daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Vai trò của nguồn lực con người trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Liên hệ với Việt Nam
LỜI MỞ ĐẦU

Dân tộc mình là dân tộc nghèo, một đất nước đang phát triển ở mức thấp, chúng ta vẫn sử dụng lao động thủ công là chính. Điều đó cho thấy lực lượng sản xuất chúng ta vẫn còn yếu kém, khoa học kỹ thuật công nghệ còn lạc hậu. Chúng ta nhận biết được điều đó vì vậy chúng ta quyết tâm không để sự thấp kém đó tồn tại. Chính phủ và nhà nước đã lập ra nhiều chiến lược phát triển nền kinh tế trong đó có chiến lược mang tầm vóc lớn và có ý nghĩa thực tế với thực trạng kinh tế nước ta hiện nay đó là chiến lược công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Chiến lược đưa ra với mục đích rất rõ ràng là chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến hiện đại để tạo ra năng suất lao động cao. Tất cả những chiến lược định hướng đó đều có thể tạo ra sự đột biến trong nền kinh tế sản xuất của nước ta, song để thực hiện được nó thì yếu tố không thể thiếu và có thể nói là quan trọng hàng đầu là con người, nguồn nhân lực là bộ phận tác động trực tiếp, quyết định sự thành bại của sự nghiệp. Chúng ta đều biết lực lượng sản xuất bao gồm tư liệu sản xuất và con người, để lực lượng sản xuất phát triển thì con người phải thể hiện được trình độ, khả năng đối với tư liệu sản xuất. Cũng như vậy công nghiệp hoá - hiện đại hoá mà muốn thành công, phát triển thì con người lực lượng lao động phải biết sử dụng máy móc, khoa học công nghệ thể hiện trình độ càng cao thì công nghiệp hoá - hiện đại hoá sẽ càng phát triển hiện đại hơn. Như vậy có thể thấy một đất nước phát triển đòi hỏi nguồn nhân lực phải dồi dào, phải có đầy đủ sức mạnh cả về thể lực và trí lực. Nói cách khác đất nước đó phải là đất nước của một xã hội học tập, đất nước của những con người yêu nước, đất nước của những con người có trí tuệ, lòng hăng say học tập và lao động cần cù. Tất cả những điều đó xét về đất nước ta thì chúng ta không thiếu, có thể thấy được điều đó qua các cuộc kháng chiến giữ nước và các lớp trẻ của chúng ta khi tham gia Olympic. Mặc dù chúng ta có tiềm lực như vậy song để phát huy tiềm lực đó không phải đơn giản, muốn làm được vấn đề này chính là điểm yếu của đất nước ta. Chúng ta chưa sử dụng một cách hợp lý nguồn nhân lực vào các chiến lược kinh tế mà chính phủ nhà nước đã đặt ra. Việc sử dụng không hợp lý đó có rất nhiều các nguyên nhân song trong bất cứ một chiến lược cần phát triển nào đó thì chúng ta cần đi nghiên cứu vào thực trạng của nó sau đó đưa ra các giải pháp để phát triển. Có như vậy thì mới có thể tạo ra được sự phù hợp, đồng nhất để phát triển, mới có thể phát huy được điểm mạnh và khắc phục hạn chế điểm yếu. Mặt khác chiến lược công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở nước ta hiện nay lại là một vấn đề càng phải quan tâm, nghiên cứu một cách chính xác chặt chẽ thì mới có thể thành công trong sự nghiệp xây dựng đất nước. Bởi lẽ chúng ta là một nước cùng kiệt xuất phát điểm là một nước nông nghiệp mà muốn thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá thì rõ ràng là điều không đơn giản. Chúng ta cần nghiên cứu thực trạng một cách chính xác để đè ra giải pháp hợp lý, để làm sao nâng cao hiệu quả nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Đây là vấn đề hết sức quan trọng đối với nước ta hiện nay, do đó em chọn đề tài "Vai trò của nguồn lực con người trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Liên hệ với Việt Nam". Em tin rằng con người Việt Nam sẽ đạt được điều này, đưa đất nước ta sánh vai cùng các cường quốc năm châu.



