ducon.congnuong

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Ngày nay, cùng với sự phát triển của đất nước, đi du lịch đã trở thành nhu
cầu không thể thiếu được trong đời sống xã hội. Thông qua hoạt động du lịch, con
người có cơ hội tìm hiểu và nâng cao hiểu biết của mình về thiên nhiên, đất nước và
con người trên mọi miền Tổ quốc và ở các nước trên thế giới. Ở bất cứ quốc gia hay
một vùng đất nào có hoạt động du lịch phát triển thì ở đó luôn có sự đan xen của các
dòng chảy về du khách, về văn hóa và kinh tế. Tất cả chúng tác động qua lại rất chặt
chẽ với nhau và thúc đẩy nhau cùng phát triển. Ngành du lịch không chỉ đem lại
nguồn thu lớn cho đất nước mà còn góp phần tạo việc làm cho một lượng lớn lao
động trong xã hội.
Đã có nhiều quốc gia trên thế giới nhận thức rõ được những lợi ích to lớn mà
ngành du lịch mang lại và từ đó coi du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia.
Trong đó có thể kể đến một số quốc gia có ngành du lịch phát triển mạnh như:
Singapore, Thái Lan, Trung Quốc, Anh, Pháp, Hà Lan,...
Là một quốc gia nằm trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, Việt Nam
được biết đến trong con mắt bạn bè thế giới là một điểm đến an toàn, thân thiện,
hiền hòa và mến khách. Và Đà Lạt chính là một trong những điểm đến hấp dẫn, góp
phần tạo nên hình ảnh đẹp của du lịch Việt Nam.
Thành phố Đà Lạt là một trong những trung tâm du lịch nổi tiếng của cả
nước với không khí trong lành, mát mẻ quanh năm, nơi được mệnh danh là “Thành
phố ngàn thông”, “Thành phố Hoa”, “Thành phố sương mù” hay “Thành phố mùa
xuân”,... Được ví như một tiểu Paris, Đà Lạt luôn có sức quyến rũ đặc biệt với du
khách trong và ngoài nước bởi nét mộng mơ, nên thơ với cái lạnh ban đêm, sương
mù buổi sớm, với những cánh rừng thông bao trùm thành phố và những truyền
thuyết tình yêu thật lãng mạn,... tất cả đã tồn tại từ rất lâu và góp phần tạo nên cốt
cách và tâm hồn người Đà Lạt. Thiên nhiên và con người Đà Lạt đã tạo nên sức hút lạ kỳ, như mời gọi những ai chưa một lần chen chân đến và làm lưu luyến du khách
khi họ rời khỏi đây.
Môi trường thiên nhiên của Đà Lạt có cảnh quan đặc sắc của vùng cao
nguyên xinh đẹp, có khí hậu mát mẻ quanh năm và hệ thống hồ, thác, rừng
thông...là những yếu tố đặc biệt quan trọng và là tiền đề cho du lịch thành phố phát
triển. Tuy nhiên hiện nay, vấn đề khai thác hiệu quả môi trường du lịch tự nhiên ở
Đà Lạt đang là một bài toán khó cho các nhà quản lý. Đà Lạt đang đứng trước nguy
cơ bị đánh mất thương hiệu du lịch Đà Lạt được xây dựng suốt cả thế kỷ nay. Tiếng
kêu cứu đã vang lên từ “Thung lũng Tình yêu” và “hồ Đa Thiện” bởi “thiếc tặc”, từ
“hồ Than Thở” bởi những chai, lọ thuốc bảo vệ thực vật từ những vùng trồng rau,
hoa gây ô nhiễm nước hồ, từ “thác Cam Ly” bởi nguồn nước thải sinh hoạt của các
khu dân cư lân cận, từ “hồ Xuân Hương” bởi rác thải nông nghiệp và sinh hoạt.
Được sinh ra, lớn lên, học tập và công tác tại thành phố Đà Lạt, tui thật sự
quan tâm tới thực trạng khai thác môi trường tự nhiên trong hoạt động du lịch tại
Thành phố hiện nay. Vì vậy, tui đã chọn đề tài “Môi trường du lịch tự nhiên thành
phố Đà Lạt - Thực trạng và định hướng khai thác” cho luận văn Thạc sĩ của
mình, với hi vọng góp phần nhất định vào việc giữ gìn, bảo vệ và khai thác môi
trường du lịch tự nhiên của thành phố Đà Lạt theo hướng bền vững, làm cho Đà Lạt
mãi xứng đáng là một trong những đô thị du lịch quan trọng của khu vực Tây
Nguyên và của cả nước.
2. Tổng quan về lịch sử nghiên cứu:
Trong những năm gần đây, hoạt động bảo vệ môi trường đã và đang trở
thành mối quan tâm mang tính toàn cầu. Việc bảo vệ môi trường vì mục tiêu phát
triển bền vững là một trong những nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước dành mối
quan tâm đặc biệt.
