luandon_bigben

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
MỤC LỤC


LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: TỔNG HỢP KIẾN THỨC VỀ HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU PHỤC VỤ ĐỘNG CƠ 2
1. Tổng quan về động cơ đốt trong 2
1.2.Tổng quan hệ thống phục vụ động cơ 4
1.2.1. Nhiệm vụ 4
1.2.2. Phân loại và nhiệm vụ của các hệ thống phục vụ chính của động cơ. 4
1.2.2.1. Hệ thống làm mát 4
1.Nhiệm vụ và yêu cầu: 4
2. Phân loại: 4
1.2.2.2. Hệ thống bôi trơn: 5
1. Chức năng, Nhiệm vụ, Yêu cầu 5
2.3. Hệ thống trao đổi khí: 6
1. Nhiệm vụ, yêu cầu 6
CHƯƠNG II: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO, NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC TRÊN ĐỘNG CƠ THUỶ CUMMINS NTA855M 7
2.1. Lịch sử phát triển của động cơ Cummins 7
2.1.1. Sự ra đời của động cơ Cummins 7
2.1.2. Cummins tại thị trường Việt Nam: 9
2.2. CÁC THÔNG SỐ KỸ THUẬT CƠ BẢN CỦA ĐỘNG CƠ CUMMINS. 10
2.2.1. MỘT SỐ ĐỘNG CƠ THUỶ CUMMINS 10
2.2.2. Chọn động cơ cho đề tài nghiên cứu 13
2.3.ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA ĐỘNG CƠ CUMMINS NTA855M 14
2.3.1. Cấu tạo tổng thể 14
2.2.3. Nguyên lý làm việc tổng thể của động cơ thuỷ Cummins NTA855M. 19
2.2.3. Các bộ phận, hệ thống của động cơ Cummins NTA855M. 20
2.3.3.1. Bộ khung động cơ. 20
1. Nắp xylanh. 20
2. Khối thân động cơ Cummins NTA855M 21
2.3.3.2.Cơ cấu piston- thanh truyền- trục khuỷu, trục cam. 22
1. Cơ cấu piston- thanh truyền- trục khuỷu. 23
2. Trục cam: 26
2.3.3.3. Các hệ thống chính của động cơ Cummins NTA855M. 26
1. Hệ thống nhiên liệu 26
3. Hệ thống bôi trơn. 33
3. Hệ thống làm mát. 37
4. Hệ thống nạp, xả: 41
Chương III: MÔ PHỎNG CẤU TẠO, NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG VÀ QUY TRÌNH THÁO LẮP, KIỂM TRA ĐIỀU CHỈNH BCA- VP TRÊN ĐỘNG CƠ THUỶ CUMMINS 44
1.Mô Phỏng Đặc Điểm Cấu Tạo 44
a.khái niệm mô phỏng 44
b.mục tiêu mô phỏng 48
c. phương pháp mô phỏng 48
2.Mô Phỏng Nguyên Lý Làm Việc 48
a. Nhiệm vụ BCA 48
b. Phân loại BCA 48
3. Quy trình tháo, lắp bơm Cummins 51
a. Quy trình tháo bơm Cummins 51
b. Quy trình ráp bơm Cummins 53
4. Kiểm tra trên bơm Cummins. 53
5. Điều chỉnh BCA-VP trên động cơ thuỷ Cummins. 54
a. Cân bơm P.T của động cơ Cummins trên băng. 54
b. Gá bơm lên máy thử. 54
c. Mở cho máy làm việc. 55
b. Điều chỉnh vít hạn chế ga ở phía trước. 56
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 62
1. KẾT LUẬN: 62
2. ĐỀ XUẤT Ý KIẾN: 62

LỜI NÓI ĐẦU

Nhằm nâng cao kiến thức và áp dụng khoa học vào lĩnh vực nghiên cứu, nằm trong mục tiêu đào tạo cho sinh viên ngành cơ khí Động lực tàu thuyền của trường đại học Nha Trang và góp phần làm phong phú thêm các bài giảng về động cơ nhất là động cơ diesel trang bị trên tàu thuỷ. Trên cơ sở đó em chọn đề tài:
Phân tích cơ sở lý thuyết và mô phỏng đặc điểm cấu tạo, quy trình tháo lắp, kiểm tra, điều chỉnh BCA-VP trên động cơ thuỷ Cummins.
Nội dung:
1. Tổng hợp kiến thức về hệ thống nhiên liệu phục vụ động cơ.
2. Đặc điểm cấu tạo, nguyên lý làm việc của động cơ thuỷ Cummins.
3. Mô phỏng đặc điểm cấu tạo, nguyên lý hoạt động và quy trình tháo lắp, kiểm tra, điều chỉnh BCA-VP trên động cơ thuỷ Cummins.
Với kiến thức với thời gian có hạn nên đề tài của em còn nhiều sai sót, kính mong sự chỉ dẫn của quý thầy giáo và các bạn đóng góp ý kiến để cho đề tài của em được hoàn thiện hơn.
Chương I
TỔNG HỢP KIẾN THỨC VỀ HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU PHỤC VỤ ĐỘNG CƠ