NỘI DUNG

I. Một số vấn đề cơ bản về lý luận.
1. Lý luận nguồn nhân lực.
Ngày nay khi vai trò của nguồn nhân lực đang ngày càng được thừa nhận như một yếu tố quan trọng bên cạnh vốn và công nghệ cho mọi sự tăng trưởng thì một trong những yêu cầu để hoà nhập vào nền kinh tế khu vực cũng như thế giới là phải có được một nguồn nhân lực có đủ sức đáp ứng đựơc những yêu cầu của trình độ phát triển của khu vực, của thế giới, của thời đại.
Nguồn nhân lực là toàn bộ những người lao động đang có khả năng tham gia vào các quá trình lao động và các thế hệ nôid tiếp sẽ phục vụ cho xã hội.
Nguồn nhân lực với tư cách là một yếu tố của sự phát triển kinh tế - xã hội là khả năng lao động cả xã hội được hiểu theo nghĩa hẹp hơn, bao gồm nhóm dân cư trong độ tuổi lao động có khả năng lao động. Với cách hiểu này nguồn nhân lực tương đương với nguồn lao động.
Nguồn nhân lực còn có thể hiểu là tổng hợp cá nhân những con người cụ thể tham gia vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố về thể chất và tinh thần được huy động vào quá trình lao động. Với cách hiểu này nguồn nhân lực bao gồm những người từ giới hạn dưới độ tuổi lao động trở lên.
Nguồn nhân lực được xem xét trên giác độ số lượng và chất lượng. Số lượng nguồn nhân lực được biểu hiện thông qua chỉ tiêu quy mô và tốc độ tăng nguồn nhân lực. Các chỉ tiêu này có quan hệ mật thiết với các chỉ tiêu quy mô và tốc độ tăng dân số. Quy mô dân số càng lớn, tốc độ tăng dân số càng cao thì dẫn đến quy mô và tốc độ tăng nguồn nhân lực càng lớn và ngược lại. Tuy nhiên, mối quan hệ dân số và nguồn nhân lực được biểu hiện sau một thời gian nhất định (vì đến lúc đó con người muốn phát triển đầy đủ, mới có khả năng lao động).
Khi tham gia vào các quá trình phát triển kinh tế - xã hội, con người đóng vai trò chủ động, là chủ thể sáng tạo và chi phối toàn bộ quá trình đó, hướng nó tới mục tiêu nhất định. Vì vậy, nguồn nhân lực không chỉ đơn thuần là số lượng lao động đã có và sẽ có mà nó còn phải bao gồm một tổng thể các yếu tố thể lực, trí lực, kỹ năng làm việc, thái độ và phong cách làm việc... tất cả các yếu tố đó ngày nay đều thuộc về chất lượng nguồn nhân lực và được đánh giá là một chỉ tiêu tổng hợp là văn hoá lao động. Ngoảia, khi xem xét nguồn nhân lực, cơ cấu của lao động - bao gồm cả cơ cấu đào tạo và cơ cấu ngành nghề cũng là một chỉ tiêu rất quan trọng.
Cũng giống như các nguồn lực khác, số lượng và đặc biệt là chất lượng nguồn nhân lực đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội.
Để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và nhu cầu sử dụng lao động, những người lao động phải được đào tạo, phân bổ và sử dụng theo cơ cấu hợp lý, đảm bảo tính hiệu quả cao trong sử dụng. Một quốc gia có lực lượng lao động đông đảo, nhưng nếu phân bổ không hợp lý giữa các ngành, các vùng, cơ cấu đào tạo không phù hợp với nhu cầu sử dụng thì lực lượng lao động đông đảo đó không những không trở thành nguồn lực để phát triển mà nhiều khi còn là gánh nặng cản trở sự phát triển.
