daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
DANH MỤC HÌNH ---------------------------------------------------------------------------n
MỞ ĐẦU ---------------------------------------------------------------------------------------1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN -----------------------------------------------------------------3
1.1. Phối tử hữu cơ bazơ Schiff, phức chất kim loại M(II) và ứng dụng---------------3
1.2. Nghiên cứu tổng hợp, cấu trúc và hoạt tính sinh học của phức chất kim loại
M(II) với phối tử bazơ Schiff dạng 4 càng N2O2------------------------------------------4
1.3. Nghiên cứu tổng hợp, cấu trúc và hoạt tính sinh học của phức chất M(II) với
phối tử bazơ Schiff dạng 2 càng NO ------------------------------------------------------ 11
1.4. Tổng quan phức chất Pt(II) ứng dụng điều trị bệnh ung thư --------------------- 21
1.5. Tổng quan nghiên cứu phức chất ở Việt Nam-------------------------------------- 23
CHƯƠNG 2. THỰC NGHIỆM------------------------------------------------------------ 26
2.1. Các phương pháp nghiên cứu--------------------------------------------------------- 26
2.1.1. Phương pháp tổng hợp và tinh chế sản phẩm------------------------------------ 26
2.1.2. Phương pháp xác định cấu trúc ---------------------------------------------------- 26
2.1.3. Phương pháp thử hoạt tính sinh học----------------------------------------------- 26
2.2. Kỹ thuật thực nghiệm ------------------------------------------------------------------ 29
2.3. Tổng hợp salicylaldehyde có các nhóm thế tại R3, R5 (phản ứng Reimer–
Tiemann)-------------------------------------------------------------------------------------- 30
2.4. Tổng hợp phối tử bazơ Schiff 4 càng và phối tử 2 càng -------------------------- 33
2.4.1. Tổng hợp dãy phối tử 4 càng H2L1, H2L2, H2L3 ---------------------------------- 33
2.4.2. Tổng hợp dãy phối tử 2 càng HL4-------------------------------------------------- 39
2.5. Tổng hợp các phức chất Pt(II) và Pd(II) với phối tử bazơ Schiff ---------------- 45
2.5.1. Tổng hợp phức chất với dãy phối tử 4 càng H2L1, H2L2, H2L3----------------- 46
2.5.2. Tổng hợp phức chất với dãy phối tử 2 càng HL4 -------------------------------- 56
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN -------------------------------------------- 65
3.1. Nghiên cứu tổng hợp các salicylaldehyde, phối tử và phức chất ---------------- 65
3.1.1. Nghiên cứu tổng hợp các salicylaldehyde có các nhóm thế tại R3, R5 -------- 65
3.1.2. Nghiên cứu tổng hợp phối tử 4 càng và phối tử 2 càng------------------------- 65
3.1.3. Nghiên cứu tổng hợp phức chất với phối tử 4 càng và phối tử 2 càng ------- 66
3.2. Nghiên cứu cấu trúc phối tử và phức chất bằng phương pháp phổ hồng ngoại 68
3.2.1. Phổ hồng ngoại của dãy phối tử 4 càng và phức chất -------------------------- 68
3.2.2. Phổ hồng ngoại của dãy phối tử 2 càng và phức chất -------------------------- 70
3.3. Nghiên cứu phức chất bằng phương pháp phổ khối lượng ----------------------- 72
3.4. Nghiên cứu cấu trúc phức chất bằng phương pháp phổ NMR ------------------- 75
3.4.1. Nghiên cứu cấu trúc phức chất Pt(II), Pd(II) với dãy phối tử 4 càng H2L1 -- 75
3.4.2. Nghiên cứu cấu trúc phức chất Pt(II), Pd(II với dãy phối tử 4 càng H2L2 --- 82
3.4.3. Nghiên cứu cấu trúc phức chất Pt(II), Pd(II) với dãy phối tử 4 càng H2L3 -- 92
3.4.4. Nghiên cứu cấu trúc phức chất Pt(II), Pd(II) với dãy phối tử 2 càng HL4 --101
