Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Trang
I - Lời mở đầu 1
II - Đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa tư bản ngày nay 2 1. Khái niệm về chủ nghĩa tư bản ngày nay 2
2. Sự biến đổi về lực lượng sản xuất 2
2.1 Sự biến đổi của các yếu tố vật chất của lực lượng sản xuất 2
2.2 Sự biến đổi cơ cấu lao động 4
3. Sự biến đổi, điều chỉnh các quan hệ sản xuất 5
3. 1 Sự biến đổi về các hình thức sở hữu 5
3. 2 Sự điều chỉnh về quan hệ tổ chức quản lí 9
3. 3 Sự biến đổi trong quan hệ phân phối 14
4. Sự điều tiết kinh tế của nhà nước tư sản hiện đại, xu hướng biến
đổi cơ chế 16
4. 1 Tư nhân hoá các xí nghiệp quốc doanh 17
4.2 Tự do hoá lĩnh vực tài chính 18
4.3 Điều tiết mở rộng cạnh tranh các ngành dịch vụ công cộng 18
4.4 Cải cách cơ chế kinh tế và thay đổi mô hình kinh tế 18
4.5 Tiến hành cải cách thể chế kinh tế 19
4.6 Nhà nước thực hiện điều tiết lĩnh vực xã hội 20
5. Sự biến đổi trong hệ thống kinh tế thế giới tư bản chủ nghĩa
ngày nay 20
5. 1 Sự phát triển không đồng đều giữa các bộ phận cấu thành 21
5. 2 Các công ty xuyên quốc gia ngày càng đóng vai trò to lớn
trong nền kinh tế thế giới 22
5. 3 Tốc độ tăng trưởng của các nước tư bản nói chung có xu
hướng giảm sút, tài chính tiền tệ quốc tế không ổn định 23
5. 4 Xu hướng tăng cường quân sự hoát thời kì hậu chiến tranh lạnh 24
5. 5 Hệ thống kinh tế tư bản thế giới còn hình thành 25
a) Hệ thống đa trung tâm
b) Mâu thuẫn gay gắt giữa các nước tư bản với nhau
c) Mâu thuẫn giữa các công ty xuyên quốc gia
5. 6 Hợp tác và cạnh tranh quốc tế phát triển lên nấc thang mới 27
III- Kết luận 28

I - Lời mở đầu
Dưới sự tác động của sự phát triển mạnh mẽ như vũ bão của kỹ thuật và công
nghệ, ngày nay lực lượng sản xuất đã có bước phát triển mạnh mẽ. Lực lượng sản
xuất thay đổi cả về tính chất và trình độ kéo theo sự thay đổi về quan hệ sản xuất. Do
đó mà trong các nước chủ nghĩa tư bản, bản chất của nó cung mang những đặcđiểm
mới.
Nhân dân ta đang đẩy mạnh công cuộc đổi mới đất nước, xây dựng nền kinh tế
thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, mong muốn làm bạn với tất cả các nước
trên thế giới. Do vậy, tăng cường quan hệ với hệ thống kinh tế thế giới, tham gia phân
công lao động và cạnh tranh quốc tế đâng là đề tài quan trọngcần được làm sáng tỏ.
Hiện nay các nước tư bản phát triển vẫn đang giữ vị trí chi phối nền kinh tế thế giới.
Trên phương diện chính trị thế giới cũng như kinh tế thế giới, chủ nghĩa tư bản hiện
đại đang chiếm ưu thế. Chúng ta kiên trì xây dựng chủ nghĩa xã hội trong hoàn cảnh
quốc tế như vậy nên việc hiểu thấu đáo về chủ nghĩa tư bản hiện đại là diều hết sức
cần thiết.
Hơn thế nữa, chủ nghĩa xã hội không phải bỗng dưng mà có và phát triển.
Dương nhiên nó chỉ có thể làm nên những thành tựu của mình trên cơ sở đúc kết bài
học và kinh nghiệm lịch sử, trên cơ sở phát triển của xã hội loài nguời. Nghiên cứu
những thành bai, được mất của chủ nghĩa tư bản hiện đại, lấy cái tốt bỏ cái xấu của
nó là để giúp Chúng ta xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa tiến bộ hơn, ưu việt hơn tư
bản chủ nghĩa.
Do tính cấp thiết đó của đề tài, chúng em đã viết bài này. Mục đích nghiên cứu
của đề tài là làm rõ những đặc điểm của chủ nghĩa tư bản hiện đại ngày nay và xu
hướng vận động của nó.Cơ chế điều chỉnh kinh tế của CNTB hiện đại chủ yếu được thể hiện thông qua
bốn yếu tố là: cơ chế thị trường cạnh tranh tự do, cơ chế độc quyền tư nhân, cơ chế
độc quyền nhà nước, cơ chế hoạt động của các cộng đồng tổ chức phi chính phủ.
