lehongtrinh2001

New Member

Download miễn phí Luận văn Một số biện pháp góp phần mở rộng thị trường và tăng cường công tác tiêu thụ sản phẩm tại công ty đá quý và vàng Hà Nội





MỤC LỤC

PHẦN I: Mở rộng thị trường, tăng cường công tác tiêu thụ sản phẩm là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của doanh nghiệp hiện nay.3.

I. Các quan điểm cơ bản về thị trường và vai trò của thị trường đối với hoạt động của doanh nghiệp.3

1. Khái niệm và phân loại thị trường.3

1.1 Khái niệm thị trường.3

1.2 Phân loại thị trường.4

2. Chức năng của thị trường.6

3. Các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường.7

4. Nghiên cứu thị trường.8

4.1 Nghiên cứu khái quát thị trường.8

4.2 Nghiên cứu chi tiết thị trường.9

II. Các quan điểm cơ bản về tiêu thụ.9

1. Khái niệm về tiêu thụ.9

2. Vai trò của công tác tiêu thụ.10

3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ.11

3.1 Các nhân tố nội tại bên trong doanh nghiệp.11

3.2 Các nhân tố thuộc về phía người mua.12

3.3 Các nhân tố thuộc về vai trò điều tiết của Nhà nước.13

4. Nội dung cơ bản của công tác tiêu thụ.13

4.1 Hoạch định bán hàng.13

4.2 Tổ chức mạng lưới bán hàng của doanh nghiệp.14

4.3 Tổ chức hoạt động hỗ trợ bán hàng.16

4.4 Chính sách giá bán.17

III. Phần thị trường của doanh nghiệp và các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến việc mở rộng thị trường của doanh nghiệp.18

1. Phần thị trường doanh nghiệp.18

2. Mở rộng thị trường doanh nghiệp.19

2.1 Khái niệm.19

2.2 Tầm quan trọng của việc mở rộng thị trường đối với chiến lược phát triển của doanh nghiệp.20

2.3 cách mở rộng phần thị trường của doanh nghiệp.20

2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng thị trường .21.

IV. Những hoạt động cơ bản của doanh nghiệp nhằm mở rộng thị trường, tăng cường công tác tiêu thụ sản phẩm.22

1. Nâng cao chất lượng sản phẩm.22

2. Lựa chọn sản phẩm thích ứng.22

3. Xây dựng chiến lược sản phẩm.23

3.1 Nội dung cơ bản của chiến lược sản phẩm.23

3.2 Chiến lược thiết kế và phát triển sản phẩm mới.25.

4. Xây dựng chính sách giá.26

4.1 Tính toán và phân tích chi phí.26.

4.2 Phân tích và đoán thị trường.27

4.3 Phân tích và lựa chọn mức giá dự kiến.27

5. Tổ chức công tác tiêu thụ - kênh tiêu thụ - mạng lưới tiêu thụ.28

5.1 cách phân phối tiêu thụ.28

5.2 Nguyên tắc tiêu thụ.28

6. Các biện pháp hỗ trợ và xúc tiến bán hàng.28

6.1 Quảng cáo.28

6.2 Xúc tiến bán hàng.30

6.3 Yểm trợ.30

PHẦN II: Phân tích tình hình thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty đá quý và vàng Hà Nội.31

I. Quá trình hình thành và phát triển của công ty.31

1. Sự hình thành và phát triển.31

2. Cơ cấu tổ chức.32

II. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật có ảnh hưởng đến việc mở rộng thị trường và tiêu thụ sản phẩm ở công ty đá quý và vàng Hà Nội.35

1. Tính chất và nhiệm vụ sản xuất, đặc điểm sản xuất sản phẩm.35

1.1 Tính chất và nhiệm vụ sản xuất.35

1.2 Đặc điểm sản xuất sản phẩm.36

2. Đặc điểm về lao động và quản lý lao động trong công ty.38

3. Đặc điểm về công nghệ thiết bị.40

4. Đặc điểm về nguồn cung ứng.43

5. Đặc điểm thị trường khách hàng của công ty.44

III. Phân tích thực trạng tình hình tiêu thụ.46

1. Đánh giá kết quả tiêu thụ qua các năm.46

2. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm trên thị trường của công ty.47

2.1 Thị phần của công ty.47

2.2 Kết quả tiêu thụ theo khu vực thị trường.49

3. Tình hình tiêu thụ theo nhóm khách hàng.51

4. Phân tích tình hình tiêu thụ theo các kênh tiêu thụ.53

5. Hiệu quả các hoạt động tiêu thụ của công ty.56

6. Các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả tiêu thụ của công ty.57

IV. Đánh giá tổng quát về công tác tiêu thụ của công ty.60

1. Những thành tích trong năm qua.60

2. Những mặt còn tồn tại.61

3. Những nguyên nhân dẫn đến tồn tại.61

PHẦN III: Một số biện pháp góp phần mở rộng thị trường tăng cường công tác tiêu thụ của công ty đá quý và vàng Hà Nội.63