3.5. Nghiên cứu hoạt tính sinh học của phối tử và phức chất-------------------------127
3.5.1. Hoạt tính kháng vi sinh vật của phối tử và phức chất--------------------------127
3.5.2. Khả năng ức chế sự phát triển tế bào ung thư của phức chất-----------------127
3.6. Nghiên cứu mối tương quan cấu trúc - hoạt tính sinh học của phức chất------130
KẾT LUẬN----------------------------------------------------------------------------------139
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN -----------------------------------------140
TÀI LIỆU THAM KHẢO -----------------------------------------------------------------142
MỞ ĐẦU
Hiện nay ung thư là một trong những căn bệnh gây tử vong hàng đầu trên thế
giới và có xu hướng ngày càng gia tăng. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hàng
năm có khoảng 7,6 triệu người chết vì bệnh ung thư. Ở Việt Nam, theo số liệu thống
kê mỗi năm có khoảng 200 nghìn bệnh nhân mắc bệnh ung thư và 75 nghìn người
chết mỗi năm. Chi phí chữa bệnh rất tốn kém nhưng cũng chỉ ức chế sự phát triển
của bệnh và kéo dài thời gian sống. Chính vì vậy, nhiều nước có rất nhiều chương
trình nghiên cứu, đầu tư công nghệ, chiết tách các hợp chất thiên nhiên... để nghiên
cứu tổng hợp các hợp chất mới có hoạt tính sinh học làm co sở cho việc bào chế
thuốc mới dang là vấn dề thu hút duợc rất nhiều nhà khoa học trên thế giới quan
tâm.
Phức chất của kim loại chuyển tiếp với các phối tử bazơ Schiff đã thể hiện
hoạt tính sinh học cao, đa dạng như kháng nấm, kháng khuẩn, các hoạt chất diệt cỏ,
chống co giật, chống oxy hóa, chống viêm, chống sốt rét....và có nhiều triển vọng
trong điều trị bệnh ung thư nên đã thu hút các nhà khoa học trong nước và thế giới.
Thuốc thế hệ đầu tiên điều trị bệnh ung thư là cis-platin (cis-[Pt(NH3)2Cl2])
đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới, nhưng nó có nhược điểm là độc tính cao,
độ tan kém. Do đó, việc nghiên cứu tổng hợp các phức chất mới nhằm khắc phục
các nhược điểm trên là một trong những mục tiêu chính tìm kiếm các phức chất có
hoạt tính kháng ung thư.
Khác với platin, các công trình về phức chất của paladi(II) và ứng dụng của
chúng trong y dược còn hạn chế, mặc dù các nguyên tố này có tính chất hóa học
giống nhau. Liệu các phức chất của paladium(II) với phối tử bazơ Schiff có hoạt
tính sinh học như các phức chất của platin không? Yêu cầu này cần nghiên cứu
giải quyết.
Tuy nhiên, việc đưa các phức chất vào ứng dụng trong thực tế là con đường
rất dài và khó khăn, phức chất thường tồn tại nhiều dạng đồng phân, mỗi dạng có
các hoạt tính khác nhau, do đó việc tìm điều kiện thích hợp để tổng hợp các phức
chất có hoạt tính sinh học như mong muốn là một thách thức cho các nhà khoa học.
Qua nghiên cứu, các nhà khoa học nhận thấy mối tương quan giữa hoạt tính
sinh học và cấu trúc. Vì vậy, việc thay thế các phối tử trong phức chất có thể sẽ tạo
thành các sản phẩm có hoạt tính sinh học khác nhau. Do đó việc nghiên cứu mối tương
quan giữa cấu trúc và hoạt tính là nhiệm vụ quan trọng của các nhà khoa học.
Với những ý nghĩa cấp thiết và thực tiễn trên, chúng tui chọn đề tài: “Nghiên
cứu tổng hợp, xác định cấu trúc và thăm dò hoạt tính sinh học của một số phức
chất Pt(II), Pd(II) với phối tử bazơ Schiff”
Nội dung luận án gồm ba phần chính:
1. Tổng hợp các phối tử bazơ Schiff dạng 4 càng N2O2, dạng hai càng NO và
phức chất Pt(II) và Pd(II) với phối tử trên.
