daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THUỘC LĨNH VỰC CỦA ĐỀ TÀI Ở TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

10.1. Ngoài nước (phân tích, đánh giá tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài trên thế giới, liệt kê danh mục các công trình nghiên cứu, tài liệu có liên quan đến đề tài được trích dẫn khi đánh giá tổng quan)
Hoạt động ngoại khoá (HĐNK) là một hình thức dạy học có thể giúp học sinh có kết quả cao hơn trong học tập và góp phần hoàn thiện nhân cách cho các em. Chính vì vậy mà HĐNK đã được chú trọng nghiên cứu và thực hiện ở nhiều nước trên thế giới. Thậm chí nền giáo dục của nhiều nước còn chủ trương giảm thời lượng các giờ lên lớp và tăng cường các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và HĐNK. Công trình nghiên cứu gần đây của các nhà giáo dục Mỹ cho thấy: Những học sinh thường xuyên tham gia vào các chương trình hoạt động ngoài giờ lên lớp có chất lượng thường đạt được thành tích học tập cao hơn, có hành vi đạo đức tốt hơn, có mối quan hệ và cảm xúc tốt hơn...
Các hình thức HĐNK của các trường phổ thông của các nước trên thế giới thường tập trung chủ yếu vào các hoạt động như: trò chơi trí tuệ; câu lạc bộ nhạc, kịch, hội hoạ, thể thao; dã ngoại thực tế…
Hoạt động ngoại khoá là một phần quan trọng trong chương trình giáo dục ở hầu hết tất cả các nước trên thế giới. Hoạt động này được chú trọng nghiên cứu và thực hiện như là một công cụ hữu ích để giúp học sinh, sinh viên học tập có kết quả hơn và phát triển toàn diện hơn nhân cách của các em.
Khi nghiên cứu về tác động của các HĐNK tới kết quả học tập, Cheung và Kwok (1998) và Keup (2006) đã ghi nhận việc tham gia vào các hoạt động thể thao và đoàn thể có mối liên hệ tích cực với kết quả trung bình chung học tập của sinh viên (SV).[1]
Khi nói về vai trò của HĐNK và tác động tích cực của nó lên học sinh, sinh viên với nhiều nhóm học sinh, sinh viên kể cả những học sinh, sinh viên trên bờ vực bỏ học, tác giả Erin Massoni (2011) đã đưa ra những tác động của HĐNK như sau: Tác động đầu tiên là đến ý thức hành vi tích cực trong học tập; tác động thứ hai là giúp học sinh, sinh viên đạt điểm cao hơn trong học tập và có thái độ tích cực đối với nhà trường; kế đến là giúp SV hoàn thành khóa học; làm học sinh tích cực trong suy nghĩ và hành động do đó các em trở nên năng động, tích cực hơn trong học tập (các em học cách làm việc theo nhóm, làm lãnh đạo, học cách lập kế hoạch, quản lý, phân tích, giải quyết vấn đề); hiệu quả cuối cùng mà HĐNKcó trên sinh viên là khía cạnh xã hội (SV hoạt động trong nhiều nhóm khác nhau, gặp gỡ nhiều thành phần khác nhau, chia sẻ nhiều mối quan tâm sẽ giúp các em học tập được nhiều điều bổ ích). Tác giả khẳng định HĐNK là một phần cuộc sống hàng ngày của học sinh, sinh viên . Nó đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của học sinh, sinh viên . Nó có tác dụng tích cực đối với cuộc sống của học sinh, sinh viên bằng cách cải thiện hành vi, kết quả học tập, hoàn thành khóa học, làm cho lớn hơn, trưởng thành hơn và thành công hơn trong tương lai.[2]
Kết quả của nghiên cứu của Nikki Wilsonn (2009) với nội dung chính là nói lên những tác động tích cực, những lợi của HĐNK đối với học sinh, sinh viên cho thấy HĐNK có tác động tích cực đến đến học sinh, sinh viên qua các biểu hiện: điểm số cao hơn, đạt được điểm cao trong những bài kiểm tra với tiêu chuẩn cao; nhận được trình đô học vấn cao hơn; đi học thường xuyên hơn (ý thức tự giác cao); học tập được cách làm việc trong nhóm, các kỹ năng cần thiết và cách làm người lãnh đạo; giảm khả năng của việc sử dụng rượu và sử dụng ma túy bất hợp pháp và hành vi liên quan đến vấn đề này; đạt điểm trung bình lớp cao, giảm sự vắng mặt và tăng sự kết nối đối với nhà trường.[5]
Nội dung chính luận án tiến sĩ của Janet Young Miranda (2001) là nghiên cứu về ảnh hưởng của sự hỗ trợ từ nhà trường và HĐNK trên thành tích học tập của sinh viên tại một trường tư ở phía Bắc trung tâm Texas. Kết quả của cuộc nghiên cứu này nói lên vai trò tích cực của HĐNK như âm nhạc, hội họa…và sự hỗ trợ của nhà trường đến kết quả học tập của học sinh từ lớp 9 đến lớp 12, kết quả là học sinh tham gia HĐNK tăng điểm số, đạt kết quả học tập cao hơn, tư duy sang tạo hơn và trở nên năng động hơn, có định hướng tương lai và nghề nghiệp tốt hơn.[3]
Nội dung chính báo cáo của Joseph (2003) nói về tác động của HĐNK đến học sinh, sinh viên đặc biệt trong sự phát triển nhận thức xã hội. Qua nghiên cứu, chứng minh được HĐNK đã nâng cao được ý thức tự giác đến trường, ý thức tự học, hạn chế tỷ lệ bỏ học sớm, giảm tỷ lệ phạm tội (đặc biệt đối với nam sinh), nâng cao kết quả và chất lượng học tập.[4]
* Danh mục các công trình nghiên cứu, tài liệu có liên quan đến đề tài
1. Cheung, C.K. và Kwok, S.T. (1998). “Activities and academic achievementamong college students”. The Journal of Genetic Psychology.
