daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động du lịch tới môi trường nước tại khu du lịch thác bản giốc huyện trùng khánh, tỉnh cao bằng
MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1: MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................... 1
1.2. Mục tiêu của đề tài .................................................................................. 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài.................................................................................... 2
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ................................... 2
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ........................................................................ 3
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................... 4
2.1. Cơ sở lý luận của đề tài ........................................................................... 4
2.1.1. Các khái niệm về môi trường ............................................................... 4
2.1.2. Môi trường du lịch ............................................................................... 4
2.1.3. Khái niệm phát triển du lịch bền vững ................................................ 6
2.1.4. Tác động của du lịch tới môi trường .................................................... 8
2.1.5. Khái niệm về rác thải du lịch ............................................................. 13
2.1.6. Các nguồn du lịch tác động tới môi trường ....................................... 13
2.1.7. Các tác động tiềm năng của dự án phát triển du lịch. ........................ 14
2.1.8. Các yếu tố tác động đến chất lượng môi trường nước thác Bản Giốc. ...... 16
2.2. Cơ sở pháp lý. ....................................................................................... 18
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................ 19
3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................ 19
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài ........................................................ 19
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................ 19
3.2.Địa điểm nghiên cứu và thời gian nghiên cứu ....................................... 19
3.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 19
3.3.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của khu du lịch thác
Bản Giốc huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. ........................................... 19
3.3.2. Hiện trạng phát triển du lịch tại khu du lịch thác Bản Giốc huyện
Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. ...................................................................... 198
3.3.3. Đánh giá chất lượng môi trường và ý thức bảo vệ môi trường của
khách tại khu lịch thác Bản Giốc, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. .... 20
3.3.4. Đề xuất một số biện pháp bảo vệ môi trường và giải pháp phát triển
du lịch bền vững tại khu du lịch Thác Bản Giốc. ........................................ 20
3.4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 20
3.4.1. Phương pháp điều tra thu thập tài liệu, số liệu, thông tin thứ cấp ..... 20
3.4.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa ............................................ 20
3.4.3. Phương pháp điều tra phỏng vấn. ...................................................... 20
3.4.4. Phương pháp lấy mẫu, phân tích, đo đạc ........................................... 21
3.4.5. Phương pháp tổng hợp, phân tích xử lý số liệu viết báo cáo ............. 21
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................... 22
4.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khu du lịch thác Bản
Giốc huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. .................................................. 22
4.1.1. Điều kiện tự nhiên khu du lịch thác Bản Giốc ................................... 22
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................... 25
4.1.3. Tài nguyên du lịch khu du lịch thác Bản Giốc .................................. 31
4.2. Đánh giá hiện trạng phát triển du lịch tại khu du lịch thác Bản Giốc .. 33
4.2.1. Hiện trạng khách du lịch đến với khu du lịch thác Bản Giốc ............ 33
4.2.2. Hệ thống cơ sở dịch vụ ăn uống và lưu trú tại khu du lịch thác Bản
Giốc .............................................................................................................. 35
4.3. Đánh giá chất lượng môi trường và ý thức bảo vệ môi trường của khách
du lịch tại khu du lịch thác Bản Giốc ........................................................... 38
4.3.1. Chất lượng môi trường nước mặt ...................................................... 38
4.3.2. Chất lượng môi trường nước ngầm .................................................... 40
4.3.3. Hiện trạng phát sinh rác thải tại khu du lịch thác Bản Giốc .............. 41
4.3.4. Đánh giá ý thức bảo vệ môi trường của khách du lịch ...................... 44
4.4. Đề xuất một số biện pháp bảo vệ môi trường và giải pháp phát triển du
lịch bền vững. ............................................................................................... 47
4.4.1. Đề xuất một số biện pháp bảo vệ môi trường khu du lịch thác Bản Giốc 47
4.4.2. Các giải pháp quy hoạch và phát triển du lịch bền vững tại thác Bản
Giốc .............................................................................................................. 49
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi9
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................... 53
5.1. Kết luận. ................................................................................................ 53
5.2. Kiến nghị. .............................................................................................. 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 551
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Môi trường là nền tảng cho sự sống còn và phát triển của nhân loại, là
nhân tố đảm bảo sức khỏe và chất lượng cuộc sống con người. Môi trường
ngày nay không còn là vấn đề của mỗi quốc gia mà đã trở thành vấn đề toàn
cầu. Bảo vệ môi trường được xem như một vấn đề sống còn của đất nước, của
nhân loại, là nhiệm vụ có tính xã hội xâu sắc, là một tiêu chuẩn đạo đức, một
điều kiện phát triển của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng, mỗi quốc gia. Bảo vệ
môi trường vừa là mục tiêu vừa là bộ phận cấu thành cơ bản của sự phát triển
bền vững của mỗi quốc gia.
Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp. Phát triển du lịch và bảo vệ môi
trường là hai vấn đề có liên quan chặt chẽ với nhau, ảnh hưởng tác động qua lại
tới nhau. Môi trường tốt tạo tiền đề cho du lịch phát triển, ngược lại du lịch phát
triển cũng tác động đến môi trường cả trên hai mặt tích cực và tiêu cực. Để du lịch
phát triển bền vững, đồng thời bảo vệ được môi trường tại các khu điểm du lịch
thì cần xác định mối quan hệ giữa phát triển du lịch và môi trường, để từ
đó xác định được mức độ ảnh hưởng của du lịch đến môi trường.
Nằm ở phía đông của tổ quốc, Thác Bản Giốc nằm ở địa phận xã Đàm
Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, trên biên giới hai nước Việt -
Trung, được đánh giá là thác nước đẹp và hùng vĩ nhất trong những ngọn thác
của dải đất hình chữ S.Từ độ cao trên 50m những khối nước lớn đổ xuống qua
nhiều bậc đá vôi.Giữa thác có một mô đá rộng phủ đầy cây đã xe dòng sông
thành ba luồng nước như ba dải lụa trắng. Ngày đêm thác nước cuồn cuộn đổ
xuống những tảng đá phẳng làm tung lên vô vàn hạt bụi trắng tỏa mờ cả một
vùng rộng lớn, vào những ngày nắng, làn hơi nước còn tạo thành cầu vồng
lung linh huyền ảo. Dưới chân Thác Bản Giốc là mặt sông rộng, phẳng như
gương, hai bên bờ là những thảm cỏ, vạt rừng xanh ngắt. Cùng với núi, sông
và các hang động kỳ thú ở xung quanh, thác Bản Giốc đã trở thành điểm du
lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước, mang lại nguồn lợi kinh tế đáng
kể cho tỉnh Cao bằng. Ngoài ra thác Bản Giốc còn có vị trí quan trọng đối với
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi2
phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và có vai trò quan trọng đối với việc điều
hòa môi trường sinh thái, cung cấp nước phục vụ cho sản xuất nông công
nghệp, nước sinh hoạt cho nhân dân địa phương.
Hiện tại môi trường tự nhiên của thác Bản Giốc cơ bản vẫn được giữ
những ưu thế mà thiên nhiên ban tặng, song với sự phát triển nhanh chóng của
ngành du lịch trong những năm gần đây, thì lượng khách đến với thác Bản
Giốc đã tăng lên rất nhiều và để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch các cơ sở
lưu trú, khu vui chơi giải trí được xây dựng, các điểm du lịch được tu sửa.
Những hoạt động du lịch đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường nước
khu du lịch thác Bản Giốc.
Để thành công trong việc phát triển du lịch bền vững thì phải gắn với
việc bảo vệ môi trường. Bảo vệ môi trường trong kinh doanh du lịch, nâng
cao ý thức của cộng đồng và du khách sẽ góp phần phát triển du lịch bền
vững. Công tác bảo vệ môi trường, nhất là môi trường ở các khu du lịch cần
có sự chung tay góp sức của các ngành, các cấp và người dân.
Xuất phát từ những thực tế và với mục đích góp phần và xác định ảnh
hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường nước tại khu du lịch thác Bản
Giốc, được sự đồng ý của Ban Giám Hiệu trường Đại Học Nông Lâm, Ban
chủ nhiệm khoa Môi Trường dưới sự hướng dẫn của thầy giáo PGS.TS. Đặng
Văn Minh. Em đã tiến hành thực hiện đề tài : “Nghiên cứu ảnh hưởng của
hoạt động du lịch tới môi trường nước tại khu du lịch thác Bản Giốc huyện
Trùng Khánh , tỉnh Cao Bằng”
1.2. Mục tiêu của đề tài
- Xác định mức độ ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường
nước tại khu du lịch thác Bản Giốc.
