nh0kwa0

New Member

Download miễn phí Đề tài Lợi thế trong sản xuất và giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của lúa gạo Việt Nam





LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNGI . CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SẢN XUẤT VÀ

TIÊU THỤ LÚA GẠO 2

I. Những vấn đề lý luận trong xem xét lợi thế sản xuất và xuất khẩu lúa gạo Việt Nam. 2

1.Lợi thế tuyệt đối: 2

2. Lợi thế tương đối (Lợi thế so sánh): 2

3. Lợi thế cạnh tranh: 3

4. Điều kiện vận dụng lý thuyết lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh. 4

5. Lợi thế của Việt Nam trong hoạt động kinh tế đối ngoại. 5

5.1 Ví trí địa lý. 5

5.2 Lợi thế về điều kiện tự nhiên, khí hậu và sinh thái. 5

5.3 Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long là hai vựa lúa lớn của cả nước. 6

5.4. Nguồn lao động của Việt Nam dồi dào. 7

5.5 Đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. 8

II. Xu hướng biến động của thị trường gạo thế giới. 8

1. Cung: 8

2.Cầu: 9

3.Giá: 9

III. Một số nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh và xuất khẩu lúa gạo Việt Nam. 10

1. Sự biến động của thị trường. 10

2. Thị hiếu người tiêu dùng. 11

3.Chất lượng gạo xuất khẩu. 11

3.1 Giống: 11

3.2. Kỹ thuật canh tác: 11

3.3 Công nghệ sau thu hoạch: 12

4. Cơ chế chính sách của Nhà nước đối với việc xuất khẩu gạo. 12

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GẠO VIỆT NAM 14

I. Khái quát thị trường gạo thế giới. 14

Xuất khẩu gạo của 7 nước hàng đầu thế giới 15

II. Thực trạng khả năng cạnh tranh và xuất khẩu gạo Việt Nam . 15

1.Khái quát tình hình sản xuất lúa gạo Việt Nam. 15

2. Thực trạng xuất khẩu gạo Việt Nam. 17

3.Khả năng cạnh tranh của lúa gạo Việt Nam. 18

3.1. Khả năng cạnh tranh về chất lượng: 18

Tỷ lệ phẩm cấp gạo Việt Nam 18

3.2. Khả năng cạnh tranh về giá cả. 19

3.3. Hoạt động tiếp cận thị trường. 20

CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH VÀ

MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU LÚA GẠO VIỆT NAM. 21

I. Kinh nghiệm của một số nước xuất khẩu gạo và bài học

cho Việt Nam. 21

1.Kinh nghiệm của Thái Lan. 21

2.Kinh nghiêm của nước Mỹ. 22

II. Một số đề xuất nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và mở rộng

xuất khẩu gạo Việt Nam trong thời gian tới. 23

1. Nhóm biện pháp nhằm nâng cao chất lượng gạo. 23

2. Nhóm chính sách thị trường. 24

3. Nhóm về tổ chức mạng lưới các doanh nghiệp xuất khẩu. 26

4. Nhóm chính sách thu mua tạm trữ và dự trữ lương thực. 26

5. Chính sách ruộng đất. 27

6. Các chính sách khác. 27

KẾT LUẬN 29

TÀI LIỆU THAM KHẢO 30

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ầu về gạo (AS) là tương đối ổn định.
Trước khi do thiếu lương thực triền miên nhu cầu lương thực của con người rất đơn giản chỉ cần có gạo là đủ ăn. Trước nhu cầu đó, việc sản xuất lúa gạo cũng đơn giản, những loại giống lúa nào ngắn ngày cho năng suất cao đều được coi là giống tốt và được áp dung rộng rãi. Đối với những giống lúa đặc trưng truyền thống mặc dù có hương vị nhưng năng suất thấp nên việc bảo tồn gần như được coi nhẹ. Cùng với văn minh xã hội hiện đại ngày nay thì nhu cầu của con người cũng không ngừng tăng lên. Nhu cầu của con người không chỉ dừng lại ở mức đủ gạo để ăn mà đòi hỏi những loại gạo có chất lương cao - đặc sản, những loại gạo tự nhiên. Sở dĩ có gạo “tự nhiên” bởi lẽ cùng với những thành tựu của KHCN là tác hại của lượng hoá chất tồn đọng trong sản phẩm. Nhiều công trình khoa học nghiên cứu đã phát hiện ra rằng: tiêu dùng những loại gạo còn lưu lượng hoá chất là vô cùng tác hại. Hơn nữa, những loại gạo còn thâm canh theo cách cổ truyền, tự nhiên bao giờ cũng có hương vị đậm đà hơn các sản phẩm cùng loại mà sử dụng quá nhiều hoá chất. Chính điều này đã dẫn đến một xu hướng có tính quy luật về nhu cầu gạo hiện nay: Cầu về số lượng gạo chất lượng thấp có xu hướng tăng chậm thậm chí giảm, còn cầu về gạo chất lượng cao vẫn không ngừng tăng lên.
