LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI
LỜI MỞ ĐẦU

Trong quá trình hoạt động của con người, việc trao đổi thông tin trở thành nhu cầu không thể thiếu được. Thông tin được con người trao đổi với nhau bằng nhiều phương tiện, nó là một công cụ quan trọng trong hoạt động quản lý và điều hành xã hội. Văn bản chính là một cách thể hiện của trao đổi thông tin. Nó được sử dụng để ghi chép các sự kiện, hiện tượng, truyền đạt các chỉ thị, mệnh lệnh, là căn cứ để truy cứu trách nhiệm…..Chính vì thế, con người ngày càng nhận rõ vai trò của văn bản. Họ đã biết giữ lại các văn bản, giấy tờ quan trọng để sử dụng khi cần thiết và văn bản đã trở thành tài sản quý báu để lưu truyền cho đời sau.
Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu trao đổi thông tin của con người ngày càng cao thì các hình thức văn bản ngày càng phong phú. Tuy nhiên, do bộ não con người có giới hạn, họ không thể nhớ nổi các thông tin được ghi chép lại. Vì thế, con người đã nghĩ ra cách lưu giữ các văn bản, giấy tờ đó để phục vụ cho các hoạt động xã hội của mình. Công tác lưu trữ ra đời cũng nhằm đáp ứng nhu cầu cấp bách đó. Hiện nay, nhà nước ta cũng ngày một quan tâm hơn tới công tác này. Rất nhiều những văn bản quy phạm pháp luật về nội dung này đã được ban hành tiêu biểu như Pháp lệnh lưu trữ Quốc Gia số 34 năm 2001.
Nhưng trong thực tế, công tác lưu trữ tại số cơ quan đơn vị hiện nay lại không được coi trọng, ngay cả ở các bộ, ban, ngành, hay ở nhiều địa phương việc lưu trữ cũng chưa được tổ chức thống nhất theo đúng quy định của Nhà nước. Chính vì tính cấp thiết đó, em đã có dịp đi sâu vào thực tế tìm hiểu về thực trạng công tác lưu trữ tại Công ty Cổ phần Vật tư Nông nghiệp Hà Nội. Qua quan sát và trải nghiệm thực tế em nhận thấy rằng công tác lưu trữ không chỉ đơn giản là đem đi cất một tài liệu vào kho mà nó là cả một quá trình nghiên cứu kỹ lưỡng, và đánh giá một cách thận trọng tỷ mỉ. Đó là một công việc đòi hỏi tính logíc và tính khoa học cao. Vì vậy, em đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả công tác Lưu trữ tại Công ty Cổ phần Vật tư Nông nghiệp Hà Nội - Thực trạng và giải pháp” cho khoá luận tốt nghiệp của mình với mong muốn có thể góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác lưu trữ trong các cơ quan tổ chức và đặc biệt là tại công ty Cổ phần vật tư Nông nghiệp Hà Nội.
Với đối tượng nghiên cứu là công ty Cổ phần vật tư Nông nghiệp Hà Nội, mục đích của em khi thực hiện đề tài này đó là: Trên cơ sở khảo sát những tình hình thực tế về việc thực hiện công tác lưu trữ tại công ty như việc tuyển dụng, sử dụng, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lưu trữ trong công ty. Đồng thời, thu thập các tài liệu, số liệu về công tác lưu trữ, về năng lực xử lý công việc của cán bộ lưu trữ, từ đó rút ra những điểm mạnh, điểm yếu trong công tác lưu trữ của đơn vị; trên cơ sở đó đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác lưu trữ của công ty Cổ phần vật tư Nông nghiệp Hà Nội nói riêng và các cơ quan đơn vị khác nói chung, góp phần thúc đẩy nền cải cách hành chính của nước ta hiện nay.
Trong quá trình thực hiện đề tài, bản thân em đã sử dụng hệ thống các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp thống kê, so sánh, phương pháp phân tích, tổng hợp, và phương pháp quan sát để hoàn thành khoá luận này. Khoá luận của em được trình bày gồm ba chương:
- Chương I: Lý luận chung về công tác lưu trữ.
- Chương II: Thực trạng về công tác lưu trữ tại công ty Cổ phần vật tư Nông nghiệp Hà Nội.
- Chương III: Một số đề xuất nhằm nâng cao công tác lưu trữ tại công ty Cổ phần vật tư Nông nghiệp Hà Nội.
