu hàng hoá của người dân, từ đó tác động đến cung và cầu tiền và vì thế ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái.

4. Kiểm soát của chính phủ: đây là nhân tố thứ tư có ảnh hưởng đến tỷ giá.
Chính phủ của nước ngoài có thể tác động đến tỷ giá qua nhiều cách khác nhau như:
+ Aùp đặt những rào cản về ngoại hối
+ Aùp đặt những rào cản về ngoại thương
+ Can thiệp vào thị trường ngoại hối
+ Tác động đến những biến động vĩ mô khác như lạm phát, lãi suất và thu nhập quốc dân

5. Kỳ vọng:

Ơû đây chúng ta đề cập đến kỳ vọng của thị trường vào tỷ giá tương lai. Giống như các thị trường tài chính khác, thị trường ngoại hối phản ứng lại với các thông tin trong tương lai có liên quan đến tỷ giá. Những giao dịch trong các thị trường ngoại hối làm cho hay là dòng thương mại hay là dòng tài chính lưu chuyển dễ dàng hơn. Các giao dịch ngoại hối có liên quan đến thương mại nhìn chung ít nhạy cảm với các tin tức hơn. Các giao dịch tài chính rất nhạy cảm với các tin tức bởi lẽ việc quyết định nắm giữ chứng khoán định danh bằng một loại tiền cụ thể phụ thuộc vào những thay đổi dự kiến trong giá trị đồng tiền đó. Khi mà những tin tức ảnh hưởng đến biến động dự kiến của tiền tệ thì nó sẽ ảnh hưởng đến cung và cầu tiền. Vì những giao dịch mang tính đầu cơ như thế nên tỷ giá có thể rất bất ổn.

Các nhân tố liên quan đến thương mại và các nhân tố liên quan đến tài chính ở trên thường tác động lẫn nhau, vì vậy ảnh hưởng đồng thời của chúng lên tỷ giá rất phức tạp. Phân tích hồi quy thường được sử dụng để đánh giá ảnh hưởng đã qua của một hay nhiều yếu tố đối với đối tượng nghiên cứu. Vì vậy do sự tác động khá phức tạp này nên việc đoán chính xác sự biến động của tỷ giá không phải là điều dễ dàng và đôi khi nó còn đi ngược lại với những đoán của chúng ta do các ảnh hưởng khác có thể bù trừ các ảnh hưởng của một nhân tố nào đó.


Hình 1: Tóm lược các yếu tố có thể tác động đến tỷ giá.

Các yếu tố liên quan đến thương mại











Các yếu tố tài chính











Hình 1 cho thấy dòng thanh toán giữa các nước gồm dòng thương mại và dòng tài chính và tóm lược các nhân tố ảnh hưởng đến dòng chảy này.

Trong phạm vi nội dung của đề tài không cho phép đi sâu phân tích tác động riêng rẽ của từng nhân tố là như thế nào, tuy nhiên có thể khẳng định rằng: Tính nhạy cảm của tỷ giá đối với những nhân tố này phụ thuộc vào khối lượng giao dịch quốc tế giữa hai quốc gia. Nếu giữa hai quốc gia có khối lượng giao dịch thương mại quốc tế lớn nhưng dòng vốn quốc tế nhỏ thì tốc độ lạm phát tương đối có khả năng sẽ ảnh hưởng nhiều hơn. Nếu giữa hai quốc gia có khối lượng dòng vốn lớn hơn thì sự biến động của lãi suất có tác động nhiều nhất.


III/ CÁC KỸ THUẬT DỰ BÁO TỶ GIÁ:
1. Mục đích của dự báo?

Đứng trên góc độ các công ty có hoạt động kinh doanh quốc tế và các định chế tài chính cho thấy rõ ràng rằng hầu hết các hoạt động của các tổ chức này đều có liên quan đến tỷ giá và chịu sự tác động của tỷ giá. Trong đó có thể kể đến các hoạt động sau:

1.1 Quyết định phòng ngừa rủi ro:

Hằng ngày các công ty luôn phải đương đầu với các quyết định có nên phòng ngừa các khoản phải thu và các khoản phải trả trong tương lai bằng ngoại tệ hay không ? và chính những quyết định này có liên quan đến việc phải dự báo tỷ giá. Thực chất của việc này là vì họ không muốn trong tương lai họ phải mất một số tiền lớn hơn cho các khoản phải trả của mình, đồng thời họ đương nhiên không muốn thu lại những khoản tiền của mình ít hơn so với thời điểm hiện tại. Đó chính là lý do chủ yếu khiến họ không thể không phòng ngừa rủi ro.