Ngày 02 tháng 12 năm 2003, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số
256/2003/QĐ-TTg phê duyệt “Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020” tạo cơ sở vững chắc cho những nỗ lực và quyết
tâm bảo vệ môi trường.
Hoạt động bảo vệ môi trường ngày càng được Nhà nước quan tâm, với việc
ban hành Luật Bảo vệ môi trường (2014), Nghị định số 21/2008/NĐ-CP, và các văn
bản, nghị quyết của các Bộ, ngành chức năng và các cơ quan khác như: Bộ Tài
nguyên và Môi trường, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên hiệp các hội khoa học và
kỹ thuật Việt Nam, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch,... về các nội dung liên quan
đến bảo vệ môi trường nói chung và môi trường du lịch nói riêng.
Hoạt động bảo vệ môi trường cũng được nhiều nhà nghiên cứu khoa học
quan tâm nghiên cứu và đã được công bố trên các sách và tạp chí như: Phạm Trung
Lương (2009), “Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam”; Đỗ Thị Ngọc Lan
(1996), “Môi trường tự nhiên trong hoạt động sống của con người”; Hoàng Hoa
Quân, “Quan hệ giữa môi trường và phát triển du lịch”, Tạp chí Du lịch Việt Nam,
số tháng 9/2008;… Các công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến các vấn đề cơ sở
lý luận về môi trường tự nhiên và phát triển du lịch,...
Tại tỉnh Lâm Đồng cũng đã có nhiều văn bản, đề tài nghiên cứu khoa học đề
cập đến việc phát triển du lịch là một trong những ngành kinh tế động lực của tỉnh.
Trong đó có một số văn bản và công trình quan trọng sau đây:
Đề án “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lâm Đồng đến
năm 2020” đã được Chính phủ phê duyệt. Trong đó có mục tiêu về phát triển du
lịch là phát triển du lịch phải gắn với cảnh quan thiên nhiên của tỉnh, tiềm năng du
lịch nghỉ dưỡng và du lịch MICE kết hợp với hình thành các tuyến du lịch liên kết
với các tỉnh Tây Nguyên và vùng miền Trung.
Trong đề tài: “Xây dựng môi trường du lịch nhằm đảm bảo phát triển du lịch
Đà Lạt theo hướng bền vững” (2008) do Sở Du lịch và Thương mại Lâm Đồng thực
hiện đã nêu lên được mối quan hệ giữa môi trường và phát triển du lịch, nêu lên
những tác động tích cực và tiêu cực của phát triển du lịch lên môi trường tự nhiên,
môi trường xã hội và nhân văn.
Khóa luận tốt nghiệp “Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh du lịch
bằng cách cải thiện môi trường du lịch tại thành phố Đà Lạt” do Trần Mộng Uyên
Ngân, lớp Quản trị Nhà hàng-Khách sạn khóa 02, trường Đại học Yersin thực hiện
đã đưa ra những vấn đề về môi trường du lịch trên địa bàn thành phố Đà Lạt.
Các công trình nghiên cứu về môi trường du lịch, tình trạng khai thác tài
nguyên thiên nhiên trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng là những tài liệu có giá trị để tác giả
tham khảo, nhưng chưa có đề tài nào đánh giá sâu về thực trạng khai thác môi
trường du lịch tự nhiên tại thành phố Đà Lạt cũng như đề xuất các giải pháp khai
thác hiệu quả và bảo vệ môi trường du lịch tự nhiên trên địa bàn. Chính vì vậy, đề
tài “Môi trường du lịch tự nhiên tại thành phố Đà Lạt - Thực trạng và định
hướng khai thác” là sự lựa chọn của tác giả luận văn.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của luận văn là đánh giá thực trạng khai thác tài nguyên và môi
trường tự nhiên trên quan điểm bảo vệ môi trường tại thành phố Đà Lạt, đề xuất các
định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm khai thác khai thác hiệu quả môi trường du
lịch tự nhiên trong hoạt động du lịch địa phương.
4. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng khai thác tài nguyên du lịch tự nhiên và bảo vệ môi
trường tại thành phố Đà Lạt (trong một số trường hợp có thể mở rộng ra địa bàn lân
cận) giai đoạn 2009-2013 và đề xuất định hướng và giải pháp bảo vệ môi trường tại
thành phố Đà Lạt đến năm 2020.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thu thập xử lý thông tin:
Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả tiến hành thu thập thông tin thứ cấp
từ các công trình nghiên cứu, giảng dạy như giáo trình, bài báo trong nhiều thời
gian khác nhau. Những thông tin thực tế liên quan đến phạm vi nghiên cứu được thu
thập thông qua niên giám thống kê tỉnh Lâm Đồng, phòng Nghiệp vụ du lịch - Sở
Văn hóa-Thể thao-Du lịch tỉnh Lâm Đồng, Trung tâm xúc tiến Đầu tư Thương mại
và Du lịch tỉnh Lâm Đồng, Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Lâm Đồng, Trường Đại
học Đà Lạt, Trường Đại học Yersin Đà Lạt…
5.2. Phương pháp khảo sát thực địa:
Đây là một trong những phương pháp quan trọng trong nghiên cứu du lịch.
