daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối


LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế Việt Nam đang bước vào hội nhập kinh tế quốc tế. Đặc biệt, đất nước ta đã là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO, vì vậy sự giao lưu kinh tế trên thế giới diễn ra hết sức sôi động, trên thị trường hàng hóa của nhiều nước có thể cùng xuất hiện tại một vùng địa lý, điều đó giúp cho người tiêu dùng có thêm nhiều sự lựa chọn hàng hóa đồng thời đó cũng là một thách thức đối với các doanh nghiệp tham gia kinh doanh trên thị trường. Trước môi trường kinh doanh luôn biến đổi, cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay, mỗi doanh nghiệp cần tìm cho mình một hướng đi đúng đắn để theo kịp trào lưu mới, không ngừng nâng cao được vị thế của doanh nghiệp trên thương trường.
Những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam phát triển ổn định, đòi hỏi của người dân đối với những nhu cầu về cuộc sống nói chung và nhu cầu thực phẩm nói riêng cũng ngày càng cao. Công ty cổ phần Kinh Đô là một doanh nghiệp hàng đầu hoạt động trong lĩnh vực chế biến thực phẩm. Trong hoàn cảnh nhu cầu về thực phẩm tăng nhanh và có rất nhiều đơn vị trong và ngoài nước tham gia đáp ứng nhu cầu này, Công ty Kinh Đô cần có định hướng chiến lựơc nhằm giữ vững vị trí hang đầu và tiếp tục phát triển trong tương lai. Với mong muốn góp phần tìm ra hướng đi nhằm giữ vững được vị thế của Kinh Đô trong tương lai, đồng thời, nhằm vận dụng những kiến thức được học, chúng em xin chọn đề tài “ Chiến lược kinh doanh Công ty Cổ phần Kinh Đô ” để tìm hiểu cho bài tiểu luận của mình.

- Bên cạnh đó, công ty nghiên cứu và phát triển sản phẩm phù hợp với thị hiếu, nhu cầu và xu hướng tiêu dùng của khách hàng Việt Nam và nước ngoài với hàm lượng đường, chất béo thấp, sản phẩm giàu các loại vitamin, canxi, khoáng chất, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn sức khoẻ cho người tiêu dùng.
- Phần lớn các sản phẩm của công ty đều là lần đầu tiên được sản xuất ở Việt Nam. Hầu như năm nào Kinh Đô cũng chi vài triệu USD nhập dây chuyền mới, để cho ra đời những sản phẩm mới, độc đáo.
Thêm vào đó, công ty cũng chú trọng cải tiến các sản phẩm hiện có để khai thác mạnh mẽ và hiệu quả thị trường hiện có của doanh nghiệp.
- Tận dụng cơ hội khai thác các sản phẩm trong mùa Trung Thu và Tết Nguyên Đán qua việc đa dạng hóa chủng loại sản phẩm. Mặc dù đã dẫn đầu thị trường bánh Trung Thu từ nhiều năm qua với thị phần tuyệt đối chiếm hơn 75% thị trường, Kinh Đô đã mạnh dạn đầu tư, tiếp tục đi đầu trong việc cải tiến mẫu mã và nâng cấp chất lượng sản phẩm bánh Trung Thu. Với thiết kế bao bì hoàn toàn mới, đẹp, chất lượng được cải tiến không thua kém các sản phẩm ngoại nhập cao cấp, sản phẩm công ty Kinh Đô được người tiêu dùng sử dụng không những như những món quà biếu trao nhau, mà còn là lời gởi gắm câu chúc chân tình trong dịp xuân về. Kết quả là ngành hàng Tết của Kinh Đô đạt tăng trưởng 15% so với cùng kỳ năm trước, đưa ra thị trường hơn 30 triệu hộp sản phẩm các loại.
- Đặc biệt, bánh Cr-ackers AFC của Kinh Đô sau khi tái định vị trong năm 2009 thành sản phẩm dinh dưỡng, đã đạt được mức độ nhận biết thương hiệu trên 80%, vươn lên dẫn đầu với thị phần 55% trong bối cảnh thị trường không mấy khả quan.
Ngoài việc tung sản phẩm mới mở rộng thị trường, công ty Kinh Đô còn chú trọng nâng cao năng lực quản lý, tập trung vào giải quyết vấn đề quản lý nội bộ, giảm chi phí giá thành và nâng cao công tác lập kế hoạch, dự báo thị trường, nghiên cứu khả năng thay thế một số nguyên liệu nhập khẩu bằng nguyên liệu nội địa.
Tóm lại, Chiến lược tăng trưởng hợp lý đã giúp Kinh Đô mở rộng qui mô thị trường, thực hiện được mục tiêu kinh doanh và xây dựng được thương hiệu cho mình. Nhờ đưa ra chiến lược phù hợp mà uy tín thương hiệu Kinh Đô gắn liền với nền tảng chất lượng sản phẩm cùng chiến lược quảng bá chuyên nghiệp đã chiếm lĩnh được niềm tin của người tiêu dùng. Đây sẽ là cơ sở vững vàng để Kinh Đô tiếp tục triển khai những hoạt động kinh doanh hiệu quả trong những năm tới, qua đó, tiếp tục duy trì và khẳng định vị thế dẫn đầu của Kinh Đô trong ngành hàng thực phẩm.