1.2 Quyết định tài trợ ngắn hạn:
Quyết định tài trợ sẽ thật đúng đắn nếu như đồng tiền đi vay giảm giá trong thời gian vay nợ. Như vậy chúng ta thấy rằng quyết định tài trợ của một công ty chịu sự tác động của dự báo tỷ giá.

1.3 Quyết định đầu tư ngắn hạn:
Quyết định này cũng chịu sự tác động của dự báo tỷ giá khi các công ty mong muốn thu được một lượng tiền cao hơn trong thời gian họ đem lượng tiền nhàn rỗi của mình đi đầu tư ngắn hạn. Thật lý tưởng khi đồng tiền mà công ty ký gởi tại một ngân hàng có lãi suất cao và tăng giá trong thời gian ký gởi.

1.4 Quyết định lập ngân sách vốn:
Đối với các công ty có dự định thiết lập dự án đầu tư ở nước ngoài, công ty phải lập ngân sách ngân sách vốn. Dự báo dòng tiền phát sinh trong tương lai được sử dụng trong quá trình lập ngân sách vốn phụ thuộc vào tỷ giá dự kiến vì các dòng tiền thu vào, chi ra trong tương lai định giá bằng ngoại tệ sẽ được chuyển sang nội tệ và ảnh hưởng của tỷ giá tương lai đến mức cầu sản phẩm của công ty. Điểm chính yếu ở đây là việc đoán chính xác tỷ giá sẽ hỗ trợ cho việc đánh giá dòng tiền và do đó làm tăng thêm khả năng ra quyết định của các công ty

1.5 Quyết định tài trợ dài hạn:
Cũng tương tự như các quyết định ngắn hạn, các công ty luôn muốn vay các loại ngoại tệ có xu hướng giảm giá so với các đồng tiền công ty đang thu vào trong thời gian vay. Do đó việc dự báo là hết sức cần thiết.

1.6 Đánh giá thu nhập:
Các công ty có hoạt động kinh doanh quốc tế khi lập báo cáo tài chính thì bao giờ cũng chuyển các khoản thu nhập bằng ngoại tệ về đồng bản tệ. Vì thế mà việc đồng ngoại tệ lúc này tăng giá so với nội tệ thì sẽ phản ảnh không đúng thu nhập của công ty nếu tính bằng nội tệ.
Tóm lại, dự báo tỷ giá hối đoái một cách chính xác là một nhu cầu quan trọng đối với các công ty và các nhà đầu tư.

Đứng trên góc độ quản lý vĩ mô:

Ngân hàng trung ương (NHTW) và chính phủ cần dự báo những biến động trong tỷ giá để có những biện pháp can thiệp vào thị trường ngoại hối hay là sử dụng những công cụ chính sách tài khoá để tác động đến tỷ giá. Trên thế giới việc dự báo tỷ giá cũng giúp các chính phủ đưa ra những dàn xếp toàn cầu nhằm mục đích quản lý tỷ giá tuân theo những cân đối bên trong như các vấn đề công ăn việc làm…và cân đối bên ngoài trên cán cân thanh toán. Hơn nữa, việc dự báo tỷ giá còn giúp cho chính phủ đưa ra những chế độ quản lý tỷ giá thích hợp cho thời kỳ sắp tới nhằm ngăn ngừa những cuộc khủng hoảng tài chính và thất thoát vốn.

• Tác động trực tiếp của NHTW: thông qua việc mua bán đồng nội tệ nhằm duy trì tỷ giá cố định hay ảnh hưởng làm cho tỷ giá thay đổi đạt tới một mức nhất định theo mục tiêu đã đề ra. Ngoài ra, NHTW thường phải sử dụng thêm ngiệp vụ thị trường mở để hấp thụ lượng dư cung hay bổ sung phần thiếu hụt tiền tệ trong lưu thông. Việc chính phủ quy định đối với các chủ thể có nguồn thu ngoại tệ phải bán một lượng nhất định trong một thời hạn nhất định cho các tổ chức được phép kinh doanh ngoại hôí trong trường hợp khan hiếm ngoại tệ cũng nằm trong biện pháp can thiệp hành chính của chính phủ.