3.Giá:
Giá gạo trên thị trường thế giới rất nhạy cảm. Sự dao động của nó phụ thuộc vào sản lượng, tồn kho, dự trữ toàn cầu, tỷ lệ thay thế biên giữa gạo và các loại lương thực khác như: lúa mỳ, ngô... đặc biệt tình mùa vụ trong sản xuất và trao đổi.
Nhìn chung giá lúa gạo trên thế giới gần đây có xu hướng giảm xuống, nguyên nhân của sự giảm giá này do nhu cầu gạo tương đối ổn định trong khi cung ngày càng có xu hướng tăng lên.
Đứng trước xu hướng của thị trường gạo thế giới, Việt Nam với cương vị là một nước xuất khẩu. Biện pháp lâu dài đối với chúng ta trước hết là nâng cao chất lương lúa gạo, tiếp đó là mở rộng thị trường tiêu thụ.
III. một số nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh và xuất khẩu lúa gạo Việt Nam.
1. Sự biến động của thị trường.
Thị trường là phạm trù kinh tế gắn liền với sản xuất và tiêu dùng, ở đâu có sản xuất, lưu thông hàng hoá thì ở đó có thị trường. Để nắm vững các quy luật vận động của thị trường nhằm xử lý các tình huống trong kinh doanh nhất thiết chúng ta phải nghiên cứu và hiểu biết thị trường mà mình địng kinh doanh. Chúng ta nghiên cứu tác đọng của thị trường thế giới đến xuất khẩu gạo của Việt Nam hai vấn đề:
Thứ nhất: dung lượng của mặt hàng gạo trên thị trường Đó là khối lượng hàng hoá được giao dịch trên phạm vi thị trường nhất định. Chúng ta nghiên cứu dung lượng thị trường gạo để xác định nhu cầu thật của thị trường gạo thế giới. Như chúng ta đã biết, gạo là sản phẩm thiết yếu rất cần thiết cho cuộc sống, nhưng nhu cầu nhập khẩu tăng lên cầu về gạo của mỗi cá nhân giảm xuống, song nhu cầu của toàn xã hội vẫn tăng lên. Nguyên nhân là khi thu nhập tăng lên thì người tiêu dùng gạo trực tiếp ít đi nhưng người ta sẽ tiêu dùng những sản phẩm được chế biến từ gạo tăng lên. Đồng thời nhu cầu gạo tăng lên do dân số tăng lên. Vì vậy vhúng ta thực hiện chiến lược xuất khẩu sản phẩm, ta phỉa lấy cơ sở xuất khẩu là do nhu cầu khi có nhu cầu mới xuất hiện. Đánh giá tương đối dung lượng thế giới sẽ cho phép xác định nhu cầu và khả năng cung cấp gạo cho thị trường.
Thứ hai: Sự biến động của giá gạo.
Giá gạo xuất khẩu gạo được coi là giá tổng hợp trong đó bao gồm: chi phí sản xuất, bao bì, vận chuyển, thu mua, thuế xuất nhập khẩu ... Cũng như các mặt hàng khác, giá gạo biến động rất phức tạp bởi nó bị chi phối bởi nhiều yếu tố như: cung, cầu, cạnh tranh. Hơn nữa gạo là sản phẩm thiết yếu nên một sự biến động nhỏ của cung hay cầu đều làm thay đổi giá.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây cầu về gạo tương đối bão hoà, cung về gạo ngày càng tăng dẫn đến giá gạo trên thị trường thế giới rất thấp - ảnh hưởng lớn đến đời sống nông dân nhất là những vùng chuyên canh cây lúa. Để khắc phục tình trạng này, Chính phủ cần quan tâm hơn nữa đến những biện pháp hỗ trợ nông dân trồng lúa và những doanh nghiệp xuất khẩu gạo.
2. Thị hiếu người tiêu dùng.
Tuỳ theo mức sống, tập quán, việc tiêu thụ gạo của các nước, của các khu vực trong những thời gian nhất định có những yêu cầu khác nhau thông thường, gạo đánh bóng và sát trắng được ưa chuộng hơn. Tuy vậy, có những vùng nông thôn người ta lại ưa loại gạo sát không kỹ chứa nhiều Vitamin và này nay thế giới thiên về gạo ngon hạt dài. Từ những khác nhau về thị hiếu đó, ta thấy rằng khi thâm nhập vào một thị trường nào đó trước hết ta phải tìm hiểu thị hiếu của họ, xem họ cần loại gạo nào từ đó cung ứng phù hợp, có như vậy mới nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo.