I. Phương hướng phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm tới.63

II. Một số biện pháp tăng cường tiêu thụ và mở rộng tiêu thụ của công ty.64

1. Tăng cường công tác nghiên cứu nhu cầu thị trường.64

2. Đổi mới đầu tư công nghệ kỹ thuật.66

3. Chú trọng chất lượng sản phẩm cải tiến mẫu mã.68

4. Hoàn thiện chính sách giá cả và cách thanh toán.70

5. Xây dựng và quản lý tốt mạng lưới bán hàng.71

6. Xây dựng chiến lược sản phẩm thích hợp.73

7. Tăng cường hoạt động hỗ trợ, xúc tiến bán hàng.74

III. Kiến nghị cấp trên.76

1. Những kiến nghị với Nhà nước.76

2. Những kiến nghị với công ty.77

3. Những kiến nghị với Tổng công ty.77

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


, Công ty thực hiện hạch toán lương cho cán bộ nhân viên bằng hai hình thức:
- Đối với cán bộ, nhân viên làm việc ở văn phòng Công ty và làm công tác quản lý ở xí nghiệp, Công ty thực hiện trả lương theo thời gian làm việc, theo cấp bậc và theo bảng lương đã quy định.
- Đối với công nhân viên trực tiếp sản xuất kinh doanh được trả lương khoán theo sản phẩm hoàn thành.
Thu nhập bình quân của người lao động năm 1999 khoảng 460.000 đồng/tháng, một tháng tăng lên khoảng 2% so với năm 1998 nhưng vẫn chưa phải là cao so với mức thu nhập bình quân của những người lao động trong các doanh nghiệp Nhà nước hiện nay.
Bảng 1: Cơ cấu lao động của công ty.
STT
phân loại
Năm 1998
Năm1999
So sánh %
1
Tổng số lao động
57
55
96%
-Lao động gián tiếp
20
15
75%
-Lao động trực tiếp
37
40
108%
2
Theo giới tính
-Nam
35
32
91%
-Nữ
22
23
104%
3
Theo trình độ
-Đại học
13
15
115,3%
-Trung học
19
13
68,4%
-Tay nghề
25
27
108%
Ngoài tiền lương trả theo quy định mà người lao động được hưởng, tuỳ vào kết quả kinh doanh và thành tích của từng người mà Công ty có chế độ khen thưởng thích đáng, đồng thời Công ty cũng chăm lo đến đời sống vật chất và tinh thần, áp dụng chính sách đãi ngộ thích đáng người lao động để họ yên tâm và tích cực cống hiến cho Công ty.
Bên cạnh lương và các khoản thưởng hợp lý, Công ty còn tham gia đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn cho người lao động theo đúng quy định. Hàng năm, Công ty tạo điều kiện cho cán bộ, công nhân viên nghỉ phép theo chế độ, tạo điều kiện cho chị em phụ nữ nghỉ ốm đau, thai sản, nghỉ mà không bị trích trừ tiền lương, lại còn thăm hỏi động viên những gia đình nào gặp khó khăn, thuộc diện chính sách của Nhà nước.
Nhờ có những biện pháp áp dụng hợp lý việc sử dụng và quản lý lao động mà năm qua năng suất lao động của người lao động tăng lên ( khoảng 190carats(cts)/1 công nhân )so với năm 1998 là 120cts/1 người tương ứng 25%, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất ở Công ty.
3. Đặc điểm về công nghệ thiết bị:
Xuất phát từ yêu cầu về đặc điểm kỹ thuật công nghệ của mặt hàng sản xuất đá quý, vàng và hàng trang sức, quy trình công nghệ chủ yếu ở Công ty mang tính nửa hiện đại, nửa thủ công. Đó là một quy trình công nghệ trong đó kết hợp giữa độ chính xác cao của máy móc và sự lành nghề khéo léo tuyệt vời của người thợ ( về lĩnh vực này mang tính nghệ nhân cao ). Dây chuyền sản xuất được khép kín từ giai đoạn đầu đến giai đoạn cuối.
Về máy móc thiết bị:
Hầu hết các loại máy móc thiết bị được mua từ khi thành lập doanh nghiệp (1988 ) cho đến nay đã trở nên lạc hậu, hoạt động kém hiệu quả, có nhiều máy móc công cụ đã hỏng, không được sửa chữa nhưng vẫn tham gia vào hoạt động trực tiếp của quy trình sản xuất, ảnh hưởng không ít đến năng suất lao động của Công ty ( năm 1999, năng suất lao động chỉ đạt khoảng 70% so với kế hoạch đề ra là 29000 - 30000cts ).
