daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

MỤC LỤC
Lời Nói Đầu ..................................................................................................................3
Chương I ........................................................................................................................5
I. LÀNG XÃ VÀ CÁC LOẠI HÌNH LÀNG XÃ.....................................................5
1. Làng, xã, thôn....................................................................................................5
2. Phân loại làng xã ..............................................................................................5
II. TÊN LÀNG...........................................................................................................6
III. NGUỒN GỐC LỊCH SỬ VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN..............................7
1. Nguồn gốc lịch sử..............................................................................................7
2. Sự tái lập làng xã ............................................................................................11
Chương II .....................................................................................................................12
I. KINH TẾ NÔNG NGHIỆP VÀ CHẾ ĐỘ SỞ HỮU RUỘNG ĐẤT .................12
1. Sản xuất tiểu nông ..........................................................................................12
2. Chế động sở hữu ruộng đất.............................................................................13
II.THƯƠNG NGHIỆP LÀNG XÃ..........................................................................20
1.Chợ địa phương (chợ phiên và phố nhỏ).........................................................20
2. Thị trấn ............................................................................................................22
3.Làng Buôn bán.................................................................................................23
4. Thị tứ................................................................................................................24
III. THỦ CÔNG NGHIỆP LÀNG QUÊ .................................................................24
1. Làng nghề........................................................................................................24
2. Phường hội.......................................................................................................25
Chương III....................................................................................................................27
I. CÁC LOẠI HÌNH TỔ CHỨC XÃ HỘI..............................................................27
1. Tập hợp người theo địa vực ngõ, xóm............................................................27
2. Tổ chức dòng họ..............................................................................................28
3. Tập hợp người theo tổ chức phường hội.........................................................30
4. Tập hợp người theo giáp.................................................................................30
II. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ.......................................................................32
III. HƯƠNG ƯỚC ...................................................................................................34
1. Nội dung hương ước ........................................................................................34
2. Vai trò và tác động của hương ước trong quản lý làng xã. ...........................37
Chương IV....................................................................................................................39
I. VÀI NÉT VỀ TÍN NGƯỠNG VÀ TÔN GIÁO TRONG LÀNG XÃ VIỆT
NAM ........................................................................................................................39
1. Đình làng và tín ngưỡng thành hoàng ............................................................39
2. Thờ cúng tổ tiên. .............................................................................................40
II. NHO, PHẬT, ĐẠO DUNG HỢP ĐỒNG LƯU.................................................41
III. LỄ HỘI VỚI “VĂN HOÁ TÂM LINH” TRONG LÀNG VIỆT.....................43
THƯ MỤC SÁCH THAM KHẢO..............................................................................46
___________________________________________________________
Th.S. Nguyễn Cơng Chất Khoa Lịch sử
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiMột số vấn đề về làng xã cổ truyền Việt Nam - 3 -
LỜI NÓI ĐẦU
Nước ta vốn là nước nông nghiệp cổ truyền, và gắn kết với nó là làng xã cổ
truyền. Do đó trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng cộng sản Việt Nam luôn
luôn khẳng định vị thế chiến lược của vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân.
Ngày nay chúng ta đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, trong
đó công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn giữ vị trí trọng yếu. Vì
vậy việc nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò của làng xã không chỉ có ý nghĩa tìm hiểu
lịch sử truyền thống, mà còn là một trong những vấn đề thực tiễn rất bức xúc của
cách mạng nước ta. Nói một cách khác tìm hiểu làng xã cổ truyền Việt Nam không
chỉ để giải quyết những vấn đề thuộc về quá khứ, mà trên một mức độ không kém
phần quan trọng trong công cuộc xây dựng và cải tạo nông thôn mới, bảo đảm kết
hợp hài hòa giữa văn minh hiện đại với bản sắc văn hóa truyền thống xóm làng.
*
* *
Làng xã Việt Nam – một thực thể xã hội - một đối tượng khoa học, từ
hàng trăm năm qua đã được nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm. Từ cuối
thế kỷ trước, có thể bắt đầu từ năm 1882 khi Henry Revie tiến hành cuộc chiến tranh
đánh chiếm Bắc kỳ, thì các học giả người Pháp đã chú ý tìm hiểu làng xã Việt Nam.
Mục đích của học là cung cấp những hiểu biết về xã hội nước ta cho chính quyền
thực dân Pháp.