- Đánh giá chất lượng môi trường nước của thác Bản Giốc.
- Đề ra các giải pháp hạn chế tác động tiêu cực của hoạt động du lịch tới
môi trường nước tại thác Bản Giốc.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Vận dụng các kiến thức đã học trong nghiên cứu khoa học.3
- Nâng cao hiểu biết thêm về kiến thức thực tế.
- Tích lũy kinh nghiệm cho công việc sau khi ra trường
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
- Đưa ra được các tác động của hoạt động du lịch tới môi trường đất,
nước, không khí và hệ sinh thái và từ đó giúp cho đơn vị quản lý có các biện
pháp quản lý, ngăn ngừa, giảm thiểu hợp lý các tác động xấu tới môi trường,
cảnh quan và con người.
- Tạo số liệu làm cơ sở cho công tác lập kế hoạch xây dựng chính sách
bảo vệ môi trường và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
- Nâng cao nhận thức, tuyên truyền và giáo dục cho mọi người về bảo
vệ môi trường.
- thông báo nguy cơ tiềm tàng về ô nhiễm suy thoái môi trường sinh
thái tự nhiên.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi4
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở lý luận của đề tài
2.1.1. Các khái niệm về môi trường
- Môi trường: theo khoản 1 điều 3 luật BVMT Việt Nam năm 2005,
môi trường được định nghĩa như sau: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự
nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống
sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người sinh vật”[5].
- Thành phần môi trường: theo khoản 2 điều 3 luật BVMT Việt Nam
năm 2005, thành phần môi trường được định nghĩa như sau: “Thành phần môi
trường là yếu tố vật chất tạo thành môi trường như đất, nước không khí, âm
thanh ánh sang, sinh vật, hệ sinh thái và các hình thái vật chất khác” [5].
- Ô nhiễm môi trường: theo khoản 6 điều 3 luật BVMT Việt Nam năm
2005, ô nhiễm môi trường được định nghĩa như sau: “Ô nhiễm môi trường là
sự biến đổi các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi
trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật” [5].
- Suy thoái môi trường: theo khoản 7 điều 3 Luật BVMT Việt Nam năm
2005 thì “suy thoái môi trường là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của
thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật” [5].
- Phát triển bền vững: theo khoản 4 điều 3 Luật BVMT Việt Nam
năm 2005, phát triển bền vững được định nghĩa như sau: “Phát triển bền
vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm
tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ
sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã
hội và bảo vệ môi trường” [5].
2.1.2. Môi trường du lịch
2.1.2.1. Khái niệm môi trường du lịch:
“Môi trường du lịch bao gồm tổng thể các nhân tố về tự nhiên, kinh tế -
hội và nhân văn trong đó hoạt động du lịch tồn tại và phát triển”.
Hoạt động du lịch có mối quan hệ mật thiết với môi trường, khai thác
đặc tính của môi trường để phục vụ mục đích phát triển và tác động trở lại
góp phần làm thay đổi các đặc tính của môi trường.5
Sự tồn tại và phát triển của du lịch với tư cách là một ngành kinh tế gắn
liền với khả năng khai thác tài nguyên, khai thác đặc tính của môi trường
xung quanh. Chính vì vậy hoạt động du lịch liên quan một cách chặt chẽ với
môi trường hiểu theo nghĩa rộng. Các cảnh đẹp của thiên nhiên như núi, sông,
biển cả… ,các giá trị văn hóa như các di tích công trình kiến trúc nghệ thuật
… hay những đặc điểm và tình trạng của môi trường xung quanh là những
tiềm năng và điều kiện cho phát triển du lịch. Ngược lại, ở chừng mực nhất
định, hoạt động du lịch tạo nên môi trường mới hay góp phần cải thiện môi
trường như việc xây dựng các công viên vui chơi giải trí, các công viên cây
xanh, hồ nước nhân tạo, các làng văn hóa du lịch … Như vậy, rõ ràng rằng hoạt
động du lịch và môi trường có tác động qua lại, tương hỗ lẫn nhau và nếu khai
thác, phát triển hoạt động du lịch không hợp lý có thế sẽ là nguyên nhân làm suy
giảm giá trị của các nguồn tài nguyên, suy giảm chất lượng môi trường và cũng
có nghĩa là làm suy giảm hiểu quả của chính hoạt động du lịch [2].
