Download miễn phí Tiểu luận Thực trạng của vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người vợ trong việc chia tài sản của vợ chồng khi li hôn





Đối với gia đình Việt Nam, dù ở nông thôn hay ở thành phố, nhà ở, đất đai (đất ở, đất canh tác, đất lâm nghiệp) luôn có giá trị đặc biệt lớn và rất quan trọng trong khối tài sản được coi là bất động sản của mỗi hộ gia đình. Trước đây theo truyền thống, phần lớn nam giới là người đứng tên chủ sở hữu các tài sản thuộc về chủ hộ. Số liệu điều tra cơ bản về gia đình Việt Nam cho biết, có 79,7% hộ gia đình ở đồng bằng và 82,1% hộ gia đình ở trung du – miền núi do nam giới làm chủ hộ đang đứng tên chủ sở hữu nhà ở và đất ở. Còn tại thành phố, do tỷ lệ phụ nữ được phân nhà dưới thời bao cấp cao, nên số phụ nữ đứng tên chủ sở hữu nhà cao hơn ở nông thôn, tỷ lệ này là 19,2% và chỉ có 49,8% nam giới đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở3. Đây chính là nguyên nhân dẫn tới việc tranh chấp đất đai giữa vợ và chồng khi li hôn và là nguyên nhân dẫn tới việc qui định xem xét tình trạng hôn nhân trước khi cho đăng kí quyền sử dụng đất.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

LỜI MỞ ĐẦU:
Nước Việt Nam là một đất nước chịu nhiều ảnh hưởng của Trung Quốc bởi quả trình đồng hóa trên tất cả các phương diện của chúng, nền tư tưởng chính trị nho giáo đã trở thành khuôn mẫu chuẩn mực trong các quan hệ xã hội. Tuy hình thái kinh tế xã hội phong kiến và những tàn dư về mặt chính trị đã khép lại hơn nửa thế kỉ nhưng những quan niệm những định kiến hình thành trong giai đoạn đó vẫn còn dai dẳng cho đến ngày hôm nay. Một trong những định kiến đó chính là việc coi thường vị thế và tầm quan trọng của phụ nữ, “trai thì năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên chỉ có một chồng”, hay tài sản trong gia đình là thuộc về người đàn ông , người phụ nữ mặc nhiên không có quyền được sở hữu chúng cho dù chính họ làm ra, một khi người chồng chết đi, nếu muốn đi bước nữa người phụ nữ phải ra đi trắng tay, không được mang theo bất cứ tài sản nào khác. Kể từ sau Cách mạng tháng Tám vị thế và sức ảnh hưởng của người phụ nữ trong xã hội đã nâng lên một tầm cao mới. Cũng từ đó quyền và lợi ích hợp pháp của họ đã được xác lập và được bảo hộ bởi pháp luật. Ngày nay khi xã hội Việt Nam đã có nhiều bước chuyển biến nhất là trong nền kinh tế, từ nền kinh tế quan lieu bao cấp sang nền kinh tế thị trường , thì những vấn đề xã hội như hôn nhân và gia đình cũng ngày một phức tạp hơn. Quan niệm về hôn nhân cũng vì thế mà mở rộng hơn, một khi tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì vợ và chồng có thể li hôn để đảm bao cho cuộc sống của cả hai và của con cái. Khi li hôn xảy ra phần lớn sự thiệt thòi thuộc về người phụ nữ, kể cả về vật chất lẫn tinh thần, chính vì vậy đặt ra một vấn đề là làm sao để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người vợ trong việc chia tài sản của vợ chồng khi li hôn.
NỘI DUNG:
1.Thực trạng của vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người vợ trong việc chia tài sản của vợ chồng khi li hôn.
1.1.Thực trạng xã hội:
Xã hội phát triển , những vấn đề về tài sản và sở hữu tài sản cũng phát triển hết sức đa dạng với tính chất ngày càng phức tạp hơn. Quan hệ của vợ chồng về tài sản cũng không nằm ngoài qui luật đó. Đặc biệt vấn đề li hôn cũng xảy ra nhiều hơn và các vụ tranh chấp tài sản trong li hôn cũng diễn biến ngày một phức tạp hơn và mang tính chất xã hội.
Theo một công trình nghiên cứu xã hội học của tiến sỹ Nguyễn Minh Hòa (Trường Đại học KHXH&NV Thành phố Hồ Chí Minh) thì tỷ lệ ly hôn ở Việt Nam chiếm 31 - 40%, tức là cứ ba cặp kết hôn lại có một cặp ly hôn. Đáng chú ý là 60% số vụ ly hôn này thuộc về các gia đình trẻ, tuổi vợ chồng chỉ từ 23 - 30. (Theo VTC News ngày 17/1/2007). Lí do để dẫn đến việc li hôn vô cùng đa dạng, tuy nhiên hai người thường có thái độ che giấu vì vậy việc tìm hiểu nguyên nhân chính để hòa giải là vô cùng khó khăn. Bên cạnh đó vấn đề chia tài sản khi li hôn lại cũng là một vấn đề nan giải không kém, bởi khi đó tình cảm vợ chồng không còn nữa vì vậy mà lợi ích vật chất lại được đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên khi giải quyết các vụ li hôn có liên quan tới tài sản thường thì người phụ nữ sẽ là người bị thiệt thòi hơn. Khá nhiều trường hợp người vợ ở nhà, người chồng là người chủ yếu tạo ra thu nhập chính cho gia đình, vì vậy khi li hôn căn cứ vào công sức đóng góp, đương nhiên người chồng sẽ được nhiều hơn. Cũng có những trường hợp người chồng giao tài sản riêng cho một người khác đứng tên hay nhờ một người nào đó tạo hợp đồng tặng cho giả tạo những tài sản riêng của mình, khi đó mặc dù tài sản tạo ra trong thời kì hôn nhân nhưng trên pháp lí đó chỉ của riêng người chồng. hay người vợ có đi làm, nhưng thu nhập lại dùng cho việc chi tiêu trong gia đình dẫn đến những tài sản lớn thì do chồng đứng tên và trên thực tế thì nó được mua bởi tiền của anh ta, khi đó tài sản sẽ khó mà chia đôi theo nguyên tắc chia tài sản… Đây chỉ là một số trường hợp tổng kết lại trên thực tế, mang tính chất tổng quát nhưng chúng ta đã thấy phần thiệt thòi về tài sản hầu hết là rơi vào người phụ nữ, người vợ khi li hôn.