2. Xác định cấu trúc của các phối tử bazơ Schiff và phức chất tổng hợp được
bằng các phương pháp hiện đại như phổ hồng ngoại, phổ khối lượng, phổ
cộng hưởng từ hạt nhân, anpha D.
3. Thăm dò hoạt tính sinh học của một số phối tử và phức chất được, bao gồm
hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định và đánh giá hoạt tính ức chế sự phát
triển tế bào ung thư nhằm phát hiện các chất mới có hoạt tính sinh học, làm
co sở cho các nghiên cứu tiếp theo.
Chúng tui hy vọng các kết quả nghiên cứu của luận án sẽ đóng góp một phần
nhỏ về thực nghiệm vào kho tư liệu khoa học về các phức chất Pt(II), Pd(II) với các
phối tử hữu cơ bazơ Schiff 4 càng và 2 càng nói riêng, cho việc nghiên cứu mối
quan hệ giữa cấu trúc - hoạt tính và hóa học hữu cơ nói chung trong y dược điều trị
bệnh ung thư.
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Phối tử hữu cơ bazơ Schiff, phức chất kim loại M(II) và ứng dụng
Phối tử bazơ Schiff (hay còn gọi imine) tạo thành từ phản ứng ngưng tụ giữa
amine bậc 1 với aldehyde hay ketone trong điều kiện cụ thể. Bazơ Schiff là hợp
chất chứa nhóm -C=N-R, với nguyên tử N trung tâm liên kết với nhóm aryl hoặc
alkyl. Phối tử bazơ Schiff tạo phức với hầu hết các kim loại chuyển tiếp nói chung
và kim loại chuyển tiếp M(II) nói riêng Sơ đồ 1.1.
Amine Aldehyde hay ketone bazơ Schiff
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ phản ứng tạo thành phối tử bazơ Schiff [12]
Năm 1864, tác giả Schiff đã tổng hợp hợp chất có gốc imine đầu tiên. Vào
năm 1990, các nhà hóa học đã nghiên cứu cải tiến phản ứng bằng phương pháp loại
nước. Hiệu quả của phương pháp này phụ thuộc vào việc sử dụng axit BronstedLowry hay Lewis để kích hoạt các nhóm carbonyl của aldehyde.
Nhiều nhà khoa học trên thế giới đã công bố về hoạt tính sinh học của phức
chất có chứa nhóm bazơ Schiff như kháng nấm, kháng khuẩn, diệt cỏ, chống co
giật, chống oxy hóa, chống viêm, chống sốt rét, kháng virut [13], [14], [15], [16],
[17], [18], [19], [20], [21], [22], [23], [24], [25], [26], [27], [45], [46], [47], [49],
[63], [69] và đặc biệt phức chất có hoạt tính ức chế tế bào ung thư đã thu hút các
nhà khoa học trong nước và trên thế giới [28], [29], [30], [31], [32], [33], [34], [35],
[36], [37], [38], [39], [40], [41], [42], [43], [44], [92], [105].
Theo các nhà khoa học đã chứng minh hoạt tính sinh học của phức chất có
mối tương quan cấu trúc của phối tử, do vậy khảo sát mối tương quan đó giúp người
nghiên cứu định hướng tìm ra dạng cấu trúc có hoạt tính mong muốn. Việc xác định
cấu trúc của phối tử và phức chất dựa trên các phương pháp như phương pháp phổ
hồng ngoại, phương pháp phổ khối lượng cho thông tin đáng tin cậy về các mảnh
phổ cộng hưởng từ hạt nhân NMR. Trong gần 5 năm trở lại đây, phương pháp nhiễu
xạ tia X đơn tinh thể được các nhà hóa học Việt Nam áp dụng rộng rãi, ưu điểm của
phương pháp xác định được cấu trúc chính xác và đo được độ dài liên kết, góc các
nguyên tử tham gia liên kết. Tinh thể học tia X là chìa khóa của cấu trúc vật chất
cấp độ phân tử [41], [47], [48], [49], [61], [99], [129].
KẾT LUẬN
Luận án đã nghiên cứu tổng hợp 71 chất và thăm dò hoạt tính sinh học của
các phức chất. Cấu trúc của các chất được chứng minh bằng các phương pháp phổ
IR, ESI-MS, 1H-NMR, 13C-NMR và giá trị alpha D (đối với phức chất với phối tử 2
càng).