Bất cứ hoạt động nào của du lịch cũng có tác động hai chiều đến môi
trường của nó. Cho nên trong hoạt động du lịch cần có những quy hoạch hợp
lý, chính sách và dự án tối ưu nhất nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường.
2.1.2.2. Cơ cấu của môi trường du lịch
Môi trường du lịch gồm ba thành phần chính [19]
- Môi trường du lịch tự nhiên:
Là một bộ phận cấu thành nên môi trường du lịch nói chung, bao gồm
tập hợp các đối tượng tự nhiên sống (hữu cơ) và không sống (vô cơ). Trong
đó có những đối tượng tự nhiên chưa bị con người tác động và cả những đối
tượng tự nhiên đã bị con người tác động tự nhiên đã bị con người tác động,
cải tạo ở những mức độ khác nhau, song vẫn bảo tồn được một phần hoặc
toàn bộ các đặc tính tự phục hồi và phát triển. Môi trường du lịch tự nhiên là
toàn bộ không gian, lãnh thổ bao gồm các nhân tố thiên nhiên như: đất, nước,
không khí, hệ động vật trên cạn và dưới nước… và các công trình kiến trúc
cảnh quan thiên nhiên - nơi tiến hành các hoạt động du lịch.Ví dụ như các khu
du lịch nổi tiếng Phong Nha- kẻ Bàng, Hạ Long, Sapa, Đà lạt,Thác Bản giốc,
động ngườm ngao…là những điểm du lịch dựa trên cơ sở môi trường tự
nhiên.Với những cảnh quan thiên nhiên đặc sắc. Làm cho các hoạt động du
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi6
lịch có sức hấp dẫn lớn đối với du khách, chính vì vậy mà chúng được trực
tiếp khai thác vào mục đích kinh doanh du lịch. Các nhân tố, điều kiện cơ bản
của môi trường du lịch tự nhiên có tác động đáng kể nhất đối với du lịch có
thể kể là vị trí địa lý, môi trường địa chất - địa mạo, môi trường nước, môi
trường không khí, môi trường sinh học.
- Môi trường du lịch nhân văn
Môi trường du lịch nhân văn là một bộ phận của môi trường du lịch
liên quan trực tiếp đến con người và cộng đồng, bao gồm các yếu tố về dân
cư, dân tộc. Gắn liền với các yếu tố dân cư, dân tộc là truyền thống quan hệ
cộng đồng, các yếu tố về lịch sử, văn hóa…. Khi chúng đứng trên quan điểm
môi trường thì đó là những yếu tố tích cực của môi trường du lịch bởi vì đây
không chỉ là đối tượng của du lịch mà còn là yếu tố tạo sự hấp dẫn của môi
trường du lịch bởi tính đa dạng của những giá trị nhân văn truyền thống của
các cộng đồng dân tộc khác nhau. Bên cạnh đó, sự phát triển các yếu tố văn
hóa, khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên nhân văn (di tích lịch sử, di sản thế
giới, lễ hội, ẩm thực, văn hóa dân tộc …) ở các điểm du lịch cũng chính là
những phương diện hữu hiệu nhằm nâng cao các giá trị nhân văn, tăng điều
kiện thuận lợi để thu hút du khách.
- Môi trường du lịch kinh tế- văn hóa xã hội
Môi trường kinh tế xã hội là toàn bộ hoàn cảnh, hoạt động kinh tế, xã
hội của quốc gia, khu vực hay trên toàn thế giới. Khi xem xét môi trường kinh
tế xã hội thì cần xem xét rõ các yếu tố như thể chế chính sách, trình độ phát
triển khoa học công nghệ, mức độ phát triển cơ sở hạ tầng, môi trường đô thị
và công nghiệp, mức sống của người dân, an toàn trật tự xã hội, tổ chức xã
hội và quản lý môi trường.
2.1.3. Khái niệm phát triển du lịch bền vững
Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người
ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan,
tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định (Luật du
lịch của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2005) [6].