1.2.Thực trạng pháp luật Việt Nam:
1.2.1. Sơ lược về pháp luật Việt Nam trong vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người vợ trong việc chia tài sản của vợ chồng khi li hôn
Tuy chịu nhiều ảnh hưởng của Trung quốc nhưng lịch sử của chúng ta đã chứng minh rằng dân tộc Việt Nam có những đặc điểm riêng mà quả trình đồng hóa cũng không lấy mất được đó là việc không hoàn toàn đặt người phụ nữ thuộc loại “những công cụ lao động biết nói”. Điều đó được thể hiện rõ ràng trong bộ luật Hồng Đức. Pháp luật quy định cụ thể ở các điều 374, 375 và 376 (Quốc triều hình luật). Tài sản của vợ chồng được hình thành từ 3 nguồn: Tài sản của chồng thừa kế từ gia đình nhà chồng; tài sản của người vợ thừa kế từ gia đình nhà vợ và tài sản do hai vợ chồng tạo dựng trong quá trình hôn nhân (tài sản chung). Khi gia đình tồn tại, tất cả tài sản được coi là của chung. Khi ly hôn, tài sản của ai, người đó được nhận riêng và chia đôi tài sản chung của hai người.Đối với tài sản do hai người tạo ra cũng chia làm hai phần bằng nhau: một phần dành cho vợ/chồng làm của riêng; một phần dành cho vợ/chồng chia ra như sau: 1/3 dành cho gia đình nhà chồng/vợ để lo việc tế lễ; 2/3 dành cho vợ/chồng để phụng dưỡng một đời, không được làm của riêng, khi chết giao lại cho gia đình bên chồng. "Quốc triều hình luật" không nhắc tới động sản, chỉ đề cập tới điền sản, theo Vũ Văn Mẫu: "Điểm này cũng dễ hiểu vì trong một nền kinh tế trọng nông, các động sản khác chỉ là những vật có ít giá trị". Đây là một điểm tiến bộ trong việc bảo đảm quyền lợi hợp pháp về tài sản của người phụ nữ thời phong kiến.(1)
Tuy đã có những điểm tiến bộ như thế nhưng đó chỉ là trên pháp lí còn trên thực tế người phụ nữ thời phong kiến ở Việt Nam vẫn luôn bị đe dọa và xâm hại tới quyền và lợi ích hợp pháp của mình về tài sản. Cuộc cách mang tháng tám thành công đem đến cho không chỉ toàn thể nhân dân Việt Nam tự do mà đối với người phụ nữ thực sự đó là một cuộc cách mạng giải phóng, xã hội đã công nhận quyền bình đẳng của phụ nữ và nam giới, trên cơ sở đó quyền bình đẳng của vợ và chồng trong quan hệ hôn nhân về nhân thân và tài sản cũng được xác lập.
Luật hôn nhân gia đình năm 1959
“Điều 19:Khi ly hôn, việc chia tài sản sẽ căn cứ vào sự đóng góp về công sức của mỗi bên, vào tình hình tài sản và tình trạng cụ thể của gia đình. Lao động trong gia đình được kể như lao động sản xuất.
Khi chia phải bảo vệ quyền lợi của người vợ, của con cái và lợi ích của việc sản xuất.”
Luật hôn nhân gia đình năm 1986
Điều 42 mục d:
d) Khi chia tài sản, phải bảo vệ quyền lợi của người vợ và của người con chưa thành niên, bảo vệ lợi ích chính đáng của sản xuất và nghề nghiệp.
- Luật hôn nhân gia đình năm...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Thực trạng thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ của ngân hàng techcombank Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng hoạt động của tổ chức Tài Chính Vi Mô CEP Luận văn Kinh tế 0
N Nhờ tải giúp em Thực trạng và các yếu tố tác động đến việc làm thêm của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (Luận văn thạc sĩ) - Phan Thị ThuThảo Khởi đầu 3
D Thực trạng quan hệ công chúng của Unilever đối với bột giặt OMO Marketing 0
D Chính sách của việt nam với mỹ và quan hệ việt mỹ những năm đầu thế kỷ XXI, thực trạng và triển vọng Văn hóa, Xã hội 0
D Thực trạng sử dụng thẻ bảo hiểm y tế trong khám chữa bệnh của người nhiễm HIV/AIDS Văn hóa, Xã hội 0
D thực trạng sử dụng thư viện của sinh viên trường đại học khoa học xã hội và nhân văn Luận văn Sư phạm 0
D THỰC TRẠNG CÔNG TÁC VĂN THƯ, LƯU TRỮ CỦA BAN DÂN VẬN TỈNH ỦY THÀNH PHỐ CAO BẰNG Văn hóa, Xã hội 0
D Thực trạng công tác phòng chống dịch bệnh covid19 của người dân tại phường nhật tân quận tây hồ - Hà Nội Y dược 1
D Thực trạng giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top