Download miễn phí Đề tài Một số biện pháp nhằm nâng cao lợi nhuận ở công ty Điên máy - Xe đạp, xe máy





LỜI NÓI ĐẦU

Chương I : TỔNG QUAN VỀ LỢI NHUẬN DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

I. Lợi nhuận của doanh nghiệp

1. Khái niệm, nguồn gốc lợi nhuận doanh nghiệp

2. Tỷ suất lợi nhuận

2.1. Tỷ suất lợi nhuận vốn

2.2. Tỷ suất lợi nhuận giá thành

2.3. Tỷ suất lợi nhuận doanh thu

3. Ý nghĩa, vai trò của lợi nhuận

3.1. Ý nghĩa của việc nghiên cứu lợi nhuận

3.2. Vai trò của lợi nhuận

II. Phương pháp xác định lợi nhuận và các chỉ tiêu tài chính đánh giá tình hình thực hiện lợi nhuận ở doanh nghiệp

1. Phương pháp xác định

1.1. Các bộ phận cấu thành lợi nhuận của doanh nghiệp

1.2. Phương pháp xác định lợi nhuận của doanh nghiệp

2. Các chỉ tiêu tài chính đánh giá tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp

2.1. Doanh thu tiêu thụ sản phẩm

2.2. Doanh lợi vốn

2.3. Doanh lợi vốn tự có

2.4. Phương pháp phân tích tài chính DUPONT

2.5. Phân tích điểm hoà vốn

III. Các nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp

1. Các nhân tố bên trong

1.1. Chi phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hàng hoá

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


trường là một công việc hết sức phức tạp, nó bao gồm các hoạt động từ khâu nghiên cứu thị trường, tổ chức hoạt động sản xuất ra sản phẩm tới khâu tiêu thụ sản phẩm đó. Do đó, nó đòi hỏi sự tham gia tích cực của toàn thể cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp. Để hoàn thiện việc nghiên cứu thị trường cần:
- Doanh nghiệp tổ chức riêng phòng chuyên trách về nghiên cứu thị trường, đối với doanh nghiệp có quy mô nhỏ có thể tổ chức một bộ phận chuyên trách trong phòng kinh doanh.
- Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ về nghiên cứu thị trường cho cán bộ nhân viên đặc biệt nhân viên chuyên trách về bộ phận maketing.
1.2. Nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ sau bán hàng.
Trong cơ chế thị trường luôn tồn tại sự cạnh tranh gay gắt, các doanh nghiệp không những canh tranh về giá mà chuyển sang canh tranh về chất lượng và dịch vụ sau bán hàng như tín dụng, sửa chữa, lắp đặt... Đòi hỏi doanh nghiệp phải:
-Nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân viên, cải tiến máy móc, dây chuyền công nghệ.
-Xây dựng và quản lý sản xuất theo hệ thống quốc gia và quốc tế.
-Xây dựng hệ thống dịch vụ sau bán hàng cho từng loại sản phẩm nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu thị trường.
1.3. Đa dạng hoá mặt hàng kinh doanh.
Truớc hết doanh nghiệp phải xác định cho mình những mặt hàng nào sẽ kinh doanh, xu hướng biến động của nó ra sao. Điều này phụ thuộc vào khả năng của từng doanh nghiệp và thị trường doanh nghiệp kinh doanh.
Xác định một hay một số mặt hàng chủ lực, đây là các mặt hàng có khả năng tạo ra phần lớn thu nhập cho doanh nghiệp và ổn định trong tương lai. Những mặt hàng này cần được đầu tư nhiều hơn, tăng cường xúc tiến, khuếch trương, thâm nhập vào thị trường mới và mở rộng thị trường hiện có, thường xuyên đánh giá tình hình kế hoạch sản xuất và tiêu thụ để có biện pháp xử lý kịp thời.
2. Các biện pháp giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm.
2.1. Tăng năng suất lao động.
Tăng năng suất lao động là tăng số sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian. Để tăng năng suất lao động cần thực hiện các biện pháp:
-Cải tiến đổi mới trang thiết bị cho phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp và đòi hỏi của thị trường về chất lượng sản phẩm.
- Nâng cao hiệu suất sử dụng máy móc thiết bị, sử dụng hết công suất của máy nhằm giảm chi phí khấu hao trên một đơn vị sản phẩm.
-Tổ chức sắp xếp lao động hợp lý, đảm bảo đúng người đúng việc, có biện pháp khen thưởng kịp thời nhằm khuyến khích công nhân nâng cao năng suất lao động .
2.2. Giảm chi phí trực tiếp.