Khái niệm về du lịch bền vững mới xuất hiện vào những năm 90 và
thực sự gây được sự chú ý rộng rãi trong những năm gần đây. Theo hội đồng7
du lịch và lữ hành quốc tế (WTTC), năm 1996 thì du lịch bền vững là việc
đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ du lịch hiện tại mà vẫn đảm bảo những khả
năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ du lịch tương lai.
Theo Luật du lịch của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm
2005, phát triển du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng được các
nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du
lịch tương lai [6].
Du lịch bền vững đòi hỏi phải quản lý tất cả các dạng tài nguyên theo
cách nào đó để chúng ta có thể đáp ứng các nhu cầu kinh tế, xã hội và thẩm
mỹ trong khi vẫn duy trì được bản sắc văn hóa, các quá trình sinh thái cơ bản,
đa dạng sinh học và các hệ đảm bảo sự sống [2].
Sự PTBV một mặt nhằm thỏa mãn nhu cầu và phúc lợi của du khách
nói chung trong khi vẫn duy trì và cải thiên môi trường. Điều này có nghĩa là
lưu tâm đến các chức năng kinh tế có tính chất quan trọng và hợp nhất các giá
trị môi trường và quyết định đầu tư tính đến khía cạnh sinh thái.
Phát triển du lịch một cách thận trọng có thể mang lại những lợi ích
kinh tế, môi trường và văn hóa cộng đồng. Ngược lại sự tham gia của cộng
đồng có thế làm phong phú kinh nghiệm và sản phẩm du lịch.
Đối với du lịch bền vững, chiến lược tiếp thị bao gồm việc xác định và
luôn rà soát lại mặt cung của những tài nguyên thiên nhiên và nhân văn,
những nguồn lực khác cũng như khía cạnh cầu, ấn tượng và ước mong của du
khách nói chung là được hình thành trước khi họ đến địa điểm tham quan
thông qua những hoạt động bổ sung khuyến mại vật chất của các công ty.
Để phát triển một dự án du lịch, cần nghiên cứu và điều tra về tất
cả các yếu tố môi trường - xã hội - xã hội. Từ đó có thể giới thiệu với du
khách những hình thái du lịch bền vững. Để nhằm nâng cao kiến thức về du
lịch và thực hiện được mô hình PTBV, phải liên kết các cơ quan chức năng,
các tổ chức xã hội, các nhà lập kế hoạch và nhân dân.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi8
2.1.4. Tác động của du lịch tới môi trường
2.1.4.1. Mối quan hệ giữa du lịch và môi trường.
Du lịch và môi trường có mối quan hệ qua lại không thể tách rời. Sự
phát triển của bất kỳ ngành kinh tế nào cũng gắn liền với vấn đề môi trường.
Điều này càng đặc biệt có ý nghĩa đối với sự phát triển của ngành kinh tế tổng
hợp có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao như du lịch. Môi trường
được xem là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, tính hấp
dẫn của các sản phẩm du lịch, qua đó ảnh hưởng đến khả năng thu hút khách
đến sự tồn tại của hoạt động du lịch.
Hình 2.1: Sơ đồ về sự ảnh hưởng của môi trường đến du lịch
Hoạt động phát triển du lịch đồng nghĩa với việc gia tăng lượng khách
du lịch, tăng cường phát triển cơ sở hạ tầng, du lịch và gia tăng nhu cầu sử
dụng tài nguyên..., từ đó dẫn đến sự gia tăng áp lực của du lịch đến môi
trường. Trong nhiều trường hợp, do tốc độ phát triển quá nhanh của hoạt động
du lịch vượt ngoài nhận thức và năng lực quản lý nên đã tạo sức ép lớn đến
khả năng đáp ứng của tài nguyên và môi trường, gây ô nhiễm cục bộ nguy cơ
suy thoái lâu dài.9
Hình 2.2: Sơ đồ về sự tác động của các hoạt động du lịch đến môi trường
2.1.4.2. Các tác động tích cực của du lịch đến môi trường
* Môi trường tự nhiên.
- Tăng hiệu quả sử dụng đất nhờ những dự án nơi các hoạt động phát
triển du lịch cần đến các quỹ đất còn bỏ hay sử dụng không đạt hiệu quả.
- Giảm sức ép do khai thác tài nguyên quá mức từ các hoạt động dân
sinh kinh tế trong những dự án phát triển du lịch tại các khu vực nhạy cảm
(vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên … ) với các ranh giới đã được xác
định cụ thể và quy mô khai thác hợp lý.