Do khoảng thời gian tìm hiểu có hạn nhưng em đã cố gắng rèn luyện kỹ năng cho bản thân và học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm từ thực tế. Đồng thời em nhận thấy mình còn rất nhiều khiếm khuyết trong công việc. Vì vậy mà trong quá trình thực tế cũng như trong khoá luận này không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Em rất mong nhận được sự góp ý, nhận xét của quý thầy cô cũng như quý nhà trường để khoá luận này của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC LƯU TRỮ
1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA CÔNG TÁC LƯU TRỮ
Công tác lưu trữ ra đời là do đòi hỏi khách quan đối với việc bảo quản và tổ chức sử dụng tài liệu. Nhà nước ta luôn coi công tác này, đây là một ngành hoạt động trong công tác quản lý nhà nước đồng thời là một mắt xích không thể thiếu được trong bộ máy quản lý của mình. Ngày nay, những yêu cầu mới của công tác quản lý nhà nước, quản lý xã hội, công tác lưu trữ cần được xem xét từ những yêu cầu bảo đảm thông tin cho hoạt động quản lý, bởi thông tin trong tài liệu lưu trữ là loại thông tin có tính dự báo cao, dạng thông tin cấp một, đã được thực tiễn kiểm nghiệm, có độ tin cậy cao do nguồn gốc hình thành, do đặc trưng pháp lý, tính chất làm bằng chứng lịch sử của tài liệu lưu trữ quy định.
Pháp lệnh lưu trữ Quốc gia số: 34/2001/PL-UBTVQH10 đã khẳng định: “Tài liệu lưu trữ quốc gia là di sản của dân tộc, có giá trị đặc biệt đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. Việc lưu giữ lại các tài liệu này có ý nghĩa vô cùng to lớn trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội: Chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học..v..v...
Về chính trị, nó được sử dụng như một công cụ sắc bén để đấu tranh chống lại các giai cấp, các thế lực thù địch, bảo vệ cuộc sống bình yên cho nhân dân lao động. Hơn nữa, nó còn góp phần bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Quốc gia, khẳng định quyền tự do dân chủ, quyền được mưu cầu hạnh phúc của nhân dân, là bằng chứng tố cáo tội ác của kẻ thù và vạch trần bản chất xấu xa của các thế lực thù địch đó.
Về kinh tế, tài liệu lưu trữ cung cấp một cách đầy đủ, chính xác các thông tin, các số liệu điều tra về các mặt của đời sống xã hội, thiên nhiên, môi trường trên cơ sở đó giúp các cơ quan hoạch định những chiến lược phát triển kinh tế phù hợp với từng vùng, miền, hay từng vùng địa lý. Từ đó điều tiết nền kinh tế theo hướng có lợi cho đất nước, góp phần xây dựng đất nước ngày càng phát triển phồn vinh.
Về văn hoá, Tài liệu lưu trữ luôn phản ánh một cách trực tiếp các thành quả lao động, sáng tạo về vật chất cũng như tinh thần của con người qua các thời kỳ khác nhau, nó góp một phần không nhỏ trong việc bảo tồn và phát huy những tinh hoa văn hoá của dân tộc phục vụ lợi ích của nhân dân lao động và công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa. Không những thế nó còn góp phần rất quan trọng trong việc giáo dục truyền thống cách mạng, nâng cao lòng tự hào dân tộc, xây dựng con người mới – Con người xã hội Chủ nghĩa.
Về khoa học, tài liệu lưu trữ cũng có một vai trò quan trọng đối với việc nghiên cứu khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, cũng như khoa học lịch sử. Chúng góp phần giải thích sự vận động của các quy luật tự nhiên, góp phần hoàn thiện các công trình nghiên cứu khoa học của các thế hệ đi trước, giúp những thế hệ sau này ngày càng phát triển hơn trên những nền tảng đã có.
Trong các hoạt động quản lý hàng ngày của mỗi cơ quan tổ chức, nó được coi là công cụ để phục vụ cho quá trình hoạt động và phát triển của một cơ quan, nó cung cấp thông tin giúp các cơ quan đề ra những chủ trương chính sách, các chương trình, kế hoạch để phát triển doanh nghiệp của mình trên cơ sở đúng Pháp luật.
