Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Xây dựng chiến lược bảo vệ môi trường thành phố Nha Trang tỉnh Khánh Hoà từ nay đến 2020

Tổng quan cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa phát triển du lịch biển và bảo vệ môi trường. Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng hoạt động du lịch tại các khu du lịch biển trọng điểm của tỉnh Khánh Hòa; phân tích, đánh giá thực trạng môi trường những tác động tới môi trường tự nhiên của khu vực. Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm giảm thiểu và phòng ngừa các tác động tiêu cực của du lịch biển đến môi trường tự nhiên, nhằm nâng cao chất lượng môi trường và phát triển du lịch bền vững tại tỉnh Khánh Hòa

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam có đường bờ biển dài hơn 3.260 km, 125 bãi tắm lớn, nhỏ,
khoảng 2.273 đảo ven bờ, 44 vũng-vịnh nhỏ, 1.120 rạn san hô, 252.500 ha
rừng ngập mặn và các thảm cỏ biển phân bố từ Bắc đến Nam. Đây là tiềm
năng quan trọng cho việc phát triển du lịch biển.
Thực tế là trong thời gian gần đây, du lịch biển ở nước ta phát triển khá
mạnh với lượng khách và doanh thu tăng liên tục hàng năm. Theo dự báo, đến
năm 2013 sẽ đạt 7-7,5 triệu lượt khách và trên 2 tỷ USD doanh thu. Trong đó
du lịch biển thu hút khoảng 80% lượng khách đến Việt Nam và chiếm khoảng
trên 70% doanh thu từ du lịch của cả nước.
Khánh Hòa sở hữu 385 km bờ biển, trong đó có gần 100 km bãi cát
trắng mịn, khoảng 200 hòn đảo lớn, nhỏ và nhiều vũng, vịnh kín. Khánh Hòa
từ lâu đã nổi tiếng bởi cảnh quan đẹp, thuận lợi trong phát triển kinh tế biển
nói chung và du lịch biển nói riêng và có lợi thế vượt trội về khí hậu với nắng
ấm gần như quanh năm và nhất là ít chịu ảnh hưởng nặng nề của mưa
bão. Những năm gần đây, du lịch Khánh Hòa có bước chuyển mình mạnh mẽ
với nhiều thành tựu khá ấn tượng và được đánh giá là phát triển nhất của khu vực
duyên hải miền Trung. Cùng thời gian này, Vịnh Nha Trang đã vinh dự trở
thành thành viên thứ 29 của Câu lạc bộ các Vịnh biển đẹp thế giới và sau đó
được công nhận là danh thắng cấp quốc gia. Thương hiệu du lịch biển Nha
Trang - Khánh Hòa đã và đang từng bước được khẳng định trên "bản đồ du
lịch" trong và ngoài nước.
Tuy nhiên, thực tế khai thác tài nguyên và phát triển du lịch tại các khu
du lịch biển nói chung và vùng du lịch tỉnh Khánh Hòa nói riêng còn nhiều
bất cập, dẫn tới những tác động tiêu cực đối với môi trường. Tình trạng khai
thác tài nguyên du lịch ở Khánh Hòa thời gian qua cũng đang trong tình trạng
mất cân đối. Tuy đã có sự thống nhất, phối hợp giữa các ngành và chủ thể
quản lý, khai thác các danh lam thắng cảnh ở Khánh Hòa, nhưng nhiều nơi
vẫn chưa có được quy chế quản lý, giám sát thống nhất. Việc khai thác các tài
nguyên du lịch ở một số nơi chưa gắn liền với quy hoạch, thiếu các định
hướng phát triển lâu dài, nên chưa phát huy đúng ý nghĩa, chức năng của từng
điểm và cụm du lịch. Hoạt động lấn biển, xây dựng các công trình ven biển,
trên đảo chưa hợp lý, gây nhiều sức ép và quá tải, làm cho việc quản lý phát
triển bền vững vùng biển ven bờ không hiệu quả.
Sự phát triển của bất kỳ ngành kinh tế nào cũng gắn liền với những
vấn đề về môi trường. Điều này càng đặc biệt có ý nghĩa đối với sự phát triển
của ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng, và xã hội hoá cao
như du lịch. Môi trường được xem là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp
đến chất lượng, tính hấp dẫn của các sản phẩm du lịch, qua đó ảnh hưởng đến
khả năng thu hút khách, đến sự tồn tại của hoạt động du lịch. Hoạt động phát
triển du lịch đồng nghĩa với việc gia tăng lượng khách du lịch tới các địa điểm
tham quan du lịch, tăng cường phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ và gia tăng
nhu cầu sử dụng tài nguyên..., từ đó dẫn đến sự gia tăng áp lực của phát triển
du lịch đến môi trường. Tại nhiều khu vực, do tốc độ phát triển quá nhanh của
hoạt động du lịch vượt ngoài khả năng và nhận thức về quản lý nên đã tạo sức
ép lớn đến khả năng đáp ứng của tài nguyên và môi trường, gây ô nhiễm cục
bộ và nguy cơ suy thoái lâu dài. Trong bối cảnh có nguy cơ suy thoái chung
về môi trường và cạn kiệt về tài nguyên trên phạm vi cả nước, những ô
nhiễm, suy thoái cục bộ này đã góp phần làm giảm sức hấp dẫn của các sản
phẩm du lịch. Đây được xem là một trong những nguyên nhân làm lượng
khách quốc tế quay lại du lịch ở Việt Nam nói chung và Khánh Hoà nói riêng