Phương pháp này giúp cho tác giả có trải nghiệm về vấn đề nghiên cứu, quan sát
cảnh quan môi trường tự nhiên, tìm hiểu thực trạng khai thác tài nguyên tự nhiên và
thực trạng bảo vệ môi trường tại các khu du lịch trên địa bàn thành phố Đà Lạt.
Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã tiến hành khảo sát thực tế tại nhiều điểm
du lịch tự nhiên trong phạm vi thành phố Đà Lạt, tập trung vào mùa du lịch cao
điểm (2.2013, 6.2013, 9.2013)
5.3. Phương pháp điều tra xã hội học:
Phương pháp này nhằm khảo sát ý kiến đánh giá của du khách về môi trường
tự nhiên hiện nay tại thành phố Đà Lạt. Tác giả đã tiến hành khảo sát du khách nội
địa bằng bảng hỏi tại một số điểm/khu du lịch tự nhiên trên địa bàn thành phố, với
tổng số phiếu phát ra là 120 phiếu và số phiếu thu vào là 100 phiếu. Kết quả điều ra
là cơ sở để đánh giá thực trạng khai thác tài nguyên tự nhiên và đưa ra những định
hướng và giải pháp phù hợp cho việc bảo vệ môi trường.
5.4. Phương pháp phỏng vấn:
Để có được những nhận định khách quan, tác giả đã sử dụng phương pháp
phỏng vấn. Các đối tượng được phỏng vấn là các cán bộ quản lý về du lịch của Sở
Văn hóa Thể thao Du lịch, phòng Nghiệp vụ du lịch tỉnh Lâm Đồng, người dân địa
phương và khách du lịch.
6. Những đóng góp mới của luận văn:
- Tổng quan có chọn lọc một số vấn đề lí luận và thực tiễn về môi trường du
lịch tự nhiên và khai thác môi trường du lịch tự nhiên.
- Phân tích thực trạng môi trường du lịch tự nhiên thành phố Đà Lạt.
- Phân tích thực trạng khai thác tài nguyên du lịch tự nhiên tại thành phố Đà
Lạt giai đoạn 2009-2013.
- Đề xuất định hướng và các giải pháp khai thác hiệu quả môi trường tại
thành phố Đà Lạt đến năm 2020.
7. Kết cấu luận văn:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận văn gồm 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về môi trường du lịch tự nhiên và phát triển
du lịch
- Chương 2: Thực trạng khai thác môi trường du lịch tự nhiên thành phố Đà Lạt
- Chương 3: Định hướng khai thác môi trường du lịch tự nhiên thành phố Đà Lạt
đến năm 2020 và các giải pháp thực hiện
Ngoài ra, trong luận văn còn có 17 bảng biểu, 5 biểu đồ, 7 bản đồ và 5 phụ lục.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 

1217016

New Member
Mình tải được rồi nhưng giải nén bị lỗi, bạn có thể xem lại giúp mình được không? TKS
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động du lịch tới môi trường nước tại khu du lịch thác Bản Giốc huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng Văn hóa, Xã hội 2
D Đánh giá tác động của hoạt động du lịch đến môi trường tự nhiên và nhân văn ở khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ TP.HCM theo hướng phát triển Khoa học Tự nhiên 0
C Nghiên cứu các vấn đề môi trường và quy hoạch môi trường, phát triển bền vững và phát triển du lịch Công nghệ thông tin 2
D TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ TỚI NGÀNH DU LỊCH Luận văn Kinh tế 0
L Bảo vệ môi trường du lịch bãi biển Thừa Thiên Huế , nghiên cứu trường hợp các bãi biển Thuận An, Lăn Địa lý & Du lịch 3
L Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường tự nhiên tại một số khu du lịch biển tỉnh Khánh Hòa Địa lý & Du lịch 3
R Hoạt động bảo vệ môi trường du lịch ven biển Hàm Tiến, Mũi Né – Bình Thuận Địa lý & Du lịch 0
H Phát triển du lịch và vấn đề bảo vệ môi trường tự nhiên tại Sa Pa và Bắc Hà, Lào Cai Địa lý & Du lịch 0
K Văn hóa môi trường trong hoạt động du lịch miền núi Việt Nam - nghiên cứu trường hợp Sa Pa và Ba Vì Địa lý & Du lịch 0
N Dư luận xã hội về việc bảo vệ môi trường sinh thái (Nghiên cứu tại khu du lịch Tràng An, tỉnh Ninh B Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top