Loanlechipbong

New Member
Hy vọng có thể giúp được mọi người ạ!
Phát triển nguồn hàng nước ngoài ngành thời trang nữ của công ty TNHH Shopee Việt Nam
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ v
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN HÀNG CỦA SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 4
1.1. Lý thuyết về thương mại điện tử 4
1.1.1. Khái niệm và đặc trưng cơ bản của thương mại điện tử 4
1.1.1.1. Khái niệm của thương mại điện tử 4
1.1.1.2. Đặc trưng cơ bản của thương mại điện tử 4
1.1.2. Các mô hình kinh doanh thương mại điện tử 6
1.1.2.1. Mô hình thương mại điện tử B2B (Business to Business) 7
1.1.2.2. Mô hình thương mại điện tử B2C (Business to Customer) 7
1.1.2.3. Mô hình thương mại điện tử C2C (Customer to Customer) 8
1.2. Lý thuyết về phát triển nguồn hàng của sàn thương mại điện tử 8
1.2.1. Vai trò của nguồn hàng với sàn thương mại điện tử 8
1.2.2. Vai trò của phát triển nguồn hàng tới sàn thương mại điện tử 9
x`
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NGUỒN HÀNG NƯỚC NGOÀI NGÀNH THỜI TRANG NỮ CỦA CÔNG TY TNHH SHOPEE VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2018-2020 16
2.1. Giới thiệu về công ty TNHH Shopee Việt Nam 16
2.1.1. Giới thiệu chung 16
2.1.2. Quá trình hình hình và phát triển 17
2.1.3. Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi của công ty 19
2.1.4. Cơ cấu tổ chức của công ty 20
2.1.5. Mô hình kinh doanh của công ty 22
2.2. Thực trạng nguồn hàng nước ngoài ngành thời trang nữ của công ty TNHH Shopee Việt Nam giai đoạn 2018-2020 25
2.2.1. Tổng quan về các nguồn hàng nước ngoài ngành thời trang nữ của công ty TNHH Shopee Việt Nam giai đoạn 2018-2020 25
2.2.1.1. Nguồn hàng xuất xứ Trung Quốc 25
2.2.1.2. Nguồn hàng xuất xứ Đài Loan 28
2.2.1.3. Nguồn hàng xuất xứ Malaysia 30
2.2.2. Thực trạng phát triển nguồn hàng nguồn hàng nước ngoài ngành thời trang nữ của công ty TNHH Shopee Việt Nam giai đoạn 2018-2020 31
2.2.2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh nguồn hàng nước ngoài ngành thời trang nữ của công ty TNHH Shopee Việt Nam giai đoạn 2018-2020 31
2.2.2.2 Thực trạng hoạt động phát triển nguồn hàng hàng nước ngoài ngành thời trang nữ của công ty TNHH Shopee Việt Nam giai đoạn 2018-2020 37
2.3. Những nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động phát triển nguồn hàng nước ngoài 2018-2020 51
2.3.1. Những nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 51
2.3.2. Những nhân tố bên trong doanh nghiệp 55
2.4. Đánh giá chung về hoạt động phát triển nguồn hàng nước ngoài của Shopee giai đoạn 2018-2020 58
2.4.1. Thành tựu 58
2.4.1.1. Mở rộng thị trường quốc tế 58
2.4.1.2. Tăng trưởng về số lượng sản phẩm 59
2.4.1.3. Chất lượng nguồn hàng cải thiện 59
2.4.1.4. Xây dựng quan hệ hợp tác với các nhà cung cấp lớn 60
2.4.2. Hạn chế 61
2.4.3. Nguyên nhân của hạn chế 62
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN HÀNG NƯỚC NGOÀI NGÀNH THỜI TRANG NỮ CÔNG TY TNHH SHOPEE VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2021-2025 65
3.1. Mục tiêu và phương hướng phát triển nguồn hàng nước ngoài ngành hàng thời trang nữ của công ty TNHH Shopee Việt Nam giai đoạn 2021-2025 65
