Download miễn phí Lý luận chung về kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán Báo cáo tài chính





Sau khi nghiên cứu đầy đủ về khách hàng, KTV đưa ra các mục tiêu kiểm toán TSCĐ (bảng 6)

Với mục tiêu kiểm toán đặc thù đã xác định cùng với việc xem xét các BCTC của ABC, KTV nhận thấy TSCĐ của công ty trong năm tăng 642.217.111 và không có tài sản giảm. Thông qua các tài liệu liên quan, KTV nhận thấy TSCĐ của Công ty tăng do mua sắm máy móc thiết bị là chủ yếu và thuê tài chính. Sự tăng TSCĐ này cho thấy ABC đầu tư nhiều hơn vào máy móc thiết bị để nâng cao chất lượng công trình cung cấp.Từ đó, KTV đưa ra kết luận ban đầu là không có những sai phạm trọng yếu nên có thể giới hạn việc khảo sát mở rộng.

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


trả, và đối chiếu với các tài khoản chi phí có liên quan.
2.2.5. Kiểm tra các chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu
Mục tiêu chính nhăm xác định các khoản chi phí nào sẽ ghi tăng nguyên giá TSCĐ, hay tính vào chi phí của niên độ.
KTV tiến hành kiểm tra tính đầy đủ và chính xác của việc ghi nhận chi phí thông qua việc xác định xem các khoản chi phí này có chắc chắn làm tăng lợi ích kinh tế trong tương lai do sử dụng tài sản đó hay không? Nếu phát hiện các chi phí phát sinh không thoả mãn điều kiện này thì phải được ghi nhận là chi phí SXKD trong kỳ.
Đối với nguồn chi cho sửa chữa lớn cần xem xét hai trương hợp: Sửa chữa lớn theo kế hoạch và sửa chữa lớn ngoài kế hoạch.
Xem xét việc quyết toán chi phí sửa chữa lớn theo chế độ quy định; kiểm tra việc hạch toán chi phí sửa chữa lớn thuần và chi phí sửa chữa lớn nâng cấp TSCĐ.
Cuối cùng, có thể lập ra một bảng phân tích chi phí phát sinh hàng tháng rồi đối chiếu với số phát sinh của năm trước. Bất cứ chênh lệch trọng yếu nào giữa số liệu của các tháng trong hai năm đều cần làm rõ.
2.2.6. Kiểm toán chi phí khấu hao
Khác với các chi phí khác, chi phí khấu hao là một loại chi phí ước tính. Nghĩa là việc xác định chi phí phải trích hàng năm là một sự ước tính, chứ không phải là chi phí thực tế phát sinh. Mức khấu hao phụ thuộc vào hai nhân tố là nguyên giá và thời gian trích khấu hao. Trong đó nguyên giá là một nhân tố khách quan nên khi tiến hành kiểm toán TSCĐ, kiểm toán viên thường chú trọng đến việc xác định số dư vào cuối kỳ cũng như kiểm tra các tài sản tăng, giảm trong năm để xác định về mức khấu hao. Còn thời gian tính khấu hao lại phụ thuộc vào sự ước tính của đơn vị. Chính vì thế mà mức khấu hao phải trích cũng mang tính chất ước tính.
Mục tiêu chủ yếu của kiểm toán khấu hao là xem xét việc đánh giá, phân bổ khấu hao của đơn vị đã hợp lý và theo đúng quy định chưa. Để đáp ứng được mục tiêu này, kiểm toán viên cần xem xét phương pháp tính khấu hao và mức trích khấu hao đã trích để xác định xem:
Phương pháp và thời gian tính khấu hao có tuân thủ theo quy định hiện hành không?
Thời gian tính khấu hao đã đăng ký có được áp dụng một cách nhất quán hay không? Nếu có thay đổi có theo đúng quy định hay không?
Việc tính khấu hao có chính xác không?
Chương trình kiểm toán chi phí khấu hao gồm các bước:
Kiểm tra lại các chính sách về khấu hao mà đơn vị đang áp dụng
Xem xét các phương pháp sử dụng có phù hợp với các quy định hay không?
Xét bảng đăng ký trích khấu hao TSCĐ của doanh nghiệp có sự xét duyệt của cấp có thẩm quyền hay không?
Thảo luận với các nhân viên có trách nhiệm về sự cần thiết thay đổi thời gian tính khấu hao, mức khấu hao do hao mòn vô hình gây ra.
Thu thập hay tự xây dựng một bảng phân tích tổng quát về khấu hao trong đó ghi rõ về số dư đầu kỳ, số trích khấu hao trong năm, số khấu hao tăng, giảm, trong năm và số dư cuối kỳ.
So sánh số dư đầu kỳ với số liệu kiểm toán năm trước.
So sánh tổng số khấu hao tăng, giảm ở số liệu chi tiết với số tổng ghi trên sổ cái.
So sánh tổng số dư cuối kỳ trên các sổ chi tiết với số dư cuối kỳ trên sổ cái.