1. Tổng quan về động cơ đốt trong
Căn cứ vào vị trí đốt nhiên liệu, người ta phân chia động cơ nhiệt thành hai: động cơ đốt trong và động cơ đốt ngoài. Ở động cơ đốt trong nhiên liệu được đốt cháy bên trong không gian công tác động cơ. Ở động cơ đốt ngoài nhiên liệu được đốt cháy trong lò đốt riêng biệt để cấp nhiệt cho môi chất công tác (MCCT), sau đó MCCT được dẫn vào không gian công tác của động cơ, tại đó MCCT dãn nở để chuyển hóa nhiệt năng thành cơ năng.
Theo cách phân loại như trên thì các loại động cơ có tên thường gọi như: động cơ xăng, động cơ diesel, động cơ piston quay, động cơ piston tự do, động cơ phản lực, tuabine khí…đều có thể xếp vào nhóm động cơ đốt trong; còn động cơ hơi nước kiểu piston, động cơ Stirling, tuabine hơi nước thuộc nhóm động cơ đốt ngoài. Tuy nhiên theo quy ước, thuật ngữ “động cơ đốt trong” (Internal Combustion Engine) thường được dùng chỉ loại động cơ có cơ cấu truyền lực kiểu piston – thanh truyền – trục khuỷu, trong đó piston chuyển động tịnh tiến qua lại trong xylanh động cơ. Các loại động cơ khác thường được gọi bằng các tên riêng.
Bảng.1.1. Phân loại theo các tiêu chí khác nhau động cơ đốt trong
Tiêu chí Phân loại
Loại nhiên liệu - Động cơ chạy bằng nhiên liệu lỏng dễ bay hơi như: xăng, cồn, benzol…
- Động cơ chạy bằng nhiên liệu lỏng khó bay hơi như: gas oil, mazout…
- Động cơ chạy bằng khí đốt.
Phương pháp phát hỏa - Động cơ phát hỏa bằng tia lửa
- Động cơ diesel
- Động cơ semidiesel
Cách thực hiện CTCT - Động cơ 4 kỳ
- Động cơ 2 kỳ
Phương pháp nạp khí mới - Động cơ không tăng áp
- Động cơ tăng áp
Đặc điểm kết cấu - Động cơ một hàng xylanh
- Động cơ hình sao, hình chữ V, W, H…
- Động cơ có một hàng xylanh thẳng đứng, ngang, nghiêng.
Theo chức năng - Động cơ thấp tốc, trung tốc và cao tốc
- Động cơ công suất nhỏ, vừa và lớn
Theo công dụng - Động cơ cơ giới đường bộ
- Động cơ thủy
- Động cơ máy bay
- Động cơ tĩnh tại