3.1.1. Mục tiêu phát triển nguồn hàng nước ngoài ngành hàng thời trang nữ của công ty TNHH Shopee Việt Nam giai đoạn 2021-2025 65
3.1.2. Phương hướng phát triển nguồn hàng nước ngoài ngành hàng thời trang nữ của công ty TNHH Shopee Việt Nam giai đoạn 2021-2025 65
3.2. Cơ hội và thách thức trong việc phát triển nguồn hàng nước ngoài ngành hàng thời trang nữ của công ty TNHH Shopee Việt Nam giai đoạn 2021-2025 66
3.2.1. Cơ hội trong việc phát triển nguồn hàng nước ngoài ngành hàng thời trang nữ của công ty TNHH Shopee Việt Nam giai đoạn 2021-2025 66
3.2.2. Thách thức trong việc phát triển nguồn hàng nước ngoài ngành hàng thời trang nữ của công ty TNHH Shopee Việt Nam giai đoạn 2021-2025 68
3.3. Một số giải pháp phát triển nguồn hàng nước ngoài ngành hàng thời trang nữ của công ty TNHH Shopee Việt Nam giai đoạn 2021-2025 70
3.3.1. Phát triển nguồn hàng quốc tế tập trung vào các thương hiệu thời trang nước ngoài 70
3.3.2. Thắt chặt chính sách đăng bán và kiểm duyệt sản phẩm 71
3.3.3. Phát triển nền tảng đào tạo nhà bán hàng quốc tế về chính sách kiểm soát chất lượng nguồn hàng và chính sách đăng bán 71
3.3.4. Bổ sung và phát triển nguồn nhân lực cho bộ phận phát triển nguồn hàng quốc tế tại Shopee để đáp ứng thực tế về lượng nhà bán gia tăng nhanh 72
3.4. Kiến nghị phát triển nguồn hàng nước ngoài ngành thời trang nữ của công ty TNHH Shopee 73
KẾT LUẬN 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO 77

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
Bảng 2. 1 Danh sách ngành hàng trên sàn thương mại điện tử Shopee 27
Bảng 2. 2 Số người bán và đơn hàng của nguồn hàng Trung Quốc giai đoạn 2017-2020 28
Bảng 2. 3 Số người bán và đơn hàng từ nguồn hàng Đài Loan giai đoạn 2019-2020 30
Bảng 2. 4 Số người bán và đơn hàng từ nguồn hàng Malaysia giai đoạn 2019-2020 32
Bảng 2. 5 Mức độ tăng trưởng về người bán, đơn hàng và giá trị đơn hàng quốc tế ngành thời trang nữ giai đoạn 2017-2020 34
Bảng 2. 6 Các chỉ tiêu về nguồn hàng của các thị trường quốc tế ngành thời trang nữ giai đoạn 2017-2020 36
Bảng 2. 7 Doanh thu từ các loại phí của sàn thương mại điện tử Shopee đối với nguồn hàng thời trang nữ quốc tế giai đoạn 2017-2020 38
Bảng 2. 8 Số lượng sản phẩm và mức độ tăng trưởng sản phẩm của các nguồn hàng quốc tế ngành thời trang nữ giai đoạn 2018-2020 43
Bảng 2. 9 Hệ thống kiểm soát chất lượng người bán trên sàn thương mại điện tử Shopee 46
Bảng 2. 10 Chỉ tiêu lựa chọn nhà bán quốc tế 47
Bảng 2. 11 Các loại vi phạm về nguồn hàng 49


Hình 2. 1 Hiển thị của nguồn hàng quốc tế trên sàn thương mại điện tử Shopee 36
Hình 2. 2 Quy trình bán hàng quốc tế trên sàn thương mại điện tử Shopee 41
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Ngày nay, trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, các doanh nghiệp đang dần chuyển đổi số, đây không còn là lựa chọn mà là xu hướng tất yếu để tồn tại và giữ vững vị thế của mình trong ngành. Theo đó, thương mại điện tử nhanh chóng trở thành một phần tất yếu của doanh nghiệp, nhằm đưa đến cho khách hàng trải nghiệm mua sắm tiện lợi, tối ưu hóa vận hành và tiếp cận khách hàng theo hướng cá nhân hóa.