• Tác động gián tiếp của NHTW: bao gồm các công cụ : lãi suất tái chiết khấu, thuế quan, hạn gạch, giá cả…
+ Lãi suất tái chiết khấu:(a) Khi tăng a (cố định các yếu tố khác), mặt bằng lãi suất tăng  hấp dẫn vốn ngoại tệ chạy vào  nội tệ lên giá và ngược lại khi a giảm.
+ Thuế quan: (b) Khi b cao  hạn chế nhập khẩu  cầu ngoại tệ giảm  nội tệ lên giá và ngược lại.
+Hạn ngạch: tác động lên tỷ giá tương tự như thuế quan.
+ Giá cả: Chính phủ có thể trợ giá cho những mặt hàng xuất khẩu hay bù giá cho một số mặt hàng nhập khẩu thiết yếu …làm cho nội tệ lên giá hay giảm giá.
+ Tỷ lệ dự trữ bắt buộc: Khi thị trường khan hiếm ngoại tệ, NHTW có thể tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với vốn huy động bằng ngoại tệ của NHTM  chi phí sử dụng vốn ngoại tệ tăng  buộc các NHTM phải hạ lãi suất huy động ngoại tệ  việc nắm giữ ngoại tệ không còn hấp dẫn so với giữ nội tệ  họ sẽ bán ngoại tệ mua nội tệ  cung ngoại tệ tăng.

2. Các phương pháp dự báo:

Hiện nay người ta đang sử dụng các phương pháp sau để dự báo tỷ giá:
+ Phân tích kỹ thuật
+ Phân tích cơ bản
+ Phân tích dựa vào thị trường
+ Phân tích tổng hợp

2.1 Phân tích kỹ thuật:

Phân tích kỹ thuật là nghệ thuật phát hiện ra sự thay đổi xu hướng thị trường ở thời điểm sớm nhất có thể và duy trì một trạng thái đầu tư cho đến khi có đủ các chứng cứ chứng minh xu hướng hiện tại đã thật sự bị đảo ngược.
Phân tích kỹ thuật dựa trên quan điểm cho rằng sự biến động của giá cả là tuân theo các xu hướng nhất định của thị trường (xét cho cùng thì có hai xu hướng cơ bản là tăng và giảm) các xu hướng này hình thành và thay đổi dựa trên sự biến đổi trong cách nhìn nhận của các nhà đầu tư về một loại ngoại tệ nào đó trong những điều kiện kinh tế, chính trị, tiền tệ, và xu hướng tâm lý khác nhau.

2.2 Phân tích cơ bản:

Phân tích cơ bản liên quan đến việc sử dụng các số liệu kinh tế vĩ mô như : lạm phát, tăng trưởng GDP, thất nghiệp, lãi suất, thâm hụt ngân sách…và số liệu kinh tế vi mô như : sản lượng sản xuất công nghiệp, thu nhập bình quân, niềm tin tiêu dùng, kỳ vọng sản xuất, cung cầu sản phẩm…và có thể cả những biến động chính trị đặc biệt như chiến tranh, khủng bố….để đoán biến động tỷ giá. Nguyên tắc cơ bản trong phân tích cơ bản là so sánh độ mạnh – yếu của các nhân tố kinh tế cơ bản của các đồng tiền với nhau, để từ đó đoán đồng tiền nào sẽ tăng giá, đồng tiền nào sẽ giảm giá.

2.3 Dự báo dựa trên cơ sở thị trường:

Quá trình triển khai dự báo từ các chỉ số thị trường gọi là dự báo dựa trên cơ sở thị trường.
Chúng ta có thể sử dụng cho cả tỷ giá giao ngay và tỷ giá kỳ hạn

Sử dụng tỷ giá giao ngay:

Dự báo theo cơ sở thị trường ở đây ý nói lên rằng : thị trường dự kiến một đồng tiền nào đó sẽ tăng hay giảm giá trong tương lai gần, và chính điều này gây áp lực lên các nhà đầu tư và họ sẽ nhanh chóng thực hiện các vị thế mua hay bán ngoại tệ đó để tạo áp lực lên đồng tiền đó khiến nó ngay lập tức tăng hay giảm giá như thị trường đã dự kiến. Như vậy giá trị hiện tại của một đồng tiền sẽ phản ánh kỳ vọng giá trị của nó trong tương lai gần. Các công ty có thể sử dụng tỷ giá giao ngay để dự báo bởi vì nó cho thấy kỳ vọng của thị trường về tỷ giá giao ngay trong tương lai gần.