Từ năm 1997 trở lại đây, được sự quan tâm của Nhà nước, Tổng công ty đã cấp vốn đầu tư trang bị máy móc thiết bị hiện đại cho xí nghiệp chế tác bao gồm dây chuyền thái ( máy cắt, máy đánh bóng, máy sửa tinh ) và máy phay đĩa để nhằm nâng cao hơn nữa năng suất lao động của Công ty, cung cấp đủ nhu cầu lượng hàng hàng năm. Mặc dù vậy, máy móc thiết bị vẫn lạc hậu so với thế giới.
Sơ đồ: Quy trình gia công chế tác.
Quặng tinh
Loại
Kiểm định
Chọn
Cắt mài thô
Máy soi chọn hình dáng bề mặt
Tạo dáng
Mài bóng
Kiểm tra chất lượng ( OTK )
Năm 1999, Công ty không có vốn để đầu tư thêm máy móc thiết bị nên ảnh hưởng nhiều đến chất lượng, mẫu mã sản phẩm ( kể cả nội thất trang trí cửa hàng phục vụ công tác tiêu thụ sản phẩm ).
Bảng 2: Kê khai máy móc thiết bị của công ty.
STT
Tên loại máy móc thiết bị
Năm đưa vào sử dụng
Nguyên giá
Giá trị hao mòn
Giá trị còn lại
1
Máy mài 6 đĩa
1988
23.700.000
15.673.500
7.936.500
2
Máy mài 4 đĩa
1988
16.500.000
16.500.000
0
3
Máy mài đá Liên Xô
1988
14.900.000
7.509.598
7.840.402
4
Dây chuyền Thái
1997
95.979.000
5.096.850
90.882.150
5
Máy cắt đá Thái
1989
9.507.000
7.762.350
1.744.650
6
Máy phay đĩa Thái
1997
54.414.500
2.750.000
51.664.600
7
Một dàn máy mài Tiệp
1997
190.000.000
11.950.000
186.050.000
8
Máy sửa tinh
1998
8.837.000
6.610.290
2.226.710
9
Máy mài Nhật
1991
77.000.000
33.750.000
43.250.00
10
Máy tiện 616
1988
9.700.000
7.250.000
2.450.000
Tổng cộng
500.537.500
114.492.586
393.044.912
Qua bảng kê khai máy móc thiết bị ta thấy tổng số máy móc của Công ty đến nay gồm 1 dàn 26 máy mài của Tiệp Khắc, 1 máy phay của Thái Lan và năm 1997 mua thêm được 34 máy mài đưa tổng thiết bị lên 60 máy đáp ứng phần nào yêu cầu sản xuất của Công ty.
Để nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến và sáng tạo mẫu mã đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng, Công ty cần cố gắng huy động vốn để đầu tư, đổi mới trang thiết bị, xây dựng sửa chữa nhà xưởng.
Do mặt hàng sản phẩm thuộc loại đặc biệt, đòi hỏi cả về trình độ máy móc và sự lành nghề khéo léo của người thợ nên Công ty hàng năm không chỉ đầu tư vào máy móc thiết bị mà còn phải đào tạo đội ngũ công nhân có tay nghề bậc cao. Trong năm 1999, vừa qua Công ty đệ trình đơn yêu cầu Tổng công ty mở lớp đào tạo, hướng dẫn công nhân để không ngừng nâng cao trình độ tay nghề của người thợ. Hàng năm, Công ty còn mời các chuyên gia chế tác về cố vấn thêm và cử công nhân đi học bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề. Đặc biệt, năm 2000, Công ty lập dự án trình lên Tổng công ty xin vốn chuẩn bị dự án xây dựng xí nghiệp gia công chế tác đá quý và sản xuất hàng trang sức, cho xưởng đúc rót vàng ( 100 triệu ), khảo sát công nghệ thiết bị, gia công chế tác và thị trường hàng trang sức ( khoảng 100 triệu ) và thiết kế công nghệ, thiết kế xây dựng ( khoảng 425 triệu ).
4. Đặc điểm về nguồn cung ứng:
Do yêu cầu của mặt hàng kinh doanh nên ngay từ đầu Công ty đã có các phương án để xác định đầu vào một cách hợp lý nhằm nâng cao công tác kinh doanh ở Công ty. Các nguồn đầu vào mà Công ty đã xác định cho mặt hàng vàng là nguồn nhập khẩu từ nước ngoài, thu mua của những người đào đãi vàng ở các vùng mỏ. Khả năng nguồn cung cấp đá quý cho Công ty chủ yếu là mua tại thị trường trôi nổi ở Yên Bái, Nghệ An.. . Tuy nhiên trong những năm qua do sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước, các chính quyền địa phương, tất cả những nguồn cung cấp này đều bị thu hẹp và điều đó đã ảnh hưởng tới kết quả hoạt động của Công ty.