2. Vai trò của nguồn nhân lực với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và với nền kinh tế tri thức ở nước ta.
Ngày nay, trước sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học công nghệ và thông tin, sự giao lưu trí tuệ và tư tưởng liên minh kinh tế giữa các khu vực trên thế giới. Sự ra đời của nhiều công ty xuyên quốc gia đã tạo ra tốc độ yăng trưởng chưa từng thấy. Tình hình đó đã dẫn đến sự quốc tế hoá kinh tế thế giới, gây nên những đảo lộn về chính trị xã hội sâu sắc mang tính toàn cầu và đang đi đến thiết lập một trật tự thế giới mới. Trong bối cảnh đó khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đang nổi lên là khu vực kinh tế năng động nhất. Một trong những yếu tố chủ chốt thức đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh chóng là vai trò của nguồn nhân lực.
Nền kinh tế tri thức là kinh tế dựa trên các trụ cột chủ yếu là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới... Để có được nền kinh tế tri thức cần xây dựng cơ sở hạ tầng vững chắc để phát triển khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin; đồng thời phải đầu tư cho phát triển giáo dục đào tạo hay nói cách khác phải đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực. Các nước muốn phát triển nền kinh tế tri thức cần đầu tư cho phát triển con người mà cốt lõi là phát triển giáo dục và đào tạo, đặc biệt là đàu tư phát triển nhân tài. Nhà kinh tế học người Mỹ, ông Garry Becker- người được giải thưởng Nobel về kinh tế năm 1992, đã khẳng định: " không có đầu tư nào mang lại nguồn lợi lớn như đầu tư cho giáo dục" (Nguồn: The Economist 17/10/1992). Nhờ có sự đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực mà nhiều nước chỉ trong một thời gian ngắn đã nhanh chóng trở thành nước công nghiệp phát triển.
Việt Nam là nước đang phát triển có lực lượng sản xuất ở trình độ thấp, nền kinh tế tri thức đối với Việt Nam là khái niệm hoàn toàn mới mẻ. Do vậy, có ý kiến cho rằng nền kinh tế tri thức đối với Việt Nam hiện nay quá xa và không hiện thực; cho rằng Việt Nam phải xây dựng xong công nghiệp hoá, hiện đại hoá để làm tiền đề cho kinh tế tri thức ra đời và phát triển, kinh tế tri thức không chỉ bao gồm các ngành mới xuất hiện dựa trên công nghệ cao, mà còn cả các ngành truyền thống đựoc cải tạo bàng khoa học công nghệ cao. Do đó không nên chờ cho đến khi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá kết thúc mới tiến hành xây dựng kinh tế tri thức, mà ngay trong giai đoạn này, để phát triển và theo kịp các nước trên thế giới, chúng ta phải đồng thời phải quan tâm tới những lĩnh vực mà chúng ta có thể tiếp cận.
Đối với Việt Nam, một đất nước nông nghiệp, rõ ràng chúng ta không thể xây dựng và phát triển nền kinh tế tri thức như các nước công nghiệp phát triển. Thực ra đó là sự tiếp tục quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước ở một trình độ cao hơn, dựa trên chất xám của con người. Mặt khác do xuất phát điểm của lực lượng sản xuất của ta thấp, mà tiếp cận kinh tế tri thức ở Việt Nam phải phù hợp với điều kiện của Việt Nam, tức mang những đặc thù của mình. Do đó việc xác định nội dung các ngành kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chuẩn bị các điều kiện vật chất và con người để tiếp cận kinh tế tri thức trở thành nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của mọi cấp, mọi ngành, nhất là các cấp hoạch định chiến lược. Trong việc chuẩn bị ấy việc nghiên cứu thực trạng mạnh, yếu và tìm ra giải pháp phát triển nguồn nhân lực là quan trọng và cấp bách nhất trong giai đoạn hiện nay.