Nửa trước của thế kỷ thứ XX, nhiều tác phẩm của người Việt đã đề cập đến
làng xã Việt Nam rất phong phú và sâu sắc như Việt Nam phong tục (1945) của
Phan Kế Bính, một số bài viết của Nguyễn Văn Huyên và của một số nhà nghiên
cứu trong Trường Viễn Đông bác cổ (EFEO). Ngoài ra còn có một số học giả người
Pháp như Y. Henry, P. Gourou… ý kiến chung của học là phê phán làng xã, đặc biệt
là phong tục tập quán. Đáng chú ý là tác phẩm “Vấn đề dân cày”(1937) của Qua
Ninh và Vân Đình đã nêu lên cái “mục nát phải tẩy uế” của chế độ làng xã.
Từ cách mạng tháng Tám về sau, công việc nghiên cứu về làng xã được
tiếp tục mở rộng. Những công trình nghiên cứu / khảo cứu như: “L’economic
commuralteste du Viet Nam” (Nền kinh tế làng xã) của Vũ Quốc Thúc (1950) hay
như “Tín ngưỡng Việt Nam”(1967), “Hội hè đình đám”(1969) của Toan Ánh, “Xã
thôn Việt Nam”(1959) của Nguyễn Hồng Phong… và nhất là hai tập kỷ yếu “Nông
thôn Việt Nam trong lịch sử” (1977 và 1978), kết quả của hai cuộc hội thảo lớn về
làng xã đã dem lại một lối nhìn, một cách nghĩ suy đánh giá đúng đắn về vai trò của
làng xã, của nông dân trong tiến trình của lịch sử Việt Nam, cũng như cách tiếp cận
về tất cả các mặt: hạ tầng và thượng tầng, kinh tế và chính trị, văn hoá vật chất và
văn hóa tinh thần, hệ tư tưởng.
Đáng lưu ý trong những thập niên gần đây, nhiều công trình khoa học lớn
của những bậc thầy – chuyên gia về làng xã cổ truyền Việt Nam được công bố như :
___________________________________________________________
Th.S. Nguyễn Cơng Chất Khoa Lịch sửMột số vấn đề về làng xã cổ truyền Việt Nam - 4 -
“Chế độ ruộng đất Việt Nam” – Tập 1, 2 của Trương Hữu Quýnh; “Cơ cấu tổ chức
làng Việt cổ truyền” của Trần Từ; “Làng xã Việt Nam – một số vấn đề kinh tế – văn
hóa – xã hội” của GS. Phan Đại Doãn; “Về một số làng buôn ở đồng bằng Bắc Bộ
thế kỷ XVIII – XIX” của PGS – TS. Nguyễn Quang Ngọc; “Lệ làng phép nước” của
TS. Bùi Xuân Đính… đã phản ánh khá đầy đủ về kết cấu kinh tế, tổ chức vận hành
xã thôn và đời sống văn hóa tinh thần (phi vật thể) của làng xã.
Làng xã là một đối tượng nghiên cứu của khoa học lịch sử, vừa phong phú,
vừa phức tạp.
Nông thôn là địa bàn trọng yếu trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước hiện nay; nông dân là đối tượng, đồng thời cũng là lực lượng
chủ yếu trên mặt trận công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn. Vì
vậy, việc hiểu biết nông thôn, nông nghiệp, hiểu biết nông dân một cách cụ thể là
điều hết sức quan trọng không chỉ của bộ môn khoa học lịch sử mà của một số bộ
môn khoa học Xã hội – Nhân văn khác.
Muốn hiểu biết hiện tại, cần nắm vững quá khứ, hiểu biết quá khứ càng sâu
sắc thì nhận thức hiện tại càng chính xác, là mối liên hệ giữa quá khứ và hiện tại. Ở
nước ta, do điều kiện phát triển của thời đại ngày nay cho phép, xây dựng chủ nghĩa
xã hội, không phải qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, nên không ít những di
sản qúa khứ vẫn chồng chéo đan xen với hiện tại. Trên ý nghĩa này mà nói, quá khứ
cũng là hiện tại, làng xã là vấn đề của thực tiễn hôm nay.
Quá khứ và hiện tại: “Chúng ta từ bỏ di sản nào trên con đường “xây dựng
nông thôn mới”.