- Góp phần đảm bảo chất lượng nước trong và ngoài khu vực phát
triển du lịch nếu như các giải pháp kỹ thuật trong cấp thoát nước được áp
dụng. Việc thiết kế hợp lý hệ thống cấp thoát nước của các khu du lịch sẽ
làm giảm sức ép gây ô nhiễm môi trường nước nhờ việc củng cố về mặt hạ
tầng. Đặc biệt tronng những trường hợp các khu vực phát triển du lịch nằm
ở thượng nguồn các lưu vực sông, vấn đề gìn giữ nguồn nước sẽ đạt hiệu
quả tốt hơn nếu như các hoạt động phát triển tại đây được quy hoạch và xử
lý kỹ thuật hợp lý.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi10
- Góp phần cải thiện các điều kiện vi khí hậu nhờ các dự án thường có yêu
cầu tạo thêm các vườn cây, công viên cảnh quan, hồ nước thác nước nhân tạo.
- Góp phần làm tăng thêm mức độ đa dạng sinh học tại những điểm du
lịch nhờ những dự án có phát triển các công viên cây xanh cảnh quan, khu
nuôi chim thú… hay bảo tồn đa dạng sinh học thông qua các hoạt động nuôi
trồng nhân tạo phục vụ du lịch.
- Bổ sung vẻ đẹp cảnh quan cho khu vực phát triển du lịch nếu như các
công trình được phối hợp hài hòa.
- Hạn chế các lan truyền ô nhiễm cục bộ trong khu vực nếu như các giải
pháp kỹ thuật đồng bộ được áp dụng hợp lý (ví dụ như đối với các làng chài
ven biển trong khu vực được xác định phát triển thành khu du lịch biển …).
* Môi trường nhân văn - xã hội.
- Góp phần tăng trưởng kinh tế khu vực.
- Tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập cho một bộ phận cộng đồng
dân cư địa phương (tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào hoạt động du lịch).
- Góp phần cải thiện điều kiện về hạ tầng và dịch vụ xã hội cho địa
phương (y tế, vui chơi giải trí…) kèm theo các hoạt động phát triển du lịch.
- Góp phần thúc đẩy làng nghề truyền thống.
- Bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống (dân ca, nhạc cụ dân tộc,
truyền thống tập quán…)
- Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình giao lưu văn hóa giữa các dân
tộc và cộng đồng.
2.1.4.3. Các tác động tiêu cực của hoạt động du lịch đến môi trường
* Môi trường tự nhiên.
- Khả năng cung cấp nước sạch cho sinh hoạt, xử lý nước thải không
tương xứng với khả năng đồng hóa ô nhiễm của môi trường nước tại chỗ, các
vấn đề này sinh trong việc giải quyết loại trừ chất thải rắn. Trong mọi trường
hợp cần nhận thấy rằng khách du lịch, đặc biệt khách từ các nước phát triển
thường sử dụng nhiều nước và những tài nguyên khác, đồng thời lượng chất
thải tính theo đầu người thường lớn hơn với người dân địa phương
1
Ky, huyện Trùng Khánh đạt hiểu quả tạo sức lan tỏa phát triển du lịch cộng
đồng ở Cao Bằng.
* Công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch
- Các Sở, ban ngành và UBND huyện Trùng Khánh cần tiếp tục quan
tâm chỉ đạo đẩy mạnh tiến độ thi công tuyến đường giao thông tỉnh lộ 206
đoạn từ Thị Trấn Trùng Khánh xuống khu thác Bản Giốc. Xây dựng cơ sở hạ
tầng và khai thác tiềm năng du lịch khu vực thác Bản Giốc để vừa góp phần
bảo vệ đường biên, mốc giới, vừa góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã
hội của địa phương.
- Đối với tỉnh Cao Bằng cần xác định trọng tâm, tập trung nguồn lực,
chỉ đạo đầu tư xây dựng hoàn thiện 3 khu du lịch, tạo được thương hiệu sản
phẩm du lịch độc đáo, có tính cạnh tranh cao để tạo được điểm nhấn thu hút
khách bao gồm: khu du lịch di tích lịch sử Pác Bó; khu du lịch sinh thái hồ
Thăng Hen; khu du lịch thác Bản Giốc - động Ngườm Ngao. Đồng thời quan
tâm đầu tư, nâng cấp kết cấu hạ tầng, dịch vụ 3 khu kinh tế của khẩu Tà Lùng,
huyện Phục Hòa; Trà Lĩnh, huyện Trà Lĩnh; Sóc Giang, huyện Hà Quảng.