Động cơ phát hỏa bằng tia lửa – loại động cơ đốt trong hoạt động theo nguyên lý: nhiên liệu được phát hỏa bằng tia lửa được sinh ra từ nguồn nhiệt bên ngoài không gian công tác của xylanh. Chúng ta có thể gặp những kiểu động cơ phát hỏa bằng tia lửa với các tên gọi khác như: động cơ Ôtô, động cơ carburetor, động cơ phun xăng, động cơ đốt trong cưỡng bức, động cơ hình thành hỗn hợp cháy từ bên ngoài, động cơ xăng, động cơ gas...Nhiên liệu dùng cho động cơ phát hỏa bằng tia lửa thường là nhiên liệu lỏng dể bay hơi như: xăng, cồn, benzol, khí hóa lỏng… Trong các loại nhiên liệu kể trên thì nhiên liệu xăng là sử dụng phổ biến nhất từ thời kỳ đầu phát triển động cơ cho đến nay.
Động cơ diesel – là loại động cơ đốt trong hoạt động theo nguyên lý: nhiên liệu tự phát hỏa khi được phun vào buồng đốt chứa khí nén có áp suất và nhiệt độ cao.
Động cơ 4 kỳ - loại động cơ đốt trong có chu trình công tác được hoàn thành sau 4 hành trình của piston.
Động cơ 2 kỳ - loại động cơ đốt trong có chu trình công tác được hoàn thành sau 2 hành trình của piston.
1.2.Tổng quan hệ thống phục vụ động cơ
1.2.1. Nhiệm vụ
Để đảm bảo cung cấp đủ nhiên liệu, dầu nhờn, nước và không khí cho động cơ diesel chính và phụ, cũng như loại bỏ sản phẩm cháy của thiết bị năng lượng tàu và điều khiển nó, người ta trang bị các hệ thống: nhiên liệu, bôi trơn, làm mát bằng nước, không khí nén, khí xả và điều khiển.
1.2.2. Phân loại và nhiệm vụ của các hệ thống phục vụ chính của động cơ.
1.2.2.1. Hệ thống làm mát
1.Nhiệm vụ và yêu cầu:
Khi máy đốt trong làm việc, những bộ phận tiếp xúc với khí cháy sẽ nóng lên. Nhiệt độ chúng đôi khi khá cao, tới (400- 500)ºc (Nắp xylanh, đỉnh piston, xupap xả, đầu vòi phun…). Để đảm bảo độ bền của vật liệu chế tạo ra các chi tiết máy ấy, để đảm bảo độ nhớt của dầu bôi trơn ở giá trị có lợi, để giữ tốt cho nhiệt độ cháy của nhiên liệu trong máy mà không để xảy ra sự ngưng đọng của hơi nước trong xylanh… Người ta phải làm mát động cơ.
Yêu cầu: về mặt nhiệt độ của máy khi đã làm mát thoả mãn, cùng một lúc điều kiện về độ bền nhiệt của vật liệu, về tính bôi trơn của dầu mỡ bôi trơn, về điều kiện nhiệt của sự đốt cháy nhiên liệu ở tốc độ thấp.
Lượng nhiên liệu mang vào khoảng (18- 21) % nhiệt lượng sinh ra khi đốt nhiên liệu trong máy. Tỷ lệ này còn phụ thuộc loại máy to hay nhỏ, 4 kỳ hay 2 kỳ, có tăng áp hay không và mức độ tăng áp cao hay thấp.
2. Phân loại:
Theo môi chất làm mát được dung, người ta chia HTLM ra làm hai loại: HTLM bằng nước, bằng không khí, bằng dầu đốt, bằng dầu bôi trơn, bằng hơi nước…
Theo cách truyền dẫn môi chất: có loại tuần hoàn kín, loại hở và kết hợp kín và hở.
1.2.2.2. Hệ thống bôi trơn:
1. Chức năng, Nhiệm vụ, Yêu cầu
Máy đốt trong được tạo bởi các hệ thống, cơ cấu, mối ghép…Khi làm việc, các bộ phận có chuyển động tương đối với nhau. Tại bề mặt liên kết của chúng sẽ nẩy sinh ma sát và hao mòn. Người ta đưa chất bôi trơn vào những chỗ ma sát ấy, tạo ra môi trường có lợi cho ma sát và hao mòn. Các chất bôi trơn thường dùng trong máy đốt trong là dầu mở, graphit…nó đóng vai trò môi trường. Nó cho phép thay đổi loại ma sát và dạng hao mòn. Như vậy,chức năng của bôi trơn là điều khiển ma sát và hao mòn của máy.
Nhiệm vụ: HTBT có nhiệm vụ làm giảm ma sát và hao mòn của máy. Do vậy nó làm tăng hiệu suất, tuổi thọ, tính tin cậy của máy khi làm việc.
Ngoài ra, bôi trơn kết hợp với nhiệm vụ khác như: làm mát, làm sạch, làm kín, giảm tiếng ồn, rung động…
Tuy nhiên khi làm mát cho mối ghép, bôi trơn đã tăng bền và chống dính, chống tróc cho bề mặt làm việc… đã tác động có lợi cho ma sát và hao mòn. Như vậy phân ra nhiệm vụ chính, phụ chỉ là tương đối.
Yêu cầu:
1- Chất bôi trơn phải phù hợp với từng loại động cơ (2 kỳ hay 4 kỳ, tăng áp hay không tăng áp, tốc độ cao hay thấp…), phù hợp với chế độ, điều kiện, nhiệm vụ của cơ cấu, hệ thống mối ghép… , và nó phải bôi trơn. Phải dễ kiếm có lượng đủ dùng, giá thành có thể chấp nhận được, lại không độc hại. Bền vững về tính chất bôi trơn, không hay ít tạo cấn , tạo bột: không hay ít bị phân giải (trừ trường hợp chủ ý); không gây cháy, nổ…
2- Chất bôi trơn phải phải được đưa tới chỗ cần bôi trơn một cách liên tục, đều đặn với lưu lượng, trạng thái (áp suất, nhiệt độ) tính chính xác và có thể kiểm tra, điều chỉnh và điều khiển được.
3- Các thiết bị, bộ phận… của HTBT phải đơn giản dễ sử dụng, tháo lắp, kiểm tra, điều chỉnh… có khả năng tự động hoá cao, nhưng giá thành vừa phải.
CHƯƠNG IV
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN

1. KẾT LUẬN:
Trong phạm vi luận văn tốt nghiệp, do còn hạn chế về thời gian, nguồn tư liệu và kiến thức tổng hợp giữa thực tế và lý thuyết của em. Nên trong nội dung của đề tài em chỉ làm rỏ được những vấn đề cơ bản sau đây:
Một là, trình bày được tổng quan về các hệ thống phục vụ cho động cơ nói chung và cho động cơ Cummins NTA855M nói riêng như hệ thống nhiên liệu, hệ thống làm mát, hệ thống bôi trơn…
Hai là, phân tích được đặc điểm cấu tạo, nguyên lý làm việc trên động cơ thuỷ Cummins.
Ba là, vận dụng các phần mềm để vẽ và mô phỏng được cấu tạo nguyên lý làm việc của của BCA- VP trên động cơ thuỷ Cummins.
Bốn là, được tiếp xúc trực tiếp với công việc tại công ty. Nên em hoàn thiện hơn về lý thuyết và thực tế cũng như tác phong làm việc trong công ty của một người kỹ sư.
Bên cạnh những nội dung đã được hoàn thành, trong đề tài của em chắc còn những thiếu xót và hạn chế, em rất mong được sự quan tâm đóng góp của các thầy, cô và bạn bè để cho chất lượng trong bài luận văn của em được hoàn thiện hơn.
2. ĐỀ XUẤT Ý KIẾN:
Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài này em gặp một số khó khăn về các mặt như: kiến thức về tin học, áp dụng giữa thực tế và lý thuyết. Nên theo em :
+ Tổ chức các lớp học tin thật sớm và nhiều hơn để chúng em dễ dàng hơn trong khi thực hiện đề tài mô phỏng.
+ Tạo điều kiện cho chúng em được tiếp xúc với thực tế nhiều hơn.
+ Do tại xưởng còn hạn chế máy móc, thiết bị để cho sinh viên chúng em được tháo lắp cũng như xem nguyên lý hoạt động của động cơ, em mong rằng nhà trường có thật nhiều các đề tài mô phỏng.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CẤU TRÚC HỢP CHẤT HỮU CƠ – BÀI TẬP Ôn thi Đại học - Cao đẳng 0
D Các chỉ số tài chính trong phân tích cơ bản chứng khoán Luận văn Kinh tế 0
D Kinh nghiệm vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học phân môn Hóa học, bộ môn KHTN 8 tại trường Trung học cơ sở Lương Thế Vinh Luận văn Sư phạm 0
D Phân tích công tác tổ chức bộ máy và hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty hasan - Dermapharm Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức Vinamilk Luận văn Kinh tế 0
D Trình bày các mô hình cơ cấu tổ chức quản lý. Liên hệ phân tích mô hình cơ cấu tổ chức của quản lý Luận văn Kinh tế 0
D Cách Xác định nội hàm phân tích tiêu chí trong tự đánh giá cơ sở giáo dục theo Thông tư 17 và 18/2018 Văn hóa, Xã hội 0
D Phân tích công việc là một hoạt động cơ bản trong công tác quản trị nguồn nhân lực, tuy nhiên lại ch Văn hóa, Xã hội 0
D Skkn một phương án dạy học tích vô hướng của hai vectơ trên cơ sở phân tích khoa học luận tri thức Luận văn Sư phạm 0
I Phân tích thống kê chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện tam nông tỉnh phú thọ giai đoạn 2001 – 2008 và đ Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top