Theo kinh nghiệm của nhiều nước thi nếu chỉ có lực lượng lao động đông và rẻ thì không thể tiến hành công nghiệp hoá, mà đòi hỏi phải có một đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn cao. Chính nhờ lực lượng có trình độ chuyên môn cao mà Nhật Bản và các nước Nics (các nước công nghiêpj mới) vận hành có hiệu quả công nghệ nhập khẩu hiện đại, sản xuất ra nhiều mặt hàng có sức cạnh tranh cao với các nước công nghiệp phát triển trên thế giới.
Để đảm thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phải bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người. Với tư cách là mục tiêu và động lực phát triển, con người có vai trì to lớn không những trong đời sông kinh tế mà con trong lĩnh vực hoạt động khác. Bởi vậy phải quan tâm, nâng cao chất lượng con người, không chỉ với tư cách là người lao động sản xuất, mà với tư cách là công dân trong xã hội, một cá nhân trong tập thể, một thành viên trong cộng đồng nhân loại... Không thể thực hiện được công nghiệp hoá, hiện đại hoá nếu không có đội ngũ đông đảo những công nhân lành nghề, những nhà khoa học kỹ thuật tài năng, giỏi chuyên môn nghiệp vụ, những nhà doanh nghiệp tháo vát, những nhà lãnh đạo, quản lý tận tuỵ, biết nhìn xa trông rộng.
Vào những năm 80, quan điểm phát triển nguồn nhân lực đã trở thành vấn đề quan tâm đặc biệt ở Châu Á - Thái Bình Dương. Con người đợc coi là yếu tố quan trọng nhất của sự phát triển. Trong thời đại mới, muốn giải quyết hài hoà các yếu tố cung và cầu có liên quan đến chiến lược ohát triển nguồn nhân lực thì cần xem xét khía cạnh nguồn nhân lực theo quan hệ một phía. Phải thấy được vai trò sản xuất của nguồn là vấn đề cốt lõi của học thuyết vốn con người. Và vai trò sản xuất của nguồn nhân lực có quan hệ chặt chẽ với vai trò tiêu dùng được thể hiện bằng chất lượng cuộc sống. Cơ chế nối liền hai vai trò là trả công cho người lao động tham gia các hoạt động kinh tế và thu nhập đầu tư trở lại để nâng cao mức sống của con người tạo nên khả năng nâng cao mức sống cho toàn xã hội và làm tăng năng suất lao động... Các nước cùng kiệt ở Châu Á đều nhận thức do tốc độ tăng dân số quá nhanh nhiều quốc gia coi việc giảm đói cùng kiệt còn quan trọng hơn cả giáo dục, đó là một thiệt hại to lớn.
Việt Nam đang hướng tới một nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý vĩ mô của nhà nước với mục tiêu bảo đảm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bàng văn minh, an ninh quốc gia và sự bền vững của môi trường. Nền kinh tế Việt Nam chỉ có thể đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh, Hiệu quả kinh tế xã hội cao khi nền kinh tế ấy thực sự dựa trên cơ sở công nghiệp hóa, hiện đại hoá, trong đó phải lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu cơ bản cho sự phát triển bền vững.
II. Thực trạng và giải pháp để nâng cao hiệu quả của đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực phục vụ cho sụ nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở Việt Nam.
1. Thực trạng nguồn nhân lực nước ta.
a. Số lượng (quy mô) Nguồn nhân lực Việt Nam.
Quy mô nguồn nhân lực Việt Nam.