Sử dụng tỷ giá kỳ hạn:

Thật ra trong phương pháp này người ta cũng dự báo tương tự như việc sử dụng cho tỷ giá giao ngay. Tuy nhiên họ sử dụng tỷ giá kỳ hạn để dự báo cho tỷ giá giao ngay tương lai, và việc dự báo đó có chính xác không còn tuỳ từng trường hợp vào số đông các nhà đầu tư có cùng hành động như nhau hay không? Với ý nghĩa đó, tỷ giá kỳ hạn xem như là dự báo dựa trên thị trường bởi vì nó phản ánh kỳ vọng của thị trường về tỷ gái giao ngay vào cuối thời kỳ kỳ hạn.

2.4 Dự báo hỗn hợp:

Bởi vì không có một kỹ thuật dự báo nào liên tục ưu thế hơn các dự báo khác cho nên một số công ty thích sử dụng kết hợp nhiều dự báo. Nhiều phương pháp dự báo tỷ giá có thể được triển khai bằng cách sử dụng nhiều kỹ thuật dự báo. Mỗi kỹ thuật dự báo sẽ có một quyền số khác nhau, phương pháp nào được đánh giá là có độ tin cậy cao hơn thì sẽ có quyền số cao hơn . dự báo tỷ giá thực sự sẽ là bình quân gia quyền của các phương pháp.
Theo phương pháp dự báo này thì có thể một đồng tiền nào đó sẽ tăng giá nếu sử dụng phương pháp dự báo này nhưng lại giảm giá khi sử dụng phương pháp dự báo kia, tuy nhiên kết quả cuối cùng là tuỳ từng trường hợp vào mức độ tin cậy của người dự báo cho mỗi phương pháp ứng với quyền số cuả chúng là cao hay thấp hơn.

Qua bốn phương pháp phân tích và dự báo tỷ giá trên cho chúng ta cái nhìn tổng quan và những định hướng cơ bản trong việc tìm ra những biến động có tính quy luật và ngẫu nhiên của bước đi tỷ giá. Song cho dù mỗi phương pháp dự báo đều có những ưu thế của mình thì vẫn còn nhiều những thay đổi trong tỷ giá lại không dễ dàng giải thích được. Những tình huống như thế có thể là do những đặc thù chính trị riêng biệt của từng quốc gia đã tác động đến tỷ giá chứ không phải do chất lượng của các phương pháp dự báo, vì vậy các công ty cần đưa thêm những cảm nhận của mình về đặc thù quốc gia cùng với các phương pháp dự báo vào việc dự báo tỷ giá. Điều này cũng thật dễ hiểu khi đã nói đến thị trường thì những diễn biến nằm ngoài đoán của con người là chuyện hết sức bình thường, có lẽ chúng ta đang nói đến kinh tế học hành vi.

3. Thực trạng áp dụng dự báo tỷ giá trong thời gian qua:

Ta biết rằng để dự báo tỷ giá ta sử dụng hàng loạt các phương pháp trên từ đơn lẻ cho đến kết hợp, từ đơn giản cho đến phức tạp. Tuy nhiên việc dự báo tỷ giá thật không hề đơn giản chút nào, đôi khi nó còn đi ngược với những gì mà người ta đã dự báo.

Thật vậy, bằng chứng sinh động về những tình huống như thế này chính là: cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á nổ ra 1997. Người ta dự báo tỷ giá giao ngay (theo USD) một cách hợp lý cho tỷ giá giao ngay tương lai nhưng các NHTW luôn can thiệp để duy trì sự ổn định tương đối trong giá trị bản tệ của các quốc gia Đông Nam Á, đơn cử như Thái Lan liên tục giữ bath ở mức 1$ = 25 bath. Hơn nữa, theo thuyết Ngang Giá lãi suất (IRP) thì tỷ giá kỳ hạn (theo USD) của các đồng tiền các nước ĐNA đáng lý phải là một dự báo chính xác bởi vì tỷ giá kỳ hạn phải chứa đựng một suất chiết khấu để phản ánh chênh lệch lãi suất giữa các nước ĐNA và Mỹ. Tuy nhiên tất cả các dự báo trên đều không xảy ra do NHTW đã can thiệp để giữ cho tỷ giá kỳ hạn không phản ánh giá trị thật của chúng nhằm duy trì sự ổn định của tỷ giá.


Việc sử dụng các nhân tố cơ bản có lẽ cũng không thể dự báo chính xác trước khi cuộc khủng hoảng xảy ra. Lạm phát cao (do tình trạng nền kinh tế bong bóng)  áp lực giảm giá trên đồng bản tệ (theo PPP) nhưng chính phủ đã can thiệp để giữ vững giá trị của đồng bath (Thái lan).

