conginuakhongem

New Member

Download miễn phí Đề tài Phân tích, trình bày về kiến Trúc Việt Nam tập trung vào một trong các thể loại công trình tôn giáo, công trình công cộng và nhà ở





Cái đình trang trọng và thiêng liêng là thế, nó gần như đại diện, là biểu tượng của quyền lực làng xã. Nhưng đình làng lại là nơi tụ họp mọi người trong mọi sinh hoạt chung, vốn rất cần cho cuộc sống nông thôn cần có sự nương tựa, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau. Đình lại trở thành một nơi thân quen gần gũi với mọi người. Đình, đình làng còn được mọi người gọi bằng cái tên trìu mến mái đình. Nói đến mái là ta nghĩ tới những kết hợp từ như mái nhà, mái trường, mái rạ, mái ấm tình thương. Nó là nơi che chở, là nơi ở, là cuộc sống của mỗi người chúng ta. Nói tới mái đình, người Việt đã làm cho ngôi đình tôn nghiêm trang trọng trở nên thân quen gần gũi hơn:
Đình (ở giữa hay đầu làng) là nơi thân quen, qua lại, gặp gỡ hàng ngày. Đình được hình ảnh để ví von về chọn làm niềm thương nỗi nhớ: “Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu". Mái đình dài rộng, cong như hình mũi hài, lợp bằng lớp lớp ngói âm dương (còn gọi là ngói ta). Phải biết bao nhiêu viên ngói mới làm nên mái đình đẹp và vững chãi. Vì vậy, người đời lấy nó để ví von về tấm lòng thương mến của mình với người thân, như người ta ví von với lá rừng: "Đố ai quét sạch lá rừng"
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