3.Chất lượng gạo xuất khẩu.
Chất lượng gạo là một trong những yếu tố quyết định tới sự cạnh tranh trên thị truờng, đồng thời nó cải thiện được hiệu quả xuất khẩu. Chất lượng gạo xuất khẩu cần được hiểu một cách rộng hơn với ý nghĩa là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh mức độ thoả mãn nhu cầu gạo xuất khẩu về quy cách, phẩm chất, kiểu dáng, sở thích, tập quán tiêu dùng. Chất lượng gạo không phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó giống, kỹ thuật canh tác và bảo quản chế biến là những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng gạo.
3.1 Giống:
Đây là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng gạo, bởi lẽ giống tốt bản thân nó đã đảm bảo các chỉ tiêu:
õ Khả năng chống chọi với điều kiện tự nhiên.
õ Cho phép sinh trưởng và phát triển mạnh.
õ Tạo ra sản phẩm mới có năng suất chất lượng cao, mẫu mã đẹp.
õ Có khả năng hạn chế các loại sâu bệnh.
Để có thể tạo ra chất lượng tốt thì Đảng và Nhà nước và Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn cần có sự đầu tư thích đáng vào lĩnh vực nghiên cứu giống cây trồng, lĩnh vực công nghệ gen, bên cạnh đó cần tranh thủ trình độ khoa học tiên tiến của các nước trên thế giới như vấn đề chuyển giao công nghệ, vấn đề nghiên cứu ứng dụng ...
3.2. Kỹ thuật canh tác:
Là tổng hợp các biện pháp bao gồm các khâu: gieo cấy, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh. Đây là nhân tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến quá trình sinh trưởng và phát triển cây lúa, việc thực hiện đúng quy trình kỹ thuạt là việc vô cùng quan trọng tạo ra loại gạo có chất lượng cao.
3.3 Công nghệ sau thu hoạch:
Đây là khâu cuối cùng ảnh hưởng đến chất lượng lúa gạo bao gồm: phơi sấy, xay xát, bao gói và kỹ thuật bảo quản. Mỗi một công đoạn thực hiện là một lần làm thay đổi chất lượng hạt gạo. Sự thay đổi này là tăng lên khi công đoạn đó được thực hiện đúng quy trình và sự thay đổi đó là giảm đi khi không đúng quy trình kỹ thuật. Xét một cách cụ thể hơn:
Với khâu phơi sấy:
Đây là công đoạn làm giảm độ ẩm của lúa gạo khi mới gặt về. Độ ẩm đảm bảo của hạt thóc là 14% thì...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
M Một số biện pháp nhằm tăng lợi nhuận trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Trung tâm thương mại In Luận văn Kinh tế 0
T Một số lý thuyết về lợi thế trong thương mại quốc tế các sản phẩm nông nghiệp Luận văn Kinh tế 0
L [Free] Lợi nhuận và một số biện pháp nhằm nâng cao lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh của Công ty t Luận văn Kinh tế 0
T Phân tích hiệu quả kinh tế và lợi ích của việc liên kết trong sản xuất lúa tại xã Định Hòa huyện Gò Nông Lâm Thủy sản 0
B Việc nâng cao chất lượng công tác kế toán nhằm đảm bảo lợi nhuận trong hoạt động sản xuất kinh doanh Tài liệu chưa phân loại 0
S Vấn đề lợi nhuận với việc nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất của các doanh nghiệp nước ta hiện Tài liệu chưa phân loại 0
T Thực trạng của vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người vợ trong việc chia tài sản của vợ c Tài liệu chưa phân loại 0
M Tìm hiểu hệ vi sinh vật có lợi trong sản xuất các sản phẩm từ rau quả Tài liệu chưa phân loại 0
N Phân tích lợi nhuận và một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh tại Tổng c Tài liệu chưa phân loại 0
B Trục lợi bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản: Thực trạng và giải pháp Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top