katorj_u_a

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Nhà nước cần ưu tiên và thận trọng hơn khi đấu thầu đối với các công trình mà doanh nghiệp trong nước có khả năng làm 60% thì không mang ra đấu thầu quốc tế. Vì trong thời gian này khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam còn rất thấp nên khi tham gia đấu thầu quốc tế tỷ lệ trúng thầu rất thấp sau đó lại phải chấp nhận làm thầu phụ.
- Bảo đảm cung cấp đầy đủ thông tin về thị trường xây dựng và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xây dựng tham gia vào hoạt động đấu thầu.
- Cụ thể hoá các định hướng, kế hoạch xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng của Nhà nước.
- Không ngừng hoàn thiện các hệ thống tiêu chuẩn hoá các định hướng kế hoạch xây dựng hệ thống định mức.

Kết luận
Kinh tế thị trường với những quy luật vốn dĩ của nó, trong đó quy luật cạnh tranh đã thực sự là môi trường tui luyện cho các doanh nghiệp trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Tồn tại, đứng vững và không ngừng vươn lên trong thị trường cạnh tranh khốc liệt chính là kết quả của quá trình phấn đấu không ngừng của các doanh nghiệp. Là quá trình tìm tòi, sáng tạo tìm ra những hướng đi đúng đắn nhất cho bản thân mình. Chính vì vậy, bất kỳ một doanh nghiệp nào tham gia thị trường đều phải hiểu và áp dụng một cách có hiệu quả nhất các công cụ cạnh tranh trong thực tế, tìm mọi biện pháp nâng cao sức cạnh tranh, liên kết các nguồn lực của mình trong hoạt động sản xuất kinh doanh để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng hơn các đối thủ cạnh tranh.
Cũng như bất kỳ một doanh nghiệp nào Công ty Cổ phần Điện nhẹ viễn thông tuy đã bước đầu đạt được những kết quả đáng mừng, song để tồn tại và phát triển trong tương lai thì việc làm thế nào để tiếp tục nâng cao hơn nữa khả năng cạnh tranh là điều cần thiết.
Dựa trên những kiến thức đã học tập và nghiên cứu, áp dụng vào thực tiễn công ty. Đề tài “ Một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty Cổ phần Điện nhẹ viễn thông” đã trình bầy một cách cơ bản nhất các vẫn đề cạnh tranh như tình hình cạnh tranh của Công ty Cổ phần Điện nhẹ viễn thông hiện nay. Qua đó, cũng đưa ra được một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty trong thời gian tới. Việc áp dụng đồng bộ các giải pháp hy vọng sẽ giúp công ty hạn chế được những điểm yếu và ngày càng tạo được nhiều lợi thế cạnh tranh so với đối thủ cạnh tranh. Đó là cơ sở vững chắc cho sự vươn lên của công ty trong thời gian tới. Một lần nữa, Em xin chân thành Thank sự quan tâm hướng dẫn và sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo Phạm Văn Minh cùng các cô chú, các anh chị trong Công ty Cổ phần Điện nhẹ viễn thông đã tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu của mình.


tài liệu tham khảo
1. Kinh tế quản trị kinh doanh xây dựng.
Tác giả: Nguyễn Văn Chọn. NXB Khoa học & Kỹ thuật – 1996
2. Chiến lược cạnh tranh.
Tác giả: Micheal Porter. NXB Khoa học & Kỹ thuật – 1996
3. Chìa khoá để nâng cao năng lực tiếp thị và sức cạnh tranh
Tác giả: Trần Xuân Kiên. NXB Thống kê Hà - Nội – 1998
4. Giáo trình Kinh tế và kinh doanh xây dựng
Chủ biên PTS Lê Công Hoà - ĐHKTQD Hà Nội – 1999
5. Vũ khí cạnh tranh thị trường
Tác giả: Trần Hoàng Kim – Lệ Thu
NXB. Tạp chí Thống kê - 1992
6. Chiến lược và sách lược phát triển kinh doanh
Tác giả: Garry D.Smith và Danny Karnold, Bobby G. Bizzell
NXB Thống kê - 1997
7. Các Báo cáo tài chính, lao động, máy móc thiết bị của Công ty Cổ phần Điện nhẹ viễn thông
8. Các tạp chí: Kinh tế và phát triển; Công nghiệp; Xây dựng; Nghiên cứu kinh tế; CS và SK.
9.Tạp chí xây dựng các số:số tháng 12 các năm 1998,1999,2000. Số 2,3 năm2001
10.giáo trình “kinh tế quản lý công nghiệp” GS-PTS Nguyễn Đình Phan (chủ biên). NXB Giáo dục 1999