Tại Việt Nam, giai đoạn 2016-2019 là thời kì tăng trưởng ấn tượng của thương mại điện tử, với mức tăng trưởng trung bình trên 30%. Xuất phát điểm với quy mô 4 tỷ USD vào năm 2015, tới hết năm 2020, Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam đoán quy mô của thị trường sẽ vượt ngưỡng 15 tỷ USD tương đương với mức tăng trưởng khoảng 32% so với năm 2019. Đây vừa là cơ hội, đồng thời là thách thức cho doanh nghiệp để thích nghi và đáp ứng nhu cầu của thị trường. Cùng với sự tăng trưởng về quy mô, hàng loạt các mô hình thương mại điện tử mới được ra đời, nổi bật là mô hình thương mại điện tử xuyên biên giới, đem đến cho người tiêu dùng một giải pháp mua sắm hàng hóa xuất xứ nước ngoài một cách an toàn, tiện lợi, đa dạng và nhanh chóng. Đại dịch Covid vừa qua một lần nữa đã khẳng định lại tầm quan trọng của thương mại điện tử, không chỉ là giải pháp hữu hiệu với người tiêu dùng thời kì khủng hoảng, mà còn là động lực thúc đẩy thương mại nội địa và quốc tế. Tuy nhiên, đa dạng hóa hàng hóa mà vẫn đảm bảo chất lượng của nguồn hàng lưu thông trên sàn thương mại điện tử vẫn luôn là một bài toán khó cho cả cơ quan quản lý, trung gian sàn thương mại điện tử và cho cả người tiêu dùng. Bởi đặc tính “trực tuyến”, việc phát triển nguồn hàng và kiểm soát chất lượng nguồn hàng gặp rào cảo lớn khi trách nhiệm của người đăng bán còn chưa được kiểm soát và quy định rõ ràng trong luật pháp.
Công ty TNHH Shopee Việt Nam là một trong những trung gian cung cấp sàn thương mại điện tử lớn nhất ở Việt Nam theo mô hình lai, kết hợp B2C và C2C. Gia nhập thị trường từ năm 2016, chỉ trong vòng 3 năm, công ty đã vươn lên trở thành sàn thương mại điện tử số 1 tại Việt Nam về lượng truy cập và tải ứng dụng. Với 4 ngành hàng lớn về thời trang, điện tử, tiêu dùng nhanh và đời sống, công ty đang đem đến giải pháp về mua sắm hàng hóa tiện lợi, tích hợp nhiều dịch vụ hỗ trợ về thanh toán, vận chuyển, kho vận cho cả người mua và người bán. Trong 2 năm trở lại đây, mảng hàng hóa quốc tế đang là ưu tiên phát triển và đầu tư của sàn với mục tiêu kết nối các thị trường Đông Nam Á, mở rộng phạm vi nguồn hàng nước ngoài được bán trên sàn
Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn hàng quốc tế đối với mục tiêu và định hướng phát triển của doanh nghiệp, em lựa chọn đề tài sau để nghiên cứu giới hạn trong một ngành hàng chủ chốt của sàn, đề tài có tên: “Phát triển nguồn hàng nước ngoài ngành thời trang nữ của công ty TNHH Shopee Việt Nam”
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu tổng quát
Bài chuyên đề được hoàn thành với mục tiêu đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động phát triển nguồn hàng nước ngoài ngành thời trang nữ của công ty TNHH Shopee Việt Nam giai đoạn 2021-2025 dựa trên nền tảng nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng phát triển nguồn hàng của công ty giai đoạn 2018- tháng 10/2020
Mục tiêu cụ thể
Bài viết được chia làm 3 phần với từng mục tiêu cụ thể như sau:
- Lý thuyết chung về thương mại điện tử, vai trò của nguồn hàng và các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động phát triển nguồn hàng của doanh nghiệp thương mại điện tử
- Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển nguồn hàng nước ngoài ngành thời trang nữ của công ty TNHH Shopee Việt Nam giải đoạn 2018-2020 (Số liệu tính tới tháng 10/2020)
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động phát triển nguồn hàng nước ngoài ngành thời trang nữ của công ty TNHH Shopee Việt Nam giai đoạn 2021-2025
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: Chuyên đề nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng hoạt động phát triển nguồn hàng của doanh nghiệp
Phạm vi nghiên cứu: Chuyên đề nghiên cứu thực trạng hoạt động phát triển nguồn hàng nước ngoài ngành thời trang nữ của công ty TNHH Shopee Việt Nam giai đoạn 2018-2020
4. Phương pháp nghiên cứu