không nhiều. Chính vì vậy, bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch là yêu
cầu cấp bách, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của ngành và toàn xã hội.
Trước thực tế đó, việc nghiên cứu tác động môi trường của hoạt động du
lịch tại các khu du lịch biển Khánh Hòa làm cơ sở cho việc đề xuất các giải
pháp giảm thiểu tác động tiêu cực, nhằm phát triển du lịch bền vững trong
khu vực là vô cùng cần thiết. Vì vậy, tác giả đã chọn đề tài: “Ảnh hưởng của
hoạt động du lịch đến môi trường tự nhiên tại một số khu du lịch biển của tỉnh
Khánh Hòa” để thực hiện luận văn của mình, hy vọng đóng góp một phần nhỏ
bé vào việc bảo vệ môi trường của địa phương.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu của đề tài là làm rõ những tác động tiêu
cực của hoạt động du lịch đến môi trường tự nhiên, đề xuất các giải pháp
phòng ngừa, giảm thiểu tác hại và nâng cao chất lượng môi trường du lịch
biển của tỉnh Khánh Hòa.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, nhiệm vụ chính của luận văn là:
- Tổng quan cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa phát triển du lịch biển và
bảo vệ môi trường.
- Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng hoạt động du lịch tại các khu du lịch
biển trọng điểm của tỉnh Khánh Hòa và Phân tích, đánh giá thực trạng môi
trường những tác động tới môi trường tự nhiên của khu vực.
- Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm giảm thiểu và phòng ngừa các
tác động tiêu cực của du lịch biển đến môi trường tự nhiên, nhằm nâng cao
chất lượng môi trường và phát triển du lịch bền vững tại tỉnh Khánh Hòa.
3. * Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu mối quan hệ giữa phát triển du lịch và vấn đề
môi trường, cụ thể là môi trường tự nhiên như đất, nước, không khí...
* Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: đề tài giới hạn không gian nghiên cứu là dải ven biển từ
Vạn Ninh (Đại Lãnh) đến Cam Ranh (Cam Lập) và các đảo ven bờ tỉnh
Khánh Hoà .
- Về thời gian: số liệu thống kê và các vấn đề liên quan được sử dụng từ
năm 2006 đền 6 tháng đầu năm 2010.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện được nhiệm vụ nghiên cứu, luận văn đã sử dụng kết hợp
một số phương pháp nghiên cứu sau:
- Khảo sát thực tế, thu thập số liệu
Khảo sát thực tế, thu thập số liệu nhằm thu thập, thống kê trực tiếp tài liệu
trong quá khứ, hiện tại về sự phát triển của du lịch và chất lượng môi trường;
xem xét các yếu tố, điều kiện có khả năng tác động đến môi trường, đồng thời
góp phần kiểm tra kiểm chứng các tư liệu đã thu thập được.
- Phương pháp thống kê
Phương pháp này là thống kê tập hợp nhiều tài liệu số liệu về các chỉ
tiêu phát triển kinh tế - xã hội, chỉ tiêu phát triển ngành có liên quan tác động
đến môi trường để đưa ra các yếu tố tác động và nguồn tác động. Đối với môi
trường, phương pháp này nhằm thống kê diễn biến các chỉ tiêu môi trường để
phục vụ cho công tác dự báo diễn biến môi trường.
- Phương pháp phân tích tổng hợp.
Trên cơ sở tài liệu thu thập qua khảo sát, tài liệu về kết quả phân tích về
kinh tế - xã hội, môi trường chung của tỉnh trong một số năm.
5. Đóng góp của luận văn
- Đánh giá hiện trạng hoạt động du lịch và những tác động tới môi trường
tự nhiên trong khu vực nhằm thông báo cho các cấp quản lý cũng như các
doanh nghiệp du lịch và cộng đồng dân cư về vấn đề phát triển du lịch bền
vững.
- Đánh giá hiện trạng môi trường tự nhiên tại một số khu du lịch biển của
tỉnh Khánh Hòa để tìm ra nguyên nhân và các giải pháp khắc phục.
- Đề xuất các giải pháp giảm thiểu và phòng ngừa ô nhiễm môi trường do
các tác động tiêu cực của du lịch, nhằm nâng cao chất lượng môi trường du
lịch tại tỉnh Khánh Hòa.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn
được bố cục thành 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về du lịch biển và những tác động của du lịch tới
môi trường tự nhiên
Chương 2. Hiện trạng tác động của du lịch đến môi trường tự nhiên tại một số
điểm du lịch ở Khánh Hoà
Chương 3. Một số giải pháp nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực và bảo vệ môi
trường du lịch Khánh Hoà
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