Không những thế, tài liệu lưu trữ là nguồn sử liệu quan trọng quý giá, phản ánh được toàn cảnh bức tranh về quá trình quản lý nhà nước, là thước đo trình độ quản lý trong mỗi thời kỳ lịch sử ở mỗi quốc gia. Với ý nghĩa đó, tài liệu lưu trữ góp phần quan trọng ghi lại và truyền bá cho thế hệ mai sau những truyền thống văn hoá quản lý, kinh nghiệm quản lý nhà nước, từ đó phát huy, kế thừa những giá trị tốt để nâng cao trình độ quản lý. Qua tài liệu lưu trữ, cũng giúp con người tìm ra những chân giá trị trong quản lý nhằm rút ngắn thời gian, tiết kiệm tiền của, thúc đẩy nhanh sự phát triển của khoa học quản lý và ứng dụng thành công, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước.
Với ý nghĩa, vai trò to lớn của mình, đặc biệt là tiềm năng về thông tin quá khứ và thông tin dự báo của tài liệu lưu trữ, tổ chức tốt công tác lưu trữ góp phần tạo ra một nền công vụ có hiệu quả, góp phần xây dựng một nền hành chính hiện đại. Quan tâm làm tốt công tác lưu trữ, phục vụ cung cấp kịp thời thông tin sẽ góp phần bảo đảm cho các hoạt động của nền hành chính nhà nước được thông suốt. Hồ sơ tài liệu trở thành phương tiện theo dõi, kiểm tra công

3.2.6 Tăng cường đôn đốc kiểm tra công tác lưu trữ
Lãnh đạo công ty cần quan tâm, đi sát tình hình hoạt động của công tác lưu trữ để động viên kịp thời đội ngũ cán bộ công nhân viên, không những thế mà còn là để nâng cao hơn nữa hiệu quả công việc, tránh được tình trạng trì trệ trong bộ máy hoạt động. Phát hiện những sai sót kịp thời để nhắc nhở, khắc phục tránh gây ra những hậu quả nhiêm trọng hay khi xảy ra hậu quả thì sẽ quy trách nhiệm đến từng người có liên quan tránh tình trạng đùn đẩy, trốn tránh trách nhiệm, kiên quyết xử lý các hành vi đã mắc phải nhiều lần theo quy định của Nhà nước.
Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra công tác lưu trữ có thể phát hiện những sáng kiến cách làm hay của cán bộ, nhân viên để kịp thời động viên, khen thưởng giúp họ hăng say với công việc của mình hơn. Đồng thời giải thích cho mọi người hiểu và tôn trọng các quy định về công tác lưu trữ, tạo tình cảm tốt đẹp giữa cấp trên và cấp dưới.
Cần có những cuộc kiểm tra định kỳ hay đột xuất để có thể nắm được rõ tất cả những tài liệu nằm trong kho.


KẾT LUẬN
Bác Hồ đã từng nói “Học phải đi đôi với hành”, lý thuyết luôn đi đôi với thực tế. Thật vậy, lý tuyết trên ghế nhà trường chỉ là nền tảng, là cơ sở vững chắc để bước vào ngưỡng cửa cuộc đời mỗi con người. Thế nhưng ta không thể áp đặt toàn bộ chúng vào công việc của mình, bởi lý thuyết thì nhỏ bé mà cuộc sống lại có nhiều điều mà trong sách vở không bao giờ có. Chính vì thế ngoài việc áp dụng những lý thuyết đã học vào công việc thì phải có sự sáng tạo, linh hoạt và kinh nghiệm nghề nghiệp. Vì vậy những trải nhiệm thực tế luôn là những bài học quý báu mà chúng ta cần coi trọng.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn của Công ty Cổ phần chứng khoán Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần chứng khoán VIG Luận văn Kinh tế 0
D Một số biện pháp đổi mới phương pháp tổ chức để nâng cao hiệu quả Hoạt động giáo dục ngoài giờ Luận văn Sư phạm 0
D Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình sau tuyển dụng nhân sự của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Thuận Lợi Quản trị Nhân lực 0
D Nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Á chi nhánh Bình Dương Luận văn Kinh tế 0
D Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Của Công Ty Hyundai Thái Bình Luận văn Kinh tế 0
N Nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng sản phẩm thép của Công ty TNHH MTV Thép Hòa Phát Quản trị chuỗi cung ứng 1
D Nâng cao hiệu quả bán hàng của công ty TNHH thương mại và dịch vụ Toàn Phượng Luận văn Kinh tế 0
D Nâng cao hiệu quả áp dụng các phương pháp địa chất và địa vật lý hiện đại nghiên cứu địa chất môi trường vùng đồng bằng sông hồng và cửu long Khoa học Tự nhiên 0
D Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Môi giới chứng khoán tại Công ty cổ phần chứng khoán VNDirect Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top