2. Erin Massoni (2011) Positive Effects of Extracurricular Activities onstudents.
3. Janet Young Miranda (2001), A study of the effect of school sponsored, extra curricular activities on high school students’ cumulative grade point average, sat score, act score, and core curriculum subject grade pointaverage.
4. Joseph (2003), School Extracurricular Activity Participation as a Moderator in the Development of Antisocial Patterns.
5. Nikki Wilsonn (2009), Impact of Extracurricular Activities on Students.
10.2. Trong nước (phân tích, đánh giá tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài ở Việt Nam, liệt kê danh mục các công trình nghiên cứu, tài liệu có liên quan đến đề tài được trích dẫn khi đánh giá tổng quan)
Ở nước ta, từ những năm 1960 khi xây dựng chương trình giáo dục, Bộ giáo dục đã xác định rõ: ''Muốn thực hiện giáo dục và giáo dưỡng trong các môn học đạt kết quả đầy đủ thì ở nhà trường cần tổ chức ngoại khoá… Công tác ngoại khoá bổ sung và nâng cao chất lượng của nội khoá lên một bước''. Khi bàn về phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” theo Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT, ngày 22 tháng 7 năm 2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát động trong các trường THPT giai đoạn 2008 – 2013, [1] ông Lê Quán Tần (Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ Giáo dục – Đào tạo) đã nhận định:
Thứ nhất: Chương trình giáo dục phổ thông, hoạt động ngoài giờ lên lớp, HĐNK thực sự là một bộ phận quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục. Một mặt, nó kiểm nghiệm kiến thức đã có, bổ sung những kiến thức còn thiếu hụt và việc mở rộng kiến thức; mặt khác thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp, HĐNK người học nâng cao tầm hiểu biết và nhận thức đầy đủ hơn về xã hội, gắn kiến thức đã học với thực tế trong cuộc sống, tăng cường phát triển trí lực, thể lực, rèn luyện kỹ năng sống và tính thẩm mỹ. Đây là con đường dẫn dắt các em từng bước đến với nền văn hóa, xã hội của dân tộc và nền văn hóa văn minh của nhân loại, học tập những cái hay, cái đẹp mà thế giới và dân tộc đã để lại.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D nghiên cứu xây dựng quy trình phân tích các hoạt chất chính trong cây hương thảo Nông Lâm Thủy sản 0
D Quản lý hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học của tổ trưởng Luận văn Sư phạm 0
D Nghiên cứu kiểm kê khí thảí từ hoạt động đốt trấu, rơm rạ vùng Tây Nam Bộ Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu xác định điều kiện hấp phụ hơi benzen của than hoạt tính, Zeolit A, zeolit Y, zeolit MOR Khoa học Tự nhiên 1
D Nghiên cứu hiệu quả hoạt động quảng cáo sản phẩm Kotex Mini Meow của công ty TNHH KimBerly - Clark Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu chiết tách, xác định cấu trúc các hoạt chất từ cây Bách bộ (Stemona pierrei Gagn) ở Lào Khoa học Tự nhiên 0
D nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của ba loài thuộc chi bách bộ (stemona) mọc ở lào Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên Cứu Thành Phần Hóa Học Và Hoạt Tính Sinh Học Cây Na Biển Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động du lịch tới môi trường nước tại khu du lịch thác Bản Giốc huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng Văn hóa, Xã hội 2
D Nghiên cứu tổng hợp xác định cấu trúc và thăm dò hoạt tính sinh học của một số phức chất Pt(II),Pd(II) với phối tử bazo Schiff Khoa học Tự nhiên 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top