rainy_day

New Member
Khóa luận Phân tích và chứng minh cặp phạm trù nguyên nhân - kết quả trong triết học Mac

Download Khóa luận Phân tích và chứng minh cặp phạm trù nguyên nhân - kết quả trong triết học Mac miễn phí





thực của lý trí. Nhà nước là sản phẩm của xã hội trong một giai đoạn nhất định.”.
Nội dung và ý nghĩa của cặp phạm trù nguyên nhân - kết quả không chỉ được thể hiện ở sự ra đời của Nhà nước mà còn biểu hiện rõ ở một số vấn đề xã hội nổi bật hiện nay. Trong những năm qua, Việt Nam trên con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội đã gặp khá nhiều khó khăn, thử thách. Và một khó khăn lớn, đáng đề cập đến là dịch bệnh. Từ năm 2003 đến năm 2008 và đầu năm 2009, nhiều dịch bệnh đã xảy ra khiến Đảng, Chính phủ và nhân dân tổn thất không nhỏ. Trong đó, dịch cúm A H5N1 được đánh giá là dịch bệnh gây tổn thất lớn nhất.
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

I. Phần mở đầu:
Một phản ứng hóa học không thể xảy ra nếu không có sự tương tác giữa phân tử của các chất tham gia; bóng đèn sẽ không phát sáng nếu như không có sự tác động qua lại giữa dòng điện với dây dẫn; sẽ không có các mùa nếu như Trái đất không quay… Rõ ràng, không có nguyên nhân nào không dẫn tới kết quả nhất định và ngược lại, không có kết quả nào lại không có nguyên nhân.
II. Phần nội dung:
Cặp phạm trù nguyên nhân - kết quả chính là một trong sáu cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật, cũng là một trong những vấn đề nghiên cứu của triết học.
Phạm trù là những khái niệm rộng nhất, phản ánh những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ chung, cơ bản nhất của các sự vật, hiện tượng thuộc một lĩnh vực nhất định.
Theo đó, cặp phạm trù nguyên nhân - kết quả phản ánh mối quan hệ sản sinh ra nhau giữa các sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan.
Trong đó, nguyên nhân là phạm trù chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hay giữa các sự vật với nhau, gây ra một biến đổi nhất định nào đó. Còn kết quả là những biến đổi xuất hiện do tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hay giữa các sự vật với nhau gây ra. Tuy nhiên, nguyên nhân và kết quả phát triển theo chiều hướng nào lại là do điều kiện tác động. Điều kiện là những sự vật, hiện tượng gắn liền với nguyên nhân, tác động vào nguyên nhân, làm cho nguyên nhân phát huy tác dụng, nhưng điều kiện không trực tiếp sinh ra kết quả mà chỉ thúc đẩy kết quả diễn ra nhanh hay chậm, theo hướng tốt hay xấu…
Phép biện chứng duy vật khẳng định mối liên hệ nhân - quả có tính khách quan (mối liên hệ nhân - quả là cái vốn có của bản thân sự vật, không phụ thuộc vào ý thức của con người), tính phổ biến (mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội đều có nguyên nhân nhất định gây ra) và tính tất yếu (một nguyên nhân nhất định, trong những điều kiện, hoàn cảnh nhất định sẽ gây ra kết quả tương ứng với nó).
Cũng theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, nguyên nhân và kết quả có mối quan hệ qua lại chặt chẽ, biện chứng với nhau.
Trước hết, nguyên nhân là cái sinh ra kết quả, nên nguyên nhân luôn luôn có trước kết quả, còn kết quả bao giờ cũng xuất hiện sau nguyên nhân. Kết quả do nguyên nhân sinh ra, nhưng sau khi xuất hiện, kết quả lại có ảnh hưởng trở lại đối với nguyên nhân (thúc đẩy hay cản trở sự hoạt động của nguyên nhân).
Tuy nhiên, nguyên nhân và kết quả có thể thay đổi vị trí cho nhau khi xét chúng trong từng mối quan hệ xác định cụ thể. Vì vậy, trong sự vận động của thế giới vật chất, không có nguyên nhân đầu tiên và kết quả cuối cùng. Một hiện tượng có thể là nguyên nhân khi xét trong mối quan hệ này nhưng lại là kết quả khi xét trong mối quan hệ kia. Ph.Ăngghen viết: “Chúng ta thấy rằng nguyên nhân và kết quả là những khái niệm chỉ có ý nghĩa là nguyên nhân và kết quả khi được áp dụng vào một trường hợp riêng nhất định; nhưng một khi chúng ta nghiên cứu trường hợp riêng biệt ấy trong mối quan hệ chung của nó với toàn bộ thế giới thì những khái niệm ấy lại vẫn gắn với nhau và xoắn xuýt với nhau trong một khái niệm về sự tác động qua lại một cách phổ biến, trong đó nguyên nhân và kết quả luôn luôn thay đổi vị trí cho nhau…”.
Mặt khác, một nguyên nhân có thể sinh ra một hay nhiều kết quả và một kết quả có thể do một hay nhiều nguyên nhân tạo nên.
Có thể minh chứng cho cặp phạm trù nguyên nhân - kết quả bằng một số tình huống thực tiễn.
Nhà nước là một khái niệm quen thuộc với khá nhiều người. Nhưng nguồn gốc ra đời của Nhà nước thì không phải ai cũng biết. Đó cũng là trọng tâm nghiên cứu của nhiều ngành khoa học.