BÀI TIỂU LUẬN VỀ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
GVHD : NGUYỄN MẠNH TRÍ
SV : PHAN HỮU VINH
LỚP : 53KD4
MSV : 21184.53
ĐỀ BÀI: Phân tích, trình bày về kiến Trúc Việt Nam tập trung vào một trong các thể loại său:
Công trình tôn giáo( đình, đền, chùa)
Công trìng công cộng (làng tấm)
Nhà ở
BÀI LÀM
Việt Nam là đất nước có nhiều dân tộc, trong đó nhóm dân tộc Việt chiếm vị trí chủ yếu, người việt có nền văn hoá lâu đời, đó là nền văn hoá Đông Sơn rất nổi tiếng tồn tại cách đây hơn 2000 năm trước công nguyên, tạo dựng những nét cơ bản của văn hoá Việt Nam său này và đóng vai trò chủ đaọ trong nền văn hoá của đất nước. Bên cạnh đó, với vị trí địa lý đặc biệt nằm trên đường giao nhău giữa hai nền văn minh cổ đại của châu Á đó là Ấn Độ và Trung Quốc.
Nền kiến trúc truyền thống Việt Nam phát triển chủ yếu trong thời kì phong kiến trước thế kỉ XIX. Nền kinh tế hoàn toàn dựa vào nông nghiệp, sức sản xuất thấp, đời sống xã hội nói chung là cùng kiệt nàn và lạc hậu. Do đó kiện trúc ít có điều kiện phát triển, chỉ có một phần cung điện lâu đài, dinh thự của giai cấp phong kiếnvà mộ số công trình tôn giáo tín ngưởng do huy động được sức người,sức của nên có quy mô dáng kể và tồn tại lau dài. Song do thiên nhiên khắc nghiệt lại thêm các cuộc chiến tranh giữ nước và nội chiến liên miên khiến nhiều công trình kiến trúc bị tàn phá.
Về công trình Tôn Giáo( đình, đền, chùa):
Đặc điểm các công trình kiến trúc thể loại này thường được xây dựng ở những nơi có phong cảnh đẹp, gắn bó với núi đồi, sông hồ, đất dựng chùa phải là đất thiêng… vào thời Lý các chùa tháp đều xây dựng trên các sườn núi, lấy núi làm chổ dựa, trước mặt là một không gian rộng mở, có dòng sông uốn quanh. Kiến trúc của các ngôi chùa thời Lý là các ngôi tháp. Tháp cao nhất là tháp 13 tầng. Tháp chính là chùa. Thời Lý còn có một số ngôi chùa lớn, xây dựng ở lưng chừng núi, kiêm làm Hành cung của vua.
Tháp Bình Sơn
Tháp Bình Sơn thuộc địa phận thôn Bình Sơn, xã Tam Sơn, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc. Tháp Bình Sơn là một di sản của kiến trúc độc đáo thời Lý - Trần còn được bảo tồn nguyên vẹn đến ngày nay.
Chùa Trấn Quốc- Hà Nội
chùa được xây dựng vào thời kỳ tiền Lý Nam Ðế (544- 548) với tên gọi "Khai Quốc" (nghĩa là mở nước, ứng với sự ra đời của nhà nước Vạn Xuân). Sau này tên gọi của chùa còn thay đổi nhiều lần như "An Quốc" năm Ðại Bảo đời Lê Thánh Tông (1434- 1442), "Trấn Quốc" năm Vĩnh Tộ thứ X (1628); "Trấn Bắc" năm 1844 do vua Thiệu Trị đặt nhân dịp nhà vua ra thăm xứ Bắc và đến ngày nay thì người dân Hà Nội vẫn gọi chùa là chùa Trấn Quốc.
Tháp Phước Duyên Chùa Thiên Mụ(1601)
Chùa Thiên Mụ hay còn gọi là chùa Linh Mụ là một ngôi chùa nằm trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5km về phía tây. Chùa Thiên Mụ chính thức khởi lập năm Tân Sửu (1601), đời chúa Tiên Nguyễn Hoàng -vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng Trong. Đây có thể nói là ngôi chùa cổ nhất của Huế.
Về mặt bằng , trong tổng thể ngôi chùa từ ngoài vào ta thấy có tổng tam quan hay tứ trụ tiếp đến là tháp chuông, sân rộng, dãy hành lang bao quanh ba mặt và cuối cùng là điện thờ hay còn gọi là tòa Tam Bảo thường gồm ba ngôi nhà nằm kế nhău: tòa Tiền đường là nơi dâng hương hanh, tòa Thêu hượng là nơi đốt hương , gõ mõ, tụng kinh và tòa thượng điện là nơi đặt tượng phật trên bện gọi là tòa “ Tam Bảo” tượng trưng cho sự tu hành đắc đạo đạo của đức phật. Trong khu vực chùa còn có Tháp mang tính chất chế ngự và nhấn mạnh bố cục của công trình theo phương đứng. Trên trục chính của quần thể kiến trúc chùa phía trước đặt Tháp tích phật còn phía său đặt Tháp mộ theo kiểu tư do.
Chính điện chùa Thiên Mụ
Sau này kiến trúc của các ngôi chùa Việt Nam đều là một tầng giống như những ngôi nhà ở làng quê. Nhưng đó là một toà nhà to, rộng, hình chữ "T", phần dọc là chỗ thâm nghiêm để thờ Phật. Chùa được xây dựng bằng những cột gỗ lim cao to. Vì, kèo, xà ngang, xà dọc cũng bằng gỗ lim. Mái chùa được uốn cong, lợp bằng ngói ta không có mấu, mũi lượn tròn, phía dưới là ngói chiếu. Các góc của mái chùa đều có đầu đao xây cong lên nhễ hình lưỡi đao hay nhễ hình cái đuôi chim phượng.
Chùa Bút Tháp(Bắc Ninh)
Chùa Một Cột Hệ thống bộ mái của chùa chiếm hai phần ba công trình. Đó là đặc trưng kiến trúc của chùa Việt Nam. Những ngôi chùa ở miền Bắc mang tính chất chùa cổ, vì kiến trúc trên bộ khung bằng gỗ. Còn ở miền Nam kiến trúc theo kiểu bê- tông hoá, gọi là kiến trúc chùa đúc.
Bên hông chùa
Chùa Vĩnh Tràng
Chùa Vĩnh Tràng là một ngôi chùa ở ấp Mỹ An, xã Mỹ Phong, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, cách trung tâm thành phố Mỹ Tho khoảng 3km. Đây là một ngôi chùa nổi tiếng ở miền Nam, được xếp hạng di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia, và là một điểm du lịch nổi tiếng. Chùa Vĩnh Tràng được xây dựng vào đầu thế kỷ 19. Chính điện được bài trí trang nghiêm. Chùa còn bảo tồn nhiều tượng cổ, bao lam chạm trổ công phu. Bộ Thập bát La hán thượng kỳ thú là những tác phẩm tượng tròn độc đáo được các nghệ nhân Nam Bộ tạc vào những năm đầu thế kỷ 20. Chùa được xây cất do công trình kiến trúc của nhiều người, trong nhiều năm, là một chùa lớn, được kiến trúc khá tinh vi, đa dạng theo lối kiến trúc tổng hợp Á – Âu (Pháp, La Mã, Thái, Miên, Chàm). Tuy nhiên, chùa vẫn mang đậm nét lối kiến trúc điêu khắc truyền thống Việt Nam. Chùa Vĩnh Tràng được kiến trúc theo dạng chữ Quốc, gồm 4 gian nối tiếp nhau (tiền đường, chánh điện, nhà tổ và nhà hậu) rộng 14.000 m², dài 70 m, rộng 20 m, xây bằng xi măng và gỗ quý, nền đúc cao 1 m, xung quanh xây tường vững chắc. Chùa Vĩnh Tràng được kiến trúc theo dạng chữ Quốc, gồm 4 gian nối tiếp nhau (tiền đường, chánh điện, nhà tổ và nhà hậu) rộng 14.000 m², dài 70 m, rộng 20 m, xây bằng xi măng và gỗ quý, nền đúc cao 1 m, xung quanh xây tường vững chắc.
Chùa thường được xây dựng theo hướng Nam (hướng của trí tuệ) hay hướng Tây (hướng dương - yên tâm một chỗ). Trước chùa bao giờ cũng có Tam quan, trên có gác chuông, hình thức là ba cửa, nhưng nội dung là một tuyên ngôn ba lối nhìn của Đạo Phật: Không qúan, giảquán, trung quán. Ngoài cửa của Tam quan thường có đôi lần ở trên đỉnh, tượng trưng cho sức mạnh ở trên cao, sự hiểu biết, kiểm sát tâm linh của các chúng sinh khi bước vào cửa chùa. Sau Tam quan có con đường "Nhất chính đạo" để đi vào chùa.
Cổng tam quan chùa Mía
Vào chùa là bước vào Tiền đường (nhà phía trước) phải vào cửa bên trái. ở đây có bàn thờ thứ 9 thờ Đức Ông, mặt đỏ. Lễ Đức Ông xong, mới đến lễ ở bàn thờ chính giữa nằm ở chùa trong (Nhà dọc theo kiểu chuôi vồ). Đây là chỗ thờ Phật, có 6 bàn thờ từ cao xuống thấp, là 6 hàng trễng bày các tượng Phật bằng gỗ hay bằng đồng và các thứ đồ thờ nhễ đỉnh hương, cây đèn... Khi lễ Phật, không nên vái lia lịa, mà chỉ để tay trước ngực, thắp hương một nén, không thắp nhiều. Bàn thờ chính của chùa có các hàng cao thấp như sau: -Hàng 1 thờ ...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top