Tập trung nâng cấp hiện đại hóa cửa khẩu, áp dụng các phương tiện kỹ thuật,
nghiệp vụ hiện đại, cải tiến rút ngắn thời gian làm thu tục xuất nhập cảnh, tạo
điều kiện thu hút khách du lịch Trung Quốc vào Cao Bằng.
- Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch sớm hoàn thành quy hoạch
xây dụng KDL thác Bản Giốc. Quy hoạch bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử
văn hóa, công khai quy hoạch, tuyên truyền vận động, kêu gọi thu hút đầu tư,
khôi phục và phát huy các loại hình văn hóa, nghệ thuật dân gian phục vụ
khách du lịch, đẩy mạnh thực hiện xã hội để phát triển du lịch.
* Giải pháp về cơ chế chính sách, đa dạng hóa sản phẩm du lịch
- Các cấp, các ngành cần tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa về cơ chế
chính sách ưa đãi, khuyến khích các nhà đầu tư, tổ chức, cá nhân phát triển du
lịch. Đặc biệt là khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương vào
hoạt động du lịch. Đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch loại
hình dịch vụ; nghiên cứu xây dựng các cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ
nghệ, hang thổ cẩm, đồ chơi dân gian, tổ chức dạy nghề cho dân, nâng cao
chất lượng sản lượng lưu niệm của du lịch thác Bản Giốc.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi52
- Nâng cao chất lượng tổ chức các hoạt động văn hóa, lễ hội, lồng ghép
giữa tổ chức lễ hội và phát triển loại hình du lịch sinh thái; quan tâm quy
hoạch bảo tồn phát triển làng nghề thủ công truyền thống, phát huy bản sắc
văn hóa với phát triển du lịch cộng đồng ở địa phương.
* Về đào tạo nhân lực
- Đẩy mạnh việc liên kết với một số trường đại học, cao đẳng hàng năm
thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, nhân viên nghiệp
vụ khách sạn, nhà hàng, hướng dẫn viên, thuyết minh viên, ngoại ngữ …
nhằm củng cố lực lượng làm du lịch cả về lượng và chất, không ngừng nâng
cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động kinh doanh, phục vụ.
- Với cộng đồng dân cư, phải tuyên truyền giáo dục du lịch cộng đồng, mở
lớp về văn minh giao tiếp, ứng xử với khách du lịch; tăng cường nhận thức của
người dân đối với lợi ích phát triển du lịch và bảo vệ TNDL của địa phương.
Tiềm năng du lịch huyện Trùng Khánh là rất lớn, để khai thác phát huy
được còn nhiều việc phải làm, nhiều khó khăn phải vượt qua. Vì vậy, vấn đề
du lịch đang rất cần sự quan tâm chỉ đạo, ủng hộ giúp đỡ của các cấp, các
ngành, các nhà khoa học, các doanh nghiệp … nhất là đối với lĩnh vực đầu tư
xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản phẩm du lịch, đào tạo nhân lực du lịch.53
PHẦN 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận.
Qua quá trình thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt
động du lịch đến môi trường nước tại khu du lịch thác Bản Giốc, huyện
Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng”, tui rút ra một số kết luận sau:
- Từ kết quả phân tích về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội cho thấy thác Bản
Giốc là địa điểm du lịch sinh thái hấp dẫn nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Cao Bằng
và ngay tại khu vực biên giới quốc gia Việt - Trung nên thác Bản Giốc có vị trí
quan trọng về chính trị và có tiềm năng du lịch to lớn, là cầu nối nhằm thúc đẩy phát
triển kinh tế đa phương giữa Việt Nam và Trung Quốc.