Trong đó cơ chế thị trường cạnh tranh tự do là sự điều tiết hoàn toàn.
4. 6. Thứ sáu, nhà nước thực hiện điều tiết lĩnh vực xã hội thông qua việc bù đắp
tổn thất về thu nhập và mở rộng phúc lợi xã hội
Thông qua các chính sách về thuế thu nhập, cho vay tín dụng, cấp phát, trợ giá
nông sản khuyến khích đầu tư để tăng việc làm, từ đó nâng cao thu nhập của nười lao
động, năng cao mức sống, giữ ổn định chính trị xã hội.
Ngày nay, ở hầu hết các nước tư bản phát triển, hoạt động điều chỉnh của nhà
nước được thực hiện thông qua các chương trình xã hội như: hệ thống bảo hiểm thất
nghiệp, hưu trí, tuổi già ốm đau, tàn tật. . . Hệ thống này được nhà nước tổ chức và
xây dựng trên cơ sở đóng góp của cả hai phía cung và cầu sức lao động.
Rõ ràng là nhà nước tư bản hiệ đại can thiệp, điều tiết toàn bộ đời sống kinh tế
xã hội nhằm thích ứng với nhu cầu xã hội hoá cao độ của sức sản xuất, thúc đẩy sức
sản xuất phát triển, bảo đảm ổn định tình hình kinh tế xã hội, duy trì chủ nghĩa tư bản,
đảm bảo cho các tập đoàn tư bản độc quyền thu được lợi nhuận cao. Chức năng giai
cấp và chức năng xã hội của nhà nước kết hợp chặt chẽ hơn, nhà nước ngày càng
thông qua chức năng xã hội để duy trì chức năng gai cấp.
Như vậy, điều chỉnh kinh tế xã hội của nhà nước tư bản, hoạt động của tư bản
tài chính nhà nước và sự biến đổi mô hình tổ chức quản lý nhà nước và sự biển đổi
mô hình tổ chức quản lý trong các công ty, tập đoàn là những xu hướng mới trong tổ
chức quản lý trên cơ sở thích ứng với sự biến đổi về mặt quan hệ sở hữu đã tạo ra
những biến đổi to lớn của quan hệ sản xuất TBCN.
5. Sự biến đổi trong hệ thống kinh tế thế giới tư bản chủ nghĩa ngày nay
Hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa thế giới là toàn bộ các quan hệ kinh tế quốc
tế của chủ nghĩa tư bản độc quyền, là tổng thể các mối liên hệ kinh tế giữa các nền
kinh tế quốc dân của từng nước tư bản chủ nghĩa và nước phụ thuộc.
Trong hệ thông đó các nền kinh tế quốc gia có mối liên hệ với nhau bởi sự
phân công lao động quốc tế, thương mại, tài chính, tiền tệ.
Hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa thế giới được hình thành cùng với quá trình
chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn độc quyền. Tuy nhiên tiền đề đầu tiên của nó
là do những phát kiến vĩ đại về địa lí và sự xâm chiếm thuộc địa diễn ra, các nươc tư
bản chủ nghĩa chủ yếu ở phương Tây bắt đầu đưa vào thuộc địa những hàng hoa công
nghiệp và lấy ra từ đó những nguyên vật liệu cần thiết. Các Mác đã cho rằng : “Chính
thị trường thế giới là cơ sở của cách sản xuất tư bản chủ nghĩa “. Mặt khác
tính tất yếu nội tại của cách sản xuất tư bản chủ nghĩa là phải sản xuất trên
một qui mô không ngừng lớn hơn, thúc đẩy thị trường thế giới phải không ngừng
bành trướng. Điều đó cũng có nghĩa là việc sản xuất bằng máy móc lần đầu tiên đã
tạo ra lịch sử toàn thế giới, sau khi đã xoá bỏ sự cách biệt giữa các nước đó và đặt sự
thoả mãn nhu cầu của mỗi nước công nghiệp văn minh phụ thuộc vào thế giới. Trong
thời đại chủ nghĩa tư bản độc quyền, các mối quan hệ đó được đẩy mạnh và Lênin đã
rút ra nhận xét : “ chủ nghĩa tư bản đã phát triển thành một hệ thống có tính chất
toàn thế giới của một nhóm nhỏ các nước tiên tiến đi áp bức thuộc địa và dùng tài
chính để bóp nghẹt đại đa số nhân dân thế giới “.