Việt Nam là một trong những nước đông dân, dân số với quy mô dân số đứng thứ hai Đông Nam Á và thứ mười ba trên thế giới. Một đất nước với cơ cấu dân số trẻ với số người trong độ tuổi 16 - 34 chiếm 60% trong tổng số 35,9 triệu người lao động: Nguồn bổ sung hàng năm là 3% - tức khoảng 1,24 triệu người. Theo tổng điều tra dân số ngày 1-4-1999, quy mô dân số nước ta là 76,3 triệu người và dự tính đến năm 2010 quy mô dân số nước ta khoảng 95 triệu và số người trong độ tuổi lao động gần 58 triệu, chiếm 60,7% dân số . Dự báo thời kỳ 2001 đến 2010 cần tạo thêm chỗ làm việc mới cho khoảng 11 - 12 triệu lao động (chưa kể số lao động tồn đọng các năm chuyển sang), bình quân mỗi năm phải tạo thêm 1,1 đến 1,2 triệu chỗ làm việc mới. Tính đến 1/7/2000, tổng lực lượng lao động cả nước có 38.643.089 người, so với kết quả điều tra tại thời điểm 1/7/1996 tăng bình quân hàng năm là 975.645 người, với tốc độ tăng 2,7% một năm, trong khi tốc độ tăng bình quân hàng hàng năm của thời kỳ này là 1,5% một năm.

Trong điều kiện của VIệt Nam hiện nay, yêu cầu đa dạng hoá các loại hình đào tạo rất cần thiết để bổ xung, cải thiện hiện trạng nguồn nhân lực nhằm khắc phục những bất hợp lý về việc phân bổ nguồn lực, đồng thời nâng cao hiệu quả đầu tư cho giáo dục đào tạo để phục vụ nhu cầu phát triển. Trong lĩnh vực giáo dục hướng nghiệp, chúng ta cần kết hợp một cách khoa học giữa kế hoạch phát triển toàn diện với chính sử dụng sau đào tạo hợp lý để giảm lãng phí về chi phí giáo dục đào tạo của xã hội và của gia đình. Người lao động đào tạo ra được làm việc đúng ngành, đúng nghề đúng khả năng và sở trường của mình. Ngoài ra, giáo dục hướng nghiệp cũng đòi hỏi phải có công tác dự báo nghề để xác định được xu hướng phát triển và nhu cầu về lao động trong từng giai đoạn. Giáo dục đào tạo chính quy, dài hạn là cơ sở để hình thành nên bộ phận người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao có kỹ năng tiếp cận với khoa học, công nghệ mới hiện đại. Ngoài ra cần mở rộng các loại hình đào tạo ngắn hạn để cải thiện hiện trạng nguồn nhân lực hiện nay và nhanh chóng nâng cao số lao động đã qua đào tạo của ta lên. Hình thức giáo dục tại chức và từ xa cần chú ý hơn đến chất lượng và hiệu quả của giáo dục.
Việc sử dụng tốt hơn, phân bổ hợp lý hơn nguồn lực đã có, đa dang hoá và khai thác mọi nguồn lực khác cho giáo dục đào tạo là rất cấp thiết. Nguồn tài chính hạn hẹp hiện được coi là thách thức lớn nhất đối với hệ thống đào tạo nghề.
Tóm lại, giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước là một tất yếu khách quan, một nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình đổi mới, xây dựng đất nước. Mặc dù nền giáo dục đào tạo đã đạt được nhiều thành tích to lớn (Việt Nam có chỉ số HDI tương đối cao, được xếp vào các nước có trình độ phát triển trung bình) nhưng so với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, nền giáo dục đào tạo của nước ta vẫn chưa đáp ứng được.
Do đó , cần có những chính sách hỗ trợ, khuyến khích và những đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước đối với sự nghiệp giáo dục nước ta.