Như vậy, việc áp dụng dự báo tỷ giá cho một thời kỳ hay một quốc gia, một khu vực nào đó hoàn toàn chỉ là những khả năng nhìn nhận trước vấn đề hay những đo lường của những nhà phân tích, những nhà đầu cơ trên thị trường tài chính mà thôi. Nó giúp cho những người đang quan tâm có cái nhìn chung về sự biến động sắp tới và cũng là lời nhắc nhở buộc họ phải đề phòng. Thế nhưng, để dùng nó cho việc lập kế hoạch kinh doanh là một điều có thể dẫn đến sai lầm (nếu không có những điều chỉnh theo diễn biến thị trường) bởi dự báo cũng chỉ là dự báo. Thị trường sẽ biến động theo dáng đi tự nhiên của nó khi có sự tác động từ nhiều mặt, đặc biệt là từ NHTW mà sự tác động của họ chúng ta không dễ gì đoán được.

Tuy nhiên, công bằng mà nói cũng nhờ vào dự báo tỷ giá mà những nhà đầu cơ tiền tệ trên thế giới đã thu về không ít lợi nhuận cho mình. Và Goerge Soros đã làm được hơn thế nữa. Ngày 16/9/1992 – ngày thứ tư đen tối, NHTW Anh đã bị đánh bại trong tay của G. Soros mặc dầu NHTW Anh đã can thiệp mạnh vào thị trường ngoại hối để ngăn chặn sự rớt giá của GBP xuống khỏi mức giới hạn của bải băng tỷ giá nhưng vẫn không thành công, điều này hoàn toàn nằm trong đoán của Soros – một trong những canh bạc lớn nhất và thành công nhất trong lịch sử tài chính. Chính khả năng phân tích và óc phán đoán chính xác các giao động trên thị trường tài chính đã mang tới cho ông hàng triệu thậm chí hàng tỷ USD. Cũng là thời điểm đánh dấu sự sụp đổ của hệ thống tài chính Anh quốc – hệ thống ngân hàng mạnh và nổi tiếng nhất vào thời đó.

Riêng ở Việt Nam, nghiên cứu và dự báo tỷ giá đang được quan tâm ở những nhà nghiên cứu và phân tích tài chính đồng thời cũng là mối quan tâm của một bộ phận sinh viên. Chúng ta đang cùng nhau nghiên cứu về những kỹ thuật và những thành công trong dự báo tỷ giá trên thế giới để từ đó áp dụng vào thị trường tài chính Việt Nam. Song còn khá nhiều hạn chế ở thị trường này, vì thế việc dự báo tỷ giá hiện nay chỉ là những thao tác dự báo dựa trên các biến số kinh tế vĩ mô như: lãi suất, lạm phát, mức tăng trưởng… mức độ tin cậy không cao. Kết quả dự báo chỉ được sử dụng như là những tham khảo chung của những nhà kinh doanh tiền tệ và kinh doanh xuất nhập khẩu, họ hầu như chưa sử dụng kết quả dự báo để đầu cơ tiền tệ.