Ngày nay, hệ thống kinh tế thế giới tư bản chủ nghĩa đã có nhiều biến đổi so
với giai đoạn độc quyền. Những biến đổi đó là :
5.1. Sự phát triển không đều của các bộ phận cấu thành hệ thống
-Dưới tác động của qui luật phát triển không đều nền kinh tế các nước tư bản chủ
nghĩa trong hệ thống kinh tế thế giới tư bản chủ nghĩa đã phát triển với nhịp độ và
phương hướng khác nhau, dẫn đến trình độ phát triển không đồng đều.
+ Nền kinh tế Mĩ từ chỗ do điều kiện thuận lợi sau chiến tranh và lợi nhuận thu
được trong việc kinh doanh trên những khó khăn của các nước đồng minh nên đã trở
thành nước đứng đầu thế giới với sức mạnh kinh tế tuyệt đối, hơn hẳn các nước tư
bản phát triển khác.
Nhưng càng về sau Mĩ càng gặp nhiều khó khăn. Những khó khăn đõ được biểu
hiện ở một số khía cạnh như tốc độ tăng trưởng không ổn định.
Ví dụ : Năm 1994 : 3, 5%, năm 1995 : 2, 3%, năm 1996 : 3, 4%
Năm 1997 : 3, 9%, năm 1998 : 3, 9%, năm 1999: 3, 3%, năm 2000 : 2, 2 %
Lạm phát gia tăng và kèm theo giảm phát : năm 1997 : 1, 4%, năm 1998 : 1%,
năm 1999: 1%, năm 2000 ; 2%
Kinh tế khủng hoảng và trì trệ, đặc biệt là cuộc khủng hoảng 1974-1975 ( có
thể so sánh với 1929-1933). Năm 1990-1991 Mĩ cũng lâm vào khủng hoảng song đã
được hồi phục.
+ Nền kinh tế Nhật Bản từ sau chiến tranh đến năm 1973 bước vào giai đoạn
phát triển thần kì các ngành kinh tế được hiện đại hoá, tốc độ tăng trưởng bình quân
hàng năm 13%, sức cạnh tranh tăng lên.
+ Nền kinh tế Tây Âu nhìn chung có bước phát triển mới, đặc biệt là việc cải
tổ cơ cấu kinh tế trong từng quốc gia thành viên và đặc biệt hơn là những bước tiến
trong việc nhát thể hoá để hình thành EU đã mang lại một sức mạnh mới cho các
nước này.
So với Tây Âu nền kinh tế Mĩ cũng mất dần ưu thế tuyệt đối. Tuy nhiên cần
đánh giá rằng mặc dù nền kinh tế Mĩ có sự suy giảm tương đối so với hai trung tâm
Nhật Bản và EU, song trong những năm gần đây nền kinh tế mĩ đã có sự phục hồi và
khởi sắc. Đồng thời về tổng thể Mĩ vẫn còn tiềm lực to lớn và là nền kinh tế đứng
đầu thế giới. Theo đoán Mĩ, vẫn giữ ưu thế về kĩ thuật và thị trường, đồng đô la
Mĩ có suy giảm vai trò, song hiện nay vẫn là đồng tiền quốc tế và có vai trò chủ đạo.
+ Các nước đang phát triển có sự phân hoá mạnh, một số nước tăng trưởng
nhanh đã và sẽ bước vào nhóm các nước công nghiệp phát triển, song về tổng thể các
nước đang phát triển vẫn trong tình trạng lạc hậu và tiếp tục tụt hậu so với các nưóc
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D những đặc điểm cơ bản của triết học phương đông Văn hóa, Xã hội 0
D những đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa đế quốc và ý nghĩa của nó đối với việc nghiên cứu chủ nghĩa tư bản hiện nay Môn đại cương 0
D Những đặc điểm kinh tế của chủ nghĩa đế quốc và địa vị lịch sử của nó trong chủ nghĩa đế quốc giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản Môn đại cương 0
D Những đặc điểm trong quá trình hình thành nhà nước ở phương đông cổ đại Văn hóa, Xã hội 3
H Bạn cần biết! Những đặc điểm về loại đèn led âm trần 20W Thị trường, Mua bán 0
B Những đặc điểm cơ bản của truyền thống "Quan họ Bắc Ninh" Luận văn Kinh tế 0
P Quá trình hình thành và phát triển của xí nghiệp bán lẻ xăng dầu Hà Nội, những đặc điểm chủ yếu của Luận văn Kinh tế 0
L Những đặc điểm kinh doanh chung của Nhà xuất bản giáo dục phía Bắc Luận văn Kinh tế 0
V Những đặc điểm kinh tế, kỹ thuật và tổ chức cơ sở của Công ty ứng dụng phát triển phát thanh truyền Luận văn Kinh tế 0
A Những đặc điểm cơ bản của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thường Tín Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top