CHƯƠNG 4: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN CHỈNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY KINH ĐÔ
1. Nâng cao năng lực sản xuất:
Cơ sở máy móc thiết bị của công ty Kinh Đô chưa hoạt động hết công suất - thực tế máy móc thiết bị của Kinh Đô chỉ hoạt động từ 55 – 65% công Để thực hiện chiến lược này, bên cạnh biện pháp rất quan trọng là tăng cường mở rộng thị trường tiêu thụ, Kinh Đô cần thực hiện những biện pháp sau:
- Xây dựng quy trình sản xuất riêng cho từng ngành hàng: Snacks, Cookies, Cr-ackers, Kẹo, Bánh mì.
- Phân nhỏ hoạch định tổng hợp ra cho từng loại sản phẩm tức tiến hành điều độ sản xuất, định rõ các yếu tố vật chất về tài nguyên và tồn kho cho cho mỗi ngành hàng để có thể đánh giá đúng đắn hiệu quả hoạt động của từng ngành hàng
- Lập kế hoạch bảo trì bảo dưỡng máy móc thiết bị định kỳ, đồng thời cũng theo dõi triển khai theo đúng kế hoạch.
- Thực hiện đánh giá nội bộ theo định kỳ hay đột xuất để kiểm tra đánh giá chất lượng các hoạt động của hệ thống quản lý chất lượng để từ đó có những điều chỉnh phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn ISO.
- Thực hiện kiểm soát chặt chẽ nguồn nguyên vật liệu tồn kho về cả chất lượng lẫn số lượng.
- Bộ phận kế hoạch điều độ cần phối hợp chặt chẽ với bộ phận sản xuất và bộ phận mua hàng để điều tiết lượng tồn kho hợp lý.
2. Cải tiến hoạt động Marketing:
Hoạt động marketing giúp chúng ta nắm được những mong muốn, những yêu cầu của người tiêu dùng để từ đó có thể thỏa mãn một cách tốt nhất những nhu cầu đó. Để hiệu quả hoạt Marketing của Kinh Đô được cải thiện, công ty nên thực hiện những biện pháp sau:
- Quy hoạch lại các nhãn hiệu sản phẩm cho từng ngành hàng (Cookies, Cr-ackers, Snacks, kẹo, bánh mì công nghiệp) từ đó làm các chương trình phát triển thương hiệu cho từng ngành.
- Tiến hành xây dựng cơ sở dữ liệu về nghiên cứu thị trường, thông tin kinh doanh… để phục vụ cho công tác lập kế hoạch, đánh giá đo lường.
- Tăng cường khai thác hệ thống thông tin hai chiều giữa marketing và hệ thống phân phối.
- Tăng cường đầu tư cho nghiên cứu và thử nghiệm thị trường.
- Thực hiện định vị sản phẩm của công ty theo hướng khác biệt hóa với các sản phẩm cùng loại của các công ty khác trên cơ sở khai thác “cái tôi” của người tiêu dùng. .
- Cử những nhân viên marketing có chuyên môn giỏi, trình độ ngoại ngữ khá tham gia vào các dự án hợp tác kinh doanh, phân phối sản phẩm với đối tác nước ngoài để học tập kinh nghiệm.
3. Phát triển chất lượng nguồn nhân lực và nâng cao năng lực quản lý:
Nhân lực là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp
Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, công ty cần thực hiện các biện pháp sau:
- Tiếp tục tổ chức các khóa đào tạo huấn luyện cho cán bộ quản lý, cán bộ cấp chuyên viên và nhân viên thực hiện công việc.
- Thực hiện chính sách luân chuyển nhân viên qua các bộ phận khác nhau nhằm phát hiện, khai thác, tận dụng thế mạnh của nhân viên.
- Thực hiện tuyển dụng các vị trí quan trọng qua các công ty môi giới nhân sự để chọn được nhân lực quản lý tiềm năng.
- Xây dựng chế độ lương, thưởng, thăng tiến hợp lý để khuyến khích chức năng động, sáng tạo và ngăn ngừa hiện tượng chảy máu chất xám và săn đầu người vẫn đang thường xuyên diễn ra trên thị trường lao động.
- Ngăn ngừa tình trạng nghỉ việc của cán bộ quản lý cấp trung bằng cách thực hiện nghiêm túc việc phân cấp quản lý, điều này chỉ có thể thực hiện được bằng cam kết thực hiện của người chủ.