- Thác Bản Giốc đang được quy hoạch tổng thể, nhằm xây dựng bộ mặt
mới để thu hút khách du lịch trong và ngoài nước tới tham quan. Trong những
năm gần đây, khách du lịch đến với thác Bản Giốc tăng trung bình khoảng
8,96% qua các năm cả về lượng khách trong và ngoài nước. Do Đó các dịch
vụ du lịch cũng rất phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách. Các nhà
hàng khách sạn được xây dựng ngày càng nhiều, chất lượng cán bộ, nhân viên
ngày càng được cải thiện.
-Về chất lượng nước mặt tại thác Bản Giốc:
Qua phân tích các chỉ tiêu môi trường nước mặt tại hai điểm ta thấy. Độ
pH lần lượt là 8,12 và 6,89, oxy hòa tan lần lượt là 5,25 mg/l và 4,38 mg/l, chỉ
tiêu BOD5 lần lượt là 8,32 và 17,28 mg/l, chỉ tiêu COD lần lượt là 10,4 và
21,60 mg/l, hàm lượng các chất rắn lơ lửng lần lượt là 12,56 và 11,02 mg/l.
Hầu hết các chỉ tiêu phân tích đều nằm trong giới hạn cho phép của quy chuẩn
Việt Nam 08:2008/BTNMT. Như vậy các hoạt động du lịch chưa ảnh hưởng
đến môi trường nước ở khu du lịch thác Bản Giốc.
- Về chất lượng nước ngầm tại thác Bản Giốc:
Qua phân tích các chỉ tiêu môi trường nước ngầm tại hai điểm ta thấy.
Các chỉ tiêu phân tích như pH lần lượt 8,09 và 6,71, độ cứng lần lượt là 3,50 và
3,20 mg/l đều nằm trong giới hạn cho phép của quy chuẩn Việt Nam
09:2008/BTNMT. Riêng chỉ COD phân tích được có giá trị lần lượt là 8,20 mg/l
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi54
và 21,4 mg/l nằm ngoài khoảng tiêu chuẩn cho phép. Nguyên nhân là do sự xâm
nhập của các chất bẩn gây ô nhiễm nguồn nước. Vì vậy, cần có các biện pháp xử
lý trước khi thải ra môi trường, cần triển khai nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi
các thành tựu khoa học môi trường đặc biệt là công nghệ xử lý nước thải, khắc
phục phòng chống ô nhiễm nước thải, rác thải dẫn đến suy thoái môi trường.
5.2. Kiến nghị.
- Để thu hút khách du lịch cần chú trọng đầu tư về cơ sở hạ tầng, tôn
tạo cảnh quan, điều chỉnh, kết hợp hài hòa giữa nhu cầu của du khách với cơ
sở vật chất thượng tầng kiến trúc trong hiện tại và tương lai.
- Tăng cường thêm công nhân làm công tác vệ sinh môi trường khu du lịch.
- Thu lệ phí bảo vệ môi trường đối với những cơ sở kinh doanh dịch vụ
khách du lịch để gây quỹ bảo vệ môi trường khu du lịch.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện sau cấp phép
trong lĩnh vực tài nguyên nước, xử lý nghiêm vi phạm trong lĩnh vực tài
nguyên nước.
- Cần xây dựng một hệ thống nước mưa chảy tràn quanh khu vực thác
Bản Giốc và các hệ thống lắng nước trước khi chảy xuống thác.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục và truyền thông môi
trường nhằm nâng cao nhận thức của người dân và khách du lịch về vấn đề
bảo vệ môi trường.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Các nhân tố ảnh hưởng đến giá bán căn hộ chung cư cao cấp - Nghiên cứu trên địa bàn Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
D Ảnh hưởng của nợ công tới tăng trưởng kinh tế nghiên cứu thực nghiệm tại đông nam á Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu về thảo luận nhóm và ảnh hưởng của nó đến khả năng nói của học sinh không chuyên ngữ Ngoại ngữ 0
D Nghiên cứu ảnh hưởng của ma sát âm đến sức chịu tải của cọc Khoa học kỹ thuật 0
D Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới tính thanh khoản của cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu đánh giá biến động các thông số ảnh hưởng đến chất lượng tôm sú (Penaeus Monodon) bảo quản ở 0 độ C sau thu hoạch Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của ngân hàng Sacombank Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm trực tuyến của giới trẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh ở kênh thương mại điện tử Shopee, 2021 Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến tính kháng thuốc của vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis tại thành phố Cần Thơ Y dược 0
D Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chế biến nước cam cô đặc Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top