KẾT LUẬN
Trong bất kỳ một xã hội nào, một đất nước nào, vấn đề đào tạo nguồn nhân lực cũng đóng một vai trò cực kỳ quan trọng. Nguồn nhân lực đó được đào tạo một cách có chất lượng tốt, nâng cao trình độ của nguồn nhân lực thì lực lượng sản xuất mới có thể phát triển mạnh được, trình độ lực lượng sản xuất mới có thể nâng cao hơn, bởi lẽ lực lượng sản xuất bao gồm tư liệu sản xuất và con người. Con người là nguồn nhân lực, lực lượng sản xuất phản ánh mối quan hệ, sự tác động kích thích của con người vào tư liệu sản xuất, con người có được đào tạo, được trang bị thì mới có thể có trình độ để sử dụng tư liệu sản xuất một cách hiệu quả. Điều này càng quan trọng càng trở nên cấp thiết khi tư liệu sản xuất ở đây lại là máy móc, công nghệ khoa học kỹ thuật, tư liệu sản xuất này đòi hỏi phải có nguồn nhân lực có đầy đủ trình độ thì mới có thể thực hiện có hiệu quả được. Vấn đề công nghiệp hoá, hiện đại hoá quả thực là vấn đề không dễ thực hiện được vì thực hiện được vấn đề này có nghĩa là chuyển đổi từ lực lượng sản xuất thấp kém sang một lực lượng sản xuất có trình độ cao, hiện đại. Điều này càng trở nên khó khăn đối với những nước có nền kinh tế kém phát triển thậm chí cả với những nước đang phát triển, những nước có nền kinh tế cơ bản là nông nghiệp, có nguồn vốn ít ỏi và khoa học thấp kém. Nước ta là một nước đang phát triển và cũng đang thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá và những khó khăn kể ở trên nước ta đều có cả, song dựa vào đâu mà Đảng và nhà nước ta đã quyết định thực hiện chiến lược này. Điều đó đã được Đảng và nhà nước ta thông qua thực trạng nguồn nhân lực của nước ta thấy được những thuận lợi và lợi thế mà nước ta hoàn toàn có khả năng thực hiện được sự nghiệp này. Nước ta có dân số lớn, có nguồn lao động dồi dào đặc biệt là lực lượng lao động trẻ ở nhóm tuổi từ 14-35 nhóm có ưu thế về sức khoẻ, sức vươn lên, năng động và sáng tạo. Đường lối đổi mới của Đảng đã mở ra khả năng phát triển nền kinh tế, quản lý nhà nước về nguồn nhân lực ngày càng được quan tâm. Chúng ta có rất nhiều lợi thế khác, bên cạnh đó có hạn chế khó khăn và thách thức, song phân tích được thực trạng Đảng và nhà nước ta đã có giải pháp khắc phục giải quyết hợp lý đảm bảo sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá sẽ đi đến thắng lợi. Điều quan trọng nhất là chúng ta bởi lẽ chúng ta có truyền thống là dân tộc anh hùng, đoàn kết và có lòng yêu nước cao cả, sự thông minh vốn có chắc chắn chúng ta sẽ là một nước phát triển trong tương lai sẽ tạo ra được nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Vai trò của luật sư trong hoạt động thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự Việt Nam Luận văn Luật 0
D Nghiên cứu vai trò của Allicin tách từ tỏi Việt Nam trong quá trình điều hoà đáp ứng viêm thông qua thụ thể Dectin 1 Y dược 0
D Vai trò của Mác và Ăngghen đối với sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa hoc Môn đại cương 0
D Vai trò của giai cấp nông dân việt nam thực trạng và những vấn đề bức xúc đặt ra hiện nay Nông Lâm Thủy sản 0
D Vai trò của nông dân trong xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam Nông Lâm Thủy sản 0
D Vai trò của người nông dân trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở nước ta trong gia đoạn hiện nay Nông Lâm Thủy sản 0
D Vai trò của Nhà nước trong việc hạn chế những nhược điểm của nền kinh tế thị trường Môn đại cương 0
D Vai trò nhà nước trong hạn chế những khuyết tật của nền kinh tế thị trường Môn đại cương 0
D thành phần và vai trò của hệ vi sinh vật trong bánh men rượu truyền thống và hiện đại Khoa học Tự nhiên 0
D Vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay Môn đại cương 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top