Hàng năm, dưới sự chỉ đạo của Tổng công ty, Công ty đá quý và vàng Hà Nội vẫn nhập khẩu vàng từ Nga, ấn Độ, Thái Lan.. .để làm nguyên liệu gia công chế tác hàng trang sức. Mặc dù vậy, hiện nay mặt hàng trang sức của Công ty còn thiếu, chưa cung cấp đủ nhu cầu của thị trường do chưa đủ nguyên vật liệu làm hàng có kiểu dáng, mẫu mã phong phú để đảm bảo được chất lượng sản phẩm cũng như tạo nên giá cả rẻ so với bên ngoài nên khả năng cạnh tranh các sản phẩm của Công ty chưa cao.
Năm 1999, do vẫn bị ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực, sản phẩm của Công ty ứ đọng nhiều. Do đó, Công ty chỉ nhập vàng nguyên liệu với số lượng ít chỉ đủ để đáp ứng thực hiện kế hoạch đề ra.
* Về thu mua: Hiện nay, trên thị trường “ chợ đen “, một khối lượng vàng đá quý đáng kể đang lưu thông do tư nhân đào đãi ở các vùng mỏ lộ thiên thực hiện.. .mà chính phủ không thể kiểm soát nổi. Vì vậy, Công ty đã có những chính sách thu mua ngay tại các vùng mỏ đó để tạo nguồn đầu vào dồi dào. Tuy nhiên do mới thành lập, vốn kinh doanh còn nhiều hạn chế nên khả năng thu mua của Công ty còn yếu.
Bảng 3: Kế hoạch nhập khẩu năm 2000
Tên hàng nhập
Số lượng
Đơn vị tính
2000
1. Vàng nguyên liệu
1000kg
Triệu đồng
135.000
2. Thiết bị
Triệu đồng
100
Để giải quyết khó khăn trong những năm qua, Công ty đá quý và vàng Hà Nội dự kiến năm 200 sẽ nhập khoảng1000kg vàng nguyên liệu trị giá 135 tỷ đồng để chuẩn bị cho việc xây dựng xưởng đúc rót vàng, làm hàng trang sức đáp ứng như cầu thị trường. Đồng thời Công ty phải xây dựng một chiến lược về nguồn cung ứng đảm bảo đủ và ổn định cả về số lượng và chất lượng nhằm chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Trước hết, Công ty phải duy trì giữ vững hợp tác với các nhà cung cấp chủ yếu từ Yên Bái, Nghệ An đồng thời tìm kiếm thêm những nhà cung ứng khác đảm bảo đủ nguồn nguyên liệu.
5. Đặc điểm thị trường khách hàng của công ty:
Sự cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế thị trường đã dẫn tới hàng ngàn sản phẩm được bán ra trên thị trường.Đây là một trong những khó khăn lớn đối với công ty có quy mô vừa và nhỏ như công ty đá quý và vàng Hà Nội. Xuất phát từ đặc điểm về mặt hàng kinh doanh, từ năng lực sản xuất kinh doanh mà Công ty đá quý và vàng Hà Nội đã xây dựng định hướng được mục tiêu chiến lược thị trường của mình.
Hiện nay Công ty chỉ tập trung vào thị trường Hà Nội, nơi tập trung đông dân cư có thu nhập cao. Do khả năng về tài chính của Công ty rất hạn hẹp nên khả năng cạnh tranh so với các đối thủ khác trên thương trường vẫn còn yếu. Công ty chưa có khả năng mở rộng thị...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Một số biện pháp đổi mới phương pháp tổ chức để nâng cao hiệu quả Hoạt động giáo dục ngoài giờ Luận văn Sư phạm 0
D Một số biện pháp để quản lý tài chính của công ty xây dựng số 1 - Vinaconex Luận văn Kinh tế 0
D Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Của Công Ty Hyundai Thái Bình Luận văn Kinh tế 0
D Một số biện pháp xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp - an toàn Luận văn Sư phạm 0
D một số biện pháp giúp tạo động lực và luyện phát âm cho học sinh trong giờ học tiếng anh Luận văn Sư phạm 0
D Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chiến lược thị trường tiêu thụ sản phẩm ở Công ty TNHH Sản Phẩm Xây dựng BHP Thép Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học chương sự điện li lớp 11 với đối tượng học sinh trung bình Yếu Luận văn Sư phạm 1
D Khảo sát bệnh toan huyết, kiềm huyết và ceton huyết ở bò sữa tại một số cơ sơ chăn nuôi các Tỉnh phía bắc, biện pháp phòng trị Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật đối với giống xoài Đài Loan trồng tại Yên Châu, Sơn La Nông Lâm Thủy sản 0
D Một số Biện pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu ở Công ty xuất nhập khẩu Hà Tây Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top