Download miễn phí Kinh nghiệm điều chỉnh chính sách của Trung Quốc sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới: Ghi nhận qua chuyến đi khảo sát tại Trung Quốc





Ảnh hưởng rõ nhất sau khi gia nhập WTO đối với khu vực dịch vụ là việc phải nhường thị phần dịch vụ cho các doanh nghiệp nước ngoài. Các doanh nghiệp nước ngoài đã tham gia nhiều vào thị trường bán lẻ trong lĩnh vực phân phối, thị trường bất động sản. Hiện các doanh nghiệp nước ngòai đầu tư rất nhiều vào thị trường bất động sản và chính phủ Trung Quốc có những lo ngại nhất định về khả năng có thể có diễn biến xấu trên thị trưởng này. Đối với thị trường tiền tệ, Trung Quốc mở cửa theo vùng, trong đó có vùng đã được mở cửa tự do (Như ở Quảng Đông, trong khi đó ở Quảng Tây Chính phủ chỉ cho phép mở văn phòng đại diện). Một số giáo sư Trung Quốc cho rằng nếu như được đàm phán lại, thì Trung Quốc nên mở cửa thị trường dịch vụ mạnh hơn nữa vì khu vực dịch vụ có quan hệ mật thiết với khu vực nông nghiệp và khu vực công nghiệp cả về mức độ phát triển và việc nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. Hơn nữa, phát triển khu vực dịch vụ là xu thế chung hiện nay trên thế giới.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Kinh nghiệm điều chỉnh chính sách của Trung Quốc sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới: Ghi nhận qua chuyến đi khảo sát tại Trung Quốc
Trần Xuân Lịch Phó Viện Trưởng Viện NCQLKTTW
Lê Xuân Sang Ban nghiên cứu chính sách hội nhập kinh tế quốc tế, Viện NCQLKTTW
Trong khuôn khổ Chương trình nghiên cứu khoa học năm 2006 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế TW đã thực hiện chuyến đi khảo sát và làm việc tại bốn tỉnh, thành phố ở Trung Quốc, cụ thể ở Nam Ninh, Thượng Hải, Thẩm Quyến và Quảng Châu về “Kinh nghiệm điều chỉnh chính sách của Trung quốc sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)”, từ ngày 30/11/2006 đến ngày 09/12/2006 nhằm hỗ trợ cho việc nghiên cứu về vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam sau khi gia nhập WTO.
Dưới đây là một số nội dung Đòan ghi nhận trong thời gian khảo sát.
Quá trình đàm phán để gia nhập WTO
Tính đến tháng 12 năm 2006, Trung Quốc đã gia nhập WTO được tròn 5 năm. Quá trình gia nhập WTO của Trung Quốc kéo dài hơn 14 năm và trải qua 3 giai đoạn. Trong giai đoạn thứ nhất, 1986 - 1992, Trung quốc tranh thủ sự ủng hộ của các đối tác thương mại chính và mới chỉ đàm phán bước đầu. Giai đoạn thứ hai. 1992 - 1999 là giai đoạn của Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 14 và Trung Quốc quyết tâm xây dựng nền kinh tế tế thị trường. Trong giai đoạn này, Trung Quốc đàm phán song phương với tất cả 35 nước, trong đó có các đối tác thương mại chính là Mỹ, EU, Nhật Bản. Giai đoạn cuối cùng, 2000 - 2001, Trung Quốc đã hòan tất xong việc đàm phán song phương cũng như các cam kết trong WTO để trở thành thành viên chính thức của WTO vào ngày 11/12/2001.