1. Đã tổng hợp 8 salicylaldehyde có các nhóm thế tại vị trí R3, R5khác nhau
bằng phản ứng Reimer–Tiemann.
2. Đã tổng hợp và xác định cấu trúc của 25 phối tử bazơ Schiff .
3. Đã tổng hợp và xác định cấu trúc 38 phức chất Pt(II) và Pd(II) với phối tử
bazơ Schiff 4 càng và phối tử 2 càng .
4. Đã đánh giá hoạt tính gây độc tế bào ung thư của 24 phức chất trên 4 dòng
tế bào ung thư: Ung thư biểu mô (KB), ung thư gan (Hep-G2), ung thư phổi (Lu),
ung thư vú (MCF-7). Kết quả cho thấy có 10/24 phức chất thể hiện hoạt tính gây
độc tế bào ung thư ở các mức độ khác nhau, có 4/10 phức chất có hoạt tính < 20
µM (123a, 126a, 138b, 138c). Đặc biệt, phức chất 123a giá trịIC50 đạt 3,14 µM
(KB), 3,57 µM (Hep-G2) và giá trị này gần bằng so với chất chuẩn ellipticine [IC50
đạt 2,03 µM (KB) và 2,47 µM (Hep-G2)]. Phức chất [Pd(R-5Fspa)2] 138b có có giá
trị IC50 trên 4 dòng tế bào ung thư như sau: giá trịIC50 đạt 11,10 µM (KB), 6,69 µM
(Hep-G2), 8,04 (Lu), 16,64 µM (MCF-7).
- Phức chất của Pd(II) cấu hình (R) có hoạt tính kháng ung thư tốt hơn cấu
hình (S). Phức chất của Pt(II) không có hoạt tính kháng ung thư (Hệ 2 càng).
- Phức chất của Pd(II) không có hoạt tính kháng ung thư (Hệ 4 càng).
5. Đã thử hoạt tính kháng vi sinh vật của 2 phối tử 114a, 114b và 6 phức chất
121b, 122b, 122d, 123b, 132b, 132c trên các dòng vi sinh vật kiểm định Gram (+):
Staphylococcus aureus, Bacillus subtilis, Lactobacillus fermentum; Gram (-):
Salmonella enterica, Escherichia coli, Pseudomonas aeruginosa và nấm: candila
albican. Kết quả cho thấy các mẫu đều không có hoạt tính kháng vi sinh vật.
Như vậy, các kết quả nghiên cứu đã góp phần cung cấp dữ kiện cho việc
nghiên cứu mối quan hệ giữa cấu trúc và hoạt tính sinh học của các phức chất Pt(II),
Pd(II) với các phối tử hữu cơ bazơ Schiff 4 càng và 2 càng.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu lợi thế cạnh tranh của Tổng công ty Viễn thông Viettel Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên Cứu Năng Lực Cạnh Tranh Của Tổng Công Ty Bưu Điện Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu quy trình tổng hợp vật liệu aerogels từ xơ dừa và ứng dụng hấp phụ Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu kỹ thuật tổng quan Mazda 3 (CKD) & CX-5 (CBU) Khoa học kỹ thuật 0
D Nghiên cứu tổng hợp pholthua lưỡng kim cấu trúc nano xốp làm chất xúc tác cho quá trình tách nước điện hóa tổng thể Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu tổng hợp, cấu trúc và tính chất một số hợp chất chứa vòng furoxan Y dược 0
D Nghiên cứu tổng hợp, cấu trúc và tính chất một số dẫn xuất của quinolin trên cơ sở eugenol từ tinh dầu hương nhu Y dược 1
D Nghiên Cứu Tổng Hợp Nano Bạc Từ Dung Dịch AgNO3 Bằng Tác Nhân Khử Dịch Chiết Cây Cỏ Bù Xít Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu tổng hợp và tính chất quang học của hạt nano cấu trúc lõi - vỏ chấm lượng tử Si-polystiren Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu hình thái cấu trúc và đặc tính điện hóa của polyaniline tổng hợp bằng con đường điện hóa Khoa học Tự nhiên 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top