Chuyên đề sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu: phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích và so sánh
Các thông tin trong chuyên đề được thu thập từ hệ thống dữ liệu nội bộ và báo cáo kinh doanh ngành hàng của công ty, bộ chính sách về vận hành, đăng bán và quy định kiểm soát chất lượng nguồn hàng được đăng tải trên trang web chính thức của công ty TNHH Shopee Việt Nam và các tài liệu liên quan khác
5. Kết câu chuyên đề
Nội dung chuyên đề được chia thành 3 phần chính:
Chương 1: Lý thuyết chung về phát triển nguồn hàng của sàn thương mại điện tử
Chương 2: Thực trạng hoạt động phát triển nguồn hàng nước ngoài ngành thời trang nữ công ty TNHH Shopee Việt Nam giai đoạn 2018-2020
Chương 3: Một số giải pháp phát triển nguồn hàng nước ngoài ngành thời trang nữ công ty TNHH Shopee Việt Nam giai đoạn 2021-2025

Cổng thông tin chính thống về các trang Thương mại điện tử uy tín
Mọi hoạt động TMĐT đều phải đăng ký với Cục TMĐT của Bộ Công thương. Quy định hiện nay cũng cho phép bộ Công thương công khai danh sách các trang TMĐT bị phản ánh có dấu hiệu vi phạm, lừa đảo hay không minh mạch trên cổng thông tin chính thức về quản lý hoạt động TMĐT, nhằm tăng cường bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng. Tuy nhiên rất ít doanh nghiệp thực hiện đăng ký, bởi không có quy định nào cụ thể về việc ai sẽ đứng ra kiểm tra, giám sát việc đăng ký này, mà chỉ quy trách nhiệm đăng ký về cho doanh nghiệp. Cần có quy định rõ ràng và cụ thể về việc đăng ký hoạt động với Bộ Công thương và lấy đó làm cơ sở dữ liệu để thông tin chính thức tới người tiêu dùng về mức độ tin cậy của các trang thương mại điện tử hiện nay. Bên cạnh đó, cũng cần làm rõ về danh sách các trang TMĐT thiếu uy tín, có dấu hiệu vi phạm pháp luật sẽ được đăng tải như thế nào, ai chịu trách nhiệm kiểm tra vi phạm, ai được quyền tố cáo,... để tránh việc các đối thủ lợi dụng điểm này để cạnh tranh không lành mạnh. Một cổng thông tin chính thức của chính phủ về mức độ uy tín của các trang TMĐT sẽ là một biện pháp hữu hiệu để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng
Khuyến khích đầu tư và xây dựng hạ tầng kỹ thuật
Phát triển các hạ tầng kỹ thuật, cần xây dựng các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động TMĐT như đơn giản hóa thủ tục công: Kê khai hải quan trực tuyến, xuất nhập khẩu điện tử, tăng cường tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại điện tử đối với người tiêu dùng Việt Nam để giúp gia tăng doanh thu và quy mô của lĩnh vực TMĐT
KẾT LUẬN
Phát triển nguồn hàng là hoạt động có tầm quan trọng lớn và ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả kinh doanh của một doanh
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:


 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Các giải pháp nâng cao hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Phú Long Việt Nam Quản trị Nhân lực 0
D Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại FSI Luận văn Kinh tế 0
D Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng, Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Luận văn Kinh tế 0
D Phát triển nguồn nhân lực tại huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai Văn hóa, Xã hội 0
D Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 Quản trị Nhân lực 0
D Phát Triển Nguồn Nhân Lực Ở Việt Nam Theo Hướng Kinh Tế Tri Thức Văn hóa, Xã hội 0
D Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Hưng Yên Văn hóa, Xã hội 0
D Vai trò của nguồn lực con người trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội Văn hóa, Xã hội 0
D Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp và sự liên hệ ở các doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay Luận văn Kinh tế 0
D Phát triển nguồn nhân lực tại sở kế hoạch và đầu tư tỉnh kon tum Quản trị Nhân lực 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top