Quá trình đàm phám để trở thành thành viên WTO của Trung Quốc được các chuyên gia và các nhà nghiên cứu kinh tế Trung Quốc đánh giá là dài và rất phức tạp, phức tạp hơn so với quá trình đàm phán của Việt Nam. Lý do là Trung Quốc có trao đổi thương mại với Mỹ và EU không chỉ rất lớn về kim ngạch, mà còn rất đa dạng về chủng loại hàng hóa (xuất khẩu sang Mỹ khoảng 4000 mặt hàng, sang EU khoảng 3000 mặt hàng). Hơn nữa, quá trình đó cũng liên quan chặt chẽ với các vấn đề chính trị trong quan hệ giữa Trung Quốc với Mỹ (vấn đề Đài Loan, Nam Tư, Bán đảo Triều Tiên, khủng bố,..) và nhiều nước khác. Trên thực tế, quan điểm của Mỹ về việc Trung Quốc gia nhập WTO luôn thay đổi. Còn Trung Quốc luôn kiên trì (có linh hoạt) ba nguyên tắc/phương châm: (1) WTO chưa có Trung Quốc thì không thể được coi là một định chế “hoàn chỉnh”; (2) Bình đẳng về quyền lợi và trách nhiệm; và (3) Trung Quốc là nước đang phát triển (và vì vậy, cần được hưởng giai đoạn chuyển tiếp, từ 3 đến 5 năm).
Những tác động đối với nền kinh tế sau 5 năm là thành viên của WTO
Trước thời điểm trở thành thành viên của WTO, Chính phủ Trung Quốc có không ít lo ngại về tác động tiêu cực của việc gia nhập WTO như: nguồn thu ngân sách nhà nước giảm do thuế quan trung bình giảm mạnh (2) mất thị trường trong nước do khả năng cạnh tranh yếu của nhiều doanh nghiệp; (3) đời sống của một bộ phận không nhỏ người dân, đặc biệt là ở nông thôn, gặp nhiều khó khăn và thiếu ổn định.
Sau 5 năm gia nhập WTO, theo nhận định của các chuyên gia và các nhà nghiên cứu kinh tế Trung Quốc, nhìn chung tình hình kinh tế của Trung Quốc ổn định, tăng trưởng cao, nguồn thu ngân sách tăng, các doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh ngay tại thị trường Trung Quốc, đời sống của người dân, kể cả nông dân được cải thiện đáng kể. Nhiều tác động dự báo của việc gia nhập WTO đối với nền kinh tế Trung Quốc được nêu trong các nghiên cứu trước đó đã không phản ánh đúng thực tế diễn ra. Tác động tích cực vượt ngòai dự tính; cái được là cơ bản. Tác động tiêu cực có, song không lớn; cũng có những khó khăn phát sinh chưa lường hết và Trung Quốc phải “học qua hành”.
Cụ thể hơn, trong giai đoạn 2001-2005, tốc độ tăng GDP bình quân mỗi năm đạt 9,5% (năm 2006 ước đạt 10,5%). Tính theo USD, GDP của Trung Quốc đã tăng gấp đôi, từ 1.325 tỷ USD năm 2001 lên 2.235 tỷ USD năm 2005. Trước đây, Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ 6 thế giới; sau 5 năm, Trung Quốc đã đứng hàng thứ 3. Hiện nay, GDP bình quân đầu người của TQ là trên 1700 USD. Giá trị tăng thêm của khu vực nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ tăng trung bình hàng năm tương ứng 5,3%, 14% và 10,8%. Chất lượng hàng hóa của Trung Quốc được cải thiện nhiều để đạt tiêu chuẩn quốc tế và ngành dịch vụ đã mở rộng với quy mô chưa từng có. Mức tăng trưởng thương mại của Trung Quốc cũng nhanh nhất thế giới và hiện nay Trung Quốc là nước có giá trị thương mại lớn thứ ba sau EU và Mỹ. Kim ngạch thương mại chiếm 40% GDP năm 2001 đã lên đến 80% GDP năm 2005.