Mục lục


Lời mở đầu 1
Chương I 3
Những vấn đề cơ bản về cạnh tranh của doanh nghiệp xây dựng trong nền kinh tế thị trường 3
I. Cạnh tranh 3
1.Khái niệm cạnh tranh 3
2. Các loại hình cạnh tranh. 4
2.1. Căn cứ vào chủ thể tham gia thị trường có: 4
2.2. Căn cứ vào hành vi của những thành viên tham gia: 4
3. Các lực lượng cạnh tranh trên thị trường. 5
3.1. Nguy cơ nhập cuộc của các đối thủ ngoài ngành 7
3.2 Cuộc cạnh tranh của các đối thủ hiện tại 7
3.2 áp lực từ các sản phẩm thay thế 8
3.4 Sức mạnh của người mua 9
3.5 Sức mạnh của người cung ứng 9
II. Cạnh tranh của doanh nghiệp xây dựng trong cơ chế thị trường. 10
1. Quan niệm về cạnh tranh của các doanh nghiệp xây dựng. 10
1.1 Khái niệm doanh nghiệp xây dựng 10
1.2 Khái niệm về cạnh tranh trong xây dựng 10
1.3 Tính tất yếu phải nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp xây dựng. 11
1.4 Vai trò của cạnh tranh trong xây dựng 12
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh ttranh của doanh nghiệp xây dựng. 13
2.1 Nhóm các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 13
2.2 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp 17
3. Các hình thức cạnh tranh của doanh nghiệp xây dựng. 20
4. Các cách cạnh tranh của doanh nghiệp xây dựng. 23
4.1 Cạnh tranh bằng sản phẩm (các công trình xây dựng). 23
4.2 Cạnh tranh bằng giá cả. 25
4.3 Cạnh tranh bằng tiến độ thi công. 26
4.4 Cạnh tranh bằng chính sách phân phối và tiêu thụ sản phẩm. 27
5. Các yếu tố phản ánh năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xây dựng. 27
5.1. Các điều kiện,sức mạnh và ưu thế kỹ thuật, công nghệ của doanh nghiệp. 27
5.2 Các điều kiện, ưu thế về tài chính. 29
5.3 Lợi thế về nhân sự trong doanh nghiệp. 31
5.4 Yếu tố nguyên vật liệu. 32
5.5 Tổ chức quản lý trong doanh nghiệp 33
5.6 Marketing của doanh nghiệp 34
5.7 Vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường xây lắp. 35
6. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp xây 35
6.1 Chỉ tiêu thị phần của doanh nghiệp trên thị trường xây lắp. 35
6.2 Chỉ tiêu lợi nhuận đạt được. 36
6.3 Chỉ tiêu giá trị trúng thầu và tổng công trình trúng thầu. 36
6.4 Tiềm lực tài chính của doanh nghiệp 36
6.5 Chất lượng lao động. 37
6.6 Trình độ thiết bị thi công. 37
6.7 Uy tín của doanh nghiệp. 37
Chương II 39
Thực trạng sản xuất kinh doanh và khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần 39
đIện nhẹ viễn thông. 39
I. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Điện nhẹ viễn thông. 39
II. Các đặc đIểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của Công ty Cổ phần Điện nhẹ viễn thông. 44
1. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty 44
1.1 Sơ đồ chung: 44
2. Đặc điểm về sản phẩm và thị trường tiêu thụ 48
2.1 Đặc điểm về sản phẩm: 48
2.2 Đặc điểm về thị trường: 49
3. Đặc điểm về nguyên vật liệu, máy móc thiết bị 50
3.1 Đặc điểm về nguyên vật liệu 50
3.2 Đặc điểm về máy móc thiết bị 51
4. Đặc điểm về lao động. 52
5. Đặc điểm về tài chính. 54
III. Phân tích khả năng cạnh tranh của Công ty Cổ phần Điện nhẹ viễn thông. 58
IV. Những đánh giá chung về khả năng cạnh tranh của Công ty Cổ phần Điện nhẹ viễn thông. 59
1. Những thành tựu đạt được 59
2. Những hạn chế 61
3. Những nguyên nhân tồn tại. 62
3.1 Nguyên nhân khách quan. 62
3.2 Nguyên nhân chủ quan. 63
Chương III. 64
Một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty Cổ phần Điện nhẹ viễn thông 64
I. Các giải pháp đối với công ty 64
1. Chiến lược marketing. 64
1.1 Cơ sở của chiến lược. 64
1.2 Điều kiện thực hiện chiến lược. 65
1.3 cách thực hiện. 65
1.4 Hiệu quả của chiến lược. 67
2. Phát huy các biện pháp cải tiến kỹ thuật, đầu tư nâng cao năng lực máy móc thiết bị thi công. 67
2.1 Cơ sở của biện pháp. 67
2.2 Điều kiện thực hiện 68
2.3 cách thực hiện . 68
2.4 Lợi ích của việc thực hiện biện pháp. 69
3. Nâng cao chất lượng của đội ngũ lao động để nâng cao khả năng cạnh tranh. 70
3.1 Cơ sở đề xuất giải pháp. 70
3.2 Điều kiện thực hiện. 70
3.3 cách tiến hành. 70
4. Biện pháp tăng cường công tác quản lý chất lượng đồng bộ theo quá trình kể từ khi bắt đầu thi công đến khi nghiệm thu bàn giao. 71
4.1 Cơ sở của biện pháp. 71
4.2 Điều kiện thực hiện. 72
4.3 Phương pháp thực hiện. 72
5. Chiến lược về thời gian xây dựng. 75
5.1 Cơ sở thực hiện 75
5.2 Điều kiện thực hiện. 75
5.3 cách thực hiện. 75
5.4 Hiệu qủa của chiến lược. 77
6. Tăng cường liên doanh, liên kết làm tăng tính cạnh tranh với những công ty mạnh. 78
7. Chiến lược cạnh tranh bằng giá dự thầu thấp. 80
II. Các kiến nghị với Nhà nước. 80
Kết luận 82
tài liệu tham khảo 83