Chi phí trực tiếp bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Đó là những khoản chi phí bỏ trực tiếp vào qúa trình sản xuất kinh doanh .
Sử dụng tiết kiệm hợp lý nguyên vật liệu, phải thông qua các biện pháp sau:
- Xây dựng kế hoạch khoa học, hợp lý từ khâu thu mua vật tư dự trữ trong doanh nghiệp tới việc cung ứng cho các đơn vị sản xuất đảm bảo qúa trình sản xuất diễn ra một cách liên tục.
- Thường xuyên, kiểm tra, rà soát định mức trực tiếp tiêu hao vật tư của đơn vị.
- Tăng cường quản lý các khâu trong qúa trình sản xuất, có biện pháp xử phạt nghiêm các trường hợp gây thất thoát lãng phí vật tư.
Tiết kiệm chi phí nhân công gồm các biện pháp sau:
- Sử dụng có hiệu quả đòn bẩy tiền lương, tiền thưởng khuyến khích khả năng sáng tạo của người lao động, tăng năng suất hiệu quả làm việc.
- Có kế hoạch đào tạo, nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên tổ chức sắp xếp lao động hợp lý nhằm phát huy mọi khả năng của người lao động.
2.3. Giảm chi phí gián tiếp.
Chi phí gián tiếp bao gồm chi phí khấu hao TSCĐ, tiền lương công nhân gián tiếp, chi phí văn phòng,tiếp khách...các khoản chi phí này không liên quan trực tiếp tới qúa trình tạo ra sản phẩm.Vì vậy cần giảm tỷ lệ của nó trong tổng chi phí, thông qua các biện pháp sau :
- Tinh giảm bộ máy quản lý, nâng cao trình độ, trang thiết bị làm việc cho các nhân viên quản lý, đảm bảo với số lượng cán bộ quản lý vẫn đảm bảo được kế hoạch sản xuất.
- Có kế hoạch dự toán chi phí sử dụng máy móc thiết bị trên cơ sở kế hoạch sửa chữa, khấu hao TSCĐ và các định mức sử dụng máy.
- Tiết kiệm các khoản chi phí như chi phí văn phòng, chi phí tiếp khách...
3. Hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý.
Tổ chức tốt hoạt động quản lý sản xuất kinh doanh khâu cung ứng sản phẩm, hàng hoá, khai thác tối đa khả năng người lao động sẽ góp phần nâng cao kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần tổ chức bộ máy các phòng ban chức năng và sắp xếp lao động hợp lý đảm bảo sự quản lý chặt chẽ của cấp trên đối với cấp dưới và sự kiểm soát giữa các bộ phận với nhau.
Quản lý qúa trình sản xuất kinh doanh là điều kiện tăng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Do đó phải xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển, kinh doanh, tổ chức điều hành các khâu trong qúa trình sản xuất .
Chương II
Phân tích tình hình lợi nhuận
tại Công ty điện máy xe đạp xe máy
I. Giới thiệu sơ lược về Công ty
1. Qúa trình hình thành và phát triển của Công ty.
Vào năm 1960 do nhu cầu sử dụng hàng điện máy và một số mặt hàng khác, Cục Điện máy xăng dầu trung ương được thành lập đến năm 1970 do đòi hỏi của nền kinh tế, chính phủ ra quyết định thành lập tổng Công ty điện máy. Đầu tháng 6/1981 theo kế hoạch của Nhà nước và căn cứ vào yêu cầu thực tế của nền kinh tế , tổng Công ty điện máy bị giải thể. Bên cạnh đó thành lập hai Công ty Trung ương trực thuộc Bộ thương mại đó là
1. Công ty điện máy trung ương có trụ sở tại 163 Đại La - Hai Bà Trưng - Hà Nội.
2. Công ty xe đạp, xe máy có trụ sở tại 28 ái Mộ - Gia Lâm - Hà Nội.
Cả hai Công ty cùng chịu sự chỉ đạo của Bộ Thương mại cho đến tháng 12/1995 của hai Công ty sát nhập thành tổng Công ty điện máy xe đạp - xe máy. Lúc này thị trường tiêu thụ của Công ty đã được mở rộng ra nước ngoài với nhiều mặt hàng kinh doanh khá đa dạng.
Ngày 22/12/1995 căn cứ vào quyết định số 95 CP ngày 4/12/1993 chính phủ quy định quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Thương mại, căn cứ vào thông báo số 11/TB ngày 2/2/1995 của Chính phủ về thành lập lại Công ty điện máy xe đạp và xe máy Bộ trưởng bộ thương mại đã ra quyết định thành lập Công ty điện máy xe đạp xe máy trên cơ sở giải thể Công ty.
Công ty điện máy xe đạp - xe máy có trụ sở chính tại 209 Đại La - Hai Bà Trưng - Hà Nội. Công ty đã phát triển được mạng lưới kinh doanh khá rộng lớn. Hiện nay Công ty điện máy xe đạp - xe máy có 8 đơn vị kinh doanh chính trực thuộc Công ty.