Khu vực nông nghiệp chịu nhiều tác động, cả tích cực và tiêu cực. Trung Quốc xuất khẩu 4 loại mặt hàng nông sản chính; đó là lương thực (gạo, tiểu mạch, ngô, đậu), rau và hoa quả, gia cầm, và một số đặc sản cây công nghiệp ngắn ngày (như quế). Đối với sản phẩm lương thực, Trung Quốc vừa là nước nhập khẩu, vừa là nước xuất khẩu và có khả năng cạnh tranh tương đối thấp so với nhiều nước. Trung Quốc nhập tiểu mạch từ Mỹ và Canada. Trung Quốc có chương trình trọng điểm nhằm chỉ sản xuất gạo chất lượng cao để xuất khẩu. Đối với rau và hoa quả, Trung Quốc có ưu thế về giá và số lượng, song chất lượng lại thấp. Chính vì vậy, Trung Quốc cũng lo ngại hàng hóa chất lượng cao loại này tràn vào thị trường Trung Quốc (như cam và táo của Mỹ, thanh long của Việt Nam và Thái Lan). Trung quốc có quy mô sản xuất gia cầm nhỏ, giá thành cao nên gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ. Hơn nữa, khó khăn trong tiêu thụ gia cầm còn liên quan tới việc đảm bảo vệ sinh an tòan và kiểm dịch.
Đối với khu vực công nghiệp, tác động của việc gia nhập WTO có khác nhau tùy theo ngành. Đối với ngành ô tô, chính phủ Trung Quốc từng rất lo ngại cho sự phát triển của ngành vốn được bảo hộ cao này (Sau khi gia nhập WTO, mức thuế trung bình đối với ngành ô tô đã giảm xuống còn 25% từ mức 70-100%). Tuy nhiên, diễn biến thực tế đã khác hẳn. Do cơ cấu lại cùng một số biện pháp hỗ trợ và thu hút FDI cộng với nhu cầu thị trường trong nước to lớn bên cạnh việc cải thiện đáng kể kết cấu hạ tầng, nên ngành ô tô đã có sự phát triển ngoạn mục và khả năng cạnh tranh được nâng cao đáng kể. Người dân hưởng lợi do giá ô tô rẻ. Thu ngân sách nhà nước giảm tính trên một ô tô, song tổng thể tăng do quy mô tiêu dùng ô tô mở rộng, cả trong nước và xuất khẩu (xuất khẩu ô tô chưa từng có trước đó). Các nhà nghiên cứu Trung quốc cho rằng chính cạnh tranh và tác động lan tỏa của việc chuyển giao công nghệ từ khu vực FDI đã mang lại sức sống và lợi thế so sánh động cho ngành ô tô Trung Quốc. Mặc dù các doanh nghiệp FDI chiếm một tỷ trọng khá lớn, xấp xỉ ½ vốn đầu tư của tòan ngành ô tô, song các doanh nghiệp trong nước cũng có đóng góp đáng kể vào kết quả tăng trưởng cao của ngành (mỗi tháng thường xuất hiện một kiểu ô tô dáng mới, điều này là không thể có trước năm 2...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
B Thực trạng điều hành lãi suất ở Việt nam, kinh nghiệm thế giới và bài học đối với Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
R Sự điều chỉnh pháp luật về thị trường mua bán, sáp nhập doanh nghiệp (Kinh nghiệm quốc tế và thực ti Luận văn Luật 2
T Câu chuyện CEO chia sẻ kinh nghiệm điều hành Mẹo vặt cuộc sống 0
K Kinh nghiệm lãnh đạo "4 điều lưu ý khi sa thải nhân viên" Mẹo vặt cuộc sống 0
D Kinh nghiệm quản lý và điều hành nhà hàng Tài liệu chưa phân loại 0
N Kinh nghiệm của các nước trong việc điều trị và phục hồi chức năng cho bệnh nhân tâm thần phân liệt Tài liệu chưa phân loại 0
P Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết - Kinh nghiệm quốc tế và chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
H Điều khoản điều chỉnh hợp đồng do hoàn cảnh thay đổi trong pháp luật nước ngoài và kinh nghiệm cho V Tài liệu chưa phân loại 2
Q Điều chỉnh chính sách trợ cấp nông nghiệp của Trung Quốc và Thái Lan - Bài học kinh nghiệm cho Việt Tài liệu chưa phân loại 0
G Cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái – Kinh nghiệm một số nước và bài học cho Việt Nam Tài liệu chưa phân loại 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top