Lời mở đầu
Một quy luật khắc nghiệt nhất của thị trường đó là cạnh tranh. Theo đó bất kỳ chủ thể kinh tế nào tham gia thị trường nếu không tiếp cận kịp với guồng quay của nó thì tất yếu sẽ bị đánh bật ra khỏi thị trường. Do sức ép của cạnh tranh buộc các nhà doanh nghiệp phải thường xuyên tìm mọi cách để sử dụng hợp lý nhất những nguồn lực của mình, phải sử dụng những công cụ cạnh tranh có hiệu quả nhất nhằm đạt được những mục tiêu chiến lược đặt ra của doanh nghiệp
Đối với các doanh nghiệp xây dựng hoạt động trong một môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt do sự lớn mạnh của các doanh nghiệp khác trong ngành, do sự ra đời của các doanh nghiệp mới tham gia thị trường, và sự thâm nhập của các doanh nghiệp xây dựng nước ngoài thì yêu cầu nâng cao khả năng cạnh tranh là điều kiện sống còn của mỗi doanh nghiệp.
Công ty cổ phần Điện nhẹ viễn thông, với tuổi đời còn non trẻ, năng lực còn yếu kém để có thể tồn tại và phát triển trong một môi trường cạnh tranh đầy khốc liệt như hiện nay thì vấn đề làm thế nào để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường xây lắp nói chung đang là một bài toán mà từng ngày, từng giờ ban lãnh đạo của công ty đang tìm lời giải đáp.
Từ tính cấp thiết và hữu dụng của vấn đề, với mong muốn là góp phần rất nhỏ vào việc tìm ra những giải pháp nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường xây lắp trong thời gian tới nên Em quyết định lựa chọn đề tài: " Một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần Điện nhẹ viễn thông" cho luận vặn tốt nghiệp của mình.
Ngoài phần mở đầu và kết luận kết cấu của luận văn gồm 3 phần chính:
Phần I: Những vấn đề cơ bản về cạnh tranh của doanh nghiệp xây dựng trong nền kinh tế thị trường.
Phần II: Thực trạng sản xuất kinh doanh và khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần Điện nhẹ viễn thông.
Phần III: Một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần Điện nhẹ viễn thông
Với khả năng, trình độ và thời gian có hạn cho nên phần trình bày do Em thực hiện khó tránh khỏi được những khiếm khuyết.Em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo và các bạn để Em có thể hoàn thành tốt hơn ý tưởng của mình.
Em cũng xin chân thành Thank thầy giáo Phạm Văn Minh, cùng toàn thể các cô chú, các anh chị trong công ty cổ phần Điện nhẹ viễn thông đã giúp em hoàn thành đề tài nghiên cứu này!