Nhà nước xuất hiện từ sự tan rã của chế độ cộng sản nguyên thủy. Trước hết, sự tan rã đó được thể hiện ở sự biến đổi cách tổ chức quản lý sản xuất từ chỗ chỉ đơn thuần lao động mang tính tự nhiên (săn bắn, hái lượm) sang chuyên môn hóa qua ba lần phân công lao động xã hội.
Lần phân công lao động thứ nhất, chăn nuôi tách khỏi trồng trọt. Nguyên nhân cơ bản là do công cụ lao động được cải thiện, sản phẩm thu được qua săn bắn nhiều hơn, người nguyên thủy có nhu cầu phải nuôi giữ con vật để làm thức ăn dự trữ.
Lần phân công lao động thứ hai, thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp. Nguyên nhân cơ bản là do nhu cầu khách quan đòi hỏi không ngừng phải cải tiến công cụ lao động với những sản phẩm mới giúp cho việc săn bắn, hái lượm có hiệu quả hơn.
Lần phân công lao động thứ ba, thương nghiệp được coi là một ngành nghề tách hẳn khỏi thủ công nghiệp. Nguyên nhân cơ bản là do nhu cầu trao đổi những sản phẩm thừa để lấy những sản phẩm khác cần thiết hơn cho cuộc sống của con người.
Sau ba lần phân công lao động xã hội thì việc xuất hiện chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất thay thế cho chế độ công hữu đã làm biến đổi một cách căn bản nền tảng kinh tế tự cung, tự cấp của người nguyên thủy. Chế độ này ra đời, đánh dấu bằng việc một số người chiếm hữu riêng tư liệu sản xuất, sản phẩm lao động và trở nên có quyền lực về kinh tế. Phần lớn những người còn lại không có tư liệu sản xuất, phải làm thuê, bị bóc lột và từng bước bị bần cùng hóa.
Như vậy, chính sự vận động và phát triển của lực lượng sản xuất đã phá vỡ cơ sở kinh tế tự nhiên - nguyên thủy trên ba phương diện: Sở hữu, tổ chức quản lý sản xuất, phân phối sản phẩm xã hội và là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự tan rã của xã hội nguyên thủy.
Dĩ nhiên khi cơ sở kinh tế có những thay đổi căn bản thì sẽ kéo theo nhưng thay đổi về kết cấu và quyền lực xã hội. Nếu như trước đây, đơn vị cơ sở của xã hội nguyên thủy là thị tộc thì đến giai đoạn này đã xuất hiện thêm gia đình theo chế độ gia trưởng (gia đình chế độ Clan: một vợ, một chồng). Điều này đã phá vỡ chế độ quần hôn, hôn nhân đối ngẫu của thị tộc. Dưới góc độ lý luận, đây cũng chính là hệ quả tất yếu về mặt xã hội của chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất. Theo đó, các giai cấp, đẳng cấp cũng bắt đầu xuất hiện, làm biến đổi toàn bộ đời sống xã hội nguyên thủy. Địa vị xã hội cũng có sự phân hóa sâu sắc giữa giàu và nghèo, trên và dưới. Mâu thuẫn đối kháng giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị ngày càng gay gắt, không điều hòa được. Về mặt quyền lực xã hội, nếu trước đây, quyền lực là của chung cả cộng đồng và chưa tách khỏi tầng lớp dân cư thì đến giai đoạn này, nó đã thuộc về giai cấp thống trị - giai cấp có lợi thế hoàn toàn về kinh tế. Giai cấp bị trị hầu như không có một đặc quyền nào.
Nhìn chung, đây là giai đoạn mà xã hội nguyên thủy dựa trên nền sản xuất tự nhiên đã hoàn toàn bị tan rã, quyền lực thị tộc và các cách quản lý cũ không còn phù hợp, kìm hãm sự phát triển của xã hội đã kéo theo mâu thuẫn gay gắt giữa các giai cấp ngày càng tăng. Nhu cầu khách quan đặt ra là phải có một tổ chức m
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Phân tích nội dung quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập và vận dụng quy luật đó Môn đại cương 0
D PHÂN TÍCH CHƯƠNG TRÌNH IMC của bột GIẶT OMO và PHÁC THẢO CHƯƠNG TRÌNH IMC Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích môi trường Singapore và phương thức xâm nhập cho cà phê hạt Việt Nam Nông Lâm Thủy sản 0
D Kỹ thuật phân tích và kiểm soát chất Bia thành phẩm Nông Lâm Thủy sản 0
D Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ an toàn thực phẩm và các khuyến cáo cho chuỗi cung ứng thủy sản tại Việt Nam Ngoại ngữ 0
D Phân tích và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích tình hình tài chính và kết quả HĐKD của CTCP Thủy Sản Bạc Liêu năm 2018 Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích liên minh chiến lược của apple: case study với microsoft và paypal Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích và định giá cổ phiếu công ty cổ phần đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp sông đà Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu, phân tích giải pháp mobile backhaul và ứng dụng triển khai trên mạng viễn thông của VNPT tuyên quang Công nghệ thông tin 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top