Kiểm tra mức khấu hao
So sánh tỷ lệ khấu hao của năm hiện hành với năm trước và điều tra các chênh lệch (nếu có).
Tính toán lại mức khấu hao cho một số tài sản và đối chiếu với sổ cái. Chú ý phát hiện các trường hợp tài sản đã khấu hao hết nhưng vẫn còn tiếp tục tính khấu hao.
So sánh số phát sinh Có của Tài khoản 214 với chi phí khấu hao ghi trên các tài khoản chi phí.
Đồng thời với việc kiểm tra mức trích khấu hao TSCĐ, cần kiểm tra tính hợp lý của việc phân bổ khấu hao TSCĐ cho các đối tượng liên quan.
Trường hợp doanh nghiệp trích khấu hao theo phương pháp khác (khấu hao theo sản lượng, khấu hao nhanh) cần kiểm tra cách tính khấu hao và sự nhất quán của chính sách khấu hao qua các thời kỳ khác nhau.
Trường hợp thời gian sử dụng hay nguyên giá TSCĐ thay đổi, doanh nghiệp cần xác định lại mức trích khấu hao trung bình trên cơ sở giá trị còn lại của TSCĐ và thời gian sử dụng còn lại.
Đối với TSCĐ thuê tài chính, thời gian sử dụng để trích khấu hao TSCĐ đúng bằng thời gian của hợp đồng thuê tài sản đó.
Xem xét lại các văn bản mới nhất có liên quan đến việc điều chỉnh mức khấu hao. Qua đó xem xét lại việc áp dụng tỷ lệ và mức tính khấu hao cho phù hợp.
2.3. Thực hiện thủ tục phân tích
Tuỳ theo đặc điểm kinh doanh của khách hàng, KTV có thể sử dụng nhiều loại tỷ suất khác nhau, thông thường là một số loại tỷ suất sau:
Tỷ suất của từng loại TSCĐ so với tổng số giữa các năm.
Tỷ suất giữa tổng giá trị TSCD vói giá vốn hàng bán của các năm.
So sánh giữa chi phí sửa chữa, bảo trì của từng tháng với cùng kỳ năm trước.
So sánh giá trị của các tài sản mua trong năm với năm trước.
So sánh giá trị của các tài sản giảm trong năm với năm trước.
Cần chú ý rằng việc mua sắm và thanh lý tài sản có thể có sự thay đổi rất lớn giữa các năm, tuy nhiên các tỷ suất này vẫn giúp KTV nhận thức về xu hướng thay đổi, và phán xét tính hợp lý chung.
Đối với các khoản khấu hao, KTV thực hiện các thủ tục phân tích qua một số tỷ suất sau:
Tỷ suất giữa chi phí khấu hao với tổng nguyên giá TSCĐ và so sánh với năm trước.
Tỷ suất giữa mức khấu hao với nguyên giá của từng nhóm TSCĐ của năm trước.
Thảo luận về các chênh lệch phát sinh với đơn vị để tìm nguyên nhân.
Ngoài ra, đối với TSCĐ vô hình do đặc điểm khó nhận định về giá trị nên đòi hỏi phải có biện pháp thích hợp như: Trường hợp ghi tăng cần thu thập các bằng chứng có liên quan như các phiếu chi nhằm xác định rằng đây là tài sản chứ không phải một khoản chi phí. Và cũng cần thu thập các bằng chứng về việc ghi giảm TSCĐ vô hình. Đồng thời KTV nên kiểm tra tính hợp lý chung của việc tính khấu hao TSCĐ vô hình xem xét việc tính khấu hao có phù hợp với các quy định hiện hành, có được áp dụng nhất quán hay không?
Kết thúc kiểm toán
Đây là giai đoạn cuối cùng của một cuộc kiểm toán. Sau khi hoàn thành hai giai đoạn trên, kiểm toán viên tiến hành tổng hợp và công bố Báo cáo kiểm toán. Giai đoạn này được thực hiện theo các bước sau:
3.1. Xem xét các sự kiện sau ngày khoá sổ
Các cuộc kiểm toán được tiến hành sau ngày kết thúc niên độ kế toán. Do đó, trong khoảng thời gian từ ngày kết thúc niên độ đến khi hoàn thành BCKT có thể xảy ra các sự kiện có ảnh hưởng đến BCTC, kiểm toán viên có trách nhiệm xem xét lại các sự kiện xảy ra sau ngày lập Bảng cân đối kế toán.
Để thu thập và xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày lập BCTC, kiểm toán viên có thể sử dụng các thủ tục sau:
Phỏng vấn Ban quản trị.
Xem xét lại các báo cáo nội bộ sau ngày lập BCTC.
Xem xét lại sổ sách được lập sau ngày lập BCTC.
Kiểm tra các biên bản phát hành sau ngày lập BCTC.
Kiểm tra lại kết quả của các khoản công nợ ngoài dự kiến được đánh giá là trọng yếu.
Xem xét những TSCĐ không sử dụng và được bán sau ngày khoá sổ với giá thấp hơn nguyên giá ghi trên sổ sách.
Các khách hàng có số dư công nợ lớn nhưng đến đầu năm sau mới phát hiện đư

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top