PHẦN I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỶ GIÁ 1
VÀ RỦI RO TỶ GIÁ 1
I/ KHÁI NIỆM TỶ GIÁ VÀ RỦI RO TỶ GIÁ 1
1. Tỷ giá hối đoái: 1
2. Rủi ro hối đoái: 1
2.1. Lý luận chung: 1
2.2 Rủi ro hối đoái: 2
II/ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ GIÁ 3
III/ CÁC KỸ THUẬT DỰ BÁO TỶ GIÁ: 6
1. Mục đích của dự báo? 6
1.1 Quyết định phòng ngừa rủi ro: 6
1.2 Quyết định tài trợ ngắn hạn: 6
1.3 Quyết định đầu tư ngắn hạn: 6
1.4 Quyết định lập ngân sách vốn: 6
1.5 Quyết định tài trợ dài hạn: 7
1.6 Đánh giá thu nhập: 7
2. Các phương pháp dự báo: 8
2.1 Phân tích kỹ thuật: 8
2.2 Phân tích cơ bản: 8
2.3 Dự báo dựa trên cơ sở thị trường: 9
2.4 Dự báo hỗn hợp: 9
3. Thực trạng áp dụng dự báo tỷ giá trong thời gian qua: 10
IV/ PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ 12
1. Ý nghĩa của việc phòng ngừa 12
2. Lợi ích của việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá 12
3. Các công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tỷ giá 13
3.1. Phòng ngừa thông qua thị trường kỳ hạn 15
3.2. Phòng ngừa trên thị trường giao sau (thị trường tương lai) 18
3.3 Phòng ngừa trên thị trường các quyền chọn 20
3.4 Phòng ngừa thông qua việc đi vay để cho vay (hoán đổi) 26
3.5 Phòng ngừa thông qua xác định đồng tiền thanh toán 29
3.6 Phòng ngừa thông qua Sourcing 29
3.7 Phòng ngừa chéo 30
3.8 Phòng ngừa năng động 30
PHẦN II 32
PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ ĐỐI VỚI CÁC KHOẢN THU VÀ CHI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HỢP TÁC KINH TẾ VÀ XUẤT NHẬP KHẨU SAVIMEX 32
A Sơ lược về công ty cổ phần Savimex 32
1. Lịch sử ra đời và phát triển công ty: 32
2. Lĩnh vực hoạt động: 34
3. Thành phần sở hữu 34
4. Cơ cấu: 35
5. Nghiên cứu và phát triển: 36
6. Thị trường: 37
B Phân tích tình hình tài chính công ty trong những năm gần đây 37
1. Phân tích sơ lược về tình hình tài chính công ty 41
1.1 Tỷ số thanh toán 41
1.2 Tỷ số hoạt động 44
1.3 Tỷ số đòn bẩy 45
1.4 Tỷ số sinh lợi 47
1.5 Tỷ số giá thị trường: 48
2. Các rủi ro công ty gặp phải trong vấn đề tài chính 50
2.1 Rủi ro lãi suất: 51
2.2 Rủi ro tỷ giá: 52
3. Các biện pháp dự báo và phòng ngừa rủi ro đã áp dụng (mức độ ưa chuộng và phù hợp như thế nào?) 53
3.1 Các biện pháp dự báo tại công ty Savimex: 53
3.2 Những phương pháp phòng ngừa rủi ro đã áp dụng: 54
4. Những vấn đề chưa được giải quyết về mặt tài chính: 55
Phần III GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ CHO CÁC KHOẢN THU VÀ CHI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SAVIMEX 57
I/ CÁC ĐỀ XUẤT TRONG THỜI GIAN TỚI (CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC) 57
1. Gia tăng dự báo và phòng ngừa rủi ro như thế nào ? 57
2. Sử dụng đa dạng các công cụ phòng ngừa 58
3. Tăng cường mối quan hệ với các ngân hàng 59
4. Hạn chế những quy định bất hợp lý trong các giao dịch 60
5. Lập kế hoạch tài trợ bằng ngoại tệ USD 61
II/ NHỮNG HƯỚNG GỢI MỞ CỦA TÁC GIẢ ĐỀ TÀI 63
Đáp ứng các đề xuất của công ty và những đòi hỏi khách quan của thị trường tài chính 63
2. Những phương pháp giảm thiểu rủi ro nên được xem xét áp dụng 64
PHẦN KẾT LUẬN 66
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN CÔNG TY SAVIMEX 67
Đơn vị tính: Triệu VND 67
BẢNG BÁO CÁO THU NHẬP CÔNG TY SAVIMEX 70
Đơn vị tính: Triệu VND 70


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
G Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Đoan Hùng – Tỉn Luận văn Kinh tế 0
B Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong kinh doanh tín dụng tại Ngân hàng liên doanh Lào Luận văn Kinh tế 0
D Phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho các khoản thu – chi tại công ty cổ phần hợp tác kinh tế và xuất nhập kh Khoa học Tự nhiên 0
A Các rủi ro thường gặp, giải pháp hạn chế và phòng ngừa rủi ro trong hoạt động thanh toán hàng nhập k Kiến trúc, xây dựng 0
C Sử dụng hợp đồng tương lai để phòng ngừa rủi ro biến động giá cà phê robusta tại chi nhánh công ty t Kiến trúc, xây dựng 0
D Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay ở ngân hàng công thương Thanh Hoá Công nghệ thông tin 0
R Rủi ro tín dụng tại ngân hàng công thương hoàn kiếm - GiảI pháp phòng ngừa và hạn chế Luận văn Kinh tế 0
B Các biện pháp phòng ngừa rủi ro lãI suất trong ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
A Một số biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng của các Ngân hàng thương mại Việt nam Luận văn Kinh tế 2
M Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro toán tín dụng chứng từ đối với Sở giao dich Ngân hàng Thương Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top