KẾT LUẬN
Có thể nói đặt ra chiến lược phát triển cho công ty là một việc rất quan trọng góp phần duy trì và phát triển bền vững doanh nghiệp. Đề ra một chiến lược cho công ty không phải là một điều dễ dàng, đó là một quá trình nghiên cứu của các nhà quản trị. khi đề ra một chiến lược cho công ty một nhà quản trị phải tìm hiểu một cách rõ ràng những nhân tố bên ngoài tác động đến công ty và những khả năng mà công ty có thể cung ứng cho chiến lược ấy đạt được mục tiêu. Điều đó không chỉ vì sự nghiệp phát triển của chính bản thân doanh nghiệp mà con có ý nghĩa lớn đối với việc phát triển, tạo điều kiện để nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp, cho toàn bộ nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững, chủ động trong hội nhập quốc tế vì mục tiêu hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước. Thông qua quá trình tìm hiểu về chiến lược kinh doanh Công ty Cổ phần Kinh Đô cùng với sự chỉ dạy nhiệt tình của thầy cô phụ trách bộ môn đã giúp chúng em có thể phẩn nào hiểu rõ hơn về quản trị chiến lược. Như đã phân tích ở trên Công ty cổ phần Kinh Đô có thể được coi là khá mạnh trong lĩnh vực chế biến thực phẩm – là một trong những đơn vị đi đầu về lĩnh vực này. Tuy nhiên với nền tảng phát triển hiện có, để thực hiện thành công chiến lược đề ra trong giai đoạn mới, mỗi bộ phận, mỗi thành viên trong Kinh Đô phải phối hợp hoạt động, hoàn thành hiệu quả chiến lược chức năng của riêng mình, nâng cao trình độ, tích lũy kinh nghiệm, tích cực sáng tạo để đưa vị thế của công ty sẽ ngày càng vững chắc và được nâng tầm cao mới.
Do trình độ và khả năng tìm hiểu của chúng em còn nhiều hạn chế nên bài tiểu luận này không tránh khỏi thiếu sót. Chúng em rất mong được sự góp ý của cô giáo để bài tiểu luận của chúng em được hoàn thiện hơn.



CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ
1. Tổng quan về công ty cổ phần Kinh Đô:
Được thành lập năm 1993, khởi đầu với sự thành công của sản phẩm Snack, ngành thực phẩm của Kinh Đô đã có những bước tiến vượt bậc và là nền tảng cho sự phát triển chung của toàn Tập đoàn.
Năm 1996 đánh dấu cột mốc quan trọng với việc nhập khẩu dây chuyền Cookies của Đan Mạch trị giá 5 triệu USD – ngành Cookies ra đời. Những năm tiếp theo, là chuỗi thành công liên tiếp với ngành bánh mì, bánh bông lan công nghiệp, Chocolate, kẹo cứng, kẹo mềm. Điểm nổi bật nhất chính là năm 2000, nhập khẩu dây chuyền Cr-acker từ Châu Âu và sự ra đời của nhãn hàng AFC đã tạo nên tên tuổi của Kinh Đô.
Năm 2001 được xác định là năm xuất khẩu của Công ty Kinh Đô. Công ty quyết tâm đẩy mạnh hơn nữa việc xuất khẩu ra các thị trường Mỹ, Pháp, Canada, Đức, Đài Loan, Singapore, Campuchia, Lào, Nhật, Malaysia, Thái Lan, … Tìm thêm thị trường mới thông qua việc phát huy nội lực, nghiên cứu thị trường nước ngoài, tham gia các hội chợ quốc tế về thực phẩm tại Singapore, Mỹ, … Cải tiến chất lượng, khẩu vị, bao bì mẫu mã phù hợp với từng thị trường cũng như yêu cầu của từng đối tượng khách hàng nước ngoài, …
Bắt đầu từ ngày 01/10/2002, Công Ty Kinh Đô chính thức chuyển thể từ Công ty TNHH Xây dựng và Chế Biến Thực Phẩm Kinh Đô sang hình thức Công ty Cổ Phần Kinh Đô. Bên cạnh đó, hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9002 được thay thế bằng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000, nhằm tăng hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nhanh chóng hội nhập với quá trình phát triển của các nước trong khu vực, chuẩn bị cho tiến trình gia nhập AFTA vào năm 2003.
Tính đến nay, hơn 90% doanh thu của cả Tập Đoàn có được từ thực phẩm và chiến lược đầu tư tài chính của Tập Đoàn cũng tập trung vào ngành này. Hiện tại, Kinh Đô phát triển với nhiều Công ty hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm trong đó nổi bật là Công ty Cổ Phần Kinh Đô và Kinh Đô Miền Bắc chuyên kinh doanh ngành bánh kẹo và Công ty Ki Do chuyên về ngành kem, sữa chua... Trong tương lai, Kinh Đô cam kết tạo ra những sản phẩm phù hợp, tiện dụng và cung cấp các thực phẩm an toàn, thơm ngon, dinh dưỡng, tiện lợi và độc đáo cho tất cả mọi người để luôn giữ vị trí tiên phong trên thị trường thực phẩm.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top