Như vậy xét trên bình diện kết cấu kinh tế, làng xã cổ truyền Việt
Nam là loại kết cấu kinh tế mềm dẻo nhưng rất vững chắc. Làng Việt không
gài lắp một cách thô sơ các hoạt động kinh tế như gia đình kinh tế tiểu nông
ở Pháp. Làng Việt cũng không hoàn toàn đóng kín như công xã nông thôn
Ấn Độ. Trong làng xã Việt Nam, có thể được coi/được gọi như là một phức
hợp kinh tế (được định vị trong một con người, trong từng hộ gia đình và
trong một đơn vị cộng đồng cư trú) không tách rời, độc lập mà vẫn gắn bó
chặt chẽ với làng xã. Nền tảng kinh tế tiểu nông này luôn luôn có nhu cầu
bù đắp những khuyết thiếu để hướng tới mục tiêu tự cấp, tự túc. Nhưng
mảng bù đắp này lại không lấy ở thành thị, không cần thông qua thành thị
mà bản thân kinh tế tiểu nông và làng xã tự giải quyết lấy. Do đó, kết cấu
kinh tế của làng Việt truyền thống là kết cấu kết hợp chặt chẽ của ba thành
phần kinh tế nông – công – thương nghiệp.
Tự thân làng xã đứng ra điều tiết hoạt động kinh tế của mình, mà
hầu như không có nhân tố kinh tế từ ngoài làng vào. Sản xuất nhỏ “tiết ra”
thương nghiệp nhỏ, rồi đến lượt nó, thương nghiệp nhỏ lại góp phần củng cố
sản xuất nhỏ, làm cho làng xã cổ truyền vẫn quẩn quanh “tự sản, tự tiêu”.
Điều đó đã gây nên tình trạng kinh tế Việt Nam (nhất là từ sau thế kỷ XV
trở lại đây) phát triển rất chậm chạp, ỳ ạch, tạo ra và kéo dài sự trì trệ, lạc
hậu của sức sản xuất. Sự kéo dài ấy là do khả năng tự điều chỉnh của nền
kinh tế tiểu nông đã làm cho làng xã có thế ổn định lâu dài, vững chắc mà
những biến động của xã hội mấy thế kỷ qua, thậm chí cho đến nay, đã có
nhiều nhân tố mới tác động vào nhưng nó cũng không thay đổi – hay thay
đổi không đáng kể.
Và dĩ nhiên với kết cấu kinh tế nhu vậy, nó đã hình thành nên tư
tưởng kinh tế truyền thống trong làng xã Việt Nam. Trên những nét lớn, tư
tưởng kinh tế đó là: trọng ruộng đất, trọng nông nghiệp; lấy nông nghiệp
làm gốc, coi thường công thương nghiệp; quý nghĩa, khinh lợi; bình quân chủ
nghĩa và đề cao tằn tiện. Tư tưởng kinh tế một mặt là phản ánh sinh hoạt
kinh tế, mặt khác nó lại chỉ đạo các hoạt động kinh tế và phương pháp kinh
doanh. Tư tưởng kinh tế đó đã góp phần tạo nên tính đàn hồi của nền kinh
tế tiểu nông không cho phép nền kinh tế phong kiến tiến lên nền kinh tế tư
bản chủ nghĩa.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:


 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Một số vấn đề về Marketing điện tử tại Vietravel Marketing 0
D Góp phần tìm hiểu một số vấn đề lịch sử cận đại Việt Nam Ebook PDF Văn hóa, Xã hội 0
D Ebook Nghiên cứu quốc tế - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn Văn hóa, Xã hội 0
D Một Số Vấn Đề Hoàn Thiện Kế Toán Hoạt Động Đầu Tư Góp Vốn Liên Doanh Trong Các Doanh Nghiệp Tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D quản lý một số vấn đề về công tác quản lý báo chí hiện nay Quản trị học 0
D Một số giải pháp cải thiện hệ thống quản trị chất lượng dịch vụ tư vấn ở Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Vĩnh Phúc Khoa học kỹ thuật 0
D Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án hình sự của viện kiểm sát nhân dân Luận văn Luật 0
D Một số giải pháp về vấn đề dân số, liên hệ với tình hình ở địa phương Luận văn Kinh tế 0
X Đề án Một số vấn đề về khấu hao TSCĐ trong doanh nghiệp Luận văn Kinh tế 0
S Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác lập dự án đầu tư tại trung tâm tư vấn đầu tư và x Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top