1. Chi nhánh điện máy - xe đạp - xe máy Nam Định trụ sở tại 111 Quang Trung - Nam Định.
2. Xí nghiệp sản xuất và kinh doanh điện máy trụ sở 5 ái Mộ - Gia Lâm - Hà nội.
3. Cửa hàng kinh doanh điện máy kim khí số 1 trụ sở 163 Đại La - Hai Bà Trưng - Hà Nội.
4. Cửa hàng kinh doanh kim khí số 1 - Trụ sở 215 Phố Vọng - Hai Bà Trưng - Hà Nội.
5. Cửa hàng kinh doanh kim khí số 5 trụ sở chợ Mơ - Hai Bà Trưng - Hà Nội.
6. Chi nhánh kinh doanh xe đạp - xe máy trụ sở 21 ái Mộ - Gia Lâm - Hà Nội.
7. Chi nhánh kinh doanh xe đạp xe máy, trụ sở Lưu Hữu Khánh Quận 1 thành phố Hồ Chí Minh.
8. Cửa hàng điện tử điện lạnh trụ sở 92 Hai Bà Trưng - Hà Nội.
Trải qua 30 năm hoạt động cho đến nay Công ty đã lớn mạnh về mọi mặt, quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn lực của Công ty như : Tài sản, vốn vật tư, lao động, số lượng lao động toàn công ty là 680 cán bộ công nhân viên, đời sống ngày càng được cải thiện. Hàng năm đóng góp cho ngân sách hàng ngàn tỷ đồng, nguồn vốn không ngừng gia tăng cho đến cuối năm 2000 vốn kinh doanh của Công ty là 24 tỷ đồng trong đó
Vốn lưu động : 16 tỷ đồng
Vốn cố định : 8 tỷ đồng
2. Chức năng nhiệm vụ của Công ty
Nhiệm vụ chính của Công ty hiện nay là chuyên kinh doanh các mặt hàng điện máy dân dụng, ti vi, tủ lạnh xe đạp, xe máy...Đồng thời thực hiện nhiệm vụ kinh doanh, đa dạng hoá mặt hàng và tổ chức kinh doanh dịch vụ kinh tế kỹ thuật nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của các đối tượng và các thành phần kinh tế, góp phần thúc đẩy nền kinh tế quốc dân thực hiện tốt những nhiệm vụ chính của Công ty và cũng đồng thời đáp ứng nhu cầu thị trường, Công ty đã đề ra nội dung cho hoạt động tổ chức kinh doanh là :
- Tự tổ chức tìm nguồn hàng điện máy xe đạp - xe máy và một số mặt hàng tiêu dùng khác phục vụ bán buôn, bán lẻ.
- Tổ chức sản xuất gia công lắp ráp các mặt hàng thông thường thuộc phạm vi kinh doanh của Công ty.
- Thực hiện liên kết liên doanh với các đơn vị trong và ngoài nước để có hàng hoá nội địa và xuất khẩu.
3. Cơ cấu bộ máy công ty TOMIMAX
Đứng đầu Công ty là Giám đốc chịu trách nhiệm chỉ đạo chung mọi hoạt động của Công ty, giúp việc cho Giám đốc là hai phó Giám đốc và các phòng ban chức năng theo sơ đồ sau :
Cửa hàng Sơn
Cửa hàng 163
Cửa hàng Đức Giang
Cửa hàng 92
Cửa hàng 5
Trung tâm kho Đức Giang
XN sản xuất hàng điện lạnh
Trung tâm kho vọng
Chi nhánh TPHCM
Chi nhánh Nam Định
Trung tâm xe đạp, xe máy
P. tổ chức hành chính
P. Kế hoạch tài chính
Ban thanh tra bảo vệ
P. kinh doanh xe đạp - xe máy
P. kinh doanh điện tử - điện lạnh
P. kinh doanh nguyên vật liệu
Ban...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Một số biện pháp đổi mới phương pháp tổ chức để nâng cao hiệu quả Hoạt động giáo dục ngoài giờ Luận văn Sư phạm 0
D Một số biện pháp để quản lý tài chính của công ty xây dựng số 1 - Vinaconex Luận văn Kinh tế 0
D Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Của Công Ty Hyundai Thái Bình Luận văn Kinh tế 0
D Một số biện pháp xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp - an toàn Luận văn Sư phạm 0
D một số biện pháp giúp tạo động lực và luyện phát âm cho học sinh trong giờ học tiếng anh Luận văn Sư phạm 0
D Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chiến lược thị trường tiêu thụ sản phẩm ở Công ty TNHH Sản Phẩm Xây dựng BHP Thép Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học chương sự điện li lớp 11 với đối tượng học sinh trung bình Yếu Luận văn Sư phạm 1
D Khảo sát bệnh toan huyết, kiềm huyết và ceton huyết ở bò sữa tại một số cơ sơ chăn nuôi các Tỉnh phía bắc, biện pháp phòng trị Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật đối với giống xoài Đài Loan trồng tại Yên Châu, Sơn La Nông Lâm Thủy sản 0
D Một số Biện pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu ở Công ty xuất nhập khẩu Hà Tây Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top