Sinh viên: Lê Thị Vi





Chương I
Những vấn đề cơ bản về cạnh tranh của doanh nghiệp xây dựng trong nền kinh tế thị trường
I. Cạnh tranh
1.Khái niệm cạnh tranh
Cạnh tranh đặc biệt phát triển cùng với sự phát triển nền sản xuất hàng hoá tư bản chủ nghĩa. Theo Mác "cạnh tranh tư bản chủ nghĩa là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá để thu được lợi nhuận siêu ngạch". Nghiên cứu sâu về nền sản xuất hàng hoá tư bản chủ nghĩa và cạnh tranh tư bản chủ nghĩa, Mác đã phát hiện ra quy luật điều chỉnh tỷ suất lợi nhuận bình quân và qua đó đã hình thành nên giá cả thị trường. Quy luật này dựa trên sự chênh lệch giữa giá trị, chi phí và khả năng có thể bán được hàng hóa dưới giá trị của nó nhưng vẫn thu được lợi nhuận.
Kinh tế thị trường càng phát triển thì cạnh tranh càng có vai trò quan trọng. Nó là điều kiện, là yếu tố kích thích kinh doanh và là động lực thức đẩy sản xuất phát triển góp phần thức đẩy sự phát triển của xã hội nói chung.
Như vậy, sản xuất hàng hoá càng phát triển, hàng hoá bán ra càng nhiều, số lượng người cung ứng càng đông thì cạnh tranh càng gay gắt. Kết quả cạnh tranh sẽ có một số doanh nghiệp bị buộc thua cuộc và bị gạt ra khỏi thị trường, trong khi một số doanh nghiệp vẫn tồn tại và phát triển, phát triển hơn nữa.
Cũng chính nhờ cạnh tranh không ngừng mà nền kinh tế thị trường vận động theo hướng nâng cao năng suất lao động xã hội. Yếu tố đảm bảo cho sự thành công của mỗi quốc gia trên con đường phát triển.
Tóm lại, ta có thể hiểu cạnh tranh là cuộc đấu tranh gay gắt, quyết liệt giữa các chủ thể kinh doanh hoạt động trên thị trường nhằm giành giật những khả năng về mở rộng quá trình sản xuất sản phẩm, mở rộng thị phần cho doanh nghiệp, tạo ra cho xã hội những sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, dịch vụ chu đáo.
2. Các loại hình cạnh tranh.
2.1. Căn cứ vào chủ thể tham gia thị trường có:
+ Cạnh tranh giữa người bán với người mua là cuộc cạnh tranh diễn ra theo quy luật mua rẻ- bán đắt, trên thị trường người bán muốn bán sản phẩm của mình với giá cao nhất. Giá cả cuối cùng được chấp nhận là giá thống nhất giữa người bán và người mua sau quá trình mặc cả với nhau.
+ Cạnh tranh giữa người mua và người mua là cuộc cạnh tranh trên cơ sở quy luật cung cầu. Khi cung nhỏ hơn cầu thì cuộc cạnh tranh giữa những người mua trở nên quyết liệt, giá cả hàng hoá và dịch vụ sẽ tăng lên. Do hàng hoá trên thị trường khan hiếm nên người mua sẵn sàng trả giá cao để mua được hàng hoá họ cần, khi đó người bán tiếp tục nâng giá, kết quả cuối cùng là người bán thu được lợi nhuận cao, còn người mua phải mua hàng hoá không sát giá trị với nó. Đây là cuộc cạnh tranh người mua tự làm hại chính mình.
+ Cạnh tranh giữa người bán và người bán là cuộc cạnh tranh gay go quyết liệt nhất. Các doanh nghiệp cạnh tranh và thôn tính lẫn nhau để tranh giành khách hàng, thị trường, đây là cuộc cạnh tranh có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại của mỗi doanh nghiệp.
2.2. Căn cứ vào hành vi của những thành viên tham gia:
+ Cạnh tranh hoàn hảo là hình thức cạnh tranh trên thị trường có rất nhiều người bán và không người nào có ưu thế để cung ứng một số lượng sản phẩm quan trọng khả dĩ ảnh hưởng đến giá cả. Xét về phía người mua cũng không có người mua nào mua một khối lượng sản phẩm quan trọng đến mức ảnh hưởng tới giá cả, các sản phẩm bán ra đều được xem là đồng nhất, tức là ít khác nhau về quy cách phẩm chất, mẫu mã. Những người bán tham gia trên thị trường chỉ có cách thích ứng với giá cả trên thị trường, bởi vì cung cầu thị trường được tự do hình thành, giá cả
+ Nhà làm việc Viện Khoa học kỹ thuật Bưu điện
+ Hội trường Viện Khoa học Xã hội
+ Trung tâm triển lãm thương mại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
+ Công ty bưu chính liên tỉnh quốc tế
+ Văn phòng tổng cục, Tổng công ty Bưu chính viễn thông 18 Nguyễn Du Hà Nội
+ Văn phòng Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam (phía Nam)
+ Công ty thông tin di động
+ Trung tâm chăm sóc sức khoẻ (phía nam)
+ Hải quan Bà Rịa – Vũng Tầu
+ Trụ sở Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban nhân tỉnh Vĩnh Phúc
+ Nhà bưu điện Tỉnh Vĩnh Phúc
+ Trung tâm điều hành thông tin di động Đà Nẵng
- Công trình cáp ngoại vi
+ Mở rộng cáp thông tin tỉnh Vĩnh Phúc
+ Mở rộng mạng cáp thông tin tỉnh Hà Tĩnh
+ Mở rộng mạng cáp thông tin tỉnh Phú Thọ
+ Mở rộng mạng cáp thông tin tỉnh Lai Châu
+ Mở rộng mạng cáp thông tin tỉnh Hà tây
+ Mở rộng mạng cáp quang (cáp đồng sân bay quốc tế Nội Bài)
II. Các đặc đIểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của Công ty Cổ phần Điện nhẹ viễn thông.
1. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty
1.1 Sơ đồ chung:
Qua sơ đồ ta thấy cơ cấu quản lý của công ty là theo cơ cấu trực tuyến chức năng. Cơ quan quyết định cao nhất của công ty là Đại hội đồng cổ đông, Đại hội đồng cổ đông bầu ra Hội đồng quản trị để quản trị công ty giữa hai nhiệm kỳ đại hội, bầu ban kiểm soát để kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh của công ty, quản trị điêu hành công ty. Quản lý điều hành hoạt động của công ty là Giám đốc do Hội đồng quản trị quyết định bổ nhiệm và miễn nhiệm, giúp việc cho Giám đốc là các phòng ban chức năng.
Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban:
* Phòng Kinh tế tổng hợp :

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Một số biện pháp đổi mới phương pháp tổ chức để nâng cao hiệu quả Hoạt động giáo dục ngoài giờ Luận văn Sư phạm 0
D Một số biện pháp để quản lý tài chính của công ty xây dựng số 1 - Vinaconex Luận văn Kinh tế 0
D Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Của Công Ty Hyundai Thái Bình Luận văn Kinh tế 0
D Một số biện pháp xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp - an toàn Luận văn Sư phạm 0
D một số biện pháp giúp tạo động lực và luyện phát âm cho học sinh trong giờ học tiếng anh Luận văn Sư phạm 0
D Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chiến lược thị trường tiêu thụ sản phẩm ở Công ty TNHH Sản Phẩm Xây dựng BHP Thép Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học chương sự điện li lớp 11 với đối tượng học sinh trung bình Yếu Luận văn Sư phạm 1
D Khảo sát bệnh toan huyết, kiềm huyết và ceton huyết ở bò sữa tại một số cơ sơ chăn nuôi các Tỉnh phía bắc, biện pháp phòng trị Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật đối với giống xoài Đài Loan trồng tại Yên Châu, Sơn La Nông Lâm Thủy sản 0
D Một số Biện pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu ở Công ty xuất nhập khẩu Hà Tây Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top