giangsanria3

New Member
Link download bị hỏng rồi, nhờ các Mod up lên link mới bài này nhé...Thank các Mod nhiều
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Ảnh hưởng từ sự linh hoạt của nhà cung cấp dịch vụ tới lòng trung thành của khách hàng tổ chức Luận văn Kinh tế 0
D Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định của người mua nhà ở của người mua nhà khu vực đô thị Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Ảnh hưởng của nợ công tới tăng trưởng kinh tế nghiên cứu thực nghiệm tại đông nam á Luận văn Kinh tế 0
D PHÂN TÍCH một số yếu tố ẢNH HƯỞNG đến LƯỢNG KHÍ THẢI CO2 của một số QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI năm 2014 Khoa học Tự nhiên 0
D Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất làm việc từ xa của nhân viên văn phòng tại Tp. HCM Văn hóa, Xã hội 0
D Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua căn hộ chung cư để ở của khách hàng cá nhân Luận văn Kinh tế 0
D Ảnh hưởng của hình ảnh nhà hàng, giá trị cảm nhận đến sự hài lòng và ý định hành vi của khách hàng Luận văn Kinh tế 0
M ad tải giúp em bài : ảnh hưởng của hình ảnh nhà hàng, giá trị cảm nhận đến sự hài lòng và ý định hành vi của khách hàng với ạ Khởi đầu 1
D Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng nhận biết thương hiệu của khách hàng đối với Công ty TNHH On Home Asia Luận văn Kinh tế 0
D Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua smart-phone của khách hàng tại Bình Dương Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top